Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người Việt Nam gửi lượng kiều hối kỷ lục về nước (VOA, 14/12/2018)

Số tin các công dân Vit Nam kiếm được nước ngoài đã tăng lên và hin ti Vit Nam là nước đng th 10 v lượng kiu hi t người lao đng ca mình các nước khác trên toàn cu.

kieu1

Người Vit nước ngoài gi hơn 10 t đô la v nước mi năm trong nhng năm gần đây

Theo thống kê t Báo cáo Tóm tt v Phát trin và Di dân ca Ngân hàng Thế gii, Vit Nam đã nhn tng cng 15,9 t đô la kiu hi trong năm 2018, tin trên Vietnam Net cho hay.

Quốc gia nhn được nhiu kiu hi nht là n Đ, vi 75,9 t đô la chy vào nước này, báo cáo ca WB cho biết.

Ông Nguyễn Trí Hiếu, mt chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rng con s kiu hi cho thy người Vit nước ngoài đt nim tin vào s n đnh của nền kinh tế và nhn thy các cơ hi đu tư tt hơn. Ông cho biết dòng kiu hi v Vit Nam đã có xu hướng tăng k t đu năm.

Hầu hết s tin được gi v Vit Nam đã được đu tư vào bt đng sn.

Ông Hiếu cũng nói rng các công dân thích gi tin vào Việt Nam để đu tư thay cho gi trong ngân hàng, vì các ngân hàng ch có lãi sut ti thiu.

Năm 2017, kiều hi gi v Vit Nam đt 13,8 t đô la, tăng 16% so vi năm 2016 và cũng đã là mc cao k lc ca đt nước.

VietnamNet, Asia Times)

*****************

Thân nhân của tù nhân lương tâm Hội Anh Em Dân Chủ gặp gỡ với Đại sứ quán Mỹ (RFA, 14/12/2018)

Thân nhân của 4 tù nhân chính trị, là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, có cuộc gặp gỡ với đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ, ở Hà Nội vào ngày 14 tháng 12 để trình bày về tình cảnh của Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Ký giả Trương Minh Đức, Kỹ sư Phạm Văn Trội và cô Trần Thị Xuân đang bị đàn áp trong tù.

kieu2

Thân nhân của 4 tù nhân chính trị, là thành viên Hội Anh Em Dân Chủ gặp gỡ với đại diện Đại sứ quán Mý ngày 14/12/18. Courtesy : Facebook Nguyễn Kim Thanh

Đó là tình trạng không cho gửi thức ăn vào mà chỉ được mua đồ ăn của căn tin với giá đắt đỏ, không cho mặc quần áo ấm của gia đình mà chỉ được mặc đồ của trại giam trong mùa đông…

Bà Nguyễn Thị Lành, vợ của Mục sư Nguyễn Trung Tôn, vào chiều cùng ngày nói với RFA về nội dung buổi gặp gỡ với Đại sứ quán Hoa Kỳ :

"Chúng tôi trình bày theo ý nguyện chung là tất cả anh em tù nhân trong Hội Anh Em Dân Chủ hiện giờ đang bị đối xử áp đặc khắc nghiệt trong các trại giam ; người bị đi làm ngày 8 tiếng đồng hồ như anh Phạm Văn Trội, còn như chồng tôi là Mục sư Nguyễn Trung Tôn trong phòng giam mỗi ngày bị bắt làm kiểm điểm nhưng anh không làm. Anh bị đưa sang phòng học kỷ luật và anh cũng không học. Bắt họ đi tù mà còn làm những việc đày đọa họ trong tù như bắt não bộ của họ miệt mài làm giấy kiểm điểm như thế".

Hồi tháng 4 năm 2018, Tòa án Việt Nam tuyên án tù đối với 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ với cáo buộc " hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự và mức án tổng cộng lên đến 66 năm tù giam.

Thân nhân của 4 tù nhân lương tâm Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Ký giả Trương Minh Đức, Kỹ sư Phạm Văn Trội và cô TrầnThị Xuân cho biết đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ hứa hẹn sẽ quan tâm nhiều hơn cũng như lên tiếng cho trường hợp của các tù nhân lương tâm là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ nói riêng và tù nhân lương tâm tại Việt Nam nói chung.

*******************

Thu hồi tài sản tham nhũng trong những vụ án kinh tế còn thấp (RFA, 13/12/2018)

Công quĩ thất thoát trong những vụ án kinh tế tham nhũng tại Việt Nam còn thấp cần phải được thu hồi cao và kịp thời. Trong thời gian qua dù có giám sát nhưng mức độ hiệu quả trong lĩnh vực này chưa đạt yêu cầu.

kieu3

Ảnh minh họa. AFP

Đây là thừa nhận của ông Phan Đình Trạc, Bí Thư Trung Ương Đảng, Trưởng Ban Nội Chính Trung ương, Phó trưởng ban Thường Trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

Thừa nhận của ông Phan Đình Trạc được đưa ra tại cuộc làm việc với Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam về công tác thu hồi tài sản bị mất mát , thất thoát trong những vụ án kinh tế tham nhũng.

Đơn cử trường hợp ông Đinh La Thăng người bị tuyên 13 năm tù và phải nộp 30 tỷ đồng khắc phục ; thế nhưng ông này cho biết chỉ có một căn hộ chung cư nếu bán cũng chỉ khắc phục được một phẩn nhỏ.

Trong khi đó Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có thông tin về công tác thu hồi tài sản tham nhũng ; cụ thể chỉ có 20 Sở báo cáo và chỉ thu hồi được hơn 30% tài sản tham nhũng liên quan lĩnh vực đất đai.

Truyền thông trong nước cho biết như vừa nêu tại buổi hội nghị của Đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng với Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn ra hôm 13/12 tại Hà Nội.

Theo báo cáo, công tác quản lý của nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường có nhiều lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp và được dư luận quan tâm, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đất đai. Trong khi đó, hệ thống chính sách và pháp luật Việt Nam chưa theo kịp với thực tiễn, diễn biến ngày càng phức tạp, khó khăn trong việc quản lý. Các chế tài chưa đủ sức để ngăn chặn đối với các vi phạm.

Ngoài ra, Bộ này còn cho biết cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan và giữa trung ương với địa phương còn nhiều chồng chéo, chưa đạt hiệu quả, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng và còn nhiều nội dung có "khoảng trống" pháp luật.

Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các Luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng để phù hợp với Hiến pháp 2013 và tình hình thực tế, bên cạnh đó hoàn thiện cơ chế kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập.

Bộ Tài nguyên và Môi trường còn cho biết kết quả thu hồi tài sản tham nhũng dựa theo báo cáo của 20 Sở có các vụ liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai cho thấy, tổng số tiền thi hành theo quyết định của bản án là 332 tỷ đồng, số tiền đã thi hành các bản án là hơn 100 tỷ đồng, chỉ đạt hơn 30% nên còn rất thấp. Tổng số diện tích đất đã thu hồi gần 700 nghìn m2.

******************

Công an Thanh Hóa bị nghi ngờ bảo kê tín dụng đen (RFA, 13/12/2018)

Hoạt động tín dụng đen tại tỉnh Thanh Hóa có thể được công an bảo kê.

Một số đại biểu Hội đồng Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa bảy tỏ quan ngại vừa nêu trong cuộc họp diễn ra vào ngày 13 tháng 12.

kieu4

Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII hôm 13/12/2018. Courtesy thanhhoa.gov.vn

Chất vấn về tình trạng tín dụng đen bị cho là phức tạp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được các đại biểu Hội Đồng Nhân Dân nêu ra với ông Thiếu Tướng Nguyển Hải Trung, Giám Đốc Công An Tỉnh Thanh Hóa Tại kỳ họp thứ 7 hôm ngày 13 tháng 12.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.

Trả lời chất vấn, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa nhìn nhận cơ quan chức năng chưa thực sự quyết liệt trong việc ngăn chặn, kiềm chế hoạt động tín dụng "đen". Ông khẳng định hoạt động tín dụng "đen" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang diễn ra với mức độ cao hơn, tinh vi hơn và đã có nhiều gia đình rơi vào tình cảnh tan cửa, nát nhà do vay nợ với lãi suất cao của các công ty dịch vụ tài chính, cơ sở cầm đồ…

Trong buổi chất vấn, các đại biểu có ý kiến về nghi vấn có hay không việc cán bộ, công an bảo kê cho hoạt động tín dụng "đen".

Trả lời các đại biểu, ông Nguyễn Hải Trung khẳng định, hiện chưa phát hiện công an "tiếp tay" cho các tổ chức tín dụng đen hoạt động, nếu có Công an Thanh Hóa sẽ sử lý nghiêm trước pháp luật.

Cũng tại buổi chất vấn, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, hiện tỉnh này có 132 công ty dịch vụ tài chính với 142 cơ sở và 786 cơ sở cầm đồ. Đặc biệt tại huyện Hậu Lộc đã có công ty cổ phần dịch vụ đòi nợ thuê Hưng Thịnh Phát hoạt động với khẩu hiệu "Đã nợ là phải đòi - Đã đòi là phải trả".

Theo ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá, đây là vấn đề có sự quan tâm lớn của nhân dân và cử tri trong tỉnh nên cần được chất vấn. Tuy nhiên, phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra khá lạnh nhạt so sức nóng của vấn đề, nhiều thời điểm hội trường rơi vào im lặng. Chỉ có 7 trên 94 đại biểu đăng ký chất vấn.

Vấn đề được các đại biểu tập trung chất vấn là trách nhiệm của ngành công an trong tỉnh như thế nào trong vấn đề này ?

Tuy nhiên Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung chỉ trả lời rõ một số vấn đề. Nhiều câu hỏi khác, Giám đốc Công an tỉnh đã chưa trả lời rõ, trực tiếp.

Published in Việt Nam