Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chủ tịch hiệp hội du lịch Đà Nẵng từ bỏ đảng vì lý tưởng không phù hợp (RFA, 21/11/2018)

Truyền thông Việt Nam vào ngày 21/11 trích thông tin từ Ban tổ chức Quận ủy Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho biết, cơ quan chức năng đang tiến hành các thủ tục quy trình để xóa tên đảng viên đối với ôn Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng.

dang1

Ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch hiệp hội du lịch Đà Nẵng. Courtesy FB Tan Vinh

Lý do đề nghị xóa tên đảng viên đối với ông Huỳnh Tấn Vinh được Quận ủy Hải Châu đưa ra là vì ông Vinh không chuyển hồ sơ đảng viên và đã bỏ sinh hoạt đảng trong nhiều năm.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do về việc này, ông Huỳnh Tấn Vinh cho biết :

"Tôi thấy chuyện đó bình thường thôi bởi vì cái gì đến sẽ đến, thật ra cái chuyện này đã xảy ra từ năm 2014 và bởi vì tôi thấy rằng lý tưởng đó không còn phù hợp với tôi nữa và tôi không sinh hoạt đảng để còn làm mấy việc khác của xã hội".

Trên thực tế, ông Huỳnh Tấn Vinh đã từ bỏ đảng từ trước khi có quyết định của chi bộ. Ông Vinh chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình rằng :

"Thật ra mình không muốn mọi chuyện quá ồn ào gây khó xử cho tổ chức nên đã lặng lẽ ra khỏi đảng từ năm 2014.

Vì sao ư ? Vì những điều đang diễn ra không còn phù hợp với lý tưởng ban đầu mà mình đã tin đã theo, đã chiến đấu, bị thương như một nguời lính và gia nhập đảng ở chiến trường K. từ 1980".

Ông Huỳnh Tấn Vinh là một người khá nổi tiếng ở Đà Nẵng trong thời gian vừa qua khi thể hiện quan điểm cá nhân về nhiều vụ việc mà ông cho là bất công trên mạng xã hội.

Ngoài chức Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, ông Vinh còn được nhiều người biết đến khi lên tiếng công khai phản đối những vi phạm trong quy hoạch mà ông cho là sẽ tàn phá bán đảo Sơn Trà, lá phổi xanh của Đà Nẵng.

Không rõ là những lên tiếng phản đối về bán đảo Sơn Trà có tác động thế nào đối với quyết định xóa tên khỏi đảng của Quận ủy Hải Châu hay không. Ông Huỳnh Tấn Vinh không muốn trả lời Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này.

Trong lần trả lời phỏng vấn với Báo Giao Thông số đăng ngày 11/6/2017, ông Vinh có chia sẻ rằng, sau nhiều diễn biến liên quan đến quy hoạch Sơn Trà, Tổng cục du lịch và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng yêu cầu ông thôi chức Chủ tịch Hiệp hội du lịch vì cho rằng ông có những kiến nghị vượt cấp làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của chính phủ.

Ông Vinh còn cho rằng vì không đồng ý thôi chức và vẫn tiếp tục lên tiếng nói để bảo vệ Sơn Trà nên phía gia đình ông đã gặp nhiều rắc rối, hăm dọa khiến cuộc sống không yên ổn.

Những đảng viên lên tiếng phản biện trong xã hội thường gặp phải những chỉ trích ngày trong đảng, thậm chí bị kỷ luật, khai trừ đảng. Trường hợp điển hình là của Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức.

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đối với Giáo sư Chu Hảo được công bố hôm 25/10 cho rằng giáo sư Chu Hảo đã xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lối Đảng và Nhà nước, đồng thời có những bài viết, phát ngôn trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, biểu hiện rõ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Tiếp theo sau đề nghị kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vào ngày 15/11, Ủy ban này đã có thông báo chính thức quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ đảng đối với Giáo sư Chu Hảo.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, hiện là chủ tịch hội nhà báo độc lập sống tại Sài Gòn và cũng là người từng tuyên bố ra khỏi đảng từ năm 2013 trong lần hội luận cùng với phóng viên Kính Hòa RFA rằng, từ lâu nhiều đảng viên đã bỏ sinh hoạt đảng, không đóng phí cũng như họ không tuyên bố ra khỏi đảng nhưng tên vẫn nằm trong danh sách đảng viên của chi bộ.

"Tôi cho rằng có một thành phần rất lớn, họ không chính thức công khai tuyên bố là từ bỏ đảng nhưng âm thầm từ bỏ đảng từ lâu rồi thì chúng ta gọi đó là khái niệm thoái đảng đấy. Từ năm 2013, ban tuyên giáo trung ương lúc đó cũng thừa nhận là có đến 40% các đảng viên trong các tổ chức sinh hoạt đảng tại địa phương rơi vào tình trạng thoái đảng. Tôi cho là sau gần 6 năm cho tới đây thì phải cao hơn khá nhiều, thậm chí lên tới 50%-60% và cũng rất nhiều người nói với tôi tình trạng sinh hoạt tại các địa phương èo ụt như thế nào và nhiều đảng viên tìm cách để thoái đảng và bằng cái cách dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất, thuận tiện nhất là sau khi về hưu nhận hồ sơ đảng và mang luôn về nhà cất trong ngăn kéo ở nhà mình mà không nộp cho chi bộ".

Sau vụ việc Giáo sư Chu Hảo có ít nhất 14 đảng viên có tên tuổi khác cũng lên tiếng tuyên bố từ bỏ đảng như diễn viên Kim Chi, phó giáo sư tiến sĩ Mạc Văn Trang, nhà văn Nguyên Ngọc và một số đảng viên khác. Có những người đã từng nghỉ sinh hoạt đảng đã lâu nhưng chưa tuyên bố chính thức từ bỏ đảng như trường hợp của nghệ sĩ Kim Chi.

Theo truyền thông trong nước thủ tục quy trình để xóa tên ông Huỳnh Tấn Vinh sẽ diễn ra trong vài ngày tới.

Ông Vinh cho biết, việc xóa tên khỏi đảng không ảnh hưởng đến chức danh Chủ tịch hiệp hội du lịch Đà Nẵng và ông sẽ tiếp tục đấu tranh cho bán đảo Sơn Trà tới cùng.

Trong dòng trạng thái ở Facebook viết sau khi có thông tin về quyết định xóa tên đảng, ông Vinh viết rằng : "Nếu đảng Cộng sản dũng cảm thay đổi theo hướng tốt hơn : vì Nhân dân, vì đất nước Việt Nam ngày càng thịnh vượng. Biết đâu, ngày đó mình sẽ xem lại".

*******************

Luật Phòng chống tham nhũng chỉ để xử lý trong nội bộ đảng ? (BBC, 21/11/2018)

Ý kiến luật sư rằng luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ yếu để xử lý trong nội bộ đảng chứ chưa mang tính phổ quát.

dang2

Đinh La Thăng, một trong những thành viên cao cấp trong Bộ Chính trị, hầu tòa vì tội tham nhũng

Một trong những nội dung được bàn thảo nhiều tháng trời là "quy định xử lý tài sản bất minh", cuối cùng không được đưa vào Luật Phòng chống Tham nhũng được Quôc hội Việt Nam thông qua hôm 20/11.

Tuy nhiên, Luật này lại có thêm quy định cán bộ đảng viên kê khai tài sản thiếu trung thực sẽ bị xử lý về mặt Đảng và Nhà nước nếu bị phát hiện.

"Dù không xử lý được tài sản bất minh, luật lại buộc cán bộ, đảng viên phải kê khai đúng. Nghe có vẻ mâu thuẫn đôi chút về logic, nhưng trên thực tế chúng ta đều thấy khá rõ ràng là các quy định của đảng còn đứng trên các quy định pháp luật của nhà nước", luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC hôm 21/11.

"Cần hoàn thiện quy định kê khai tản sản cá nhân trước"

dang3

Ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia bị khai trừ Đảng và bị kết án tử hình

"Tôi cho rằng chính phủ không đưa ra quy định xử lý tài sản bất minh vào Luật Phòng chống Tham nhũng cũng là bước đi khôn ngoan, thận trọng".

"Bởi vì rất nhiều quy định bị đưa vào luật cho vui chứ không có văn bản nào hướng dẫn thi hành, hoặc không có biện pháp liên quan đến dân sự và kinh tế thì không thể xử lý được".

"Không đưa quy định này vào luật sẽ tránh được nguy cơ gây oan sai về mặt pháp lý, trong bối cảnh các luật hiện hành và quy định liên quan đến sở hữu tài sản cá nhân còn nhiều bất cập", luật sư Tuấn nói với BBC từ Hà Nội.

Theo ông Tuấn, trong bối cảnh toàn dân đều mong mỏi chính phủ xử lý quan tham, việc có thêm các luật như Luật Phòng chống Tham nhũng nếu nhìn tích cực có thể hiểu là hướng đi tốt của chính phủ để đáp ứng mong mỏi này.

"Tuy nhiên, do còn thiếu những quy định hướng dẫn việc kê khai, quản lý tài sản, nên trước hết cần hoàn thiện các quy định này trước".

"Nếu ta không xử lý được gốc rễ từ vấn đề quản lý, kê khai tài sản thì không thể xử lý được tài sản bất minh".

"Cần nhớ rằng cải cách ruộng đất ngày xưa là một bài học rất lớn cho việc áp dụng một cách bừa bãi các quy định mà không có hướng dẫn cụ thể".

"Nếu không có quy định, hướng dẫn cụ thể rõ ràng thì việc xử lý đó có thể đưa đến những tiêu cực khác. Ví dụ có thể đưa đến tham nhũng trong quá trình xử lý tham nhũng".

Cũng theo ông Tuấn, Luật phòng chống tham nhũng từ trước tới nay vốn không xử lý được nhiều về vấn đề tham nhũng", trong khi đó các luật chuyên ngành khác có thể xử lý được các hành vi tham nhũng bị phát hiện".

"Thậm chí không có luật này thì vẫn xử lý được tham nhũng nếu chính phủ mạnh mẽ áp dụng những luật chuyên ngành khác đã có. Luật phòng chống tham nhũng không phải là tất cả, là duy nhất để xử lý tham nhũng".

"Ví dụ một quan chức tham nhũng thì căn cứ vào mức độ, hành vi, có thể xử lý trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự".

Ông Tuấn cũng cho rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan điều tra và tiến hành tố tụng phải có nhiệm vụ chứng minh rằng những tài sản của một cá nhân là bất minh, để cấu thành hành vi tham nhũng. Chứ không thể "bắt người ta kê khai không được thì xử lý tài sản đó".

"Một trong những nguyên nhân là chúng ta chưa thể làm minh bạch trong kê khai, quản lý tài sản, như tài sản hình thành từ đâu, và giao dịch thế nào. Ở Việt Nam có những giao dịch lớn vẫn trả bằng tiền mặt nên không quản lý được. Người ta không muốn hoặc chưa thể làm triệt để việc này thì làm sao bắt buộc họ kê khai đúng được".

"Luật chỉ có tính xử lý nội bộ đảng"

Bình luận về quy định cán bộ, đảng viên phải kê khai đúng nếu không sẽ bị xử lý về mặt Đảng, luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC :

"Tôi cho rằng chính phủ mong muốn không chỉ dừng lại trong xử lý đảng viên và cán bộ công chức tham nhũng, mà thậm chí cả người dân. Nhưng khi chưa làm được vào thời điểm này thì trước mắt họ đưa ra quy định với người trong tổ chức của họ".

"Về logic thì có một chút gì đó mâu thuẫn nhưng việc áp dụng điều này thực tế đã có từ lâu, và khá rõ ràng là các quy định của đảng còn đứng trên các quy định pháp luật của nhà nước".

"Các xử lý về mặt đảng còn khiến cán bộ sợ hơn là các quy phạm pháp luật".

"Ví dụ trong ứng cử đại biểu quốc hội thì quy định này đã được đưa vào rồi. Và đã từng có người bị xử lý, như nguyên đại biểu quốc hội Châu Thị Thu Nga, bị xử lý do bị phát hiện khai báo tài sản không đúng thực tế".

"Có thể hiểu ở đây chính phủ đang muốn xử lý trong nội bộ các đảng viên mà thôi chứ chưa xử lý ra bên ngoài. Giống như họ tách biệt giữa quy định của đảng và quy định pháp luật của nhà nước, khi mà quy định của nhà nước còn chưa đủ để xử lý".

Luật sư Tuấn cho rằng đây chỉ là quy định mang tính nội bộ, chỉ có giá trị răn đe với đảng viên hơn là xử lý về mặt pháp luật.

"Họ thanh lọc, xử lý trong nội bộ trước, nếu không được thì mang ra xử ly theo pháp luật, có thể hiểu như vậy".

"Về cơ bản, dù sử đổi, nhưng Luật này không có sự thay đổi nhiều".

"Thực tế các quy định của luật thì luôn cứng nhắc, và luật có thể chỗ này chỗ khác còn chưa hoàn thiện nhưng quan trọng vẫn là thực thi của cơ quan tố tụng. Kể cả không sửa đổi nhưng nếu làm mạnh mẽ thì các quy định và luật hiện hành đã đủ để xử lý hành vi tham nhũng của những người có chức quyền", luật sư Tuấn nói với BBC.

Đại biểu quốc hội nói gì ?

Giải thích lý do vì sao không đưa quy định xử lý tài sản bất minh vào Luật, dù đã bàn nhiều, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói do đại biểu còn "rất băn khoăn" và "họp nhiều kỳ rồi vẫn thế".

"Chúng tôi thấy rằng cần có thời gian để quá trình thực hiện cho chín thì mới đưa vào luật", ông Phúc được trích lời trên VTC.

Ông Phúc cũng nói việc đưa quy định đảng viên phải kê khai trung thực nếu không sẽ xử lý về mặt đảng là "biện pháp mạnh hơn trước".

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đồng tình rằng Luật này "quy định rất chặt chẽ, minh bạch hơn các biện pháp kiểm soát tài sản thu nhập, qua đó thực hiện tốt hơn việc kê khai tài sản thu nhập".

Theo Luật hiện hành, nếu tài sản được xác định do tham nhũng mà có thì có thể bị thu hồi hoặc truy thu thuế.

Còn theo Luật sửa đổi, đảng viên bị phát hiện kê khai tài sản không đúng sẽ bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử chức đại biểu quốc hội, Hội đồng Nhân dần, hoặc bị đưa ra khỏi danh sách lãnh đạo đã được quy hoạch.

*******************

Tại sao khó xử lý tài sản bất minh ? (RFA, 20/11/2018)

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi lần thứ 4. Cũng như những lần sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng trước đây, Quốc hội lần này đã quyết định không chọn phương án mới nào cho việc xử lý tài sản bất minh, vấn đề được cho là rất quan trọng trong phòng chống tham nhũng.

dang4

Tại sao khó xử lý tài sản bất minh ? Ảnh minh họa. AFP

Trước khi quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày về việc "xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc", theo đó việc xử lý tài sản thu nhập này là vấn đề mới và lần đầu tiên Quốc hội đặt vấn đề xử lý đối với loại này nên rất khó đưa ra quy định xử lý tại kỳ họp lần này.

Nhiều ý kiến đại biểu tán thành với phương án xử lý thông qua thu thuế. Những ý kiến khác đề nghị giữ như quy định của pháp luật hiện hành, theo đó tài sản, thu nhập này sẽ bị xử lý khi cơ quan chức năng chứng minh được là do phạm tội và vi phạm pháp luật mà có.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng đây cũng là vấn đề khó để Quốc hội đưa ra quyết định bởi vì có hai quan điểm khác nhau :

"Bản thân cá nhân tôi cũng thông cảm cái việc xử lý các nguồn ý kiến khác nhau này của quốc hội. Theo thông lệ của Việt Nam nếu thường không giải quyết được thì đều cho là giải quyết vào đợt sau. Tôi cho rằng quy định xử lý tài sản này nếu cần phải chống tham nhũng thì cần có những quyết định thật chặt chẻ bởi vì mọi tài sản đều phải được giải thích từ nguồn gốc nếu không giải thích được thì nó có thể bắt nguồn từ việc hình thành tài sản không đúng với sức lao động của mình. Tôi thì tôi buồn khi mà quốc hội không đưa ra được quyết định cuối cùng trong luật phòng chống tham nhũng về các tài sản bất minh".

Đồng ý với điều này, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam giải thích với chúng tôi rằng khi đưa ra điều luật mà không chứng minh và không thực hiện được thì thật sự rất khó. Phải chứng minh các tài sản đó là bất minh bằng cách xác định rõ mới xử lý được.

"Nếu mình đưa những tài sản là bất minh thì có thể sẽ xảy ra tình trạng mượn cớ để lạm quyền nên rất là khó. Theo tôi thấy riêng cái này thì cần phải có thời gian, bởi vì khi dự thảo vấn đề này thì nó phải mang tính thực tiễn, phải rõ ràng, khi mình định tội một người nào đó thì phải làm cho người đó tâm phục khẩu phục. Chứ giờ mình đưa ra một điều mà không thể thì không được".

Theo kết quả, có 209/456 ý kiến đại biểu tương đương 43,09% tổng số đại biểu tán thành phương án xem xét, giải quyết tại tòa án. 156/456 ý kiến đại biểu, khoảng 32,16% đại biểu đồng ý với phương án thu thuế. 40 ý kiến đại biểu đề nghị giữ như quy định của luật hiện hành và 51 đại biểu không thể hiện chính kiến hoặc có ý kiến khác.

Như vậy, kết quả ý kiến không có phương án nào nhận được sự ủng hộ của quá 50% tổng số đại biểu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng do chưa đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao nên nội dung này cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khi đã đủ điều kiện chín muồi, phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính khả thi thì mới nên quy định vào luật.

Anh Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội và là một blogger tại Hà Nội trao đổi với chúng tôi rằng, để trả lời vì sao quốc hội không đưa ra quy định xử lý tài sản bất minh tại kỳ họp này thì nên lật ngược lại quá trình bầu cử cách đây vài năm.

"Tất cả những người là ứng cử viên tự do là những người có đủ năng lực pháp lý để có thể tự ra ứng cử thì đều bị chính quyền Việt Nam đấu tố, làm khó và rất nhiều hành động để ngăn chặn các đại biểu tự do cho nên quyết định của quốc hội cũng không có gì là ngạc nhiên cả, bởi vì học đã dàn xếp hết rồi toàn là người của họ hết. Đương nhiên với một thể chế của Việt Nam hiện nay thì họ ăn cây nào rào cây đấy, bảo vệ lợi ích và quyền lợi mà họ đang có. Cho nên kết quả của quốc hội nó đúng như những gì chúng tôi đã từng chứng kiến trong các kỳ bầu cử quốc hội".

Sau cuộc họp Quốc hội, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp ông Nguyễn Mạnh Cường cho báo chí biết, bỏ nội dung này không có nghĩa là không xử lý mà vẫn xử lý tài sản bất minh nếu phát hiện và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về việc xử lý vấn đề này. Ông giải thích rằng, từ thời bao cấp trước đây cũng có xử lý là kiểm tra hành chính và nếu không giải thích được tài sản hình thành như thế nào thì nhà nước sẽ tịch thu. Nhưng :

"Từ khi đổi mới cho đến nay đã hơn 30 năm, do hoàn cảnh khi đổi mới Việt Nam kêu gọi các nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế và cũng không cần xem xét nguồn gốc tài chính đó như thế nào. Đến lúc này, Việt Nam cũng đã phát triển được quảng đường khá dài thì cũng là lúc chúng ta nghĩ đến chuyện tham nhũng vừa rồi được đánh giá là cái quốc nạn, nếu không xử lý thì nó lại kiềm hãm phát triển, tôi cho rằng đáng lý ra thời điểm này là điểm cần phải thảo luận tới cùng về việc đưa ra giải pháp xử lý".

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, để phát hiện tham nhũng, xác định các tài sản bất minh, cần phải có sự tham gia tích cực của cơ quan truyền thông và người dân.

"Bởi vì người dân tai mắt lắm nên không thể giấu được và với sự giám sát của người dân là chính xác. Thường thường các vụ tham nhũng xuất phát từ báo chí và dư luận nhiều hơn, bởi vì người nói không có lửa sao có khói, người dân là không thể qua mặt được họ, cho nên cơ chế dân biết, dân làm, dân kiểm tra là hay nhất".

Blogger Nguyễn Lân Thắng cho rằng dù có phát hiện tài sản bất minh đi nữa, nếu có ý kiến chỉ đạo từ trung ương thì mọi chuyện cũng bị chìm.

"Một cơ chế độc đảng mà đảng lại không có cơ chế pháp luật điểu chỉnh các hoạt động của đảng. Cho nên khi mọi người quan sát thấy các vụ trọng án thì người ta không xử theo pháp luật mà người ta xử lý theo nghị quyết xử lý theo chỉ đạo từ trung ương. Nếu như có phát hiện một tài sản bất minh thì ngay cả những người trong hệ thống nếu như thật sự người ta muốn làm cho nó đúng theo pháp luật thì cũng rất là khó. Cho dù đưa ra các bằng chứng thông tin như thế nào mà có ý kiến từ trung ương đảng thì nó cũng bị chìm".

Kết luận Thanh tra Chính phủ vào năm 2017 đã phát hiện ông Phạm Sỹ Quý nguyên giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái đã kê khai tài sản thiếu trung thực hàng ngàn m2 đất, nhiều nhà cửa, biệt phủ và tiền bạc với số tiền lên tới nhiều tỷ đồng, ông Quý khai rằng có nhiều tiền như vậy là nhờ ông buôn bán chổi đót. Tuy nhiên, hình thức xử lý đối với ông Quý là chỉ gián chức từ giám đốc sở Tài nguyên Môi trường xuống cấp phó.

Ngoài ra, có nhiều vụ việc bị người dân phát hiện tố cáo tham nhũng nhưng hình xử lý đối với các trường hợp này thì chỉ giơ cao đánh khẽ giống như vụ ông Quý.

Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong số các nước có tình trạng tham nhũng cao trong bảng xếp hạng Chỉ số Nhận thức Tham Nhũng năm 2017 được công bố đầu năm nay, Việt Nam được 33/100 điểm, là quốc gia đứng thứ 133/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu.

***************

Quy trình kỷ luật Đảng với ông Tất Thành Cang (BBC, 21/11/2018)

Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm giải thích với cử tri về quy trình kỷ luật Đảng với ông Tất Thành Cang.

dang5

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Tất Thành Cang 'vi phạm rất nghiêm trọng'

Trước đó ngày 15/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hôm 15/11 công bố kết luận sai phạm của Phó bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang, nói ông này vi phạm "rất nghiêm trọng".

Sáng 21/11, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm dẫn đầu đoàn đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND Thành phố Hồ Chí Minh gặp cử tri quận 9.

Tại đây, có cử tri hỏi về sai phạm của ông Tất Thành Cang.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay : "Ban thường vụ Thành ủy đã họp nguyên ngày chủ nhật 18/11 để kiểm điểm đồng chí Tất Thành Cang và cũng kết luận cần phải thi hành kỷ luật".

Bà tiết lộ sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận về sai phạm của ông Tất Thành Cang, Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã hai lần họp kiểm điểm.

Bà giải thích với cử tri về quy trình kỷ luật của Đảng Cộng sản, theo đó, cuộc họp của Ban thường vụ Thành ủy chỉ là chính kiến của đơn vị này.

Theo quy trình, ông Cang sẽ tiếp tục kiểm điểm với Ban chấp hành Đảng bộ thành phố.

Sau đó, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố sẽ họp bỏ phiếu thi hành kỷ luật ông Cang.

Ông Tất Thành Cang sinh tháng 2/1971 tại Long An.

1990-1998 : Ông đi bộ đội và học tại Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là ĐH Khoa học xã hội và nhân văn).

2009-2012 : Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh

2012-2014 : Giám đốc Sở Giao thông vận tải.

2014-2015 : Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh

2015-2018 : Phó bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả sẽ được Thành ủy gửi cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị sẽ là nơi quyết định việc xử lý ông Cang.

"Quá trình kiểm điểm đồng chí Tất Thành Cang chúng tôi đã làm rất nghiêm túc, trách nhiệm. Các thành viên Ban thường vụ phát biểu ý kiến căn cứ những đóng góp cũng như những vi phạm để kết luận đồng chí có ưu điểm, khuyết điểm gì", bà Tâm nói.

Chiều 15/11, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận về việc Phó bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang đã vi phạm "rất nghiêm trọng" trong nhiều sự vụ.

Thông cáo nêu rõ : "Những vi phạm của đồng chí Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật".

Ông Cang bị xác định sai phạm cả khi đương nhiệm lẫn khi còn ở vai trò Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.

******************

Tiếng nói công luận làm đổi chiều công lý trong vụ lùi xe trên cao tốc ? (VOA, 21/11/2018)

Tòa án Nhân dân Cấp cao ti Hà Ni hôm 21/11 thông báo h đưa ra quyết đnh kháng ngh đi vi 2 bn án gây tranh cãi ca mt tòa án tnh Thái Nguyên v mt v tai nn trên đường cao tc.

dang6

Chiếc xe ca mt n doanh nhân Ngô Oanh Phương vn đng cho t do và công bng cho lái xe Lê Ngc Hoàng

Báo chí Việt Nam đưa tin lãnh đạo tòa cp cao "đã ký quyết đnh kháng ngh giám đc thm theo hướng hy 2 bn án hình s" ca tòa cp tnh đ điu tra li v tai nn xy ra cách đây 2 năm, trong đó mt xe ti ch container đâm vào mt xe gia đình làm 4 người chết ti ch.

Trong các phiên xét xử sơ thm và phúc thm trước đây, tòa án tnh Thái Nguyên xác đnh rng lái xe ti có tên Lê Ngc Hoàng có li và kết án ông này 6 năm tù giam và phi đn bù thit hi.

Ngược li, ông Hoàng cùng gia đình và lut sư bào cha cho rng bn án như vy là "bt công" đi vi ông. Da vào các bng chng trong h sơ v v vic, h lp lun rng li dn đến tai nn không th tránh khi thuc v người lái chiếc xe gia đình nhãn hiu Toyota Innova, vì người đó say rượu và lùi xe trên đường cao tc.

Gia đình ông Hoàng đã "kêu cứu" ti công lun, v ông thnh cu mi người "lên tiếng" đ bo v s công bng cho ông nói riêng, và trên bình din rng hơn, là tránh to ra mt "tin l sai lm", gây bt li cho nhng người khác khi rơi vào hoàn cnh tương tự sau này.

Lời kêu gi đã nhn được làn sóng ng h t đông đo mi người, trong đó có gii tài xế, doanh nhân, lut sư, nhà báo, v.v…

Hàng trăm cuộc tho lun đã din ra trên các din đàn mng, k c Facebook, vi đa s áp đo trong hàng nghìn ý kiến cho rng lái xe Lê Ngc Hoàng không có li và kêu gi tòa án hy b bn án, tr t do cho ông.

Hàng chục bài viết trên báo chí chính thng ca nhng người thuc các gii khác nhau cũng bày t bc xúc v bn án và đ ngh hủy bỏ.

Sau nhiều ngày công lun gây sc ép, các báo trong nước đưa tin rng hôm 12/11, Tòa án Nhân dân Ti cao "đã ch đo rút h sơ lên đ xem xét và đánh giá li".

Tin cho hay, sau một cuc hp vi các chuyên gia, Chánh án Tòa ti cao Nguyn Hòa Bình kết luận là "chưa đ chng c đ chng minh tài xế xe container có ti hay không có ti", và ông giao h sơ cho tòa cp cao ti Hà Ni "nghiên cu".

Sau 9 ngày làm việc, tòa cp cao đã ra quyết đnh kháng ngh giám đc thm đ điu tra li.

Tin tức này ngay lập tức được công chúng đón nhn như mt thng li ban đu. Nhng người có nhiu nh hưởng trên mng xã hi như các nhà báo Trương Châu Hu Danh, Đào Tun, hay nhà văn kiêm doanh nhân Trn Quc Quân thn trng nhn đnh rng "công lý có chút hi vng".

Chị Ngô Oanh Phương, mt doanh nhân tích cc vn đng cho lái xe Lê Ngc Hoàng, chia s vi VOA rng ch và nhng người ng h ông Hoàng "chưa thy vui" v quyết đnh mi nht ca tòa cp cao.

dang7

Facebooker Trần Quc Quân thn trng nhn xét v quyết đnh mi ca tòa đi vi v ca lái xe Lê Ngc Hoàng

Mặc dù vy, theo ch, nhng n lc đ đưa đến kết qu này vn đáng "t hào". Ch nói :

"Người dân bây gi bt đu quan tâm và h chu lên tiếng nói. Tt c là nh cng đng mng, nh người dân h ý thc và đng lòng lên tiếng".

Viết trên Facebook cá nhân tối 21/11, nhà báo Đào Tuấn gi vic tòa án Thái Nguyên quy cho tài xế Hoàng "không gi khong cách an toàn" vi xe Innova đi lùi sai lut đ kết án là "lp lun ngu dt và khn nn".

Nhà báo này đề xut rng gi đây nhà chc trách cn "thay đi bin pháp ngăn chặn" đi vi tài xế Hoàng sau 21 tháng ông này b giam gi.

Chị Phương có chung quan đim vi ông Tun. Ch nói vi VOA :

"Mọi người k c các tài xế và bn thân tôi đu nghĩ là đúng cái công bng, đúng cái pháp lut thì anh Lê Ngc Hoàng là trng án và được th t do ngay lp tc và phi được bi thường cho thi gian anh b tm giam mt gn hai năm".

Nữ doanh nhân cho biết đnh đim ca vic ch vn đng công lý cho lái xe Hoàng là ch đã cùng mt s nhà báo và bn bè va đi xuyên Vit t thành ph H Chí Minh tới tòa án Thái Nguyên trên xe riêng dán đ-can đòi "tr t do" và "tr công bng" cho ông Hoàng.

Theo lời k ca ch, công an đa phương ban đu đã gây phin phc cho ch khi tìm cách khép ch vào vi phm v qung cáo trên thân xe. Nhưng bng nhng lp lun cht ch căn c vào lut pháp, ch đã bác bỏ và công an không th buc ch g b đ-can hay ngăn chn chuyến đi ca ch.

Chuyến đi đã được người dân dc chiu dài Vit Nam "ng h, hoan nghênh", cũng như "to dư lun tt" cho ông Lê Ngc Hoàng, ch Phương cho hay.

Đánh giá về sc nng ca công luận không chỉ trong riêng v vic hin nay mà xét đến tác đng ca nó ti các vn đ xã hi rng ln hơn, ch Phương đưa ra nhn đnh vi VOA :

"Bắt đu là s lan ta ca mng xã hi, ca truyn thông, thì người dân có ý thc. Đu tiên h tìm hiu, nhìn nhn đúng sai. Sau đó, mặc nhiên h s lên tiếng. Người dân không vô cm. Ch là khi nào, lúc nào cn và đ thì h lên tiếng. Và đó là s kh quan cho xã hi, và sp ti có th có nhiu s tt đp t s đng lòng t người dân na".

Published in Việt Nam

Việt Nam : Mới mẻ trong xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm ? (BBC, 08/12/2017)

Dư luận Việt Nam đang chú ý việc Đảng cộng sản Việt Nam ban hành Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

xuly1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giới thiệu ông Trần Quốc Vượng với Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 12/11 tại Hà Nội

Đây là Quy định được ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành hôm 15/11.

Thực ra, đây không hẳn là chuyện mới, vì nó chỉ thay thế Quy định 181-QĐ/TW đã ban hành ngày 30/3/2013.

Vậy có gì mới, khác trong việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm ?

So với quy định 181-QĐ/TW năm 2013, Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 tăng hơn một điều, từ 36 lên 37.

Điều mới bổ sung

Một điều mới hoàn toàn, ghi trong Điều 3, nói về Thời hiệu xử lý kỷ luật :

- 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

- 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ ; vi phạm về chính trị nội bộ ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia và việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Xử lý 'kịp thời' và không luân chuyển

Về Nguyên tắc xử lý kỷ luật, lần này Đảng thêm một chữ "kịp thời" khi nói : "Tất cả các đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất kỳ cương vị, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử l kỷ luật nghiêm minh, kịp thời".

xuly2

Bốn lãnh đạo cao nhất trong Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay

Cũng trong Điều 2 này, Quy định mới bổ sung chi tiết : "Không được luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm ; phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước đối với đảng viên đang được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật".

Khuyến khích 'báo cáo'

Điều 4 đề cập tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật đảng.

Nếu trước đây Đảng sẽ xem xét giảm nhẹ nếu "bị ép buộc mà vi phạm", thì bây giờ, câu này được sửa thành chỉ được xem xét nếu "bị ép buộc nhưng đã chủ động báo cáo với tổ chức".

'Trung thực trong lý lịch'

Định nghĩa Vi phạm về quan điểm chính trị và chính trị nội bộ, giờ đây Đảng thêm nội dung hoàn toàn mới : "Không trung thực trong khai lý lịch, lịch sử bản thân và bổ sung lý lịch đảng viên".

Một "vi phạm" mới nữa được ghi vào là "đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự", "đa nguyên, đa đảng".

Quấy rối tình dục

Cả hai quy định 2013 và 2017 đều ghi sẽ khiển trách nếu Có hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức mà "gây hậu quả ít nghiêm trọng".

Tuy vậy, nếu đọc tiếp, sẽ thấy cả quy định cũ và mới đều ghi thêm rằng "nếu tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng" thì sẽ bị cảnh cáo hoặc cách chức.

Nếu hành vi quấy rối tình dục gây "hậu quả rất nghiêm trọng" thì sẽ bị khai trừ.

*******************

Thêm các cán bộ cao cấp bị bắt vì tham nhũng và lạm dụng chức quyền (RFA, 08/12/2017)

Một cán bộ cấp tỉnh là ông Võ Thanh Tùng ở thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai vừa bị bắt vì cáo buộc tội tham nhũng.

xuly3

Hình minh họa. Phiên tòa xử nguyên Giám Đốc ngân hàng Ocean Bank và nguyên Chủ tịch PetroVietnam Nguyễn Xuân Sơn (giữa) ở Hà Nội hôm 29/9/2017 - AFP

Ông Tùng từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban tổ chức thành ủy của đảng cộng sản tại thành phố Biên Hòa vào năm 2015, và cũng từng là Trưởng phòng Nội vụ thành phố Biên Hòa. Đây là hai cơ quan có nhiều quyền lực trong việc bổ nhiệm và tuyển dụng nhân sự trong thể chế của Việt Nam hiện nay.

Theo thông tin của cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Đồng Nai thì ông Tùng mắc hai sai phạm. Thứ nhất là ông đã cắt ngân sách dùng để khen thưởng các danh hiệu thi đua trong địa phương để bỏ túi riêng một số tiền là năm trăm triệu đồng. Thứ hai là ông đã nhận hối lộ 70 triệu để đưa một người vào làm công chức cấp phường.

Tin cũng cho biết là trước đó ông Tùng đã bị khai trừ ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam.

Hiện ông bị bắt tạm giam với tội danh lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Cũng tại Đồng Nai, nguyên Tổng Giám đốc Công ty sổ xố kiến thiết và dịch vụ tổng hợp tỉnh Đồng Nai là ông Nguyễn Văn Minh, bị bắt với tội danh lạm dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.

Tin cho biết là trong thời gian làm Bí thư đảng ủy của tổng công ty vừa nêu từ năm 2010 đến 2015, ông Minh đã có nhiều sai phạm trong công tác cán bộ, tức là việc điều động và tuyển chọn người dưới quyền ông.

Ông Minh đã tuyển người thân của mình vào làm việc, cũng như không khai đúng thu nhập, không quyết định mức thế chấp cho các đại lý vé số theo đúng qui định.

Tin báo chí Việt Nam loan tải nói rằng ông Minh đã không chấp hành nghiêm kết luận của Ủy ban kiểm tra tỉnh Đồng Nai, nhưng không nói rõ về quyết định này, cũng như không nói rõ là ông có bị khai trừi đảng hay chưa.

Liên quan đến việc kỷ luật đảng viên của Đảng cộng sản, cách đây hai hôm, ngày 6 tháng 12 năm 2017, báo chí nhà nước loan tin về một chỉ thị mới của Đảng cộng sản Việt Nam là chỉ thị 102, qui định sẽ khai trừ những đảng viên nào lên tiếng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi thực hiện tam quyền phân lập, hay xã hội dân sự.

Hôm 8 tháng 12, một viên chức cao cấp của đảng là ông Trần Đình Đồng, Vụ phó Vụ nghiên cứu, Ủy ban kiểm tra trung ương nói với báo chí rằng theo qui định 102, sẽ có những trường hợp phạm kỷ luật nhưng có thời hiệu thực hiện, tức là khi phát hiện việc phạm tội mà đã quá lâu thì không bị kỷ luật nữa.

Ông Đồng đưa ra hai thời hạn là 5 năm đối với hình thức kỷ luật khiển trách, và 10 năm đối với hình thức cảnh cáo và cách chức.

Tuy nhiên hình thức kỷ luật khai trừ đảng thì không có thời hiệu, liên quan đến những sai phạm thuộc về chính trị, an ninh, quốc phòng, xâm hại lợi ích quốc gia, sử dụng văn bằng giả.

Published in Việt Nam

Cách bảo vệ thể chế tốt nhất là làm trong sạch hàng ngũ cán bộ, đảng viên chứ không phải bảo vệ họ trước sai phạm, càng không phải chỉ "đóng cửa bảo nhau".

Trong vòng 5 tháng, từ tháng 12/2016 đến đầu tháng 5/2017 Ban Chỉ đạo của Chính phủ (Ban chỉ đạo), Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác đã ban hành 120 văn bản chỉ đạo xử lý các vấn đề tồn tại, vướng mắc ở 12 dự án - theo ngôn ngữ của Bộ Công Thương - là làm ăn "kém hiệu quả" [1].

Chia bình quân, mỗi dự án "kém hiệu quả" tạm thời được "phân bổ" 10 văn bản.

Nếu việc "đội vốn" trong các dự án tại Việt Nam là chuyện xảy ra gần như thường xuyên thì liệu "theo thông lệ" quá trình xử lý có bị "đội văn bản", tức là sẽ xuất hiện thêm nhiều văn bản nữa trước khi hoàn thành xử lý 12 dự án đã nêu ?

Một số tờ báo dùng cụm từ "dự án nghìn tỷ đắp chiếu", rõ ràng là nhiều người ngại nêu con số cụ thể. Thế thì xin chép lại con số công bố chính thức của Ban chỉ đạo và Bộ Công Thương :

"Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 Dự án trên là : 43.673,63 tỷ đồng, và sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên : 63.610,96 tỷ đồng (tăng 45,65%).

Tổng số lỗ lũy kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tới thời điểm 31/12/2016 là : 16.126,02 tỷ đồng, trên tổng số vốn chủ sở hữu của các nhà máy này còn lại là : 3.985,14 tỷ đồng ;

Tổng tài sản của 12 nhà máy là : 57.679,02 tỷ đồng ; Tổng nợ phải trả là : 55.063,38 tỷ đồng" [1].

xuly1

Dự án Đạm Ninh Bình đang gặp khó khăn. (Ảnh : Vietnamnet.vn)

Lấy số tiền đầu tư 12 nhà máy (63.610,96 tỷ) trừ đi tổng tài sản còn lại (tính đến cuối năm 2016 là 57.679,02 tỷ) thì khoảng 6 nghìn tỷ vốn ngân sách (tức là tiền thuế của dân) đã không cánh mà bay. 

Nếu cộng thêm số lỗ lũy kế (chỉ của 10 nhà máy là 16.126,02 tỷ) thì số tiền "bốc hơi" sẽ vào khoảng trên 22 nghìn tỷ, tương đương khoảng 1 tỷ USD. 

Nếu biết lượng gạo do mấy chục triệu nông dân làm ra đem xuất khẩu một năm được khoảng 3 tỷ USD thì chỉ 12 dự án thua lỗ đã chiếm 1/3 công sức của họ.

Làm ăn thua lỗ, nói như ngôn ngữ văn bản là "kém hiệu quả", không phải do những người công nhân, nông dân, giáo viên hay tiểu thương. 

Vậy nguyên nhân chắc phải do năng lực hoặc tâm đức của những cán bộ liên quan, từ người lập dự án đến người phê duyệt, từ người mua sắm thiết bị đến người chỉ đạo thi công. 

Cùng với đó là cơ chế, chính sách, luật pháp và sự buông lỏng quản lý của các cấp có thẩm quyền. Có hay không sự thao túng của các nhóm lợi ích là câu hỏi nếu đặt ra có lẽ không phải là vô lý.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. 

Báo Qdnd.vn đưa tin [2] về việc bổ nhiệm cán bộ ở Bộ Công thương rằng :

Một trong hai mục tiêu mà Ban chỉ đạo và Bộ Công thương đặt ra là : "Xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, vận hành, khai thác các Dự án thua lỗ, kém hiệu quả, trên cơ sở đó hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng" [1].

Với mục tiêu xử lý là "Xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm" nhưng nếu chỉ giới hạn trong phạm vi từ "đầu tư, vận hành, khai thác" thì e là chúng ta vẫn chỉ làm cái việc "đánh rắn giữa khúc".

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về công tác cán bộ như sau : "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém" [3].

Lời giáo huấn của Hồ Chủ tịch rất rõ ràng "việc thành công là do cán bộ tốt", "việc thất bại là do cán bộ kém".

Như vậy xử lý vụ việc phải lấy "xử lý cán bộ" làm trọng tâm, điều này cũng có nghĩa là không thể giới hạn ở giai đoạn "đầu tư, vận hành, khai thác" mà phải truy nguyên từ việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Hồ Chủ tịch còn nói : "khi xem xét cán bộ không nên chỉ nhìn bề ngoài, xem trong một lúc, một việc mà phải xem xét một cách toàn diện, cả quá trình phát triển của họ, những lúc gặp khó khăn cũng như lúc thuận lợi".

Xem xét cán bộ phải "toàn diện, cả quá trình phát triển của họ" có nghĩa không chỉ xem xét khi đương chức mà cả khi đã nghỉ hưu, bởi đơn giản khi nghỉ hưu họ vẫn hưởng các tiêu chuẩn cao, thậm chí là rất cao mà nhà nước dành cho cán bộ.

Mặt khác, không xem xét những người, cơ quan cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ thiếu tâm và tầm vào vị trí lãnh đạo thì có nghĩa là chúng ta đang khuyến khích hiện tượng "kết bè kéo cánh", khuyến khích việc hình thành các "nhóm thân hữu", làm băng hoại đạo đức xã hội, phá hoại kinh tế, an ninh quốc phòng. 

Đó chính là nguồn gốc khiến đất nước tụt hậu, tăng khả năng bị lệ thuộc kinh tế và chính trị vào các thế lực nước ngoài - những kẻ luôn muốn chúng ta nằm trong "quỹ đạo" của họ.

Vấn đề là xử lý cán bộ sai phạm như thế nào ?

Một số ý kiến cho rằng hiện nay chúng ta thiếu chế tài xử lý người đứng đầu, hoặc các quy định chưa rõ ràng, đôi khi đã lỗi thời khiến việc xử lý người đứng đầu để xảy ra sai phạm gặp nhiều khó khăn.

Người viết không nghĩ như vậy, chúng ta có rất nhiều luật liên quan đến cán bộ như Luật Cán bộ, Công chức ; Luật Viên chức ; Luật Phòng chống tham nhũng,… 

Riêng với người đứng đầu cơ quan, tổ chức ngay từ năm 2007 đã có một văn bản dưới luật là Nghị định 157/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 6, Nghị định số : 157/2007/NĐ-CP quy định "Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước nếu vi phạm chế độ trách nhiệm quy định tại Nghị định này, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, phải chịu một hoặc nhiều hình thức trách nhiệm sau đây :

a) Trách nhiệm kỷ luật ;

b) Trách nhiệm dân sự ;

c) Trách nhiệm vật chất ;

d) Trách nhiệm hình sự ;

đ) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật".

Vậy bao nhiêu "Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức…" để xảy ra sai phạm đã bị xử lý "Trách nhiệm vật chất và hình sự" hay đa số trường hợp chỉ là kỷ luật nội bộ ?

Nếu hôm nay chúng ta không sòng phẳng công và tội của cán bộ, đừng nghĩ rằng hậu thế không tìm thấy dẫn chứng để phê phán, để trách cứ một thế hệ cha ông đã khiến đất nước "đứng chót" trong không ít bảng xếp hạng thế giới, đã khiến đất nước bước vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 trong tình trạng "các nước đã thoát nghèo, bỏ Việt Nam ở lại" [4].

Không thể xử lý tận gốc cán bộ phạm lỗi có phải chỉ là sự nể nang theo kiểu "tình làng nghĩa xóm" hay còn liên quan đến những vấn đề khác trong đó có thể chế kinh tế và thể chế chính trị ? 

Có hay không sự "bắt tay" giữa các "nhóm lợi ích" ?

Có hay không sự sự chi phối của nhóm lợi ích mạnh mẽ nhất mà Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng - trong bài "Lợi ích nhóm" và "Chủ nghĩa tư bản thân hữu" - cảnh báo nguy cơ" đăng trên Tapchicongsan.org.vn ngày 2/6/2015 - gọi tên là "nhóm lợi ích độc quyền về kinh tế và chính trị" ? 

Luật pháp có thể còn kẽ hở, có thể chưa được sửa đổi kịp thời song đó không phải nguyên nhân cơ bản.

Có gì đó chưa ổn ở chính những người/cơ quan chịu trách nhiệm thực thi công lý, có gì đó nằm ngoài phạm trù đạo đức và luật pháp, thậm chí có nơi, có lúc nằm trên luật pháp.

Nói như nguyên Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Chi Lan :

"Không thể chỉ xử lý dự án mà không xử lý những người có trách nhiệm. Theo tôi, phải truy trách nhiệm từ những người đầu tiên đưa ra chủ trương, quyết định đầu tư.

Việc này không phải do các tập đoàn, tổng công ty tự làm mà phải được cấp trên phê duyệt, cấp phép" [5]. 

Điều bà Phạm Chi Lan đề cập hoàn toàn đúng song người viết muốn bổ sung thêm, không chỉ xử lý cấp "phê duyệt, cấp phép" cho các cơ quan, đơn vị liên quan đến 12 dự án "kém hiệu quả" mà còn phải xem xét quá trình lựa chọn người đứng đầu các đơn vị đó nghĩa là liên quan đến nhiều cấp, nhiều ban, ngành cả ở cơ sở và cấp cao hơn. 

Nếu không làm đồng bộ, theo cả hai hướng thì hoặc là vô tình hoặc là cố ý bỏ qua những người có khuyết điểm, nói theo ngôn ngữ hình sự là "bỏ lọt tội phạm".

Học tập và làm theo đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh nghĩa là thực hiện đúng những giáo huấn của Người, nghĩa là dựa vào dân, làm theo ý dân, nghĩa là phải "lấy dân làm gốc". 

Nếu lấy cán bộ làm gốc thì chắc chắn không sớm thì muộn cũng mắc sai lầm.

Cách bảo vệ thể chế tốt nhất là làm trong sạch hàng ngũ cán bộ, đảng viên chứ không phải bảo vệ họ trước sai phạm, càng không phải chỉ "đóng cửa bảo nhau" để chứng tỏ sự nhất trí hình thức.

Nguyên tắc đang được vận dụng là phê bình và tự phê bình, song khi tự phê bình chưa mang lại hiệu quả thiết thực thì phê bình phải được xem là công cụ duy nhất. 

Phê bình không nên hiểu chỉ là những cuộc kiểm điểm trong tổ chức mà phải là những hình thức đủ mạnh khiến người mắc khuyết điểm phải chịu hậu quả về hành vi của mình.

Nói cách khác đó phải là những chế tài do pháp luật quy định chứ không chỉ là khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc khai trừ khỏi Đảng.

Dù Ủy ban Kiểm tra có đưa bao nhiêu vụ xem xét kỷ luật mà không có phiên tòa nào được mở thì cũng có nghĩa là sai phạm vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát.

Nếu quả thật như vậy thì thật khó để dân tin, thật khó để mọi người cho rằng cách xử lý nội bộ không phải là biến tướng của "tự diễn biến, tự chuyển hóa".

Xuân Dương

Nguồn : GDVN, 09/06/2017

Tài liệu tham khảo :

[1] http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/9843/thong-tin-ve-phuong-an-xu-ly-12-du-an-kem-hieu-qua-thuoc-nganh-cong-thuong.aspx

[2] http://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/cong-bo-quyet-dinh-bo-nhiem-chu-tich-hoi-dong-thanh-vien-tap-doan-dau-khi-quoc-gia-viet-nam-392338

[3] http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-ve-cong-tac-dang/doc-510720155085856.html

[4] http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/cac-nuoc-da-thoat-ngheo-bo-viet-nam-o-lai-324380.html

[5] http://www.tienphong.vn/kinh-te/du-an-nghin-ty-thua-lo-can-quy-trach-nhiem-mot-cach-song-phang-1155303.tpo

Published in Diễn đàn