Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quan ngại Trung Quốc được giao làm chủ thầu Dự án đường cao tốc Bắc-Nam (RFA, 20/03/2019)

Bản Tuyên Bố nêu rõ mọi công trình tại Việt Nam hợp tác với các nhà thầu Trung Quốc từ trước đến nay đều đội vốn rất lớn và thi công dây dưa, chất lượng công trình kém, không an toàn và làm ảnh hưởng lớn đến môi trường, do đó không thể để Trung Quốc thực hiện công trình mang tính chiến lược của đất nước như thế.

caotoc1

Hình ảnh một tuyến cao tốc tại Việt Nam (Ảnh minh họa) - AFP

Một trong nhóm gần 100 người đầu tiên ký tên và cũng là một trong những người soạn thảo Bản Tuyên Bố là nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang cho chúng tôi biết.

"Một ví dụ lớn nhất là đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh ở Hà Nội và nó đội vốn lên nhiều mà thời gian thi công quá dài, chất lượng lại không ra sao giờ đưa vào khai thác theo kiểu lạc hậu như thế, 700 người quản lý đoạn đường 13km mà nhiều nhà kinh tế tính toán ra rằng hàng nghìn năm nữa không biết có lấy lại được vốn hay không. Thế thì đó là bài học xương máu mà Việt Nam phải trả thế nhưng không hiểu vì sao đến bây giờ người ta vẫn mơ màng đến nguồn vốn của nhà thầu Trung Quốc như vậy khiến dư luận trong nước rất là bất bình".

Còn đối với Phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng từ Sài Gòn và cũng là người đồng ký tên vào Bản Tuyên Bố thì hễ cứ nghe đến Trung Quốc là mọi người sợ hãi bởi vì không có một công trình nào lớn tại Việt Nam do Trung Quốc chủ thầu mà mang lại kết quả tốt.

"Công trình nào mà có tên Trung Quốc làm chủ thầu là đi từ thua lỗ này đến thua lỗ khác như vậy là đủ để cho người Việt lo lắng rồi. Vô số công trình tại Việt Nam mà vào tay Trung Quốc thì có công trình nào tốt không, tốt là ở đây là chi phí phải trả so với lượng thu lại, nếu đơn vị khác làm tốt hơn mà giá lại rẻ hơn thì tại sao chúng ta không làm. Cái chiêu của Trung Quốc xưa nay là ký rẻ hơn rồi bị trượt giá rồi đôn lên cao như trường hợp tàu Cát Linh- Hà Đông nên người dân nghe đến Trung Quốc là người ta giật mình".

Đồng tình với ý kiến trên, anh Trần Bang một kỹ sư xây dựng cầu đường tại Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi rằng nếu nhà thầu Trung Quốc được chọn họ sẽ cung cấp vốn đưa các trang thiết bị và vật tư công nghệ từ Trung Quốc sang Việt Nam nhưng đó là những cộng nghệ lạc hậu lỗi thời.

Ngoài ra, anh còn cho biết thêm lý do vì sao anh ký tên vào bản tuyên bố dự án đường cao tốc Bắc Nam.

"Thủ đoạn của Trung Quốc là họ bỏ giá rẻ sau đó họ thông đồng với quan tham của Việt Nam để đẩy giá lên. Và lý do đẩy lên là do thời tiết rồi giải phóng mặt bằng không đúng thời hạn và Việt Nam là chắc chắn dính chỗ đền bù mặt bằng bởi vì nó không bao giờ sòng phẳng với dân, vì những cái lý do đó là họ đủ để câu giờ làm chậm trễ quá thời gian thì họ tăng giá lên cao, rồi họ đưa nhân công của họ vào làm khảo sát, họ khoang, họ làm gì trong khu vực của họ thì mình quản lý được không, nhân công họ lấy vợ lấy chồng ở lì trên cung đường, họ làm chậm sinh con đẻ cái đến mấy tuổi rồi mới về thì thành nữa Việt nữa Trung rồi thì quản lý ra sao nên có rất nhiều vấn đề mà chúng tôi lo lắng nên chúng tôi ký vào tuyên bố là dứt khoát không để nhà thầu Trung Quốc xây dựng cao tốc Bắc Nam".

Trước thực trạng bị cho là tệ hại và nguy hiểm như các chuyên gia vừa nêu, yêu cầu được nêu ra trong Bản Tuyên Bố là chính phủ Việt Nam nên lấy ý kiến người dân, các chuyên gia Việt Nam trong và ngoài nước để đưa ra một phương án tối ưu nhất cho toàn bộ dự án. Công khai minh bạch đấu thầu để chọn nhà thầu phù hợp nhất để thực hiện.

Phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng muốn thuyết phục được người dân thì cách duy nhất là phải thật sự công khai minh bạch việc đấu thầu.

"Tôi nghĩ công khai này phải thật sự phải có cơ chế sao cho người ta kiểm soát được thì nhà thầu được trúng người dân có thể sẵn sàng chấp nhận còn với cách làm như hiện nay chưa mở thầu mà đã công bố người trúng thầu rồi thì ai mà chấp nhận được".

caotoc2

Một góc đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. AFP

Còn đối với nhà báo Võ Văn Tạo thì nếu nhà nước quyết tâm làm với tinh thần tiết kiệm, ngăn chặn được nguy cơ tham nhũng thì dù ngân sách quốc gia eo hẹp thì nó cũng hoàn toàn có khả thi thực hiện.

"Có nhiều cách để làm như huy động vốn xã hội hóa cùng với các doanh nghiệp trong nước có nguồn vốn cùng đầu tư vào khai thác. Làm đường cao tốc như thế thì sử dụng ngân sách ít thôi còn phần lớn của các doanh nghiệp thì ta đặt trạm BOT được như thường".

Ngoài ra, theo các chuyên gia mà chúng tôi có dịp trao đổi cho rằng, mỗi công trình tại Việt Nam phải đem lại công ăn việc làm, tạo điều kiện cho lao động và kỹ sư Việt có khả năng tích lũy kỹ năng, tiến tới tự phát triển được trong tương lai.

Anh Trần Bang nói với chúng tôi rằng, ngay cả các chuyên gia nước ngoài họ cũng công nhận rằng kỹ sư và công nhân Việt Nam bây giờ giỏi và phát triển hơn trước rất nhiều nên đủ khả năng làm được những công trình như thế. Anh dẫn một ví dụ

"Ví dụ như đại lộ Đông Tây chẳng hạn nhà thầu Nhật đó họ chỉ đưa vài người qua quản lý thôi còn lại kỹ sư, công nhân và ngay cả máy mọc họ cũng lấy của Việt Nam luôn, vì tôi cũng là thầu cung cấp cho dự án đó. Người Việt Nam mua máy về rồi cho người Nhật thuê, người Việt tổ chức huấn luyện thợ rồi cho Nhật thuê nhân công. Họ đánh giá đủ tiêu chuẩn là họ nhận như mua bán lao động với công ty cung ứng lao động của Việt Nam. Nói chung kỹ sư và nhân công Việt Nam đủ khả năng làm".

Dự án đường cao tốc Bắc Nam được cho là một dự án trọng điểm lớn nhất của Việt Nam trong tương lai. Đường cao tốc Bắc- Nam chạy dọc phía Đông của Việt Nam sát với biển Đông và đây được xem là dự án chiến lược không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn liên quan chặt chẻ với an ninh quốc phòng cũng như việc phòng thủ Biển Đông. Tổng mức chi phí đầu tư dự án được dự trù lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải công bố đã làm việc với công ty Thái Bình Dương của Trung Quốc về việc công ty này ngỏ ý muốn làm toàn bộ cho tuyến đường cao tốc Bắc- Nam bằng nguồn vốn vay từ Trung Quốc.

******************

Việt Nam khởi công đường đua xe công thức 1 (VOA, 21/03/2019)

Việt Nam hôm 20/3 đã khi công đường đua xe công thc 1 (F1) ti Hà Ni đ chun b cho gii đu đu tiên được t chc ti quc gia Đông Nam Á này vào tháng Tư năm ti.

caotoc3

Đường đua F1 ở Bahrain.

Chủ tch thành ph Hà Ni, ông Nguyn Đc Chung, được báo đin t VnExpress trích li nói rằng "s đc đáo, khác bit ca đường đua M Đình s là thách thc vi các tay đua".

"Đường đua và công trình ph tr là s kết hp hài hòa, đc đáo gia lch s và văn hóa ; gia v đp c kính vi s hin đi, sáng to, góp phn đưa F1 Hà Ni tr thành giải đua hp dn nht thế gii", ông Chung nói.

Trong khi đó, Chủ tch Liên đoàn ôtô quc tế (FIA) Jean Todt nói rng vic đăng cai t chc gii đua F1 sẽ mang li cho Hà Ni và Vit Nam "cơ hi qung bá hình nh đến bn bè quc tế".

Công ty Việt Nam Grand Prix (thuc Tp đoàn Vingroup) cho biết rng đường đua dài hơn 5,5 km s hoàn thành vào tháng Ba năm 2020, theo Reuters.

Tin cho hay, đường đua gm 22 góc cua được kế tha và ly cm hng t nhng đường đua Đc, Monaco và Nht Bn...

Đây sẽ là "nơi duy nht cho phép tay đua va phô din tc đ cao trên đon đường thng chy dài, va th hin k năng ti các góc cua lt léo ca mt đường đua trong phố, tạo nên mt trong nhng chng đua kch tính", theo VnExpress.

********************

Việt Nam khởi công đường đua xe tốc độ Công thức 1 tại Hà Nội (RFI, 20/03/2019)

Hà Nội hôm 20/03/2019 khởi công xây dựng đường đua Công thức 1 (Formula One, F1), chuẩn bị cho giải đua xe hơi tốc độ hấp dẫn nhất thế giới lần đầu tiên sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng Tư năm 2020.

caotoc4

Chủ tịch FIA, Jean Todt trong lễ khởi công đường đua Công thức 1, Hà Nội 2020, ngày 20/03/2019.Nhac NGUYEN / AFP

Chủ tịch Liên đoàn Xe hơi Quốc tế (FIA), ông Jean Todt trong buổi lễ đặt viên đá đầu tiên tuyên bố : "Sự kiện quan trọng này sẽ giúp Việt Nam và đặc biệt là thủ đô Hà Nội được toàn thế giới chú ý". Ông mong rằng khi người hâm mộ Việt Nam tận mắt chứng kiến các tay đua nổi tiếng như Lewis Hamilton (5 lần vô địch thế giới), Sebastian Vettel (4 lần)… biểu diễn, sẽ nảy sinh ra một thế hệ tay đua trẻ tuổi tại quốc gia mà xưa nay bóng đá vẫn ngự trị.

Theo thông cáo của Vingroup, đơn vị phụ trách việc tổ chức tại Việt Nam, đường đua dài 5,565 kilomet gồm 22 góc cua sẽ được hoàn tất vào tháng Ba năm tới. Đường đua F1 và các khu vực liên quan chiếm khoảng 88 hecta, gồm một phần Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình và các con đường xung quanh, cách trung tâm Hà Nội 13 kilomet. Các nhà tổ chức cho biết vòng đua không thể diễn ra tại khu vực phố cổ vì các khó khăn về hậu cần và chi phí.

Hà Nội đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc đua nổi tiếng này, năm ngoái đã ký kết một hợp đồng 10 năm với Formula One, mà theo báo chí trong nước là tốn kém 60 triệu đô la mỗi năm. Tuy nhiên số tiền này không lấy từ ngân sách nhà nước, mà do tập đoàn tư nhân Vingroup chi trả. Ông Nguyễn Việt Quang, phó chủ tịch Vingroup cho biết : "Công thức 1 luôn được coi là giải đua xe danh giá nhất, và chúng tôi đã thiết kế một đường đua mang bản sắc độc đáo Việt Nam".

Reuters nhận định tuy Việt Nam không có truyền thống đua xe thể thao, nhưng các cuộc tranh tài thường được hào hứng theo dõi.

Việt Nam hy vọng đạt được thành công của vòng đua ban đêm tại Singapore trước đây, lấp đầy chỗ trống trong khu vực sau khi Malaysia rút lui năm 2017 do chi phí cao. Hà Nội cũng muốn tránh các vấn đề của Grand Prix ở Hàn Quốc năm 2010 và Ấn Độ năm 2011 : Seoul bị lỗ tổng cộng 170 triệu đô la còn New Delhi không công nhận F1 là thể thao nên làm tăng gánh nặng thuế má lên nhà tổ chức.

Thụy My

********************

Hội Nghề cá Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt (RFA, 20/03/2019)

Hội Nghề cá Việt Nam vào hôm 18/3 yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường vì gây chìm tàu ngư dân ở vùng biển Hoàng Sa và lên án hành động này là vô nhân đạo, gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.

caotoc5

Ảnh minh họa. AFP

Truyền thông trong nước loan tin dẫn văn bản của ông Nguyễn Việt Thắng chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam hôm 20/3.

Theo văn bản, Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng Việt Nam phải phản đối mạnh mẽ với phía Trung Quốc để chấm dứt hành động tấn công tàu cá Việt Nam khi đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia. Đồng thời, Hội Nghề cá nhấn mạnh phải có biện pháp mạnh đối với những hành động này và yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Ngoài ra, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cũng yêu cầu cơ quan chức năng tăng cường lực lượng tuần tra trên biển để kịp thời hỗ trợ và đảm bảo an toàn cho ngư dân, ngăn chặn những hành động tư tượng diễn ra trong tương lại. Ông cũng kêu gọi ngư dân đánh bắt xa bờ nên đi theo từng đội tàu để cảnh báo và hỗ trợ cứu nạn cho nhau khi bị tàu Trung Quốc tấn công.

Thông tin từ cơ quan chức năng cũng như lời kể của nạn nhân khi về đến bờ vào ngày 17 tháng 3, thì tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90819 do ông Trần Minh Hùng làm thuyền trưởng với 5 ngư phủ, vào ngày 6 tháng 3 khi đang đánh bắt hải sản tại gần khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 44101 tấn công, truy ép khiến tàu cá Quảng Ngãi bị chìm. Năm ngư dân trên tàu kêu cứu và được một tàu cá Việt Nam cứu vớt và đưa về đất liền an toàn. Tổng thiệt hại được cho biết lên đến ba tỷ đồng. Sang ngày 7 tháng 3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cho rằng phía Trung Quốc cứu nạn nhân của chiếc tàu cá Việt Nam đang bị chìm ở Hoàng Sa.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, vào ngày 8 tháng 3 khi được báo chí hỏi thì nói có biết vụ việc và đang xác minh.

Published in Việt Nam