Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hiệp sĩ đường phố là anh hùng hay nạn nhân ? (BBC, 18/05/2018)

Chương trình "Thảo luận bàn tròn" của BBC Việt Nam phát sóng ngày 17/5/2018 đã đặt ra câu hỏi "Hiệp sĩ đường phố, anh hùng hay nạn nhân của xã hội ?" sau vụ việc làm hai người thiệt mạng trong tuần.

Trước đó, ngày 13/5, bảy người của đội 'săn bắt cướp' do thường dân tổ chức ở quận Tân Bình đã truy đuổi hai thanh niên trộm xe SH trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận Ba.

hiep1

Hiện trường vụ 'hiệp sĩ đường phố' bị đâm chết ở Sài Gòn đêm 13/4

'Vì cái tâm muốn giúp xã hội'

Vụ việc đã khiến hai ông Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Văn Thôi thiệt mạng, ba người khác trong nhóm 'hiệp sĩ' khác bị thương.

Sang ngày 14/5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt được hai đối tượng gây ra vụ việc trên và ngày 16/5 đã bắt thêm được một đối tượng liên quan.

Khách mời tham gia bao gồm anh Nguyễn Trọng Nghĩa - Đội phó đội săn bắt cướp quận Tân Bình, 'hiệp sĩ' Lê Văn Tuyên, 'luật sư Lê Công Định đều từ Thành phố Hồ Chí Minh và nhà văn, blogger Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội.

Trong cuộc thảo luận với BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết sự ra đi của anh Nam và anh Thôi là "sự mất mát to lớn" đối với Đội săn bắt cướp quận Tân Bình và gia đình các hiệp sĩ.

Theo ông Nghĩa, đội săn bắt cướp quận Tân Bình đã hoạt động gần 10 năm nay, chủ yếu tập trung vào địa bàn quận Tân Bình và quận Tân Phú.

Khi được hỏi, có một số ý kiến cho rằng các hiệp sĩ nên dừng lại công việc săn bắt cướp vì đây là nhiệm vụ của công an, ông Nguyễn Trọng Nghĩa trả lời :

"Đây đúng là công việc của cơ quan công an. Tuy nhiên, hiện tại công an không đủ nhân lực tỏa đi tất cả các đường phố để sẵn sàng truy bắt các đối tượng. Do đó, nhóm hiệp sĩ đường phố được thành lập nhằm phối hợp và hỗ trợ lực lượng công an giảm bớt các tệ nạn xã hội".

BBC Tiếng Việt Nam cũng nói chuyện thêm với ông Lê Văn Tuyên, người trực tiếp tham gia vụ bắt cướp ngày 13/5.

Theo ông Tuyên, ông không quan tâm đến những bình luận cho rằng hiệp sĩ đường phố là công việc "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng".

Đối với ông đây là công việc vì "cái tâm muốn giúp đỡ giữ gìn trật tự xã hội" mặc dù bản thân đã bị bể xương bánh chè do ngã xe máy trong một lần truy bắt đối tượng.

Vì lý do đó, ông Tuyên không còn làm người nghề bảo vệ mà bây giờ đang sống bằng nghề làm bánh và đang tìm một việc mới.

Ông Tuyên cũng mong nhưng chưa bao giờ nghĩ tới việc được hỗ trợ tài chính hay phương tiện từ chính quyền địa phương.

Ông tin rằng cần thông cảm cho chính quyền và nhân viên chính quyền ở một số quận huyện rất nhiệt tình khi có thông báo (bắt cướp) đã "bỏ ngay công việc ra hỗ trợ".

"Có các anh công an rất nhiệt tình".

Ông Tuyên cũng thừa nhận so với công an thì các nhóm 'hiệp sĩ' chỉ là người dân, còn công an là người trong ngành.

Theo ông, chưa chắc các hiệp sĩ đã muốn chính quyền hỗ trợ vì mỗi nhóm có một cách nghĩ khác nhau về chuyện này.

Ông chia sẻ thêm rằng trong quá trình truy bắt đối tượng nếu các hiệp sĩ đâm vào người khác và gây thương tích thì họ phải tự chịu trách nhiệm.

Có trường hợp phải dừng xe và đưa họ vào bệnh viện và giải thích đàng hoàng.

Bàn về vụ việc này, luật sư Lê Công Định cho biết :

"Giữa một xã hội vô cảm, tinh thần của các hiệp sĩ là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, điều này cho thấy xã hội của chúng ta ngày càng loạn lạc và chính quyền ngày càng bất lực trong việc xử lý và duy trì trật tự công cộng".

Theo luật sư Lê Công Định, "Xét về phương diện pháp lý, hiệp sĩ cũng chỉ là những công dân bình thường, không có quyền sử dụng vũ lực để tấn công bất kì ai, kể cả trong trường hợp phải khống chế tội phạm.

Đây là nhiệm vụ của các lực lượng chức năng theo pháp luật quy định. Do đó, sự hiện hữu và hành động của các tổ chức hiệp sĩ là trái với luật pháp".

"Nếu các hiệp sĩ gây thiệt hại về tài sản và con người kể cả đối với các đối tượng đang vi phạm pháp luật, thì đó cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ có những người đang thi hành công vụ như công an mới được phép sử dụng vũ lực một cách hạn chế để khống chế các hành vi phạm tội.

Còn người dân thường như các hiệp sĩ đường phố thì hoàn toàn không có thẩm quyền để làm những điều tương tự. Do đó, nếu họ gây thiệt hại cho người khác thì họ phải chịu trách nhiệm pháp luật cho hành vi của mình", luật sư Lê Công Định nhấn mạnh.

Bình luận về việc ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh nói cần phải trang bị áo giáp cho các hiệp sĩ, luật sư Lê Công Định cho biết ông rất ngạc nhiên khi nghe điều này.

"Khi nói như vậy ông Nguyễn Thiện Nhân đã mặc nhiên thừa nhận rằng cơ quan chức năng Việt Nam hoàn toàn bất lực và xã hội Việt Nam loạn lạc đến mức khuyến khích người dân phải tự vệ và tự bảo vệ nhau để chống lại các hành vi phạm tội. Điều này đồng nghĩa với việc khuyến khích người dân tự đi tìm công lý cho chính mình",

Mặc dù rất cảm kích trước hành động hiệp nghĩa của các hiệp sĩ, Luật sư Lê Công Định khuyên các hiệp sĩ không nên tiếp tục công việc nguy hiểm này vì việc duy trì và bảo vệ trật tự công cộng thuộc trách nhiệm của cơ quan công an.

Đồng tình với quan điểm của luật sư Lê Công Định, nhà văn Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội cho biết đây là công việc rủi ro và không được hỗ trợ về mặt pháp lý.

Khi được BBC hỏi, vậy thì người dân không nên can thiệp khi thấy sự bất bình nữa hay sao thì ông Châu cho rằng :

"Không phải vậy. Người dân quan tâm có thể đuổi kẻ trộm, vây bắt cướp khi thấy sự việc xảy ra là tốt, nhưng còn việc chủ động hàng đêm đi săn bắt cướp là việc của công an".

Theo ông Châu, hiện có khoảng 100 hiệp sĩ hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Con số này là rất nhỏ so với lực lượng công an được đào tạọ chính quy, có chuyên môn và trách nhiệm của họ là bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

hiep2

Cảnh sát Việt Nam và phương tiện xe máy trong dịp bảo vệ Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng cuối 2017 - hình chỉ có tính minh họa

"Nếu công an nói họ thiếu người thì đó chỉ là sự nguỵ biện", ông Châu nói.

Ông Đoàn Bảo Châu cũng tin rằng có nhiều chiến sĩ công an trẻ tuổi khao khát được xã hội công nhận cần được giao nhiệm vụ săn bắt cướp.

Đó cũng là cơ hội để họ thể hiện và thăng tiến từ vị trí thấp khi mới vào ngành công an.

Tuy thế, theo báo Việt Nam, quan chức ngành công an Thành phố Hồ Chí Minh nói sự việc hôm 13/05 diễn ra nhanh quá, chỉ có 13 giây, nên công an không kịp can thiệp.

'Vừa là nạn nhân vừa là anh hùng'

Khi được hỏi các hiệp sĩ đường phố là nạn nhân hay là anh hùng của xã hội, nhà văn Đoàn Bảo Châu cho biết họ vừa là nạn nhân và vừa anh hùng của xã hội.

"Các hiệp sĩ là nạn nhân vì cơ quan công an, cụ thể là Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã không làm tốt chức năng của mình, khiến người dân phải ra đường bắt cướp. Tuy nhiên, các hiệp sĩ là anh hùng trong lòng người dân".

Nhà văn Đoàn Bảo Châu cũng không đồng tình với việc các lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh hứa hẹn trang bị áo giáp cho các hiệp sĩ.

"Rõ ràng săn bắt cướp là nhiệm vụ của cơ quan công an nhưng tôi không hiểu tại sao các lãnh đạo lại động viên người dân đi làm công việc của chính quyền". Điều này đồng nghĩa với việc đẩy người dân ra làm 'lá chắn' sống".

Theo ông Châu biết thì thành viên các nhóm làm hiệp sĩ đều nghèo, làm các việc có thu nhập thấp và nếu có chuyện gì thì gia đình họ phải gánh chịu.

Mặc dù đánh giá cao lòng dũng cảm của các hiệp sĩ, nhà văn Đoàn Bảo Châu đề nghị nên giải tán các đội hiệp sĩ đường phố vì hậu quả đã quá rõ ràng, sau khi có hai hiệp sĩ tử vong :

"Chúng ta không nên khuyến khích sự tồn tại và công việc của các hiệp sĩ vì như vậy là trái pháp luật và rất nhiều rủi ro có thể xảy ra".

Ông cho rằng nếu để tình trạng này tiếp tục, không thể tránh khỏi chuyện có người trong các nhóm hiệp sĩ sẽ "lợi dụng sự tranh tối tranh sáng" để đánh người chẳng hạn, và sẽ chỉ tạo ra nhiều vấn đề trong tương lai.

*********************

Mỗi người Việt Nam uống hơn 40 lít bia mỗi năm (RFA, 18/05/2018)

Bình quân đầu người tại Việt Nam trong năm 2017 tiêu thụ hơn 40 lít bia, tăng gần gấp đôi lượng tiêu thụ bia hai năm trước đó.

hiep3

Một người đàn ông (trái) chở bia từ một cửa hàng đồ uống trong nội thành Hà Nội hôm 23/1/2017 - AFP

Thông tin vừa nêu được đưa ra tại Hội thảo về Phát Triển Ngành Đồ Uống Việt Nam diễn ra ở Sài Gòn vào sáng ngày 18 tháng 5.

Với mức tiêu thụ bia như hiện nay thì Việt Nam được xếp sau Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực.

Một xếp hạng được nêu lại tại hội thảo là Việt Nam đứng thứ 94/194 nước thành viên của Tổ Chứ Y Tế Thế Giới- WHO trong việc tiêu thụ cồn nguyên chất trên đầu người.

Bộ Công Thương Việt Nam đánh giá ngành đồ uống tại Việt Nam duy trì mức độ tăng trưởng tốt mặc dù xu hướng có giảm dần trong thập niên qua. Ngành này dự kiến đến năm 2020, sản lượng bia Việt Nam đạt khoảng 4,1 tỷ lít, năm năm sau đó lên 4,6 tỷ lít và năm 2025 là 5,5 tỷ lít.

Chủ tịch Hiệp Hội Bia-Rượu- Nước Giải Khát Việt Nam, ông Nguyễn Văn Việt, cho biết hiện có 2 doanh nghiệp trong ngành này đang phát triển mạnh là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nhà Máy Bia Việt Nam và Tổng Công ty Cổ Phần Bia- Rượu- Nước Giải Khát Sài Gòn- Sabeco.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà Máy Bia Việt Nam sở hữu hai nhãn nhiệu Heineken và Tiger tại Việt Nam.

Vào tháng 12 năm ngoái, hơn 53% cổ phần của Sabeco vào tay tỷ phú Thái Lan, Charoen Sirivadhanabhakdi.

*****************

Bộ quy tắc ứng xử cho 55 triệu người dùng mạng xã hội tại Việt Nam (RFA, 18/05/2018)

Việt Nam sẽ xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho người dùng trên mạng xã hội.

hiep4

Người dùng mạng xã hội tại Việt Nam. Ảnh minh họa - AFP

Đây là nội dung được đưa ra tại buổi tọa đàm do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ở Hà Nội vào sáng 18/5.

Theo báo cáo của tổ chức "We are Social" đưa ra tại buổi tòa đàm cho thấy, khoảng 55 triệu người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam chiếm 57% dân số cả nước, trong đó chỉ riêng người dùng mạng xã hội qua điện thoại là 50 triệu người. Phần lớn người Việt Nam sử dụng mạng xã hội như Facebook (61%) và Youtube (59%).

Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng, mạng xã hội ngày càng có tác động rất lớn đến đời sống của người dân Việt Nam. Do đó, ông yêu cầu cần có bộ quy tắc ứng xử cho người dùng mạng xã hội tại Việt Nam và phải gắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.

Đại diện các hiệp hội, nhiều phóng viên báo chí, nhà mạng và các cơ quan chức năng có mặt tại buổi tọa đàm đều đồng ý sớm ban hành bộ quy tắc nhưng cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước nên tập trung xây dựng chính sách pháp luật, còn bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội để các hiệp hội và viện nghiên cứu ban hành.

Bộ Thông tin Truyền thông cho biết buổi tọa đàm chỉ là bước đầu cho vấn đề này cũng như nhanh chóng xây dựng dự thảo quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và sẽ đem ra ý kiến rộng rãi cho người dân khi hoàn thành.

Cũng tin liên quan, nhóm có tên Asia Internet Coalition (AIC) đang đi đầu trong công tác vận động Việt Nam có những nới lỏng trong dự thảo luật về mạng Internet.

Ông Jeff Paine, giám đốc điều hành của AIC được Reuters trích dẫn trong bản tin ngày 18 tháng 5 rằng, bản thân ông và một số người khác vào tháng qua đã nêu quan ngại đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và một số quan chức chính phủ khác trong chuyến họ đến thăm Singapore.

Nhiều nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam phải dựa vào mạng xã hội để kêu gọi ủng hộ.

Vào tháng tư vừa qua, hơn 50 tổ chức và cá nhân gửi thư cho người điều hành Facebook, Mark Zuckerberge, cáo buộc tập đoàn này làm việc chặt chẽ với chính phủ Hà Nội để dập tắt tiếng nói đối lập.

*********************

Việt Nam nhắm đến siết chặt Facebook, Google, đe dọa giới bất đồng (VOA, 18/05/2018)

Các nhà lập pháp Vit Nam d kiến b phiếu v mt lut mi v an ninh mng vào cui tháng này. Nó nhm mc đích áp đt các yêu cu pháp lý mi đi vi các công ty internet, và gia tăng mc đ kim soát đi vi vic bày t ý kiến bt đng trên mng.

hiep5

Nhà hoạt đng Lê Văn Dũng (phi) truyn trc tiếp qua Facebook ti mt quán cà phê Hà Ni

Các công ty công nghệ ca M như Facebook, Google và các công ty toàn cu khác đang n lc chng li các điu khon yêu cu h lưu tr d liu v người dùng Vit Nam ti đa phương và m văn phòng trong nước. Nhưng h đã không đưa ra quan đim mnh m tương t về các điu trong d lut nhm đến tăng cường vic chính ph đàn áp hot đng chính tr trc tuyến.

Các nhà hoạt đng chính tr Vit Nam da vào các phương tin truyn thông xã hi đ vn đng s ng h, và d lut mi được đưa ra sát vi thi đim hơn 50 nhóm đấu tranh cho các quyn và các nhà hot đng hi tháng 4 gi mt bc thư đến Tng Giám đc Điu hành Facebook Mark Zuckerberg cáo buc công ty ông làm vic quá cht ch vi chính ph Vit Nam đ bóp nght s bt đng.

Facebook và Google nói họ phi tuân thủ lut pháp đa phương các quc gia nơi h hot đng.

"Báo cáo minh bạch" mi nht ca Facebook công b hôm 15/5 cho thy trong na cui năm ngoái, công ty ln đu tiên bt đu chn nhng ni dung Vit Nam vi phm lut trong nước. Công ty cho hay có 22 trường hp như vy - mc dù h nói rng nhng trường hp này b "các cá nhân báo cáo vi phm v ph báng" ch không phi do chính ph yêu cu trc tiếp.

Năm ngoái, Google cũng đã chặn ln đu tiên các video trên YouTube theo yêu cu ca chính ph. Số liu cp nht công b hôm 18/5 cho thy công ty đã được yêu cu xóa hơn 6.500 video trong năm 2017, ch yếu là vì có li ch trích chính ph, và công ty đã tuân th phn ln các yêu cu.

Các báo cáo minh bạch cho thy rng hai công ty này không t đng thực hin theo yêu cu ca chính ph. Facebook cho biết h đã nhn được 12 yêu cu ca chính ph v d liu tài khon người dùng Facebook trong năm 2017 và ch tuân th 4 trong s đó, tt c đu là yêu cu "khn cp". Công ty đnh nghĩa "khn cp" là có liên quan đến "nguy cơ thương tích nng hoc t vong sp xy ra".

Trong trường hp ni dung b cáo buc là vi phm lut đa phương, c hai công ty đu cho biết li yêu cu g xung s phi qua xem xét v tính pháp lý, và khi h tuân th, ni dung đó ch b chặn cc b nước đó.

hiep6

Khoảng 55 triu người Vit Nam thường xuyên dùng mng xã hi

Việt Nam đã có các quy đnh cht v internet t năm 2013. H cm mi thông tin chng chính ph, xâm hi an ninh quc gia, gây "hn thù và xung đt" hoc "làm mt uy tín ca các t chc và cá nhân".

Các quy định cũng cm người dùng truyn thông xã hi "lan truyền thông tin gi hoc không đúng s tht".

Các quy định mi được trin khai trong năm 2017 còn tht cht hơn na. Thêm vào đó, mt ngh đnh khác có hiu lc hi tháng trước buc các mng xã hi phi g các ni dung vi phm trong vòng 3 gi sau khi có thông báo của chính ph, song Jeff Paine, giám đc điu hành ca Liên minh Internet Châu Á (AIC), cho rng quy đnh này ch áp dng vi các công ty trong nước.

Mặc dù vy, Facebook và Google dường như không gp bt kỳ đe da rõ rt nào nếu xét v mc đ thâm nhập sâu ca h vào xã hi Vit Nam.

Cả Facebook và Google đu cung cp dch v cho Vit Nam t tr s cp khu vc ca h Singapore.

Theo nghiên cứu ca Simon Kemp, mt nhà tư vn truyn thông k thut s có văn phòng Singapore, khong 55 triu trong số 96 triu người Vit Nam thường xuyên s dng mng xã hi.

Chính phủ mun kim soát nhiu hơn, bao gm buc các hãng lưu tr d liu ti đa phương và m văn phòng công ty trong nước - mt điu khon mà nhng lãnh đo các công ty lo s là nó được soạn thảo nhm giúp chính ph đe da các công ty bng cách đt các cá nhân trước nguy cơ b bt gi.

Luật mi cũng trao thêm nhiu quyn lc cho B Công an Vit Nam, b có nhim v đp tan gii bt đng đt nước do cng sn cai tr.

Facebook cho biết h d kiến là các quy đnh mi s yêu cu h hn chế nhiu ni dung hơn. Google t chi bình lun.

(theo Reuters)

Published in Việt Nam