Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan vừa quyết định khởi tố vụ án buôn lậu rượu ngoại và thuốc lá ngoại trên các chuyến bay "giải cứu" công dân từ Nga về Việt Nam giai đoạn đại dịch Covid-19.
Lô hàng lậu bị Hải quan phát hiện trên chuyến bay "giải cứu" từ Nga về Việt Nam năm 2020 - Tiền Phong
Truyền thông Nhà nước hôm 12/11 cho biết quyết định khởi tố vụ án "Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới" được đưa ra sau gần hai năm điều tra của cơ quan Hải quan về vụ vận chuyển trái phép hàng trăm chai rượu ngoại và thuốc lá từ Nga về Việt Nam. Hồ sơ vụ án được chuyển tới Công an tỉnh Khánh Hòa để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Theo truyền thông Nhà nước, ngày 5/12/2020, Đội 2 (Cục Điều tra chống buôn lậu) phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Cam Ranh (Cục Hải quan Khánh Hòa), khi kiểm tra chuyến bay giải cứu công dân mang số hiệu QH9195 từ Moscow về nước, đã phát hiện hơn 724 chai rượu ngoại các loại và 424 hộp thuốc lá Heets với tổng trị giá gần 10 tỷ đồng.
Số hàng trên đứng tên ba người gồm : hành khách A.N.B.L. với 35 kiện hàng ký gửi có 472 chai rượu hiệu Macallan Double Cask 18 years old ; sáu chai rượu Macallan Rích Mahogany 25 years old ; bảy chai rượu Beluga Transatlatic ; ba chai rượu Chamgane Martini ; 122 hộp thuôc lá điện tử Hết.
Hành khách H.T.G có 19 kiện hành lý ký gửi với 217 chai Macallan Double Cask 18 years old ; bảy chai Macallan Rích Mahogany 25 years old và 302 hộp thuốc lá Heets.
Hành khách B.X.T có một kiện hành lý ký gửi với 12 chai rượu Macallan Sherrry CASK 18 years old.
Từ đầu năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã cho thực hiện khoảng 2.000 chuyến bay "giải cứu" công dân từ nước ngoài về nước trong đại dịch, theo số liệu của Bộ Công an. Tuy nhiên, đầu năm nay, một loạt các quan chức Chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp đã bị khởi tố và bắt tạm giam do các sai phạm liên quan đến hối lộ và đưa hối lộ khi tổ chức các chuyến bay "giải cứu này". Số tiền hối lộ được Bộ Công an cho biết là lến đến hàng chục tỷ đồng và hàng trăm ngàn đô la.
Theo đó, ngày 14/1, tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), Đội 5, Đội 6- Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phối hợp với Phòng 1 - C47/Bộ Công an (đơn vị chủ trì) và các đơn vị đã bắt giữ 3 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ gồm : 8 kg ma túy tổng hợp dạng đá ; 8 điện thoại di động và nhiều tài liệu có liên quan khác.
Hiện C47 (Bộ Công an) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra mở rộng theo quy định của pháp luật. Vụ việc bắt giữ có liên quan đến tuyến đường trọng điểm về ma túy từ Trung Quốc qua biên giới các tỉnh phía bắc về nội địa Việt Nam.
Cùng ngày, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực Miền Nam - Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp với C46 (Bộ Công an) bắt giữ 1 container của 1 doanh nghiệp hàng hóa nhập khẩu khai báo trên tờ khai là Tấm lợp lấy ánh sáng. Kết quả kiểm tra phát hiện hơn 1.000 thùng rượu ngoại các loại, 600 thùng sữa Ensure và 100 thùng bài tú lơ khơ. Tổng giá trị hàng hóa ước tính khoảng 10 tỷ đồng.
Vào ngày 15/01/2017, Đội kiểm soát Hải quan- Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng phối hợp cùng Công an huyện Bảo Lạc, Đội 1- Cục Điều tra chống buôn lậu, Phòng PC 46 (Công an tỉnh Cao Bằng) đã bắt giữ một đối tượng có hành vi vận chuyển hàng hóa trái phép.Tang vật thu giữ gồm 90.000 quả trứng gia cầm. Sau đó 3 ngày, Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Hội Đông– Cục Hải quan An giang phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, Công an xã Vĩnh Hội Đông tuần tra kiểm soát phát hiện một đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Hàng hóa vi phạm khoảng 40 tấn lúa hạt, chưa xác định được trị giá hàng hóa.
Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo- Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh và Công an huyện Hương Sơn đã tiến hành kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát Lào : UN-2628, tại địa điểm : Luồng nhập cảnh Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo vào ngày 20/01 đã phát hiện 300kg pháo do các đối tượng thu giấu dưới gầm của xe ô tô do hai đối tượng vận chuyển trái phép về Việt Nam để tiêu thụ.
Minh Phương
*******************
Vẫn là câu hỏi vì sao hơn 200.000 sinh viên ra trường lại thất nghiệp ? (GDVN, 25/01/2017)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp nhưng nguyên nhân quan trọng là bắt đầu từ phía cung – tức là phía đào tạo.
Đó là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ khi bàn về thực trạng thất nghiệp hiện nay tại một cuộc hội thảo mới đây ở Đà Nẵng.
Các trường ra sức tuyển mà không nghĩ tới cung – cầu
Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay các trường đại học đang ra sức vơ vét tuyển sinh mà không hề bàn tính tới vấn đề cung – cầu.
Và đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, sinh viên đến trường chỉ học theo giáo trình, không thực hành khiến bản thân trở thành những "con cá chép" chuyên nghiệp. Ảnh : An Nguyên
Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay cơ sở dữ liệu về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và nguồn đào tạo nhân lực cho từng ngành nghề chưa được phổ biến.
Trong khi đó, các trung tâm dự báo nguồn nhân lực cũng có những con số dự báo về các lĩnh vực nhưng quá rộng và không đầy đủ.
"Những con số dự báo ấy là có, nhưng rồi không có trường đại học nào sử dụng được để xác định chỉ tiêu.
Bản thân học sinh hay phụ huynh không thể căn cứ để làm một kênh chọn lựa" ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, hiện nay các trường đại học chỉ xác định chỉ tiêu dựa trên năng lực hiện có. Với mức thu học phí thấp, để có thể vận hành được hệ thống tổ chức, các trường phải tuyển cho "hết chỉ tiêu" nhằm lấy số lượng bù vào.
"Trung bình mỗi tỉnh, thành phố có tới 6,6 trường đại học, cao đẳng nhưng lại không có đơn vị nào kiểm soát số lượng nguồn nhân lực đào tạo theo từng ngành nghề.
Đó là nguyên nhân dẫn đến số lượng nhân lực cung – cầu theo từng ngành nghề tương ứng khó có thể gặp nhau" ông Dũng nói.
Đồng quan điểm trên, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Kim Vui - Giám đốc đại học Thái Nguyên cho rằng, các trường đại học, cao đẳng hiện nay đang đào tạo một cách tràn lan, không theo một quy chuẩn cụ thể nào.
"Ngay cả ngành Y là một trong những ngành hót nhất nhưng vẫn đào tạo, tuyển sinh một cách ồ ạt.
Khiến các bệnh viện đáp ứng không nổi số lượng sinh viên đến xin thực hành. Việc này dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt kiến thức chuyên ngành ngay sau khi ra trường" Giáo sư Vui nhấn mạnh.
Trong vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận rằng, hiện này công tác dự báo còn rất hạn chế.
"Có một thực tế là việc đầu tư cho nghiên cứu dự báo còn hạn chế, chủ yếu vẫn là dự báo dựa vào kinh nghiệm.
Cho nên, dẫn tới nhiều ngành rất có triển vọng, nhu cầu thị trường rất lớn nhưng ta lại không đáp ứng được. Trong khi đó có những ngành đào tạo bị bão hòa" Bộ trưởng đánh giá.
Từ đó ông Nhạ chỉ đạo, trước khi tuyển sinh, chính các trường đại học phải dự báo được tình trạng lao động của xã hội để cung ứng sinh viên sau khi ra trường vào các vị trí đó sao cho hợp lý.
Sinh viên bị biến thành những "con cá chép"
Nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng sinh viên hiện nay không cao và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, hiện nay ở nhiều trường đại học, tỉ lệ sinh viên/lớp quá lớn.
Ngoài ra, nhiều giảng viên cũng không tập trung vào việc dạy học mà "chân trong, chân ngoài" đi làm thêm.
Các sinh viên đến trường chỉ học theo giáo trình, không thực hành khiến bản thân trở thành những "con cá chép" chuyên nghiệp.
Nhiều chuyên gia thì cho rằng, hiện nay số lượng các trường đại học quá nhiều, họ tuyển sinh ồ ạt nên chất lượng giáo dục đi xuống.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng tiếp tục nêu quan điểm, cả nước có hơn 400 trường đại học và cao đẳng, chất lượng đào tạo ở mỗi trường là khác nhau.
Và chắc chắn rằng không phải tổ chức đào tạo nào cũng đảm bảo được chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Không phải trường đại học, cao đẳng nào cũng đủ nhân lực để có thể xây dựng và triển khai chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội – ông Dũng nói.
Ngay cả những trường đại học tốt cũng không thể đảm bảo đáp ứng được nhu cầu xã hội 100%.
Vì vậy, vấn đề này là tất yếu và bình thường. Giống như một lớp sinh viên đại học, dù là đã đạt chuẩn đầu vào, nhưng sau 4 năm học thì có em học vượt, có em học xuất sắc, có em học khá và có em không thể ra trường.
Cơ chế thị trường cũng vận hành theo cách đó, tổ chức đào tạo nào không đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì tất yếu sẽ tự bị loại trừ.
"Tuy nhiên, vấn đề dễ thấy là từ trước đến nay, chẳng có trường đại học, cao đẳng nào bị đóng cửa.
Nhưng con số trường trung cấp nâng cấp thành cao đẳng, trường cao đẳng nâng cấp lên đại học thì thường xuyên" ông Dũng chia sẻ.
Công tác dự báo còn rất kém
Nhiều chuyên gia nhìn nhận, để xảy ra tình trạng thất nghiệp là do công tác dự báo của các trường còn rất yếu.
Việc truyền tải nội dung hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Ở các trường Trung học phổ thông chỉ có một vài giáo viên hướng nghiệp.
Các giáo viên hướng nghiệp cũng chỉ được tập huấn qua loa, dạng "cưỡi ngựa xem hoa". Việc dạy hướng nghiệp theo kiểu "cho có dạy" đã gây nên nhiều hệ lụy.
Từ đó, các chuyên gia cho rằng, việc hướng nghiệp cần được chuyên nghiệp hóa, cần được quan tâm nhiều hơn.
Tư vấn hướng nghiệp không chỉ tư vấn cho học sinh, mà còn phải tư vấn cho phụ huynh.
"Lâu nay các trường đại học tự thân vận động, tự tổ chức tư vấn và quảng bá để tuyển sinh.
Một số trường, thì chỉ lo quảng cáo mà quên mất trách nhiệm của mình là chuyên gia tư vấn, cần mang lại sự hiểu biết đúng đắn, trung thực về ngành nghề và các bậc đào tạo.
Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều em học sinh và phụ huynh "dở khóc dở cười" với quyết định chọn ngành, chọn nghề của mình.
Quan điểm "học đại học để đổi đời" cứ dẫn dắt thế hệ này rồi đến thế hệ khác. Dẫn đến việc ai cũng muốn vào đại học" ông Dũng nêu thực tế.
An Nguyên