Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhân dân có tội tình gì ? (Tiếng Dân, 30/11/2017)

Trạm BOT Cai Lậy mở cửa thu phí trở lại là một sự kiện không thể không quan tâm. Đây là một thước đo giữ "lòng dân"và "ý Đảng".

Tôi dám nói điều đó vì BOT là một hình thức đầu tư tốt đã "biến dạng" tại Việt Nam.

Tại sao làm đường tên tuyến tránh nhưng thu phí trên Quốc lộ ? Tại sao làm đường nơi này lại thu phí nơi khác (làm Đồng Nai, thu Bình Thuận) ? Tại sao khi Kiểm toán và Thanh tra của Nhà nước vào cuộc mà không ai bị xử lý và BOT vẫn tiếp tục thu tiền ?

Hình ảnh đau lòng nhất chính là những chiến sĩ cộng sảnGT, Cảnh sát cơ động phải giữ gìn an ninh trật tự tại trạm BOT. Xin nhớ cho, BOT không phải là công trình Nhà nước, càng không phải công trình an ninh, quốc phòng. Nó chỉ làm lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu, ngân hàng hay nói dễ hiểu là một nhóm lợi ích.

Không có cộng sảnGT và Cảnh sát cơ động thì sẽ kẹt xe do tài xế trả tiền lẻ/tiền chẵn như một hình thức phản đối. Kẹt xe thì nền kinh tế ngưng trệ. Nhưng xin nhớ cho, chính nhóm lợi ích đã khiến những tài xế thể hiện sự bất tuân dân sự.

Gây ra cảnh này là do ai nếu không phải những cán bộ quyền lực (dĩ nhiên là Đảng viên)- những người có quyền đặt bút ký duyệt cho phép dự án triển khai. Trong khi đó, người dân có thể đi tù vì chặt vài cây tràm, làm mẻ góc bàn hay "táo tợn" đến mức "cướp" một cái mũ.

BOT vẫn nằm sai vị trí, vẫn thu phí và thậm chí dám giữ Chứng minh thư của người dân bất hợp pháp (xem ở comment). Hóa ra BOT Cai Lậy lớn hơn pháp luật và sự kêu gọi sống đúng với tinh thần xã hội pháp quyền là mị dân ư ?

cailay1

Ảnh : Mai Quốc Ấn/internet

Hóa ra họ (những kẻ làm BOT sai trái) thách thức nhân dân nói chung và Chính phủ minh bạch lẫn công cuộc "đốt lò" đấy ư ?

Chính phủ có minh bạch hay không thì xem ông Nguyễn Xuân Phúc xử lý sao ở vai trò Thủ tướng !

cailay2

Ảnh : Mai Quốc Ấn/ internet

Công cuộc đốt lò có nghiêm minh hay không thì xem ông Nguyễn Phú Trọng chỉnh đốn Đảng của ông ấy ra sao !

Nhưng dân, thì có tội tình gì ?

Chú thích : Ảnh của bạn hữu đường xa miêu tả về lực lượng Cảnh sát cơ động đông đảo ở trạm Cai Lậy và bắt tài xế vì tội "chống BOT" chăng ? Tôi không hiểu thượng tướng Tô Lâm- Bộ trưởng Bộ Công an sẽ nghĩ gì khi xem những hình ảnh này. Công an Nhân dân là một hình tượng thiêng liêng cơ mà ?

Facebook Mai Quốc Ấn

****************

Cai Lậy buộc xả trạm sau vài giờ thu phí (RFA, 30/11/2017)

Trưa ngày 30/11, sau vài giờ thu phí trở lại, trạm Cai Lậy tỉnh Tiền Giang buộc phải xả trạm do tình trạng ùn tắc giao thông vì tài xế dùng tiền lẻ và tiền mệnh giá lớn mua vé để phản đối việc thu phí.

cailay3

Trạm thu phí Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.  Photo courtesy of soha

Sau gần ba tháng xả trạm, đến ngày 30/11 nhiều công an, cảnh sát giao thông, lính cứu hỏa đã được huy động để đảm bảo trật tự từ sáng sớm. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng tham gia hỗ trợ và đài truyền thanh xã phát loa yêu cầu tài xế chấp hành việc trả phí khi qua trạm.

Tuy nhiên đến 1 giờ chiều cùng ngày, trạm Cai Lậy buộc phải xả trạm do sự phản đối của tài xế bằng việc dùng tiền lẻ và tiền chẵn. Nhiều tài xế tranh cãi với lực lượng công an, cộng thêm hàng trăm người dân xung quanh đổ xô tới xem, gây ra tình trạng hỗn loạn quanh trạm.

Cảnh sát sau đó yêu cầu ai trả tiền lẻ thì ra khu vực trả riêng nhưng tài xế không đồng ý. Họ yêu cầu hoặc trả bằng tiền lẻ hoặc xả trạm. Đến 1 giờ 30 chiều, trạm thu phí trở lại.

Tuy nhiên đến chỉ sau vài tiếng, tình hình trở nên căng thẳng hơn. Hai thanh niên đã bị bắt sau khi tranh luận với nhân viên thu phí và cảnh sát. Trước áp lực "mưa tiền lẻ" và tình trạng ùn tắc kéo dài, đến 5h chiều trạm Cai Lậy buộc phải xả lần hai.

Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động từ ngày 1/8. Tuy nhiên sau đó tài xế đã dùng tiền lẻ để phản đối trạm đặt sai vị trí, gây tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Ngày 15/8 vừa qua cơ quan chức năng cho xả trạm và hạ giá vé đối với tất cả các phương tiện qua trạm.

Nhưng các tài xế không đồng ý với những biện pháp của cơ quan chức nặng, cho rằng việc đặt trạm và thu phí là điều vô lý.

********************

Di sản Đinh La Thăng đang đặt chính quyền hiện thời đối đầu với người dân (FB.Trương Huy San, 30/11/2017)

Cho dù ai ký cho đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy ở vị trí hiện nay thì đấy vẫn là di sản Đinh La Thăng - di sản tham nhũng. Hậu quả của nó bây giờ không chỉ là tiền bạc mà đang là chính trị. Chính quyền phải "thừa kế" sai lầm này, và, thay vì đối đậu với người dân, nên lựa chọn cách chỉ đối diện với sai lầm của mình trước với chủ đầu tư.

Cần, ngay lập tức, di chuyển vị trí trạm thu phí về nơi chỉ thu của những người sử dụng tiện ích do BOT tạo ra, và, chấp nhận một vụ kiện dân sự của chủ đầu tư khi buộc họ phải đặt trạm thu phí về đúng vị trí so với cam kết ban đầu. Đồng thời, mở cuộc điều tra có hay không việc nhận hối lộ để chủ đầu tư đặt trạm ở nơi có thể thu phí cả những người dân không sử dụng BOT. Đến bây giờ mà không truy cứu trách nhiệm hình sự Đinh La Thăng thì những người dân am hiểu pháp luật không thể hiểu các cơ quan chống tham nhũng đang làm gì. (Huy Đức)

*****************

BOT Cai Lậy hỗn loạn, nhiều người quá khích bị áp giải (VnExpress, 30/11/2017)

Chiều 30/11, nhiều tài xế tiếp tục tụ tập phản đối trước trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang), một số quá khích đã bị cảnh sát áp giải.

Khoảng 15g30, một số tài xế dừng xe trước trạm BOT Cai Lậy, giở những xấp tiền lẻ 200 đồng, tiền xu và cả tiền chẵn 500.000 đồng. Một số người đưa tiền lẻ 25.100 đồng để mua vé 25.000 đồng, yêu cầu nhân viên trạm thối lại 100 đồng. Sau thời gian đôi co vì không có tiền thối, nhân viên trạm buộc phải cho tài xế rời trạm.

cailay4

Cảnh hỗn loạn trước BOT Cai Lậy. Ảnh : Như Quỳnh.

Nhiều tài xế khác và nhân viên thu phí xảy ra tranh cãi quyết liệt tại cabin. Phía sau, tình hình kẹt xe kéo dài cả hai hướng. Công an Tiền Giang có mặt, giải thích tài xế di chuyển ra khỏi làn thu phí để tránh tình trạng ùn tắc, nhưng họ vẫn không chấp hành. Tình trạng ùn tắc khu vực trạm thu phí càng căng thẳng.

Rất nhiều tài xế ngán ngẩm xuống xe vì kẹt cứng hàng giờ hoặc bấm còi inh ỏi, liên tục. Hàng loạt tiếng hô yêu cầu "xả trạm". Lực lượng cộng sảnGT yêu cầu tài xế trả tiền lẻ ra khu vực trả tiền riêng nhưng không thành. Tài xế yêu cầu cho trả bằng tiền lẻ hoặc xả trạm.

16h30, tình hình càng căng thẳng, rối loạn khi nhiều tài xế cự cãi to tiếng với cả nhân viên thu phí và cộng sảnGT. Hàng chục cảnh sát cơ động được tăng cường để vãn hồi trật tự. Hai bên đường, hàng trăm người dân hiếu kỳ theo dõi. Do ôtô ở trạm không chịu di chuyến, xe cẩu được điều đến nhưng cũng không thể kéo được xe đi.

Trước áp lực "mưa tiền lẻ" của các tài xế và ùn tắc kéo dài, đến 17h, trạm xả lần hai. Hai tài xế liên quan đến vụ cự cãi với lực lượng giữ gìn trật tự đã bị cảnh sát đưa lên xe. An ninh tại trạm thu phí vẫn đang được thắt chặt.

Trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) thu phí trở lại vào sáng nay, sau 3 tháng xả cửa cho xe qua. Để đảm bảo an ninh trật tự, hàng chục cộng sảnGT, trật tự cùng xe cứu thương, chữa cháy đã có mặt tại trạm thu phí từ sáng sớm. Chủ đầu tư tăng cường nhân viên bảo vệ lên gấp đôi so với ngày thường, khoảng 50 người. 

Trong buổi sáng, nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ có mệnh giá 200, 500 đồng để mua vé qua trạm. Sau 3 giờ thu phí trở lại, do một số tài xế trả tiền lẻ gây ùn tắc kéo dài, trạm đã xả cửa cho xe qua một giờ. 

Đại tá Trương Văn Sáng, Trưởng công an huyện Cai Lậy cho biết, lực lượng cảnh sát chỉ can thiệp khi có hành vi gây rối trật tự, chứ không xử lý hành vi đưa tiền lẻ.

Trong khi đó, ông Lưu Văn Hào, Phó chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang khẳng định trạm thu phí được đầu tư theo đúng quy định. "Giảm giá vé là giải pháp cuối cùng, chúng tôi không thể di dời trạm theo yêu cầu của người dân", ông Hào nói.

Ông Hào cho rằng, về lâu dài, đơn vị sẽ phối hợp với địa phương tiếp tục tuyên truyền vận động người dân, tài xế chấp hành theo quy định.

Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động ngày 1/8. Tuy nhiên, sau đó nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm đặt sai vị trí. Vụ việc khiến trạm này bị ùn tắc giao thông nghiêm trọng nhiều ngày. Ngày 15/8, chủ đầu tư cho xả trạm.

Bộ Giao thông khẳng định vị trí đặt trạm BOT trên quốc lộ 1 là hợp lý vì nằm trên dự án mở rộng quốc lộ 1 và làm mới tuyến tránh Cai Lậy ; vị trí đặt trạm đã được các bộ ngành và địa phương thống nhất.

Giữa tháng 8, Bộ Giao thông đã quyết định giảm giá vé. Mức phí qua trạm thấp nhất là 25.000 đồng (mức cũ là 35.000 đồng) cho xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn ; cao nhất là 140.000 đồng (mức cũ là 180.000 đồng) mỗi lượt cho xe tải từ 18 tấn trở lên, xe container trên 40 feet.

Người dân không kinh doanh vận tải tại 4 xã sống gần trạm thu phí là Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú An thuộc huyện Cai Lậy được miễn phí qua trạm. 

Hoàng Nam - Quỳnh Trần

Published in Việt Nam