Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ban ngày bên Mỹ vặn được YouTube xem buổi tối Saigon, ngồi trầm ngâm hàng giờ bên ly cà phê sữa giống như các lần ngồi ở quán Continental, nơi nổi tiếng của những lần họp mặt bạn bè xưa, tôi ngỡ ngàng xem từng đoàn xe máy phóng chung quanh Nhà hát Thành phố của những người trẻ tuổi bây giờ.

uocvong1

Sài Gòn sau chiến thắng giải AFF Cup, từng đoàn xe máy phóng chung quanh Nhà hát Thành phố của những người trẻ tuổi bây giờ

Họ đang diễn hành, la hét ầm ĩ, ngay cả vài cô ăn mặc thiếu vải nhún nhảy tự nhiên trên băng sau của những chiếc xe máy đắt tiền hiệu SH hay Honda kiểu mới nhất, ăn mừng trận bóng tròn bán kết lượt về thắng Phi luật Tân, để sửa soạn trận chung kết với Malaysia tuần tới mong tái chiếm cúp vàng đã chờ từ 10 năm nay, sau lần đoạt cúp Suzuki năm 2008.

Họ hét to "Việt nam vô địch" như thể hiện ý chí chiến thắng đó giống các nhóm khán giả đông đảo thường la to mỗi lần có mặt trên những sân vận động.

Nhóm đua xe đông quá và dường như tạo thành sức sống mãnh liệt cho cái thành phố quá tải của đất nước được mệnh danh là "non trẻ" này khi tuổi trung bình của các nhóm trẻ chỉ là 24 tuổi.

Những người trẻ bay lượn trong phố đêm trên những "mô tô bay" như biểu hiện của tự do, của văn minh còn được tìm thấy cho tuổi trẻ của mình trong đất nước đó.

uocvong2

Đội tuyển Việt Nam đang chơi cực kỳ thăng hoa tại AFF Cup 2018

Tôi chợt hiểu tại sao họ thường "đi bão, xuống đường" tràn ngập với những rừng cờ đỏ, băng rôn hay tô son vẽ mặt đậm màu quốc kỳ để chào mừng một trận đá bóng chung kết SEA Game hay Cúp vô địch Đông Nam Á thắng "kẻ địch truyền kiếp" thường là đội bóng Thái Lan, và tuần tới là đội Malaysia.

Bên trên những chiếc xe máy tốc độ giúp cái hừng khí ngắn ngủi chợt tìm thấy, lòng yêu nước được dịp tỏ rõ qua những sự kiện thể thao.

Đam mê còn lại đó cùng những ly bia đầy giúp họ xóa đi cái vô cảm hàng ngày với những vấn đề lớn hơn của xã hội, và bớt đi cái mặc cảm thiếu trách nhiệm với một đất nước tụt hậu thua kém láng giềng.

Tôi ngồi xa cả nửa trái đất mà cũng được hưởng cái thú ngồi quán café quen Sài Gòn, thả hồn vào một số ý nghĩ cũ.

Từ lâu với nhiều kỷ niệm êm đẹp của thời mới lớn ở Sài Gòn, tôi ấp ủ cho mình ý nghĩ sẽ viết một quyển bút ký nhỏ đã có tựa đề chọn sẵn từ nhiều năm "Sài gòn Như Một Tình Nhân".

Và quyển đó phải được bắt đầu từ những ý nghĩ vụn như hôm nay.

Tôi thành thật mến mộ những tác giả chỉ hơn mình 5-10 tuổi, viết lại những chuyện thuộc loại "Đêm Trước" một biến cố lớn nào đó, tường thuật đầy đủ bối cảnh Việt Nam thời chiến tranh, chẳng hạn trước ngày 30/4 một năm nào, và nói hộ hết tâm tư của cả một thế hệ thanh niên ngày đó. Và cho mình tìm lại niềm tự hào của một thuở thiếu niên, đã ôm ấp bao lý tưởng mộng mị phục vụ đất nước.

Đọc xong vài quyển sách gợi chuyện cũ, tưởng như được rũ sạch nỗi ấm ức cái "hội chứng Việt Nam" (Vietnam syndrome) từ lâu về một đất nước phú cường văn minh phải có trong giấc mơ.

Thật sự từ trên 40 năm nay, sau khi du học tuổi 18 rồi ra trường, sống và đi làm nhiều nơi vẫn chưa tỉnh hay ra khỏi được "NÓ", chưa giải tỏa được cái ấm ức của một "giấc mơ không trọn vẹn", của một thời thanh niên đầy nhiệt huyết tự tin mà suốt đời vẫn chưa tìm thấy chốn "dung thân" để phục vụ lý tưởng tuổi nhỏ.

Đã từng về sống lại ở thành phố này suốt 12 năm, lúc tóc đã hoa râm, rút cục đã chỉ mang lại nỗi u hoài cố tìm khoảng thời gian đã mất, tìm về khoảng không gian cũ, tìm về cái lý tưởng một thời nung nấu.

Trong những năm tháng đó, nhìn lại hàng ngày thấy rõ sự phồn thịnh hơn của xã hội về vật chất so với những ngày tuổi trẻ miền Nam của tôi, nhưng tôi vẫn tò mò tìm hiểu nơi đám người tuổi trẻ hiện nay, xem họ có chia sẻ cái "phần hồn ngày xưa" của đám anh em chúng tôi lớn lên trong cùng thành phố này.

Những ý nghĩ bên tách cà phê làm sống lại hình ảnh những con đường phố thân yêu vắng hơn thuở tôi còn cắp sách đi học cấp 2 và 3 (trung học đệ nhất và đệ nhị cấp ngày trước), gò lưng mỗi ngày trên chiếc mobylette vàng của một thằng học trò lớp Đệ nhất (lớp 12 bây giờ) phóng từ ngôi nhà đường Duy Tân, qua trường Luật, qua khu Bàn cờ lên Ngã Sáu, rồi qua nhà thờ Cha Tam đến ngôi trường trung học Chu Văn An thân yêu, học hành đôi chữ cũng có nhưng phần lớn là những ngày "bát học" đi làm báo trường dịp Tết hay tham gia các hoạt động văn nghệ học trò.

Rồi những ngày mới lớn học đòi lớp đàn anh tập ra ngồi uống cà phê phin ở Givral, Brodard hay La Pagode, hóng nghe "chuyện người lớn" và những lời đồn thổi về chính trị của "Radio Catinat" bàn về các thay đổi trong Chính phủ hay diễn tiến cuộc chiến tàn phá hàng ngày, những dàn xếp của thời cuộc chính trị miền Nam, và sau cùng là những lo âu thi cử có thể quyết định chuyện phải rời hẳn ghế học đường để nhập ngũ.

Đó là những ngày lưu dấu kỷ niệm đậm đà nhất của tuổi thanh niên mới lớn ở miền Nam.

Chúng tôi lớn lên trong khung cảnh của một xã hội rối loạn, nhưng may mắn còn được hấp thụ một nền giáo dục mang tiếng "từ chương" (lý thuyết) nhưng vẫn có một giá trị tối thiểu nào đó được chứng tỏ sau này lúc đàn chim non miền Nam chúng tôi tốt nghiệp trung học, bay ra khắp các chân trời thế giới đã ghi lại nhiều thành tích trong các trường đại học Âu Mỹ.

Chúng tôi còn may mắn lớn lên trong một nền lễ giáo cổ truyền Việt Nam còn sót lại, tôn trọng các giá trị gia đình cao đẹp từ ngàn xưa, những tin yêu vào tình đời tình người vẫn còn mạnh mẽ.

Nhất là thời kỳ "vàng son" 1955-63 của nền Đệ nhất Cộng hòa trong thanh bình thịnh vượng của một Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tương đối.

Đáng nói nhất là đám thiếu niên tuổi 15-16 thuở chúng tôi đã manh nha một lòng yêu nước mãnh liệt, muốn góp tay xây dựng một đất nước phú cường bằng sự chăm chỉ học hành trau dồi kiến thức, mơ tưởng đến một nền kinh tế hùng mạnh, một xã hội ấm no công bằng. Chúng tôi chỉ có ý nghĩ đơn giản như đại đa số thanh thiếu niên trong các nước Châu Á khác lúc ấy, là sẽ cố gắng học hành hay làm việc để xây dựng đất nước bằng một nền kinh tế vững chắc.

Nhưng sau này trưởng thành, chúng tôi nhận ra rất sớm là chúng tôi chưa từng có một đất nước yên bình như Singapore hay Hàn Quốc để có thể đóng góp xây dựng đất nước qua ý nghĩ đơn giản đó. Thực tế phức tạp và khó khăn của miền Nam Việt Nam những năm 1960 đã đòi hỏi tuổi trẻ chúng tôi nhiều hơn thế !

Sau 30/4/1975, chúng tôi đã phải thành thật nhìn nhận một giả thử căn bản sai lầm cho tuổi trẻ của mình. Sống trong một ngôi nhà đổ nát bị mưa dột triền miên, việc sửa chữa đáng nhẽ phải khởi đầu từ mái nhà và những cột chống.

Các cố gắng vá víu những chỗ hở nhỏ hay che dột tạm thời là một thái độ tiêu cực, và trách nhiệm đã được thấy rõ cho lứa tuổi chúng tôi ở lúc cuối của một xã hội tan rã vào tháng 4/1975.

Tuy nhiên, những ý nghĩ vụn này cũng tạo dịp cho tôi sống lại những tự hào của một thời tuổi trẻ trong thành phố Sài gòn với lý tưởng mộng mị muốn phục vụ một Việt Nam hùng mạnh tương lai, rồi ra đi du học mong trau dồi kiến thức với tâm huyết hừng hực của một thanh niên tuổi 20, và sau này lúc ra đời làm việc, ở nhiều nơi trên thế giới trong nhiều năm tháng, vẫn mang trái tim tuổi 30 dù mái tóc đã điểm sương.

Vẫn bừng lên sức sống với giấc mơ xưa : Biết đâu sẽ có một ngày ?

Nhân xem hình ảnh các thanh thiếu niên Saigon tràn ra đường mừng hội tuyển bóng tròn xứ nhà thắng Philippines hôm 6/12 để vào chung kết với Malaysia trong mong chờ mang về chiếc cúp AFF Suzuki 2018 lần nữa, tôi thấy mình có bổn phận của một người tuổi 20 từ thành phố này hơn bốn mươi năm trước, nói lại với lớp tuổi 20 ngày hôm nay những tâm tình của chúng tôi ngày trước và chia sẻ một "giấc mơ chưa mất", cũng như truyền tay cho các bạn bó đuốc phải được tiếp tục, không bao giờ tắt cho một Vận Hội Mới Việt Nam.

Là chúng tôi ngày xưa đã không phô diễn sức sống tuổi trẻ hay hành xử tự do bằng những buổi đua xe máy nguy hiểm, hay diễn tả trầm cảm thất vọng do những tiêu cực hay bất cập trong xã hội bằng những điếu cần sa hay thuốc lắc.

uocvong3

Liệu đội Việt Nam có đem về chiếc cúp AFF Cup như thời điểm 10 năm về trước

Ngày xưa khoảng năm 1966-67, Việt Nam cũng đã từng đoạt cúp bóng tròn Merdeka (vô địch Đông Nam Á) tổ chức ở Malaysia, tôi cũng đã có cảm giác chiến thắng tuyệt vời như các bạn bây giờ nhưng chỉ biết tỏ lòng yêu nước đơn giản bằng la hét trò chuyện với bạn bè quanh ly cà phê đá, chứ không có được những cuộc xuống đường "đi bão" ban đêm hay với bia rượu tràn ly sau mỗi trận đá thắng của đội tuyển Việt Nam. Nhưng vẫn nhớ lại được hoàn toàn các cảm giác ngọt ngào của lòng yêu nước tràn dâng cùng nhóm bạn bè thân ái.

Phải chăng chúng ta cần đóng góp nhiều hơn bằng sự học hay việc làm đơn giản hàng ngày, bằng những trau dồi kiến thức mà không chỉ vị bằng cấp, hay bằng tài trí cho một Việt Nam phát triển và dân chủ mai hậu, và nhất là bớt đi lòng vô cảm như hiện tại với xã hội và đất nước ?

Trong tình trạng phức tạp của thế giới hiện tại với những tham vọng bành trướng trực chờ, sự chậm tiến tụt hậu về kinh tế cũng nhục nhã không kém việc mất chủ quyền nếu tuổi trẻ chúng ta không ý thức và sửa soạn đầy đủ từ bây giờ.

Vũ Thăng Long

Nguồn : BBC, 11/12/2018

Published in Diễn đàn
dimanche, 16 décembre 2018 22:44

Bóng đá : Việt Nam vô địch AFF Cup 2018

Thắng Malaysia 1-0 ở lượt về, Việt Nam vô địch AFF Cup (BBC, 15/12/2018)

Nguyễn Anh Đức ghi bàn duy nhất ở phút thứ 6 trong trận lượt về, giúp Việt Nam thắng Malaysia 1-0, giành chức vô địch AFF Cup ngày thứ Bảy 15/12.

vodich1

Cổ động viên Việt Nam ở sân Mỹ Đình ngày 15/12

Trong trận lượt đi ở Malaysia, hai đội hòa nhau 2-2.

Như vậy, Việt Nam thắng với tổng tỷ số 3-2 sau hai lượt trận, trở thành nhà vô địch AFF Cup 2018.

AFF Cup 2018 là lần thứ 6 kể từ năm 2004 (thời điểm đổi thể thức thi đấu) mà trận chung kết là cuộc tái ngộ của hai đội cùng bảng.

Lợi thế 2-2 ở lượt đi đã được thầy trò HLV Park Hang-seo tận dụng thành công với một thế trận hợp lý ở trận lượt về để giành thắng lợi cuối cùng.

Tiền đạo Anh Đức sớm đưa Việt Nam vươn lên dẫn trước nhưng thế trận sau đó không hề dễ dàng chút nào cho đội bóng áo đỏ.

Song bản lĩnh thi đấu cùng chiến thuật hợp lý đã giúp chúng ta giành thắng lợi sau cùng trong sự vỡ òa của hàng triệu người hâm mộ mong mỏi chiến công này suốt một thập kỷ.

Chiến thuật "phủ đầu"

Anh Đức và Hùng Dũng là hai sự thay đổi của HLV Park Hang-seo trong đội hình xuất phát nhằm đánh "phủ đầu" Malaysia như đã từng làm với Philippines.

Chiến thuật này của thầy Park tiếp tục phát huy hiệu quả khi lối chơi áp sát nhanh của Việt Nam khiến hàng phòng ngự đối thủ chỉ đứng vững được 5 phút.

Anh Đức tiếp tục cho thấy cái duyên ghi bàn khi tung cú vô lê hiểm hóc mở tỷ số cho Việt Nam sau đường chuyền của Quang Hải.

Một bàn thắng lại đến từ cánh trái với những cái tên quen thuộc là Văn Hậu và Văn Đức đóng góp dấu giày.

Khả năng chuyển trạng thái

Như thường lệ, Việt Nam sau bàn mở tỷ số chủ động lùi về thiết lập thế trận chắc chắn nhường quyền kiểm soát bóng cho đối thủ.

Thống kê cho thấy tỷ lệ cầm bóng của Việt Nam chỉ là 42% so với 58% của đối thủ nhưng vẫn như hai cuộc đối đầu trước, Việt Nam là đội tạo ra nhiều cơ hội ghi bàn hơn.

Điểm khác biệt nhất giúp Việt Nam chiếm ưu thế trước Malaysia cả 3 cuộc đối đầu tại AFF Cup năm nay chính là khả năng chuyển đổi trạng thái từ phòng ngự sang tấn công.

Quang Hải và các đồng đội không cần cầm quá nhiều bóng nhưng mỗi khi có thể chúng ta luôn triển khai bóng rất nhanh lẫn hiệu quả.

Việt Nam có Ngọc Hải và Duy Mạnh ở hàng phòng ngự với khả năng phất những đường bóng dài không thua kém gì một tiền vệ, có Huy Hùng cùng khả năng thoát áp sát và đặc biệt là Quang Hải, Văn Đức là những cầu thủ cực kì nhanh nhẹn lẫn xử lý trái bóng gọn gàng.

vodich2

Nguyễn Anh Đức ghi bàn duy nhất ở phút thứ 6 trong trận lượt về

Malaysia không dễ bỏ cuộc

Người Mã không hề nao núng sau bàn thua và thực tế phải khi trọng tài thổi còi kết thúc hiệp 1, người hâm mộ mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

HLV Tan Cheng Hoe cho thấy ông và các đồng sự đã chuẩn bị kỹ như thế nào cho trận đấu quan trọng nhất giải khi Malaysia hôm nay thi đấu đa dạng hơn hẳn các trận đấu trước.

Ngoài hai cánh, Malaysia cũng tạo áp lực liên tục lên trung lộ khiến hàng phòng ngự Việt Nam nhiều phen chao đảo.

Dẫu vậy không may cho ông Tan Cheng Hoe khi bên kia chiến tuyến là một Park Hang-seo bậc thầy về chiến thuật và đọc trận đấu.

Hàng phòng ngự

Giống như trận lượt đi, hàng phòng ngự Việt Nam trải qua nửa đầu hiệp 1 đầy khó khăn bất chấp lợi thế dẫn bàn sớm.

Chỉ trong vòng 20 phút đầu trận, chúng ta đã phải nhận 3 thẻ vàng đều thuộc về các vị trí ở hàng phòng ngự là thủ môn Văn Lâm, các hậu vệ Trọng Hoàng, Đình Trọng.

Dẫu vậy, dưới sự chỉ huy của đội trưởng Ngọc Hải, hàng phòng ngự Việt Nam càng thi đấu càng chắc chắn và khiến người Mã không còn tạo ra nhiều pha uy hiếp trong hiệp 2.

Đình Trọng và Văn Lâm xứng đáng là hai cái tên thi đấu hay nhất hàng phòng ngự hôm nay.

Trong khi Đình Trọng là cái tên quen thuộc khi thể hiện phong độ ổn định đáng kinh ngạc từ đầu giải thì Văn Lâm sau trận lượt đi phải nhận nhiều chỉ trích đã "sửa sai" quá tốt ở trận lượt về với ít nhất 3 pha cứu thua xuất sắc.

vodich3

Hình ảnh ở sân Mỹ Đình, Hà Nội ngày 15/12

Danh hiệu của thầy Park

Bóng đá là một môn thể thao khắc nghiệt và dù HLV Park Hang-seo đã đưa Việt Nam đạt được liên tiếp những kỳ tích ở giải U23 Châu Á hay ASIAD thì ông vẫn cần một danh hiệu để được nhắc nhớ mãi về sau.

Và chức vô địch AFF Cup chính là điều mà chiến lược gia người Hàn Quốc cần.

Quang Hải là cầu thủ xuất sắc nhất giải, Đình Trọng - Ngọc Hải - Duy Mạnh tạo thành lá chắn thép trước khung thành Văn Lâm hay Anh Đức là người ghi bàn quyết định nhưng chính thầy Park mới là ngôi sao sáng nhất của đội tuyển Việt Nam.

Những quyết định chính xác, xoay tua nhân sự hợp lý cùng lối chơi khoa học của ông đã giúp Việt Nam lên ngôi vô địch khu vực một cách thuyết phục và giúp người hâm mộ giải cơn khát vô địch AFF Cup kéo dài 10 năm.

Phan Ngọc

******************

Hàng chục người thương vong do tai nạn trong đêm đội tuyển Việt Nam đoạt cúp AFF (RFA, 16/12/2018)

Đã có ít nhất 14 người tử vong và 10 người bị thương trong 19 vụ tai nạn đường bộ trong đêm cả nước đi bão ăn mừng đội tuyển bóng đá Việt Nam đoạt chức vô địch AFF Cup 2018 hôm 15/12/2018.

vodich4

Đội tuyển bóng đá Việt Nam nâng cúp vô địch AFF ở Mỹ Đình, Hà Nội hôm 15/12/2018 - AFP

Báo Lao Động trích nguồn tin từ Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an, cho biết như vậy hôm 16/12.

Hàng ngàn người dân ở nhiều thành phố của Việt Nam đã đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của đội tuyển trước đội Malaysia trong đêm chung kết ở Hà Nội.

Truyền thông trong nước cho biết, công an thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã phải huy động lực lượng để đảm bảo an toàn giao thông trước và sau trận đấu. Tuy nhiên hình ảnh trên các video lan truyền trên mạng ngay sau trận đấu cho thấy nhiều tuyến phố tắc nghẽn giao thông, thậm chí có cả những hình ảnh tai nạn giao thông thương tâm trên đường phố.

Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt - Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho báo chí biết đã có 141 trường hợp vi phạm giao thông trong đêm ăn mừng. Công an đã tạm giữ 115 phương tiện các loại.

Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh cho biết các đội nghiệp vụ Công an thành phố Biên Hoà (Đồng Nai) trong đêm 15 rạng sáng 16/12 đã bắt giữ 22 người về hành vi đốt pháo ở các xã phường Tân Phong, Trảng Dài, Thống Nhất… Tại thành phố Vĩnh Long, cảnh sát giao thông đã xử lý 25 trường hợp vi phạm, tạm giữ 17 phương tiện.

Theo báo Pháp Luật, vào sáng ngày 16/12, bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh đã cấp cứu một trường hợp bị thương vùng đầu mặt do pháo sáng. Bệnh viện này trong đêm ngày 15/12 và rạng sáng 16/12 đã phải cấp cứu gần 130 trường hợp đi bão sau trận chung kết bóng đá, trong đó 20 ca phải mổ cấp cứu.

*******************

Hàn Quốc coi HLV Park Hang-seo là ‘người hùng’ (VOA, 16/12/2018)

Huấn luyn viên Park Hang-seo đã được nhiu người Hàn Quc coi là "anh hùng" sau khi giúp đội tuyn quc gia Vit Nam giành chc vô đch bóng đá Đông Nam Á.

vodich5

Ông Park Hang-seo nhận cúp AFF hôm 16/12.

Tuyển Vit Nam đánh bi Malaysia vi t s chung cuc 3 – 2 ti gii AFF Suzuki Cup, sau khi thng 1 – 0 trn lượt v hôm 15/12 trong s c vũ cung nhit ca khán gi nhà.

Theo Korea Times, người dân Hàn Quc cũng b cun vào "cơn st" bóng đá Vit Nam cùng vi ông Park.

Trang này đưa tin rng SBS, mt trong ba kênh truyn hình ln Hàn Quc, đã hy chiếu mt b phim ăn khách đ phát trn đu gia Vit Nam và Malaysia.

Dù không có đội tuyn Hàn Quc thi đu, s người xem đã tăng hơn 18%. "X s kim chi" là nơi có đông công dân và cô dâu Vit sinh sng.

Mt người s dng mạng xã hi cũng được trích li, bày t hy vng rng hun luyn viên Park s tr thành "đi s trn đi [ca Hàn Quc] Vit Nam", và nói thêm rng "chưa có nhà ngoi giao nào hoàn thành nhim v tuyt vi như ông Park".

Trong cuộc hp báo sau trn đu hôm 15/12, huấn luyn viên người Hàn Quc nói rng giành được chc vô đch bóng đá Đông Nam Á là điu tuyt vi nht trong s nghip ca ông.

Nhà cầm quân này cũng nhc ti cu th Nguyn Anh Đc, tin đo ghi bàn duy nhất trên sân M Đình, cũng như công sc và n lc ca c đi tuyn trong chiến thng này.

Theo đoạn video mà phóng viên VOA tiếng Vit xem, ông Park nói thêm rng ông "rt thích làm vic ti Vit Nam" cũng như vi đi tuyn bóng đá quc gia.

"Chiến thng tại gii đu này là khonh khc tuyt vi nht trong s nghip ca tôi", hun luyn viên 59 tui nói.

Ông cũng bày tỏ s biết ơn người dân Hàn Quc đã ng h ông đng thi kêu gi các c đng viên Vit Nam "yêu người Hàn như yêu mình".

"Thật là điu vinh hạnh cho tôi khi có th đóng góp vào vic cng c quan h gia Hàn Quc và Vit Nam", ông Park nói trong cuc hp báo.

vodich6

Ông Park Hang-seo và đội tuyn U-23 Vit Nam chp nh chung vi Tng thng Hàn Quc Moon Jae-in hi tháng Ba năm nay.

Trong khi đó, huấn luyn viên đi Malaysia Tan Cheng Hoe ca ngi các tuyn th nước mình, sau khi bt ng lt vào ti vòng chung kết, đng thi bày t tin tưởng rng đi tuyn quc gia s còn tiến b na sau mt thi gian thi đu xung phong đ.

vodich7

Cổ đng viên Vit Nam.

Theo các đoạn video đăng ti trên mng xã hi, trong khi tr li hp báo, các cu th đã khiến ông Park Hang-seo bt ng khi té nước lên người ông đ ăn mng chiến thng.

AFF Suzuki Cup là chức vô đch Đông Nam Á th hai ca Vit Nam sau ln đu đt được mt thp k trước năm 2008.

Các hình ảnh trên mng cho thy nhiu người đã đ ra đường phố khắp Vit Nam đ ăn mng chiến thng ca đi tuyn bóng đá, và không ít người mang theo hình nh ca ông Park, quc kỳ Vit Nam và c c ca Hàn Quc.

Trên trang Facebook chính thức hôm 16/12, Tng thng Moon Jae-in viết bng tiếng Hàn vi phn dch tiếng Việt : "Tôi xin nhit lit chúc mng Đi tuyn bóng đá quc gia Vit Nam dưới s dn dt ca Hun luyn viên Park Hang Seo đã giành chc vô đch ti "Gii bóng đá Đông Nam Á 2018 (AFF Suzuki Cup)".

Ông viết thêm : "Được chng kiến hình nh các c đng viên Việt Nam giương cao c Vit Nam và c Hàn Quc ti trn chung kết ngày hôm qua, tôi cm nhn được rng hai nước đã tr thành nhng người bn ngày càng gn gũi thông qua bóng đá".

****************

Hoan hô Ban dân nguyện, đi xem chung kết nhớ vỗ tay luôn luôn (RFA, 14/12/2018)

Đúng là nước mình không thiếu chuyện vui và cảm động. Chỉ vài chục tiếng trước giờ trái bóng lăn trên sân Mỹ Đình trong trận chung kết Việt Nam-Mã Lai, thì người dân lại được một phen chứng kiến sự tận tụy của Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

vodich8

Các cầu thủ Việt Nam chào người hâm mộ vào cuối trận chung kết lượt đi với Malaysia cup AFF Suzuki Cup 2018 ở sân Bukit Jalil ở Kuala Lumpur hôm 11/12/2018  AFP

Hoan hô Ban Dân nguyện. Các anh chớ tủi thân. Vì dân mạng chưa đánh giá được tinh thần vì dân vì nước sâu xa của chúng mình, nên mới mắng các anh xơi xơi suốt ngày hôm qua như thế.

Vì đúng như bác Đỗ Văn Đương Ban phó trả lời báo chí, đi làm cả một tuần đã mệt chết đi rồi, thứ bảy được nghỉ ngơi chút đỉnh, lại còn phải đi xem bóng đá nữa nào có sung sướng gì. Đây chúng mình đi là công việc "dân vận, dân nguyện" đấy chứ. Vì dân, vì nước, vì nền bóng đá. Chứ việc công bề bề ra đấy, nào có ngơi tay để được giải trí tí nào đâu.

Đây nhá, theo Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 ngày 17/03/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban dân nguyện, thì Ban có đến 9 nhiệm vụ quan trọng. Tóm tắt như sau :

- Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Ban dân nguyện để nghiên cứu.

- Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.

- Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, 

- Thông qua việc thực hiện công tác dân nguyện, nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật.

Mà các anh chị biết trong năm qua, những việc cử tri khiếu nại, tố cáo, phản ánh là bao nhiêu không ?

Mới cuối tháng 10/2018 vừa rồi, tổng hợp ý kiến cử tri gửi đến Quốc hội kỳ họp thứ 6 thì đã có đến hơn 2.000 ý kiến liên quan đến hoạt động Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Cụ thể là kiến nghị giảm văn bản hướng dẫn trái với nội dung của luật, không đúng thẩm quyền, gây khó khăn cho đời sống người dân. Giám sát quản lý đất đai, công sản. Tiến độ thực hiện và chất lượng công trình, dự án do Nhà nước đầu tư, nhất là dự án giao thông, đường cao tốc. Xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa, lãng phí sách giáo khoa, sai phạm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Chất lượng, hiệu quả mạng lưới y tế cơ sở. An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường. Lạm lạm thu đầu năm học, bạo hành trẻ mầm non. Khu đô thị Thủ Thiêm. Thủ tục hành chính rườm rà, công chức hách dịch cửa quyền (có thủ tục hành chính người dân phải mất hàng trăm giờ, hàng chục triệu đồng mới làm xong). Việc cắt giảm thủ tục hành chính còn hình thức, chạy theo số lượng.

vodich9

Công văn của Ban Dân nguyện gửi Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xin vé xem trận chung kết hôm 15/12/2018Courtesy FB

Trước thời điểm này tròn một năm, vào cuối năm 2017, bà Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nói rõ : "Nhiều vụ việc tham nhũng được phát hiện do tố cáo của người dân hoặc mâu thuẫn nội bộ mà không phải qua thanh tra, kiểm tra. Hiện tượng dân phải lót tay để giải quyết công việc còn phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành, trong phạm vi rộng".

Báo chí Việt Nam dẫn nguồn Đánh giá của PAPI 2016 cho thấy, tỷ lệ người dân nói họ phải "lót tay" công chức để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho giáo viên tiểu học công lập để con em được quan tâm hơn vẫn tiếp tục tăng. Khoảng 54% số người dân nói phải đưa hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực nhà nước (năm 2011 tỷ lệ này là 46%, năm 2015 là 51%).

Riêng vụ Thủ Thiêm, mới hôm cuối tháng 5 đây thôi bà Trưởng Ban Dân nguyện còn nói bà "rất xót xa" vì "cử tri với đại biểu vốn không có khoảng cách, "vậy mà cử tri đã chờ đợi rất lâu để những giọt nước mắt ấy đến được với những đại biểu Quốc hội".

Đấy, công việc nặng nề và đầy xót xa như thế mà phải bỏ cả tối thứ bảy để đi dân nguyện bóng đá. Tinh thần này cần biểu dương, thưa các quần chúng.

Mà làm việc công thì tất nhiên ngân sách nhà nước phải bỏ ra.

Điều 5 Nghị quyết thượng dẫn quy định : "Kinh phí hoạt động của Ban dân nguyện là một khoản trong kinh phí hoạt động của Quốc hội". Rất minh bạch. Các quần chúng thiếu hiểu biết nên nghĩ xem, nếu anh em bỏ tiền túi ra mua thì cớ gì phải soạn công văn nhà nước ? Chính vì đây là hoạt động công vụ của Ban, nên mới cần phải đánh công văn chính thức, gửi cả Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và lưu cả hành chính như thế.

(Chứ) làm cán bộ mà phải xếp hàng hay thức đêm chầu chực mua vé như dân thường thì kém thu hút quá. Thế thì ai còn muốn phấn đấu làm cán bộ làm gì !

Cuối cùng, tôi cũng rất phiền lòng với việc báo chí thắc mắc tại sao cả Ban khoảng 40 người mà công văn xin mua đến 200 vé. Thắc mắc đấy chứng tỏ các anh không hiểu gì về cơ chế "xin cho", "cấp phát" cả. Đã cất công xin thì phải xin nhiều, xin tọa lọa ra, để các anh trên còn nâng lên đặt xuống, tính toán, cân đối, phân chia... (Chứ các anh nghĩ) chỉ có mỗi mình Ban Dân nguyện đánh công văn xin mua vé hay sao ?

Tre (Tre's blog)

Chú thích :

http://plo.vn/the-thao/trong-nuoc/ban-dan-nguyen-len-tieng-ve-cong-van-mua-ve-tran-chung-ket-808075.html

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-1156-2016-UBTVQH13-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-to-chuc-Ban-dan-nguyen-307355.aspx

http://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx ?itemid=37671

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/dan-van-phai-boi-tron-thu-tuc-dang-ky-ket-hon-khai-sinh-301578.html#inner-article

https://vnexpress.net/thoi-su/nhieu-vu-an-tham-nhung-duoc-phat-hien-do-mau-thuan-noi-bo-3671200.html

https://tuoitre.vn/nuoc-mat-cu-tri-thu-thiem-lam-toi-xot-xa-201805301141...

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/dan-van-phai-boi-tron-thu-tuc-dang-ky-ket-hon-khai-sinh-301578.html#inner-article

Published in Việt Nam

Tối ngày 16/12, đội tuyển Việt Nam vô địch giải AFF cup 2018. Hàng triệu người xuống đường để vui với chiến thắng lần này. 

dibao1

"Đi bão" sau khi Việt Nam chiến thắng Malaysia và giành chức vô địch AFF cup sau 10 năm.

Chúc mừng sự nỗ lực của từng thành viên trong đội bóng, vinh quang dành cho các bạn. Nhưng bài viết này muốn chia sẻ một góc nhìn khác của bóng đá, một cái nhìn của một người khao khát nhân quyền.

Bóng đá, một mặt giúp Việt Nam giải tỏa cơn khát huy hoàng, mặt khác, giúp giải tỏa sự ức chế trong con người Việt qua trạng thái "đi bão". Bóng đá, cũng khiến cho nhiều người dân quên đi cái thua và kém của quốc gia, để có thể mơ tưởng nhiều hơn đến những ước vọng vô dịch khác. 

Việt Nam vô địch với những trận bão xuyên đêm thu hút hàng triệu người không khác gì xã hội La Mã cách đây 2118 năm về trước. Khi mà để chuyển sự chú ý của công chúng khỏi tham lam chính trị và tham nhũng - và đặc biệt, là khoảng cách gia tăng giữa người giàu và người nghèo. Julius Caesar đã tuyên bố : Hãy cho bọn chúng bánh mì và rạp xiếc. 

Bóng đá không giống như tượng đài, nó khiến con người thực sự quên đi cái đói và cái khát về cả vật chất lẫn tinh thần.

Mới đây, nhà báo Mai Quốc Ấn dẫn lại bài viết về nhà nhân chủng học người Brazil Roberto DaMatta trong đó ông giải thích rằng sự phổ biến của bóng đá thể hiện một khao khát tự nhiên về tính hợp pháp, bình đẳng, và tự do.

Và thực sự là như vậy. Việt Nam vô địch đem lại nhiều suy niệm về cái giá trị hào nhoáng đó. Bên trong một số đông không nhỏ mong ước có thể biến cả hệ chính trị Việt Nam trở thành một hệ bóng đá, nơi mà người dân có thể thuê lãnh đạo về để cải tạo mọi thứ và đem lại giá trị vô địch về kinh tế, nhân quyền, xã hội. Một bộ phận không nhỏ đó khát khao sự thay đổi và mong muốn sự thay đổi, bắt nguồn từ hiện thực đầy khốn nạn : tình trạng minh bạch xếp hạng 105 ; tự do báo chí hạng 175 ; môi trường hạng 123 ; GDP hạng 134 ; tiền mất giá hạng 2 ; và các tệ nạn khác,… 

Một bộ phận không nhỏ cần một sự vô địch mang tính cải cách thể chế, bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội để sự vô địch đó không mang tính chớp nhoáng, mà được duy trì và trải rộng đến hàng thế hệ sau. Bởi lẽ, vô địch bóng đá cũng sớm qua đi, còn cơm áo gạo tiền luôn chực chờ tăng giá ; khoảng cách giàu nghèo đang tăng và sự hội nhập về chính trị - kinh tế đang chậm lại. Vô địch bóng đá có thể đến lần sau, nhưng bỏ lỡ đi đầu trong phát triển kinh tế - chính trị - xã hội tức bỏ lỡ cơ hội của hàng thế hệ, trên sự mất mát của tiềm lực quốc gia. 

Con thuyền 4.0 mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn ngày ngày hô hào sẽ khó có thể vượt qua khỏi ao làng, nếu như nó dựa trên tư duy chính trị - kinh tế 0.4. Thế nhưng điều này không hề dễ dàng, bởi những đầu óc cổ lậu vẫn đang thao túng và đang tìm cách kiềm chặt sự phát triển trở lại. 

Mới đây, báo Quân đội Nhân dân đăng bài viết của tác giả Đào Xuân Dũng : Muốn phát triển kinh tế thị trường càng cần định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Đây là quan điểm của tác giả, với sự lồng ghép giữa kinh tế thị trường và lý luận Mác-Lenin, và dài hơn 3.000 chữ. Nhưng tác giả sẽ không thể trả lời được câu hỏi, nếu không mâu thuẫn với những tiêu chí kinh tế thị trường hiện đại thì tại sao đến giờ EU và Mỹ vẫn chưa công nhận ? Và ngay cả phần viết cũng không chỉ rõ được nhóm tiêu chí của kinh tế thị trườngT hiện đại thì làm sao để có thể nói là mâu thuẫn hay không mâu thuẫn. Cái dở nhất của bài là trích dẫn quan điểm của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Một quan điểm sáo rỗng và giáo điều ; một quan điểm đến từ sự nhận thức chủ quan què quặt mà bỏ qua giá trị khách quan đối sánh về kinh tế thị trường. 

Những bài viết thừa chữ nhưng thiếu căn cứ như vậy đầy rẫy trên các trang báo và được dán mác "bình luận, chính trị, xã luận". Và tác dụng duy nhất của nó lại chính là để tô hồng cho những lý luận đã không hợp thời, một sự gượng ép và thô cứng đáng kinh sợ. 

Giá như Đảng cộng sản Việt Nam không phải là lực lượng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của nhà nước, hoặc giả như có là như thế - thì người đứng đầu phải là nhà kỹ trị - kinh tế, phải là nhà tư tưởng thực sự, một nhà lý luận sống động thực sự. Thế nhưng, đa phần các đời Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam lại là những nhà xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trên nền tảng ghi và chép. Những gì đã diễn ra hàng thập niên trước, thậm chí hàng thế kỷ trước tiếp tục được "chép và dán" vào đời sống chính trị, bất cần biết đúng hay sai, chỉ cần biết hồng hơn là chuyên. Và đáng ra, những người với tầm nhìn manh mún, giáo điều và cóp vá đó chỉ nên giữ vị trí thủ kho hoặc thủ thư, thay vì là nhà lãnh đạo. Bởi họ có tầm nhìn gì đâu mà lãnh đạo ? 

Một thời sao chép mô hình Liên Xô, từ luật pháp cho đến cấu trúc chính trị. Và giờ đây tiếp tục sao chép Trung Quốc, từ cấu trúc chính trị cho đến luật pháp, kinh tế. 

Thế nên, nền chính trị và kinh tế không có cơ hội bức phá. Cuộc cách mạng 4.0 được đặt trên con thuyền giấy 0.4, làm liên tục đến một bánh vẽ hơn là một sự thực tâm. 

Giấc mộng Việt Nam vô địch về hội nhập và phát triển vì thế ngày một xa vời, càng xa vời hơn trong những năm gần đây. 

Và người dân phải cắn răng mà khen, bởi chê thì đồng nghĩa với bạo lực, nhà tù.

"Đi bão", vừa là bánh mì, vừa là rạp xiếc thời hiện đại. Nhưng nó lại vừa là sự thể hiện khát vọng tự do không ngơi nghỉ của người Việt.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 17/12/2018

Published in Diễn đàn

Trí thức Pháp : Bóng đá không hẳn là "tha hóa"

Báo Le Monde ngày 10/07/2018 nhân trận kỳ cúp bóng đá này để nhắc lại chuyện xưa. Mấy ai biết rằng thắng lợi của đội tuyển Pháp năm 1998 đã làm thay đổi triệt để quan điểm của giới trí thức và văn nghệ sĩ Pháp với môn thể thao vua này như thế nào.

phap1

Đội tuyển Pháp năm 1998 - Ảnh chụp màn hình

Sử gia Yvan Gastaut, giảng dạy tại Đại học Nice nhớ lại : "Từ lâu vẫn mang tư tưởng chống bóng đá, cuối cùng giới trí thức cũng đã bắt đầu quan tâm đến môn thể thao này". Vào thời đó, một số người vẫn xem bóng đá như là "một cơn dịch bệnh cảm xúc".

Nói một cách khác, đó là một màn trình diễn đần độn, một trò chơi vô bổ. Ý tưởng này thấm sâu trong giới văn hóa, bất chấp sự nhìn nhận niềm đam mê của các văn hào Albert Camus hay Henry de Montherland đối với bóng đá, bất chấp bài phỏng vấn Michel Platini do nữ sĩ Marguerite Duras thực hiện cho Libération năm 1987.

Phải đợi đến thắng lợi của đội áo Lam năm 1998, cách nhìn đó mới được thay đổi. "Chiến thắng này đã xóa tan mặc cảm ở nhiều người trong giới trí thức, vốn dĩ rất yêu thích môn bóng đá mà không dám thổ lộ. (…) Mọi người cứ thế mà bắt đầu bàn luận một cách thoải mái giống như là một sự giải phóng lời nói vậy đó", ông Laurent Veyssière, quản thủ Viện Di sản Quốc gia Pháp INP, nhận xét. "Cuối cùng người ta có thể thốt lên rằng họ thích bóng đá".

"Giờ đây bóng đá có thể được công khai bàn luận mà không sợ bị giới có học đánh giá là không có gu thưởng thức". Ngay từ mùa xuân năm 1998, bóng đá đã được xem như là "một gu thưởng thức chính đáng ở giới trí thức". Nhiều giảng sư đại học nghiễm nhiên công khai bật tivi theo dõi các trận cầu mà không cần giấu giếm. Bóng đá còn trở thành đối tượng nghiên cứu lịch sử và xã hội học.

Le Monde cho biết, trong kỳ Worl Cup 2018 này, các kênh truyền hình đã gặp bối rối trong việc ra quyết định chọn khách mời. Cả một danh sách dài các quan khách tham gia bình luận bóng đá, trong số này có cả các văn hào, viện sĩ hàn lâm lẫn các triết gia.

Gà Trống Lam "song đấu" cùng Con Quỷ Đỏ

Nhưng có lẽ chủ đề được các báo quan tâm nhiều nhất là trận song đấu tối nay giữa hai đội tuyển Pháp – Bỉ. Libération trên nền ảnh hai cầu thủ Pháp (áo lam) và Bỉ (áo đỏ), mặt đối mặt, chạy tít lớn "Pháp – Bỉ : Anh em nửa vời".

Nửa vời, đó là vì "Nước Pháp luôn bị xem như là một người anh cả thù địch", tựa một bài viết khác trên Libération. Người Bỉ nói tiếng Pháp thường xuyên mong muốn người hàng xóm của mình gặp thất bại. Những người hàng xóm mà họ đánh giá là quá kiêu ngạo.

Một điều chắc chắn là "cuộc hội ngộ giữa những người quen cũ này" tựa của La Croix sẽ là "một cú sốc giữa những người hàng xóm để giành chiếc vé chung kết", như nhận xét của Le Figaro.

La Croix viết : "Những Con Quỷ Đỏ - tên gọi chính thức dành cho 11 tuyển thủ Bỉ kể từ sau trận gặp đội Pháp trước Đệ Nhất Thế Chiến - cố tình dùng đội Pháp như là một nhiệt kế để đo lường trình độ của mình trước khi lao vào đối đầu với những quốc gia nổi tiếng "lì lợm" như Đức hay Anh chẳng hạn. Ngược lại, đội tuyển Pháp cũng sử dụng những người anh em láng giềng phía bắc này như là một đối tác để tập huấn trong những trận đấu không phải lúc nào cũng rất hữu nghị".

Vì là người quen cũ nên đội Bỉ sẽ là một đối thủ đáng gờm. "Đội tuyển Bỉ là một ê-kíp tắc kè", Libération lưu ý. Để chống lại Brazil, Những Con Quỷ Đỏ đã biết cách tự thích hợp theo cuộc chơi. Tính linh hoạt này có thể sẽ cho phép họ đối đầu với đội áo Lam.

Hội ngộ giữa hai đồng đội cũ

Trận cầu này có lẽ hấp dẫn không chỉ đơn giản là một trận cầu giữa hai đội tuyển, mà còn là một cuộc đấu trí giữa hai cựu tuyển thủ từng làm nên kỳ công cho đội tuyển Pháp năm 1998 : Didier Deschamps, huấn luyện viên đội Pháp và Thierry Henri, cố vấn thứ ba của đội bóng Bỉ.

Với Le Monde, cho đến giờ phút này "Didier Deschamps : là người tạo ra thắng lợi". Là một người thực tế, huấn luyện viên đội tuyển áo Lam đang hướng đến mục tiêu tối thượng : giành lấy chiếc Cúp Thế Giới tại Nga, hai mươi năm sau đã từng đoạt cúp với tư cách là đội trưởng.

Nhìn sang địch thủ của Deschamps, Le Monde hóm hỉnh chạy tựa : "Thierry Henri, thỏa ước với Những con Quỷ". Kể từ năm 2016, người ghi bàn nhiều nhất cho lịch sử đội áo Lam là một trong những trợ lý của đội Bỉ. Giờ đây, sau 20 năm, kể từ khi Pháp đoạt ngôi sao đầu tiên, Thierry Henri gặp lại đồng đội cũ, nhưng mỗi người ở một vị thế khác nhau. Một cuộc hội ngộ đến lạ lùng, Le Monde kết luận.

Minh Anh

Published in Quốc tế
samedi, 27 janvier 2018 13:57

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con

Câu thơ của Tản Đà :

Dân hai nhăm triệu ai người lớn 

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.

Chuyện bóng đá

Cuối cùng thì đội tuyển U23 Việt Nam đã chia tay Giải vô địch bóng đá U-23 Châu Á (AFC U-23 Championship) với kết quả Á quân. Và nhận được giải Fair-play.

bongda1

Trận chung kết U23 Việt Nam – U23 Uzbekistan ngày 27/01/2018

Trước trận chung kết, tôi cũng như rất nhiều người Việt trong và ngoài nước khác, mong đội U23 Việt Nam thắng, không phải vì "lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc" gì đó như ai đó nói, mà với lý do khác : để bao nhiêu người không thất vọng mà làm chuyện gì xuẩn ngốc hoặc lại quay sang chì chiết, trách móc các cầu thủ và cả ông huấn luyện viên người Hàn quốc ! Nếu Việt Nam thắng, phản ứng vui mừng quá mức của nhiều người Việt sẽ làm thế giới sửng sốt (như họ đang sửng sốt từ đầu giải tới giờ vì điều đó). Nhưng nếu Việt Nam thua, những phản ứng tiêu cực của nhiều người Việt chắc chắn sẽ còn làm cho thế giới... kinh ngạc, không hiểu nổi hơn ! 

Đã nói rồi, U23 vào tới chung kết giải bóng đá U23 Châu Á, điều đó đáng khen thôi. Trước khi bắt đầu giải vô địch bóng đá U-23 Châu Á, người Việt chắc chẳng dám hy vọng Việt Nam sẽ vào đến tứ kết, chứ đừng nói đến chung kết.

Người Việt mừng, cũng tốt thôi. Tuy nhiên, đã có quá nhiều lời khen rồi, đó là chưa kể báo chí Việt Nam như lên đồng với những câu giật tít quá lố, không tỉnh táo. Trong đó bị chỉ trích nhiều là những câu như : "thế nước mạnh, vận nước đang lên", hoặc "Không thể tin nổi ! U23 Việt Nam đặt cả Châu Á dưới chân bằng chiến thắng để đời" (Trí thức Trẻ)...

Đám quan chức lãnh đạo thì vớ ngay lấy cơ hội, vơ vào, đẩy lên hơn nữa.

Ông Thủ tướng thì "nổ : "với tinh thần quả cảm, ý chí và bản lĩnh của con người Việt Nam... đội tuyển U23 Việt Nam lần đầu tiên vào vòng bán kết U23 Châu Á" !

Ông huấn luyện viên Lê Thụy Hải thì bảo : "U23 Việt Nam là những anh hùng của dân tộc"

Trên facebook có nhiều người vì vui quá cũng mơ hơi xa, ví dụ : 

"...Duyên Anh đã đánh đúng vào mẫu số chung nhỏ nhất của người Việt (đam mê túc cầu) để gầy dựng lại một giấc mơ lan toả từ túc cầu qua đến sự tự tin làm được và làm thành ở mọi việc !

…Đây là một đội Việt Nam chiến thắng trên những lộ trình gồ ghề khúc khuỷu với khí phách và tố chất tạo ra huyền sử loại David đánh ngã Goliath.

Không biết các em sẽ thắng hay thua chung kết AFC Cup nhưng những gì các em đang thở, đang biến giấc mơ Bồn Lừa và giấc Mơ Thành Người Quang Trung gần thành hiện thực !..". 

Có chắc gì thắng trong bóng đá thì sẽ "làm được và làm thành ở mọi việc !", đặc biệt là khi còn chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam ? Có chắc gì thắng vài trận bóng đá là "đang biến giấc mơ Bồn Lừa và giấc Mơ Thành Người Quang Trung gần thành hiện thực !" ?

Những lời nói đó đều là quá lố, và có hại, trước hết là cho chính các cầu thủ, nếu họ không tỉnh táo.

Bóng đá dù sao, cũng chỉ là bóng đá. Đừng nâng bóng đá lên thành quá mức, hay tâng bốc các cầu thủ quá mức. Điều quan trọng nhất ở đây là đội tuyển U23 Việt Nam đã vượt qua được những giới hạn trước đó, tức là chỉ lẹt đẹt trong những giải đấu khu vực Đông Nam Á.

Cá nhân tôi nghĩ rằng, trong một trận bóng đá, điều quan trọng nhất, còn hơn cả chiến thuật của huấn luyện viên, kỹ thuật, tài năng của từng cầu thủ và của toàn đội, là yếu tố tâm lý. Đội tuyển Việt Nam từ trước tới giờ khi đi thi đấu bên ngoài, dù chỉ mới là giải khu vực như SEAGames, tâm lý không ổn định, nhất là trước đội Thái Lan, hễ thua một cái là mất tinh thần luôn, một phần do thiếu tự tin, một phần bị sức ép từ sự cuồng nhiệt và lòng mong đợi quá lớn từ cổ động viên nước nhà. Đội U23 lần này đã cho thấy tâm lý rất vững vàng, tinh thần thi đấu ngoan cường, dù bị dẫn trước hay bị trọng tài xử ép vẫn không mất tinh thần, đó là điểu quan trọng. 

Nhưng ở một tầm nhìn lớn hơn, bóng đá hay thể thao nói chung, cũng không khác gì văn học nghệ thuật, muốn phát triển ngoạn mục thì phải có những yếu tố sau :

Thứ nhất, một môi trường tự do, tôn trọng thể thao/nghệ thuật, không bị định hướng, kiểm soát, gò ép bởi một chế độ độc tài ;

Thứ hai, những người lãnh đạo nhà nước có tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, yêu thể thao/nghệ thuật, có tầm nhìn xa, có chiến lược đầu tư lâu dài hoặc chí ít lả để cho tư nhân, những cá nhân, cơ quan có lòng với thể thao/nghê thuật nhảy vào đầu tư cho tài năng, chứ không phải "xây nhà từ nóc" như bóng đá Việt Nam lâu nay ;

Thứ ba, môi trường làm thể thao/nghệ thuật phải được bảo vệ bởi luật pháp và tinh thần thượng tôn pháp luật để tạo nên một môi trường cạnh tranh sòng phẳng, ở đó tài năng thực sự có thể vươn lên và tỏa sáng và hoàn toàn không có đất cho bọn tham nhũng, bọn đạo văn, bọn ăn cắp hay bọn mua độ, bán độ, bọn cơ hội, háo danh, con ông cháu cha v.v…

Bóng đá dù sao, cũng chỉ là bóng đá. Cuộc vui qua rồi, hãy trở lại thực tại, với một nước Việt Nam xét về nhiều mặt đều thua xa các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á chứ chưa nói đến Châu Á và thế giới. 

Cho nên những ngày qua giữa rừng lời khen ngợi, có vài người viết bài cảnh tỉnh, nhắc nhở cũng là không thừa. Không phải nhắc người dân chung chung mà là nhắc cái bọn con gái cởi truồng đi ngoài phố để ăn mừng, nhắc báo chí đừng có lên đồng, tung hô quá mức, thế giới nhìn vào người ta cười cho, và nhắc các ông lãnh đạo đừng có mượn cái chuyện bóng đá, dùng bóng đá để cổ xúy cho dân quên đi bao nhiêu chuyện thất bại của nhà cầm quyền, bao nhiêu bất công, phi lý, oan trái của chế độ.

Thế nhưng chỉ có thế mà người Việt cũng cãi nhau, giữa người ngây ngất khen ngợi và những người tìm cách lưu ý thực chất của vấn đề. Một vài người đã phải rút bài, đính chính vì bị bao nhiêu người khác vào comment mắng cho cái tội dám nhắc nhở khi người ta đang vui !

Hình như chúng ta đang có thói quen cái gì cũng nâng lên thành tầm quốc gia, dân tộc, cái gì cũng lôi kéo nhân dân vào, dùng nhân dân làm cái bình phong ?

Dễ tổn thương vì chuyện nhỏ nhưng lại ơ hờ những chuyện lớn

Thêm một ví dụ nữa. Chuyện ông thầy dạy Anh Văn Daniel Hauer nói đùa sao đó đụng chạm tới ông tướng Võ Nguyên Giáp bị bao nhiêu người chửi, rồi báo chí Việt Nam cũng có những bài chỉ trích, giảng đạo đức, ví dụ như báo Giáo dục Việt Nam còn giật tít "Việt Nam không có thầy cô nào thiếu văn hóa, nhân cách méo mó như Daniel Hauer", rằng "Trước chiến thắng của U23 Việt Nam, Daniel Hauer đã có bình luận vô cùng tục tĩu, xúc phạm nghiêm trọng đến vị Anh hùng dân tộc mà dân tộc Việt Nam tôn kính".

Nhà văn, facebooker Nguyễn Đình Bổn viết :

"Phản biện" báo Giáo dục !

Tôi không binh vực ông Dan, khi "dám" ví "bộ phận nhạy cảm" của mình với đầu tướng Giáp, nhưng nói rằng Việt Nam không có thầy cô giáo nào "thiếu văn hóa, nhân cách méo mó" hơn thì e sai bét. Rất nhiều thầy cô giáo tại Việt Nam bẩn thỉu hơn Dan triệu lần về tư cách nghề nghiệp cũng như tư cách công dân. Tôi đưa một vài ví dụ :

- Hiệu trưởng Sầm Đức Xương tại Hà Giang mua dâm học trò mình và dắt học trò cho quan chức mua dâm, sau đó trước tòa đòi cởi quần. Nhân cách méo mó không ?

- Thầy giáo Nguyễn Hữu Lai, Bắc Ninh, bí thư đoàn trường, hiếp dâm 11 trẻ em là học sinh cấp 1 dưới 9 tuổi. Nhân cách tên này ra sao ? Còn nhiều lắm, nào là đổi tình lấy điểm, nào là đưa giáo viên đi mời rượu quan khách... kể không hết cái nhân cách méo mó của các "ông thầy" tại Việt Nam đâu.

Nên sờ lại gáy mình trước khi nói người".

Sau đó anh Nguyễn Đình Bổn còn cho thêm một ví dụ khác. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hữu Vượng, thuộc đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, ngành xây dựng Đảng, trong vụ "Diễn biến mới vụ án giáo sư tố "chân dài" lừa 17 tỉ đồng" (Người Lao động). Ông giáo sư tố người đẹp lừa ông 17 tỷ đồng, hóa ra giữa hai người có quan hệ tình cảm kéo dài cả chục năm trời, và đây là một vụ "chia tay đòi quà".

Trở lại vụ nhiều người Việt rồi báo chí nhà nước chỉ trích, nặng nề ông thầy Daniel Hauer.

Tôi cũng không bênh vực gì Daniel Hauer, rõ ràng Daniel Hauer đã sai khi sống và làm việc ở Việt Nam 5 năm trời, lấy vợ Việt, nói tiếng Việt, phần nào hiểu được văn hóa Việt mà không biết rằng nước này là một nước không có tự do ngôn luận, và có những điều cấm kỵ không được đụng đến, ví dụ như ông Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp hay đề cập đến đa nguyên đa đảng hay sao. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là lối suy nghĩ, tư duy cái gì cũng nâng lên thành tầm quốc gia, dân tộc, cái gì cũng lôi kéo nhân dân vào là rất sai.

Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp là lãnh tụ, là tướng của đảng cộng sản ; đảng cộng sản phong họ là "cha già dân tộc", là "anh hùng dân tộc", thậm chí là… thánh. Nhưng xét theo góc độ lịch sử, họ cũng chỉ là những nhân vật chính trị, nhân vật lịch sử, có đúng có sai, có công có tội. Sau này khi lịch sử được viết lại một cách trung thực, công bằng, khách quan, chứ không phải thứ lịch sử tô vẽ, bị bóp méo do đảng và nhà nước cộng sản viết nên và bắt người dân phải học theo, tin theo bao nhiêu năm qua, những góc khuất, công tội của họ sẽ được bạch hóa và đánh giá một cách đầy đủ. Và họ cũng chỉ là những con người, tại sao phải tôn thờ như là thánh ? Đó là chưa kể có phải tất cả mọi người Việt Nam đều yêu quý ông Hồ ông Giáp hay không.

Cái lối suy nghĩ đó là hệ quả của một nền giáo dục tuyên truyền nhiều năm dài. Và chúng ta đã bị ảnh hưởng mà không biết. Chưa kể, lối suy nghĩ, phản ứng đó thể hiện sự chưa trưởng thành của một dân tộc.

Người Việt nói chung dễ vui (đến phát rồ) và dễ buồn (đến mất cả tinh thần) chỉ vì những chuyện như đội nhà thắng thua một trận bóng đá ; dễ nổi khùng, bị xúc phạm vì một câu nói đùa hay câu chê bai của một người nước ngoài. Nhưng lại hầu như không có phản ứng gì đáng kể trước những điều lẽ ra phải buồn phải đau như vị thế của Việt Nam trên thế giới, cái nhìn của thế giới nói chung đối với Việt Nam, sự lạc hậu của đất nước, nỗi cơ cực của nhân dân, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề hay nguy cơ lệ thuộc (kể cả mất nước vào tay Trung Cộng)…

Đối với những vấn đề chính trị xã hội, quyền tự do, quyền con người thì người Việt nói chung lại có sức chịu đựng vô cùng giỏi ! Điều đó hoàn toàn trái ngược với người dân nhiều nước khác.

Chúng ta cũng chẳng thấy nhục khi hai chữ Việt Nam thường xuyên bị gắn với những tin tức, câu chuyện tiêu cực, không hay trên thế giới, hoặc đáng xấu hổ. Ví dụ như nhiều người Việt kể cả du học sinh, quan chức bị bắt quả tang ăn cắp ở Nhật, các cô gái Việt đua nhau lấy chồng Đài chồng Hàn, một số cô bị bắt khi đang làm gái mại dâm ờ Singapore, người Việt xếp hàng xin đi làm thuê ở nước ngoài theo chủ trương "xuất khẩu lao động" của nhà nước Việt Nam v.v…

Chỉ khi nào không dễ bị tổn thương vì những chuyện nhỏ và thực sự thấy đau thấy nhục, hoặc phẫn nộ vì những chuyện lớn lao hơn, lúc đó chúng ta mới hy vọng rằng Việt Nam sẽ thay đổi được số phận của đất nước, dân tộc, để không còn là một quốc gia lạc hậu, đi sai đường, một dân tộc hèn kém nữa, và lúc đó Việt Nam sẽ thắng, không chỉ trong một giải bóng đá, báo chí nước ngoài sẽ nhắc đến và khen ngợi Việt Nam không chỉ vì một trận bóng đá, người Việt sẽ điềm tĩnh hơn nhiều khi thắng thua một trận bóng bởi vì chúng ta còn có nhiều cái khác để tự hào. Chúng ta cũng không dễ nổi khùng khi bị người nước ngoài đùa cợt hay chê bai, chỉ trích, vì chúng ta biết Việt Nam có những điểm mạnh khác.

Song Chi

Nguồn : RFA, 27/01/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 01 septembre 2017 19:02

Bạc phúc cho dân, bạc mệnh cho nước

Từ đời sống bóng đá đến đời sống xã hội

Đội bóng đá U22 của Việt Nam tại kì Sea Games 29 Malaysia 2017 là đội bóng mạnh. Một dàn cầu thủ tài năng và rất đồng đều. Cả đội hình dự bị cũng không chênh lệch bao nhiêu so với đội hình chính thức. Sức mạnh của kĩ thuật cá nhân, những tài năng bóng đá Việt Nam được đào tạo, rèn luyện bài bản chính qui hiện đại từ tuổi nhỏ với những ông thầy đến từ những nền bóng đá hàng đầu thế giới. Sức mạnh kĩ thuật đồng đội của một đội hình nhiều năm tập luyện và thi đấu bên nhau, cảm nhận được từng bước chạy, từng đường bóng của đồng đội như đọc được suy nghĩ của nhau. Sức mạnh của sức trẻ được chăm bẵm đầy đủ và sức bền được tích lũy như sức nén của chiếc lò so. Sức mạnh của những tài năng khát khao thể hiện mình và khao khát chiến thắng.

bongda1

Đội bóng đá U22 của Việt Nam tại kì Sea Games 29 Malaysia 2017 là đội bóng mạnh

Một vị trí duy nhất sút kém không tương xứng với toàn đội là người trấn giữ khung thành. Nhìn dáng người thanh mảnh, nhẹ nhõm của cầu thủ mang găng tay đứng trong khung thành đã thấy sự mong manh và thấy khung thành quá thênh thang, chênh vênh, trống trải. Không hiểu sao, người trấn giữ khung thành mong manh như vậy của đội U22 lại vừa được ông huấn luyện viên mới của đội tuyến quốc gia gọi lên đội tuyển.

Bóng đá Thái Lan vẫn là đối thủ lớn nhất của bóng đá Việt Nam ở mọi kì Sea Games. Những kì Sea Games trước, Thái Lan là đội bóng có sức mạnh vượt trội. Nhưng kì này sức mạnh Thái Lan không còn đáng kể nữa. Trận ra quân quá cam go, chật vật mới có được tỉ số hòa 1 – 1 trong may mắn của Thái Lan trước Indo là một minh chứng.

Bóng đá Phi không còn những cầu thủ nòi từ những lò đào tạo khét tiếng trời Âu nhập tịch dân Phi, khoác áo đội tuyển Phi. Bóng đá của xứ sở bóng chày, của xứ sở đấm bốc lại trở về sàn sàn với nền bóng đá chưa có bóng dáng chuyên nghiệp Căm Bốt, sàn sàn với nền bóng đá non trẻ Đông Timor.

Trong thế lực và trong tương quan đó, giấc mơ vàng của bóng đá Việt Nam ở Sea Games 2017 hiển nhiên là trong tầm tay. Chỉ còn đợi người có tài cầm quân, thấy được mạnh yếu của từng cá thể cầu thủ, sử dụng sắp xếp đội hình để triệt tiêu cái yếu, khuyếch đại cái mạnh, giúp những cá thể cầu thủ bộc lộ được tài năng và phối hợp nhịp nhàng trong đội hình, tạo được vẻ đẹp huy hoàng nhất và tạo ra sức mạnh lớn nhất của đội bóng, chinh phục mọi trở ngại, thực hiện giấc mơ vàng.

Nhưng…

Bóng đá là thể thao nhưng bóng đá cũng là nghệ thuật. Nghệ thuật của sức mạnh. Nghệ thuật của những tài năng cá thể kết hợp hài hòa, uyển chuyển với đồng đội, biến hóa mau lẹ như những tia chớp tạo thành nghệ thuật của cả đội hình, tạo ra cảm hứng về cái đẹp cho hàng vạn trái tin say đắm, hàng vạn tâm hồn ngất ngây vây kín quanh sân vận động. Sức hấp dẫn của bóng đá là cái đẹp của những tài năng cá thể kết hợp lại thành cái đẹp của cả đội hình. Đó chính là nghệ thuật

Cái đẹp lộng lẫy nhất, huy hoàng nhất của bóng đá là bàn thắng. Bàn thắng là sự thăng hoa, là sự phô diễn của những tài năng cá thể, những nghệ sĩ bóng đá trên sân cỏ kết hợp với nhau tạo nên sự ngây ngất, huy hoàng, lộng lẫy của cái đẹp bóng đá. Như sản phẩm công nghiệp là thành quả của cả một dây chuyền sản xuất công nghệ cơ khí. Bóng đá vừa là thể thao, vừa là nghệ thuật của văn minh công nghiệp. Khác hẳn với thể thao và nghệ thuật của nền sản xuất nông nghiệp thô sơ chỉ là tài năng của những cá thể đơn lẻ

Sản xuất nông nghiệp thô sơ, tự cấp, tự túc là hoạt động của những cá thể đơn độc và những gia đình riêng lẻ. Trong sản xuất là :

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Trong thể thao là đấu vật, ném còn. Trong nghệ thuật là những giọng chèo, giọng lí, giọng ví dặm giọng ca cải lương. Trong thưởng thức nghệ thuật là :

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

Con người của nền văn minh nông nghiệp thủ công, tâm hồn khép kín, tầm nhìn hạn hẹp, chỉ chăm chăm nhìn xuống mảnh đất dưới chân mình, chỉ biết lợi ích riêng tư, cục bộ, hẹp hòi của một cá thể, của một cộng đồng nhỏ bé.

Thế giới đã đi qua nền văn minh công nghiệp rực rỡ ánh sáng, bước lên nền văn minh tin học sán lạn, nền văn minh cho con người những năng lực kì diệu, thần tiên. Đau khổ thay và cũng căm phẫn thay cho người dân Việt Nam, chế độ độc đảng, độc tài đã níu giữ xã hội Việt Nam găm lại thời lãnh chúa phong kiến, nối tiếp thời phong kiến trung cổ kéo dài đến tận hôm nay và sẽ còn tồn tại dài dài cùng thể chế cộng sản. Chế độ độc đảng, độc tài cộng sản đã kéo xã hội Việt Nam tụt lại sau văn minh loài người ba, bốn thế kỉ. Đã bước sang thế kỉ hai mươi mốt, thiên niên kỉ thứ ba, đã là thời của văn minh tin học nhưng xã hội Việt Nam vẫn là thời của lãnh chúa.

bongda2

Con người Việt Nam dù đang sử dụng laptop, smartphone vẫn là con người của nền sản xuất nông nghiệp cổ lỗ, con người chỉ biết đến những lợi ích riêng tư, hẹp hòi, cục bộ.

Lãnh chúa cộng sản còn đau khổ, tối tăm hơn cả lãnh chúa phong kiến. Trong xã hội tăm tối đó, con người Việt Nam dù đang sử dụng laptop, smartphone vẫn là con người của nền sản xuất nông nghiệp cổ lỗ, con người chỉ biết đến những lợi ích riêng tư, hẹp hòi, cục bộ. Những nhóm lợi ích đang ngang nhiên thống trị quyền lực nhà nước, thống trị cả nền kinh tế, thống trị đời sống xã hội là sự hiển hiện của con người nông nghiệp manh mún, con người chỉ biết có lợi ích nhỏ bé, riêng tư, cục bộ. Ở vị trí quốc gia, phải chăm lo lợi ích cho dân cho nước nhưng trong xã hội lãnh chúa tăm tối, những con người của nền văn minh nông nghiệp manh mún nắm quyền lực quốc gia chỉ lo cho lợi ích cục bộ riêng tư. Đặt lợi ích của đảng cộng sản, lợi ích của những nhóm quyền lực mang danh đảng cộng sản, mang danh nhà nước cộng sản lên trên lợi ích đất nước, lên trên lợi ích toàn dân.

Sự thất bại thảm hại của đội bóng đá U22 Việt Nam đầy sức mạnh ở Malaysia tháng 8/2017 này, một thất bại đau đớn ê chề, không vượt qua được vòng đấu bảng, cũng do người nắm sức mạnh đội bóng là con người của nền văn minh nông nghiệp manh mún, ở vị trí quốc gia nhưng chỉ lo cho lợi ích cục bộ riêng tư.

Với sức mạnh hiện nay của bóng đá Việt Nam, đấu với những đội bóng non trẻ, còn ở đẳng cấp thấp, với đấu pháp và đội hình nào, sức mạnh đó cũng dễ dàng chiến thắng. Và chúng ta đã thắng Đông Timor 4–0, thắng Campuchia 4–1, thắng Philippines 4–0. Nhưng đấu với đối thủ của nền bóng đá đã trưởng thành, dù bóng đá Việt Nam có sức mạnh vượt trội hơn nhưng đấu pháp sai và đội hình khập khiễng do cách dùng người nhỏ nhen, cục bộ, sức mạnh đó sẽ bị triệt tiêu, kết cục cay đắng sẽ đến. Chúng ta đã phải nhận sự cay đắng đó trong trận đấu với đội bóng xứ vạn đảo Indonesia. Càng cay đắng ê chề hơn trong trận đấu với đội bóng xứ Thái đang thời sa sút.

Qua diễn biến trận bóng đá Việt Nam – Indonesia, người xem bình thường cũng nhận ra rằng người cầm quân đội bóng xứ vạn đảo nhận thức được sức mạnh bóng đá Việt Nam. So tương quan lực lượng, phần thắng không thể đến với họ. Nếu thua, họ sẽ phải trắng tay về nước. Và người cầm quân đội bóng xứ vạn đảo đã hóa giải sức mạnh đối thủ bằng hai chiêu là. Một, cho cầu thủ thực hiện lối đá "tiều phu đốn củi" chặn đứng đối thủ có kĩ thuật bằng áp sát dùng sức mạnh tiều phu đốn gục đối thủ. Hai, đi đêm với trọng tài để trọng tài đứng về phía họ, bỏ qua những lỗi thô bạo của họ. Những tiều phu xứ vạn đảo liên tục đốn hạ giò cẳng cầu thủ Việt Nam đều được ông trọng tài xứ Oman Tây Á bỏ qua. Điển hình là cuối trận đấu, cầu thủ Quang Hải Việt Nam đi bóng áp sát khung thành đối thủ, bị đối thủ quét mũi giầy như người thợ cắt cỏ quét lưỡi hái. Quang Hải đổ gục. Một quả penalty rành rành cho Việt Nam cũng bị ông trọng tài bỏ qua.

Dù áp đảo đối thủ suốt trận đấu nhưng người cầm quân đội bóng Việt Nam không cơ mưu ứng phó, lại dùng người theo tình cảm nhỏ nhen, cục bộ làm cho đội bóng Việt Nam mất đi sức mạnh của kĩ thuật cá nhân và kĩ thuật đồng đội, trận đấu mất đi vẻ đẹp nghệ thuật của những cầu thủ nghệ sĩ trình diễn tài năng trên sân cỏ. Đội bóng phải chịu 90 phút hành hình, tra tấn của bạo lực và phải chấp nhận tỉ số hòa 0 – 0 đầy bất lợi, đầy nguy hiểm vì đã bị đẩy ra mấp mé bên rìa cuộc chơi.

Phải lấy tinh chống lại thô. Cần có những cầu thủ có kĩ thuật khéo léo và nhạy cảm nghệ sĩ để chống lại lối chơi của sức mạnh cơ bắp tiều phu đốn củi. Trong dàn cầu thù U22 Việt Nam, mọi vị trí đều có những cầu thủ có phẩm chất như vậy. Nhưng ở vị trí quan trọng nhất, vị trí mũi nhọn tấn công ghi bàn, cầu thủ tài năng, có kĩ thuật khéo léo, có nhạy cảm nghệ sĩ để có cái duyên ghi bàn thắng đã phải ngồi ghế chầu rìa và người cầm quân đã đưa một cầu thủ đệ tử đồng hương, đá bóng chỉ bằng sức mạnh đôi chân, không có cái đầu tỉnh táo, càng thiếu hụt cái hồn nhạy cảm nghệ sĩ. Để rồi những bàn thắng mười mươi mà đồng đội bằng kĩ thuật khéo léo vượt qua sự truy cản thô bạo đưa bóng đến chân cầu thủ có tên Tuấn Tài được người cầm quân ưu ái đưa vào sân đều bị Tuấn Tài vụng về kết thúc hỏng.

Xin hãy đọc những dòng của một chuyên gia bóng đá chỉ ra cái sai trong dùng người dẫn đến một trận cầu cay đắng của bóng đá Việt Nam : "Từ miếng đánh dọc biên, Văn Toàn tạt vừa tầm vào trước cầu môn nhưng Tuấn Tài quá sức vụng về đẩy bóng thẳng vào tay thủ môn Tama" Và tiếng than của ông chuyên gia bóng đá cũng là tiếng than của môn thể thao thời công nghiệp nằm trong tay những con người còn mang nặng trĩu trong tư duy căn tính nông dân manh mún, nhỏ nhen, hẹp hòi, cục bộ : "Làm nghề hơn 30 năm, tôi chưa khi nào thấy một tiền đạo lại vô duyên với việc sút cầu môn như Tuấn Tài vào tối 22/8. Cả hai tình huống ngàn vàng đều đi qua, phủi sạch mọi công sức của đồng đội trong một trận cầu mà U22 Việt Nam xứng đáng có ba điểm cùng chiếc vé sớm vào bán kết" (Tuổi Trẻ, 23/8/2017).

Tưởng rằng sau trận đấu cay đắng không ghi được bàn thắng trước đội bóng tầm thường, thô thiển và ngọn đèn đỏ báo động bị loại khỏi cuộc chơi đang nhấp nháy trước mặt buộc người cầm quân đội bóng đá U 22 Việt Nam phải nhận ra sai lầm trong dụng quân, phải thoát ra khỏi cái hẹp hòi cục bộ, phải đứng ở vị trí quốc gia mà hành xử. Nhưng không. Cầu thủ vụng về, đã mang công lao và tài năng của cả đội đổ xuống sông xuống biển, đã làm mất chiến thắng của toàn đội trong trận đấu mới diễn ra trước hai ngày lại được người cầm quân đưa vào sân trong trận đấu phải ghi được bàn thắng, phải thắng đội Thái mới mở được đường đi tiếp.

Trong trận đấu phải thắng mới tự cứu được mình nhưng với cách dụng quân của người cầm quân nhỏ nhen, cục bộ, bàn thắng đã không có mà còn phải nhận ba bàn thua. Không còn là cay đắng nữa mà là nhục nhã. Sự nhục nhã ở phương diện quốc gia.

Con người công nghiệp là con người của lí, con người của sự nghiệp. Con người nông nghiệp cổ lỗ là con người của tình. Tình yêu gia đình. Tình yêu quê hương. Con người nông nghiệp là con người của gia đình. Cả cuộc đời người nông dân chỉ là

"Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà

Cả ba việc ấy ắt là phải lo".

uộc đời của họ chỉ quanh quẩn từ túp lều tranh ra cánh đồng cạn, cánh đồng sâu, từ chiếc cối xay cối giã của việc nhà đến mảnh sân đình của việc làng.

Tầm nhìn hạn hẹp. Tình cảm khép kín. Cả cuộc đời cầu thủ và cuộc đời cầm quân của người cầm quân đội U 22 Việt Nam ở SEA Games 2017 cũng chỉ quanh quẩn ở mảnh đất xứ Nghệ . Trong tầm nhìn của ông, ông chỉ thấy lứa cầu thủ đàn em Lê Quốc Vượng, Phạm Văn Quyến và lứa cầu thủ học trò Hồ Tuấn Tài.

Cái cay đắng nhục nhã mà bóng đá Việt Nam phải nhận vì đã giao môn thể thao của văn minh công nghiệp cho một con người khá tiêu biểu cho nền văn minh nông nghiệp cổ hủ. Khái quát hơn, bóng đá Việt Nam chỉ phát huy được hết sức mạnh nội lực, rũ bỏ được cay đắng, tủi nhục, vươn lên ngang tầm thời đại khi những người làm bóng đá là những con người đích thực của nền văn minh công nghiệp. Nhưng thể chế lãnh chúa cộng sản đang và sẽ kìm hãm xã hội Việt Nam dừng lại mãi mãi ở nền văn minh nông nghiệp lạc hậu thì không thể có con người của văn minh công nghiệp. Vì vậy chỉ khi đất nước thực sự thoát khỏi thời lãnh chúa cộng sản, bóng đá cùng các hoạt động thể thao, văn hóa, nghệ thuật mới có thể phát triển.

Từ nỗi đau của bóng đá Việt Nam vì một môn thể thao của văn minh công nghiệp trong tay những con người còn mang nặng căn của nền nông nghiệp manh mún, lại chạnh nghĩ đến nỗi đau của người dân Việt Nam ở thời văn minh tin học vẫn phải sống trong thể chế lãnh chúa cộng sản còn nghiệt ngã hơn cả lãnh chúa phong kiến.

bongda3

Những lãnh chúa cộng sản cha truyền con nối đã truyền nối căn tính ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi của nền sản xuất nông nghiệp manh mún cổ lỗ, kìm hãm xã hội Việt Nam mãi mãi trong trì trệ, ngưng đọng, tăm tối, lạc lõng với loài người.

Lãnh chúa cộng sản hiển hiện khi bà phó bí thư đảng của thành phố Phương Nam lớn nhất nước vốn là con của ông bí thư tỉnh ủy một tỉnh miền Đông Nam Bộ thời chiến tranh, phủ dụ dân chúng rằng : Con lãnh đạo lại làm lãnh đạo là hồng phúc cho dân. Con vua thì lại nghiễm nhiên làm vua, lãnh đạo dân nhưng không cần đến lá phiếu của người dân, người dân bị tước quyền công dân, tước quyền làm chủ đất nước. Đó là cha truyền con nối của thời lãnh chúa phong kiến, thời người dân chỉ là bầy nô lệ. Thời văn minh công nghiệp mà bà phó bí thư một thành phố công nghiệp lớn nhất nước vẫn mang tư duy của thời lãnh chúa phong kiến, tư duy của con người thời nông nghiệp cổ lỗ.

Những người cộng sản lứa đầu đã nhập khẩu học thuyết đấu tranh giai cấp máu và nước mắt về đất nước của yêu thương, thương người như thể thương thân, hết dìm đất nước trong tan hoang của chiến tranh cách mạng, lại dìm đất nước trong xơ xác kiệt quệ của những nhóm lợi ích tham lam vơ vét cướp bóc mà nhóm lợi ích lớn nhất là đảng cộng sản đã tham lam cướp đoạt cái quí giá nhất của người dân là quyền lực của nhân dân. Học thuyết đấu tranh giai cấp đã đưa giai cấp vô sản, lớp người đói khổ, không tài sản, không trí tuệ, lớp người nuôi bản thân chưa xong lên lãnh đạo đất nước, làm đất nước ngày càng xơ xác kiệt quệ.

Những lãnh chúa cộng sản cha truyền con nối đã truyền nối căn tính ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi của nền sản xuất nông nghiệp manh mún cổ lỗ, kìm hãm xã hội Việt Nam mãi mãi trong trì trệ, ngưng đọng, tăm tối, lạc lõng với loài người. Đó là sự bạc phúc của dân, bạc phận của nước và càng bạc phận với những hoạt động đòi hỏi những tài năng đỉnh cao như bóng đá, như văn học nghệ thuật !

Sài Gòn, 01/09/2017

Phạm Đình Trọng

Published in Diễn đàn