Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một cựu thiếu tá quân đội Việt Nam bị Cuba bắt, chờ trục xuất về nước (VOA, 06/03/2019)

Một người cu quân nhân Vit Nam b chính quyn Cuba tm giam ch trc xut v nước, nói vi VOA qua đin thoi rng ông b bt oan và gia đình ông ti M "đang b mt v Vit Nam đe da".

vn1

Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng Việt Nam ra lệnh truy nã ông Lê Quang Hiếu Hùng, người hiện được cho là bị Cuba tạm giam. Photo CAND.

Hôm 4/3, một người đàn ông gi cho VOA Vit Ng, nói rng ông tên là Lê Quang Hiếu Hùng, cu quân nhân làm vic cho B Quc phòng Vit Nam, hin đang b bt giam nhà tù Cuba.

"Tôi tên là Lê Quang Hiếu Hùng, sinh ra Vit Nam và hin nay đang có quc tch Grenada vùng Caribe. Tôi b chính ph Vit Nam yêu cu cnh sát Cuba bắt tôi. Vic bt gi này là trái phép. Hin tôi đang b giam nhà tù La Condesa".

Ông Hùng cho biết nguyên nhân ông b Vit Nam ra lnh bt :

"Người ta nói Interpol Vit Nam đăng tin là tôi pha chế xăng du gi. Tôi tng là mt quân nhân trong Quân đội Nhân dân Vit Nam, thuc B Quc phòng ca Vit Nam. Tôi không có sai phm như cáo buc. Đây là mt vic chính tr. Tôi đã xin t nn chính tr ti M… Đã có tình báo ca Vit Nam ti M tìm tôi ti M và hăm da tôi, nên tôi đã ri khi nước M".

Báo Công an Nhân dân vào tháng 11/2018 loan tin rằng ông Lê Quang Hiếu Hùng, 44 tui, ng ti Tp. HCM, nhân viên quc phòng thuc Tng Công ty Xây dng Lũng Lô, đã b Cơ quan Điu tra hình s các T chc s nghip, B Quc phòng, ra lnh truy nã theo mt quyết định đ ngày 22/10 vi ti danh "sn xut, buôn bán hàng gi, quy đnh ti Điu 192 B Lut hình s".

Từ Virginia, bà Nguyn Thy Tú Quỳnh, v ca ông Hùng, cho VOA biết chng bà đã ri M hôm 8/2 và tìm cách đến Grenada nhưng đã b bt Panama :

"Khi tới Panama thì bị Hi quan đó gi li trong mt ngày. Ngày hôm sau thì b đưa v Cuba và b giam đó cho ti bây gi. Sau khi đó hơn 1 tun, anh được phép gi v báo cho tôi biết tình trng như vy. Theo mt viên đi úy trong nhà tù đó cho anh biết thì trong 4 ngày nữa anh s b công an Vit Nam qua đ đưa anh v nước".

Theo bà Tú Quỳnh, ông Hùng từng mang cp hàm thiếu tá, Trưởng phòng Kinh doanh ca Chi nhánh Đu tư Xây dng Min Nam, thuc Tng Công ty Lũng Lô, dưới trướng ca Đi tá Trn Văn Đng, cu Phó Tng giám đc Tng Công ty Lũng Lô.

Bà Quỳnh cho biết Đi tá Đng va b B Quc phòng tiến hành thanh tra vào tháng 6/2018 v nhng sai phm vi vai trò Phó Tng giám đc Tng Công ty Lũng Lô.

VOA chưa liên lc được vi Công ty Lũng Lô hay Cơ quan Điều tra hình s ca B Quc phòng đ tìm hiu các vn đ mà ông Lê Quang Hiếu Hùng và bà Nguyn Thy Tú Quỳnh va nêu.

*******************

Thêm 15 người bị án tù do tham gia biểu tình tại Bình Thuận (VOA, 07/03/2019)

Sáng ngày 7/3, một tòa án huyn Tuy Phong, tnh Bình Thun tuyên pht 15 người tham gia biu tình chng Trung Quc tng cng 40 năm 6 tháng tù v ti danh "gây ri trt t công cng", theo hãng tin AFP.

vn2

Các bị cáo ti phiên tòa huyn Tuy Phong, Bình Thun, ngày 7/3/2019. Photo : Việt Nam Express

Truyền thông trong nước cho biết 15 b cáo b pht t 2 năm đến 3.5 năm tù vì tham gia t tp trên Quc l 1 ti khu vc cu Nam và cu Sông Lũy, huyn Tuy Phong, đ "gây ri trt t công cng".

Các bị cáo "hô hào kích đng đám đông, mua c và phát cho nhiu người tham gia gây ri, chn trước đu xe đang chy trên quc l, gây ách tc giao thông, ném gch đá vào lc lượng chc năng" đài VOV trích cáo trng cho biết.

Đài VOV cho biết v gây ri đã làm mt s chiến sĩ cơ đng b thương, 2 ô tô và mô tô b hng, gây ách tắc giao thông ‘trên din rng’ trong khong 15 gi trên Quc l 1.

Báo Nhân dân tường thut : "qua xét hi ca ch ta phiên tòa, tt c các b cáo đu khai nhn hành vi phm ti và bày t s ăn năn, hi hn, mong mun được pháp lut khoan hng".

Trước đó, vào tháng 7/2018, Tòa án huyn Tuy Phong cũng xét x 10 b cáo vi mc án t 2 - 3 năm 6 tháng tù giam cũng vi ti danh "gây ri trt t công cng".

Tin cho hay những người này đã tham gia các cuc biu tình vào tháng 6/2018 trong làn sóng người dân xung đường phn đi D lut Đc khu, trong đó có quy đnh cho các nhà đu tư nước ngoài thuê đt 3 đc khu kinh tế ca Vit Nam đến 99 năm. Nhng người biu tình còn phn đi Lut An ninh mng, mà h cho là s giúp chính quyn "bóp nght t do ngôn luận" trên internet.

Mặc dù D lut Đc khu không đ cp đến Trung Quc, nhưng nhiu người tun hành giương cao các tm bin vi dòng ch : "Tôi phn đi cho Trung Quc thuê đt Đc khu Kinh tế Vit Nam". H lo s rng cho nước ngoài thuê đt đến 99 năm sẽ to điu kin đ Trung Quc dn dn xâm chiếm lãnh th Vit Nam.

Chính quyền Vit Nam và truyn thông trong nước không gi các v bo đng, tun hành phn đi D lut Đc khu hi tháng 6/2018 là biu tình chng Trung Quc.

******************

Tòa án Bình Thuận tuyên án tù thêm 15 người biểu tình hồi tháng 6/2018 (RFA, 07/03/2019)

Tòa án huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, vào ngày 7 tháng 3 tuyên án tù đối với 15 người tham gia biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu và An ninh mạng hồi ngày 10 tháng 6 năm ngoái.

vn3

Tòa án huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận vào ngày 07/03/19 tuyên án tổng cộng 40 năm 6 tháng tù giam đối với 15 người biểu tình hồi tháng 06/18. Courtesy : Ảnh chụp màn hình vov.vn

Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Tuy Phong cáo buộc tội "gây rối trật tự công cộng" đối với 15 bị cáo, trong đó người nhỏ tuổi nhất sinh năm 2001 và người lớn tuổi nhất sinh năm 1973. Cáo buộc đối với những người này là đã tụ tập trên Quốc lộ 1A, ở khu vực Sông Lũy, thị trấn Phan Rí Cửa vào ngày 10/06/18 và đã gây ra bạo loạn, gây ra thương tích cho công an trong lúc làm nhiệm vụ.

Trong số 15 bị cáo vừa nêu, người bị tuyên án nặng nhất là 3 năm 6 tháng tù giam và nhẹ nhất là 2 năm tù giam, với mức tổng cộng lên đến 40 năm 6 tháng tù giam cho cả 15 người.

Cuộc biểu tình của người dân tại các tỉnh và thành phố lớn ở Việt Nam trong hai ngày 10 và 11 tháng 6 năm ngoái để phản đối hai Dự luật Đặc khu và An ninh mạng được ghi nhận là cuộc biểu tình đông nhất kể từ sau ngày 30/04/1975.

Tính đến cuối năm 2018, đã có hơn 100 người tham gia biểu tình bị kết án tù. Trong đó, rất nhiều người biểu tình bị Tòa án tỉnh Bình Thuận tuyên án với cáo buộc tội "gây rối trật tự công cộng".

Xin được nhắc lại, Báo Tuổi Trẻ vào ngày 7/11/18, trích lời ông Hồ Trung Phước, Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Bình Thuận khẳng định rằng vụ biểu tình trở nên bạo động ở Bình Thuận trong hai ngày 10 và 11 tháng 6 không phải là vụ án gây rối trật tự đơn thuần mà là "có động cơ chính trị".

AFP vào ngày 7/03/19 dẫn nguồn từ một giới chức giấu tên của tòa án Bình Thuận cho biết chính quyền tỉnh này hiện tại còn đang tiếp tục điều tra những trường hợp tương tự.

*****************

Hàng ngàn trẻ em Việt Nam bị buôn tới Châu Âu (RFA, 07/03/2019)

Hàng ngàn trẻ em Việt Nam bị buôn sang Anh đang bị lạm dụng và bóc lột ở Châu Âu khi chính phủ các nước tại lục địa này lảng tránh việc bảo vệ nạn nhân, giữa lúc làn sóng chống nạn nhập cư ngày càng gia tăng.

vn4

Học sinh Việt Nam mang cờ trong cuộc diễu hành nhận dạng bom mìn vào ngày 27 tháng 4 năm 2005 gần Hải Quế, Quảng Trị - AP

Hãng tin Reuters loan tin hôm 6/3/2019 theo báo cáo của ba tổ chức Chống Nô Lệ Quốc Tế, ECPAT UK, và Quỹ Liên Kết Thái Bình Dương. Theo đó trẻ em Việt Nam bị buôn tới Anh và bị cưỡng bức lao động từ việc ép trồng cần sa, làm móng tay, hoặc phải bán dâm để trả nợ cho những kẻ buôn người đưa chúng đến Châu Âu.

Dữ liệu chính thức của các tổ chức nói Việt Nam luôn là nước dẫn đầu nạn buôn bán nô lệ sang Anh. Đã có ít nhất gần 3200 nạn nhân người Việt Nam được xác định kể từ năm 2009.

Trong năm 2017, đã có khoảng 362 nạn nhân là trẻ em đến từ Việt Nam bị phát hiện tại Anh, tăng hơn một phần ba so với năm 2016.

Báo cáo của ba tổ chức nêu trên nói rõ khi Anh phát hiện ra tình trạng gia tăng số lượng lớn trẻ em bị nghi ngờ là nô lệ đến từ Việt Nam, các quốc gia Châu Âu đã không có động thái hoặc bảo vệ chúng, thay vào đó lảng tránh đổ trách nhiệm cho các nước khác.

Bà Jasmine O’Connor, giám đốc điều hành của Tổ chức thiện nguyện Chống Nô Lệ Quốc Tế có trụ sở tại Anh nói mức độ lạm dụng trẻ em bị buôn từ Việt Nam sang Châu Âu là rất kinh khủng, và đến thời điểm các trẻ em đến được nước Anh, chúng đã bị bóc lột không thương tiếc trên đường đi.

Nước Anh hiện nay được xem như một miền đất hứa cho nhiều người Việt Nam để phải trả một số tiền lớn cho bọn buôn người nhằm đưa họ đến Châu Âu cách hàng ngàn dặm bằng cách đi bộ, thuyền hoặc xe tải trong nhiều tháng.

Các nghiên cứu cho biết các trẻ em nói trên thường bị kiểm soát bởi khoản nợ lên tới 40 ngàn đô la cho chi phí đi lại và sắp xếp một công việc tốt ở Anh từ những kẻ buôn người. Tuy nhiên, các tổ chức trên khẳng định những "công việc tốt" như lời hứa hẹn thường không thành hiện thực, mà thay vào đó, chúng bị buộc phải làm việc trong điều kiện bị lạm dụng để trừ nợ, và bị những kẻ buôn người đánh đập.

Bà Mimi Vu của Quỹ Liên Kết Thái Bình Dương, một tổ chức chống nạn buôn người của Mỹ nói với Reuters rằng việc ngăn chặn người rời khỏi Việt Nam luôn là ưu tiên hàng đầu, nhưng các nước Châu Âu phải nỗ lực nhiều hơn để ngăn nạn buôn người và bóc lột họ trên đường đi.

Báo cáo của ba tổ chức nói rõ các quốc gia Châu Âu phải coi số trẻ em trên là nạn nhân chứ không phải tội phạm hoặc người di cư bất hợp pháp nên phải ngăn chúng "sa lưới".

*****************

Đảng viên 'thề hôm trước hôm sau tay nhúng chàm' (BBC, 07/03/2019)

Báo Việt Nam lại tiếp tục đề cao nhu cầu chọn lọc 'đầu vào' khi kết nạp và sàng lọc, rà soát đảng viên cộng sản ở nước này nhằm làm trong sạch bộ máy.

vn5

Cờ Đảng cộng sản Việt Nam trong một buổi lễ

Bài trên trang của VOV hôm 05/03/2019 có tựa đề mạnh mẽ, "Để không còn cán bộ rao giảng đạo đức mà việc làm lại phi đạo đức".

Bài báo cũng nói cần sẵn sàng "sa thải những người không xứng đáng" ra khỏi hàng ngũ đảng cầm quyền ở quốc gia gần 100 triệu dân.

Phải như vậy thì "gần 5 triệu đảng viên của Đảng mới tạo được sức mạnh, đáp ứng sự kỳ vọng và niềm tin của nhân dân".

Bài báo viết :

"Không hiếm những đảng viên, hôm trước giơ tay thề dưới lá cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hôm sau cũng bàn tay ấy đã nhúng chàm, đã bắt tay tạo những móc xích để chạy chức chạy quyền, chạy đủ thứ, để tham ô, tham nhũng, lãng phí".

Các con số được công bố chính thức cho hay Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam rất kiên quyết trong việc loại bỏ những người họ cho là 'vi phạm kỷ luật'.

Tổng kết năm 2018 cho thấy chỉ riêng thủ đô Hà Nội kỷ luật hơn 1.100 và khai trừ 107 đảng viên cộng sản trong năm 2018, tăng nhiều so với 2017.

Khoảng cách giữa thực tế và lý luận

vn6

Thống kê về con số cán bộ đảng viên bị kỷ luật trong phong trào 'Đốt lò' ở Việt Nam

Giới quan sát cho rằng các vấn đề nói trên của Đảng cộng sản Việt Nam không có gì mới.

Có ý kiến cho rằng một lý do của vấn đề 'vi phạm đạo đức, kỷ luật Đảng' còn đến từ sự lệch pha giữa sinh hoạt kinh tế và mô hình chính trị.

Từ giai đoạn 2005-15, Việt Nam đã dần chấp nhận tư duy đa nguyên về kinh tế.

Ngay từ năm 2016, (cựu) Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói chỉ còn "chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt" tại Việt Nam khi đánh giá về xã hội nước này.

Phản ánh các thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế và xã hội đang hội nhập quốc tế nhanh, ngay trong Đảng cộng sản Việt Nam cũng hình thành các xu hướng, phe phái tư bản thân hữu, thân phương Tây, thái tử đảng học nước ngoài về, theo một nhà quan sát.

Việc này đáng ra phải dẫn đến đa nguyên về tư duy quản lý xã hội trong Đảng cộng sản Việt Nam nhưng lại không xảy ra và đang gây mâu thuẫn nội tại cho họ.

Ở Việt Nam hiện nay, đảng cầm quyền vẫn tập trung vào ngoài các biện pháp kỷ luật 'đức trị' mang tính nội bộ.

Việt Nam hiện không có cơ chế nào để các công dân bên ngoài đảng này tác động đến công danh sự nghiệp của đảng viên cộng sản.

Tại những nơi có tổ chức đảng thì họ họp riêng và người ngoài đảng không được tham gia.

Vì thế, "giáo dục, rèn luyện, sàng lọc đảng viên"như TBT Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo khác liên tục nêu ra sẽ vẫn là vấn đề nội bộ của đảng này.

*******************

Quanh việc Việt Nam cho bác sĩ Trung Quốc hành nghề (BBC, 07/03/2019)

Một bác sĩ đặt câu hỏi rằng liệu việc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tập huấn cho bác sĩ Trung Quốc đang hành nghề có phải "là hình thức hợp thức hóa việc họ đang hành nghề".

vn7

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra một phòng khám Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thông báo sẽ tổ chức thí điểm khóa đào tạo liên tục để cập nhật các quy định pháp luật và quy trình chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề khám, chữa bệnh cho các bác sĩ nước ngoài đã được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam, theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Khóa đầu tiên dành cho các bác sĩ Trung Quốc đang hành nghề tại các phòng khám đa khoa trên địa bàn thành phố.

"Thông qua hoạt động thanh, kiểm tra, hoạt động đánh giá chất lượng phòng khám đa khoa, Sở Y tế nhận thấy các bác sĩ nước ngoài, nhất là các bác sĩ Trung Quốc, gần như không nắm vững các quy định pháp luật và quy định chuyên môn khi hành nghề", tờ báo viết.

'Hợp thức hóa' chuyện hành nghề ?

Trả lời BBC hôm 6/3, Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Sơn, Phòng khám Quốc tế EXSON ở Thành phố Hồ Chí Minh, nói :

"Nếu nhìn trên góc độ do các bác sĩ Trung Quốc không hiểu biết về pháp luật Việt Nam dẫn đến vi phạm, thì việc tập huấn, cập nhật kiến thức về pháp luật cho các bác sĩ người Trung Quốc là rất hợp lý và đáng hoan nghênh".

"Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao các bác sĩ Trung Quốc không hiểu biết về pháp luật của Việt Nam, dẫn đến vi phạm, gây hại cho người bệnh, khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam ? Như vậy, khâu chấn chỉnh phải nằm ở chỗ tập huấn, kiểm tra trước khi cấp chứng chỉ hành nghề, và cấp phép làm việc cho họ".

"Không thể cho rằng những sai phạm của các bác sĩ Trung Quốc là do chuyên môn kém, để phải tập huấn chuyên môn theo cách dạy nghề lại cho họ. Một bác sĩ nước ngoài, nếu đã có đủ điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề, hoặc cấp phép hành nghề tại Việt Nam, thì đương nhiên phải có đủ khả năng chuyên môn".

"Còn nếu một người không có đủ khả năng chuyên môn mà vẫn được cấp phép làm việc tại Việt Nam, thì phải xem lại công tác cấp chứng chỉ hành nghề, cấp phép. Còn nếu muốn đúng quy trình, theo tôi, trước tiên phải đình chỉ, không cho họ hành nghề, để không làm hại cho người bệnh, sau đó mới đến việc giúp Trung Quốc đào tạo lại các bác sĩ".

"Trong trường hợp Sở Y tế định tập huấn cho các bác sĩ chưa được cấp phép làm việc tại Việt Nam, thì đó sẽ là hình thức để hợp thức hóa việc họ đang hành nghề tại các phòng khám ở Việt Nam".

'Vấn đề kéo dài và nhức nhối'

Đề cập về thực trạng của các bác sĩ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Sơn nói thêm : "Theo như tôi biết, từ bệnh nhân, từ báo chí, và từ cả những người đã từng làm việc trong các phòng khám có bác sĩ Trung Nam hành nghề, những vi phạm của họ không phải do thiếu hiểu biết về pháp luật".

"Họ thực hiện những trò lừa đảo, và tiến hành những thủ thuật y khoa rất cẩu thả, bất chấp mối nguy hại cho người bệnh. Đó là vấn đề đạo đức, đó là những sai phạm về y đức".

"Vấn đề các phòng khám Trung Quốc bị tố lừa đảo bệnh nhân được dư luận nói rất nhiều, báo chí cũng đăng tải, nhưng tình hình có vẻ không thay đổi. Các phòng khám đó vẫn ngang nhiên hoạt động và liên tiếp sai phạm".

"Có lẽ chỉ có các nhà quản lý y tế mới có thể giải đáp thắc mắc này. Tuy nhiên, việc các bác sĩ Trung Quốc không "hề hấn" gì sau các scandal đã làm cho họ ngày càng ngang nhiên xâm phạm các tiêu chuẩn đạo đức khác. Một trong các việc họ làm là việc giả mạo các cơ sở y tế có uy tín của Việt Nam".

vn8

Ý kiến nói "nền tảng dịch vụ của hệ thống y tế công ở Việt Nam quá kém, trong khi y tế tư nhân còn quá manh mún"

"Đơn cử là phòng khám của tôi vừa bị một phòng khám Trung Quốc mạo danh. Trên thực tế, có vẻ như chính quyền không có khả năng khống chế các hành động phi pháp, vô đạo đức của các phòng khám Trung Quốc. Hoặc là bộ máy chính quyền quá yếu kém, hoặc là nó đã bị chính những kẻ bao che cho các phòng khám Trung Quốc thao túng".

Về việc tại sao các phòng khám Trung Quốc "nở rộ" tại Thành phố Hồ Chí Minh dù liên tục bị tố cáo lừa đảo, Bác sĩ Sơn lý giải :

"Một trong những lý do là ngành y tế Việt Nam, cùng các bác sĩ Việt Nam vẫn chưa đạt được tầm chuẩn mực. Nhất là nền tảng dịch vụ của hệ thống y tế công quá kém, trong khi y tế tư nhân còn quá manh mún".

"Những phòng khám Trung Quốc nắm bắt được điều ấy và họ đeo bám, hứa hẹn… và dễ dàng đưa người bệnh Việt Nam vào tròng".

- Khóa đào tạo cho các bác sĩ Trung Quốc chia làm hai học phần gồm : Những quy định chung về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam ; Cập nhật kiến thức chuyên môn và các quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành.

- Chương trình được những chuyên gia đầu ngành đến từ các bệnh viện chuyên khoa trên địa bàn thành phố giảng dạy, phổ biến quy chế về hồ sơ bệnh án ; hướng dẫn phòng và xử trí cấp cứu phản vệ ; chỉ định can thiệp và chống chỉ định điều trị đối với những bệnh thường gặp tại các phòng khám, các tai biến và xử trí thuộc chuyên khoa phụ sản, ngoại khoa, tai mũi họng.

"Đó là chưa kể vẫn có những bác sĩ Việt Nam đạo đức kém, không coi quyền lợi của bệnh nhân là quan trọng. Điều đó làm cho người bệnh bị mất phương hướng, và dễ bị các phòng khám Trung Quốc lừa đảo".

"Theo tôi, vấn đề phòng khám Trung Quốc là một vấn đề kéo dài và nhức nhối đối với xã hội Việt Nam, dù rằng trên thực tế, không nhiều người có hiểu biết lại tìm đến các phòng khám Trung Quốc khi họ mắc bệnh".

"Nói đi cũng phải nói lại, nền y tế Trung Quốc là một nền y tế khá tiên tiến, đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, các phòng khám Trung Quốc ở Việt Nam thì chưa có cái nào thuộc nhóm các cơ sở y tế có uy tín của Trung Quốc. Tôi cũng chưa thấy bác sĩ nào có vẻ thuộc nhóm bác sĩ chất lượng cao của Trung Quốc sang đây làm việc", bác sĩ Sơn nói với BBC.

Hôm 6 và 7/3 BBC liên hệ với Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh nhiều lần nhưng người trực tổng đài báo rằng ban giám đốc "bận họp cả ngày".

Hồi tháng 12/2018, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh được báo InfoNet dẫn lời :

"Một số bác sĩ Việt Nam tiếp tay cho các phòng khám Trung Quốc. Khi đăng ký mở phòng khám, bác sĩ Việt Nam là người đứng tên và chịu trách nhiệm chuyên môn. Tuy nhiên khi đoàn của Sở Y tế tới kiểm tra thì phát hiện ở phòng khám chỉ có bác sĩ người Trung Quốc".

Tờ báo cũng cho biết hiện Thành phố Hồ Chí Minh có 12 phòng khám Trung Quốc. Trong năm 2018, các đoàn kiểm tra của Sở Y tế đã kiểm tra 24 lần và phát hiện nhiều sai phạm như bác sĩ Việt Nam đăng ký tên mở phòng khám nhưng không có mặt mà chỉ có bác sĩ Trung Quốc. Sở Y tế chỉ phê duyệt cho phòng khám 5 danh mục khám chữa bệnh thì họ tự ý phát sinh thêm hia danh mục để chữa "chui" ; Không có sổ, bệnh án khám chữa bệnh...

Đáng lưu ý, mỗi khi bị rút giấy phép hoạt động, phòng khám có bác sĩ Trung Quốc lại nhờ người khác đứng tên đăng ký kinh doanh để tiếp tục mở phòng khám khác để hoạt động.

Published in Việt Nam