Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Gian lận tài chính trong ngành bất động sản : Việt Nam kéo dài chiến dịch chống tham nhũng

Minh Anh, RFI, 23/11/2023

Công an Việt Nam hôm Chủ nhật 19/11/2023 công bố kết quả các cuộc điều tra về những bê bối tài chính trong lĩnh vực bất động sản, với thiệt hại được ước tính chiếm đến hơn 3% tổng sản phẩm nội địa GDP của Việt Nam. Trước tình trạng này, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cam kết kéo dài chiến dịch chống tham nhũng. 

bds1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13, Hà Nội, Việt Nam, ngày 26/01/2021 via Reuters - VNA

Hãng tin Anh Reuters, trích dẫn truyền thông nhà nước Việt Nam, cho biết ông Nguyễn Phú Trọng hôm qua, 22/11/2023, cam kết sẽ thúc đẩy "nhanh hơn và hiệu quả hơn" chiến dịch chống tham nhũng, đồng thời khẳng định "tiếp tục lâu dài" cuộc chiến này. 

Tuyên bố này của lãnh đạo Việt Nam đưa ra sau khi công an Việt Nam công bố kết quả cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng về hai vụ bê bối tài chính, lần đầu tiên được tiết lộ về những gian lận, với tổng thiệt hại được ước tính 12,8 tỷ đô la, tức 3,2% GDP của Việt Nam. 

Trong hai vụ án bị điều tra, vụ bê bối lớn nhất liên quan đến bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn bất động sản Vạn Thịnh Phát Holdings Group. Bà cùng với đồng phạm bị cáo buộc biển thủ 304 nghìn tỷ đồng (tương đương với khoảng 12,54 tỷ đô la) từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn. 

Vụ bắt giữ nữ doanh nhân này hồi tháng 10/2022 đã gây xáo động thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp trong nước. Theo Reuters, việc kéo dài chiến dịch "Đốt Lò", có phần nào giống Trung Quốc, đang gây những tác động tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam. 

Theo nhận định từ J.P. Morgan Research, quy mô của vụ bê bối này có thể dẫn đến việc thực thi các quy định tài chính chặt chẽ hơn, khiến chi phí sẽ cao hơn đối với bên đi vay, và như vậy có khả năng làm chậm tăng trưởng. Tháng 9/2023, Ngân hàng Phát triển châu Á đã cảnh báo nguy cơ khủng hoảng từ lĩnh vực địa ốc lan sang ngành ngân hàng, vào lúc tỷ lệ nợ xấu đang tăng lên. 

Hôm qua, cơ quan thẩm định tài chính Mỹ Moody’s cho biết các nhà kinh doanh bất động sản niêm yết ở Việt Nam hiện phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc trả các khoản nợ lớn, trong khi lợi nhuận sụt giảm và nguồn dự trữ tiền mặt đã bị giảm xuống đến mức thấp nhất trong hơn năm năm qua.

Minh Anh

*************************

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng ch trì cuc hp chng tham nhũng, yêu cu ‘hp đng tác chiến’

VOA, 22/11/2023

Ch trì cuc hp ti ca Thường trc Ban Ch đo Trung ương v phòng, chng tham nhũng, tiêu cc hôm 22/11, Tổng bí thư Đảng cộng sản Vit Nam Nguyn Phú Trng ca ngi công tác phòng chng tham nhũng đang ngày càng làm tt, nhưng yêu cu các cơ quan phi "hp đng tác chiến" và ch "làm ví d, làm đ cho có", theo trang tin chính thc ca chính ph Vit Nam.

thamnhung1

Tng bí thư Nguyn Phú Trng.

Bình lun ca người đng đu Đảng cộng sản được đưa ra vào thi đim nhiu v đi án din ra gn đây đang làm chn đng công chúng, gn nht là v Vn Thnh Phát vi s tin các quan chc nhn hi l hàng triu đô la.

Báo cáo ti cuc hp cho biết rng gn vi v Vn Thnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn v, t chc có liên quan, nhà chc trách đã khi t thêm 2 v án, khi t mi 72 b can ; v án trong lĩnh vc đăng kim đến nay đã khi t 114 v án, 808 b can ti 49 đa phương ; các v án Công ty Vit Á, Tp đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Sài Gòn Co.op hin đã kết lun điu tra và đ ngh truy t.

Đã có 76 t chc đng b kim tra vì liên quan đến các v án Tp đoàn FLC, Tp đoàn Vn Thnh Phát, Công ty AIC. Theo đó, 57 đng viên đã b x lý k lut, trong đó có 7 cán b din B Chính tr, Ban Bí thư qun lý, bao gm 3 nguyên Bí thư Tnh y, 4 Ch tch, nguyên Ch tch y ban nhân dân tnh, vn theo trang tin ca chính ph Vit Nam.

Ti cuc hp, ông Nguyn Phú Trng ca ngi công tác phòng, chng tham nhũng, tiêu cc "làm ngày càng tt, có thêm nhiu kinh nghim, bài hc", và nói thêm rng "cn xây dng lý lun v công cuc đu tranh phòng, chng tham nhũng, tiêu cc ca Vit Nam".

Các v đi án tham nhũng nghiêm trng, gây bc xúc trong dư lun như v Vit Á, AIC, FLC, Tân Hoàng Minh, Vn Thnh Phát được yêu cu phi tp trung điu tra và "x lý nghiêm".

Ông Trng cũng lưu ý v vic x lý chm chp, trì tr. Ông nói công tác phòng, chng tham nhũng, tiêu cc "cn phi làm trit đ, hiu qu, ch không phi làm ví d, làm đ cho có", đng thi yêu cu các cơ quan chc năng phi tăng cường phi hp, "hp đng tác chiến" hiu qu hơn, ch ng cua cy càng, cá cy vây" hay "sư nói sư phi, vãi nói vãi hay".

Mt s t chc, đnh chế quc tế theo dõi Vit Nam lâu nay đánh giá rng tham nhũng là mt vn đ dai dng đt nước này trong nhiu năm và càng tr nên trm trng hơn do nhng thách thc c hu ca nhà nước đc đng, như nn pháp quyn yếu kém, thiếu minh bch và trách nhim gii trình, cũng như mi quan h mnh m gia chính tr và kinh doanh.

K t khi ông Nguyn Phú Trng phát đng chiến dch t lò" (chng tham nhũng) vào năm 2016, rt nhiu quan chc đã b cách chc, khai tr khi đng hoc b tù vì ti tham nhũng. Tuy nhiên, chiến dch chng tham nhũng ca ông ca gây tranh cãi bi mt s ý kiến cho rng nó cũng là công c thanh trng ln nhau gia các phe nhóm trong đng.

V mt xã hi, nhng con s "khng" v lượng tin nhn hi l trong nhiu v đi án tham nhũng nhng năm gn đây đã khiến người dân sc và bc xúc, nhưng điu công chúng quan tâm nhiu hơn là s tin thu hi có được tr li cho dân hay không.

Báo cáo trong cuc hp ngày 22/11 cho biết t đu năm đến nay, các cơ quan tiến hành t tng đã tm gi, kê biên tài sn, phong ta tài khon, ngăn chn giao dch tài sn có giá tr trên 232.000 t đng và nhiu tài sn có giá tr khác. Các cơ quan thi hành án dân s đã thu hi được trên 9.000 t đng, nâng tng s tin thu hi được trong các v án, v vic thuc din Ban Ch đo theo dõi, ch đo đến nay là 75.800 t đng.

VOA, 22/11/2023

*************************

Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng thúc đẩy việc đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng

RFA, 22/11/2023

Vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan vừa bị khởi tố thêm hai vụ án, thêm 72 bị can. Trong số này có 23 người là lãnh đạo cấp vụ, cục, cán bộ các cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra giám sát ngân hàng và lãnh đạo thanh tra, ngân hàng một số địa phương …

thamnhung2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu tại cuộc họp hôm 22/11/2023 tại Hà Nội - Nhân Dân/Duy Linh

Số tiền hối lộ hơn năm triệu USD cho nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát Ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là khoản lớn nhất từ trước đến nay.

Đó là thông báo được đưa ra ngày 22/11 về kết quả cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng/Chống Tham nhũng, Tiêu cực (Ban Chỉ đạo) do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì diễn ra trong cùng ngày.

Cũng theo thông báo, liên quan các đại án tham nhũng Vạn Thịnh Phát, AIC (Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế của chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn), FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết ; Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư đã kỷ luật bảy người thuộc diện quản lý của hai cơ quan cao nhất này của đảng cộng sản Việt Nam. Trong số này có ba nguyên bí thư tỉnh ủy, bốn chủ tịch, nguyên chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Trong lĩnh vực đăng kiểm đến nay đã khởi tố 114 vụ án, 808 bị can tại 49 địa phương trên cả nước.

Ban Chỉ đạo cho biết trong thời gian tới sẽ phấn đấu ban hành cáo trạng truy tố đối với hai vụ án Vạn Thịnh Phát, SCB và FLC.

Bên cạnh đó là đưa ra xét xử sơ thẩm bốn vụ án được cho là trọng điểm của Ban Chỉ đạo gồm vụ xảy ra tại Học viện Quân y thuộc Bộ Quốc phòng liên quan đến việc hợp tác, nghiên cứu sản xuất kit test Covid-19 với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á ; vụ Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật CDC tỉnh Hải Dương và các địa phương, đơn vị liên quan ; vụ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh ; vụ Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op ).

Phát biểu tại cuộc họp, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn lâu dài, thực tiễn luôn biến động không ngừng cho nên phải kiên trì đấu tranh, vừa làm vừa tổng kết thực tiễn để làm tốt hơn nữa.

RFA, 22/11/2023

************************

Luân chuyển cán bộ : phương thuốc hiệu nghiệm làm giảm tham nhũng ?

RFA, 22/11/2022

Tổng Thanh tra Chính phủ - Đoàn Hồng Phong khi báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trước Quốc hội hôm 21/11/2023 cho biết sẽ thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, luân chuyển cán bộ các cấp, các ngành… nhằm phòng ngừa tham nhũng cho 45.192 lượt cán bộ, công chức, viên chức.

thamnhung3

Cán bộ Công chức làm việc. Courtesy dongnai.gov.vn

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam, hôm 22/11/2023 nói với RFA về việc này :

"Vấn đề luân chuyển cán bộ theo tôi là việc làm rất bình thường, để tránh tham nhũng, cũng như tiêu cực. Tôi thấy một cán bộ không nên làm lâu quá tại một chỗ, luân chuyển làm cho cán bộ đến những đơn vị mới sẽ tìm hiểu những công việc, tránh trường hợp bổ nhiệm những người thân quen trong gia đình. Và nếu về một đơn vị mới thì người đó có một sự độc lập, như vậy khi chỉ đạo điều hành sẽ khách quan công bằng, không bị áp lực bởi những mối quan hệ thân quen. Giống như một tổng thống không thể làm quá hai nhiệm kỳ, việc luân chuyển cán bộ sẽ làm cho công việc có hiệu quả hơn, vì làm lâu quá sẽ bị sức ì, sẽ không đổi mới, cho nên việc luân chuyển cán bộ sẽ giúp phát triển kinh tế xã hội cho đất nước".

Tuy nhiên, ông Lê Văn Triết, cựu Bộ trưởng Thương Mại, khi trao đổi với RFA hôm 22/11/2023 liên quan vấn đề này cho rằng :

"Không phải vấn đề luân chuyển cán bộ mà giảm được tham nhũng. Tham nhũng là do cơ chế, tổ chức, thể chế chính trị tạo ra, cho nên anh nào ở trong guồng máy đó cũng tham nhũng hết, không tránh khỏi… Chứ không phải luân chuyển cán bộ là hết tham nhũng. Anh tham nhũng ở đây, thì qua cơ chế kia anh cũng tham nhũng. Vì cái gốc của nó là cơ chế tạo ra tham nhũng, chứ không phải vấn đề thay đổi ở chỗ này không tham nhũng, ở chỗ kia mới tham nhũng… ‘đau Nam chữa Bắc’… không giải quyết được gì hết đâu".

Theo Quy định số 65-QĐ/Trung ương ngày 28/4/2022 của Bộ Chính trị, luân chuyển cán bộ là việc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện. Phạm vi luân chuyển gồm : Luân chuyển từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên, từ địa phương này sang địa phương khác ; giữa các cơ quan, tổ chức cùng cấp trong hệ thống chính trị…

Trao đổi với RFA từ Hà Nội liên quan vấn đề này hôm 22/11/2023, Cựu Trung tá Vũ Minh Trí, cho rằng :

"Tôi nghĩ tính tham nhũng trong cán bộ không phải vì luân chuyện mà mất đi, cho nên việc luân chuyển sẽ không làm giảm được tình trạng tham nhũng… Hoàn toàn không làm giảm, có thể nó làm chậm, nó làm ngắt đi một vài nhịp trong một thời gian ngắn… sau đấy thì nó sẽ tiếp tục như vậy. Cụ thể thời gian vừa qua, ta thấy cũng có nhiều cán bộ mới được luân chuyển, nhưng vẫn tiếp tục tham nhũng ở vị trí công tác mới. Thứ hai, có đặc điểm này, ta vẫn nghĩ luân chuyển là tốt, nhưng tôi nghĩ nó như một cái tủ, một cái giường, một cái khung nhà gỗ đã rệu rã rồi, để nguyên thì nó vẫn còn là cái tủ, cái giường, cái khung nhà… nhưng cứ tháo đi lặp lại nhiều lần thì nó càng ngày càng nát…".

Những trường hợp cán bộ lãnh đạo sau khi luân chuyển đến nơi khác cũng bị phanh phui tham nhũng mà Cựu Trung tá Vũ Minh Trí nhắc đến đơn cử như trường hợp ông Phạm Xuân Thăng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, vào ngày 17/9/2022 đã bị C03 Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam về tội ‘Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự. Trước khi luân chuyển, ông Thăng là Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương từ tháng 9/2011 đến tháng 11/2019 ; Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2022.

Hay trường hợp Cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam, ngày 7/6/2022, về tội ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’. Trước khi luân chuyển ông Chu Ngọc Anh từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2010 - 2013 và 2015 -2016 ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 9 năm 2015.

Một trường hợp khác là Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, vào năm 2022 bị Cơ quan điều tra xác định đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương kit xét nghiệm Covid-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước. Trước đó, Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long từng kinh qua nhiều vị trí công tác, trong đó có chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương từ tháng 10/2018 đến tháng 1/2020.

Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy hôm 22/11 nhận định với RFA :

"Việc luân chuyển cán bộ thường xuyên không giúp làm giảm tham nhũng, mà ngược lại nó có thể sẽ khiến tăng mạnh tình trạng tham nhũng. Đó là vì một cán bộ muốn vào được một cái ghế, anh ta phải bỏ tiền ra lo lót để được ngồi vào cái ghế đó. Khi ngồi vào đó rồi, anh ta sẽ tìm cách thu hồi vốn qua các hoạt động tham nhũng. Khi có chính sách từ cấp trên muốn luân chuyển, anh sẽ tìm cách đút lót cấp trên để khỏi luân chuyển hoặc luân chuyển sang các vị trí tương tự nhằm giữ được thu nhập. Cuối cùng thì chính sách này chỉ làm giàu cho những cấp trên, những người tổ chức cán bộ vốn đưa ra quyết định về việc luân chuyển cán bộ".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, muốn chống tham nhũng thì cần có tự do. Tự do báo chí và truyền thông để vạch tham nhũng. Tự do chính trị để cạnh tranh giữa các đảng phái ; đảng đối lập sẽ giám sát đảng cầm quyền ; quốc hội sẽ giám sát chính phủ. Tự do bầu cử và ứng cử để gạt bỏ những ứng cử viên tham nhũng và chọn ra những ứng viên có đức và tài. Nhưng trong cơ chế chính trị độc đoán như hiện nay thì ông Vũ cho rằng, nếu thực hiện bất cứ điều nào trong những điều trên, những người cầm quyền lo ngại chế độ sẽ bị lung lay dẫn đến sụp đổ, vì vậy mà họ cứ loay hoay đưa ra những chính sách nhằm khoe mẽ và mị dân nhưng thực chất nó chẳng thể nào giải quyết được vấn đề.

Nguồn : RFA, 22/11/2023

Published in Diễn đàn

Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng nhằm hạn chế khu vực tư nhân

Vào tháng 3, nhà chức trách Việt Nam đã bắt giữ ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch công ty bất động sản và giải trí FLC Group, với cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán.

tbt01

Ông Trịnh Văn Quyết

Một tháng sau, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn phát triển bất động sản Tân Hoàng Minh, bị bắt vì nghi ngờ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

RFA viết rằng : "Truyền thông quốc tế và địa phương gọi những vụ bắt giữ này là tín hiệu cho thấy các công ty lớn nhất của Việt Nam hiện là mục tiêu trong chiến dịch chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam".

Nhưng công cuộc chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam không phải là về tham nhũng - bởi lẽ tham nhũng đúng hơn nên hiểu là một yếu tố quan trọng của đời sống chính trị, không phải là sản phẩm phụ hay sự khiếm khuyết.

Chiến dịch này cũng không phải là quân bài để Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hạ các đối thủ của mình. Thay vào đó, đây thực sự là cách của Đảng cộng sản để khẳng định lại quyền lực của mình đối với khu vực tư nhân và từ đó, kết liễu những thế lực nào có thể thế chỗ cho sự độc quyền quyền lực của mình.

Là thế nào ? Chúng ta cần hiểu một chút về lịch sử.

Năm 1975, Cộng sản Bắc Việt đánh bại miền Nam tư bản, thống nhất đất nước. Nhưng những người cộng sản thiếu khả năng và thẩm quyền để áp dụng đúng đắn việc tập thể hóa và quốc hữu hóa ở miền Nam.

Và họ đã thất bại trong việc bố trí các kế hoạch này ở miền Bắc. Vì vậy, từ cuối những năm 1970 trở đi, người dân Việt Nam, phần lớn là nông dân, bắt đầu phạm luật.

Họ buôn bán trái phép gạo và các hàng hóa cơ bản khác. Khi chính quyền hiểu được chuyện gì đang diễn ra, họ không thể ngăn được nữa. Vì vậy, họ cho phép một số giao dịch trong nền kinh tế thị trường non trẻ ; họ cho phép các doanh nghiệp nhà nước duy trì sản xuất thặng dư.

Nhưng người dân Việt Nam đã đẩy xa hơn nữa. Họ bắt đầu bán nhiều hàng hóa hơn ở chợ đen ; họ và chính phủ lại nhượng bộ và đưa ra luật mới để cho phép nhiều hoạt động mua bán hơn. Nhưng người dân sau đó đã phá vỡ các quy tắc mới này.

Adam Fforde, một nhà kinh tế học và Benedict Kerkvliet đã ghi lại quá trình này một cách chi tiết. Tôi từng viết trước đó về "huyền thoại thời kỳ Đổi Mới".

Quá trình này được đẩy mạnh cho đến Đại hội toàn quốc năm 1986, khi đảng chấp nhận nguyên tắc đổi mới một cách muộn màng. Tuy nhiên, cải cách vẫn còn manh mún. Phải đến năm 1999, Luật Doanh nghiệp mang tính bước ngoặt mới được thông qua.

Đảng cộng sản buộc phải chấp nhận nền kinh tế thị trường và khu vực tư nhân được mở rộng. Tỷ trọng của khu vực tư nhân trong nền kinh tế tăng lên. Theo một nghiên cứu, số lượng "siêu giàu" (trị giá hơn 30 triệu USD) đã tăng 320% từ năm 2000 đến năm 2016, tốc độ nhanh nhất trên thế giới.

Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ triệu phú mới cao nhất thế giới. Tuy nhiên, Đảng cộng sản vẫn kiểm soát mọi lĩnh vực của đời sống chính trị. Khu vực tư nhân, được thúc đẩy từ sự giàu có của mình, đã đố kỵ, muốn có tiếng nói trong việc điều hành đất nước.

Nhưng điều này mang đến sự đe dọa cho Đảng cộng sản cầm quyền.

Một đảng độc tài chỉ cần làm đúng một điều : phải diệt trừ bất kỳ không gian nào cho các lựa chọn thay thế về mặt chính trị. Đảng cộng sản có thể dễ dàng bắt giữ các nhà hoạt động môi trường hoặc triệt tiêu các phong trào như Hội Anh em Dân chủ hay Khối 8406.

Nó có thể chặn mọi cơ hội thành lập một đảng chính trị khác. Tuy nhiên, nó không thể phá hủy hoàn toàn khu vực tư nhân - điều đó có nghĩa là phá hủy nền kinh tế. Tuy nhiên, cho phép khu vực tư nhân phát triển quá lớn và có tư tưởng độc lập sẽ đe dọa đến quyền lực của Đảng cộng sản.

tbt02

Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ triệu phú mới cao nhất thế giới

Lĩnh vực tư nhân có thể không quan tâm đến những lời dạy của Marx hay Lenin lẫn Hồ Chí Minh, và có thể muốn sự trung lập và nhất quán tương đối trong tòa án.

Nó có thể muốn lắng nghe những gì quần chúng thực sự nghĩ, chứ không phải những gì họ buộc phải nói. Nó có thể muốn có một nền pháp quyền và các quyền về sở hữu tư nhân.

Trong hai thập kỷ, Đảng cộng sản đã vây hãm và đe dọa trấn áp nạn tham nhũng ở khu vực tư nhân nhưng không thực sự làm gì cả. Sau đó, tới thời của ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông là người miền Nam, không tôn sùng tư tưởng nhưng tin vào sự độc quyền về quyền lực của Đảng cộng sản.

Ông trở thành thủ tướng vào năm 2006, vị trí mà ông nắm giữ suốt một thập kỷ và thu về nhiều quyền lực trong Đảng cộng sản hơn các thủ tướng thường có.

Theo ông Dũng, cách Đảng có thể hạn chế quyền lực của khu vực tư nhân là bắt tay với nó. Thay vì nắm giữ khu vực tư nhân trong tay, Đảng cộng sản sẽ trở thành cầu nối cho lợi ích của khu vực tư nhân.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 10 năm 2006, người ta đã quyết định rằng các quan chức của Đảng có thể điều hành doanh nghiệp, mặc dù hầu hết đều hoạt động âm thầm (và thường không kín kẽ) trong nhiều thập kỷ. Tại Đại hội tiếp theo, năm 2011, doanh nhân lĩnh vực tư nhân được phép gia nhập Đảng.

Theo kế hoạch của ông Dũng, các doanh nhân và ông trùm sẽ cần phải đến Đảng cộng sản để tiếp cận được đất đai, có được hợp đồng và giành được những quyết định có lợi từ tòa án.

Các doanh nghiệp nhà nước sẽ tiến hành hợp tác chung với các doanh nghiệp tư nhân. Và các công ty tư nhân sẽ tiếp cận phần lớn tín dụng của họ từ các ngân hàng nhà nước.

Tất cả những điều đó đã buộc khu vực tư nhân phải khăng khít với Đảng cộng sản. Đổi lại, khu vực tư nhân sẽ tưởng thượng cho một số quan chức Đảng cộng sản nhất định và những quan chức có mối quan hệ tốt này sẽ leo lên những chức vụ đứng đầu Đảng, từ đó hình thành mối quan hệ cộng sinh.

Nói cách khác, tham nhũng sẽ là phương tiện để hạn chế khu vực tư nhân và trao quyền cho Đảng cộng sản. Và hệ thống phân cấp mới trong Đảng cộng sản gồm những người được gọi nôm na là "những kẻ trục lợi", với người đứng đầu là ông Dũng, sẽ coi việc tạo ra của cải là nhiệm vụ chính của Đảng, chứ không phải là tạo ra một nhà nước xã hội chủ nghĩa trong tương lai hay sự trong sạch về mặt tư tưởng.

Nhận định vào năm 2017, nhà phân tích Nguyễn Hồng Hải  cho biết : "Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến ​​​​s tri dy ca tng lp được gi là 'siêu giàu', thường gn lin vi gii tinh hoa chính tr và có nh hưởng đáng k đến vic phát trin chính sách."

Học giả Alexander Vuving lập luận về thời kỳ này rằng "khi chế độ cộng sản Việt Nam cố gắng tồn tại bằng cách áp dụng một số yếu tố của chủ nghĩa tư bản trong khi vẫn giữ lại phần lớn chủ nghĩa độc tài, những kẻ trục lợi đã dần trở thành lực lượng thống trị trong nền chính trị Việt Nam, từ đó âm thầm thay đổi bản chất của chính quyền mà họ nắm giữ."

Tuy nhiên, thay vì hạn chế khu vực tư nhân, chính sách của ông Dũng lại kiềm kẹp Đảng cộng sản. Quần chúng trở nên phẫn nộ trước tình trạng tham nhũng tràn lan đối với các dịch vụ cơ bản.

Hóa ra việc hối lộ đã dẫn đến sự lãng phí khổng lồ tiền công, làm suy yếu chức năng của chính phủ, trong khi khu vực tư nhân bắt đầu yêu cầu các chính sách đi ngược lại với lợi ích của Đảng. Nhiều người cộng sản tận tâm bắt đầu đặt câu hỏi về mục đích của Đảng.

Viết vào năm 2012, giáo sư Vuving lập luận rằng "ranh giới chính trong nền chính trị tinh hoa Việt Nam không còn bị chia rẽ giữa phe bảo thủ và phe cải cách như những năm 1990… vấn đề trọng tâm là làm thế nào để giải quyết nạn tham nhũng".

Sau đó ông Nguyễn Phú Trọng tiến tới. Được bổ nhiệm làm tổng bí thư Đảng cộng sản vào năm 2012, ông Trọng đã dành sự nghiệp của mình cho tạp chí lý luận của đảng và là một nhà tư tưởng tận tụy.

Ông đã đưa ra những cảnh báo về chính sách của ông Dũng khi còn đương chức. Sau đó là cuộc đọ sức trước thềm Đại hội toàn quốc 2016. Ông Dũng muốn lên làm tổng bí thư, nhưng Trọng đã thành lập liên minh "ai cũng được trừ Dũng" và giành được nhiệm kỳ thứ hai. Điều này không chỉ loại được kẻ đứng đầu chính sách trục lợi mà còn tạo cho ông Trọng một sự hậu thuẫn từ đảng để chấn chỉnh tình hình.

Lúc đầu, ông Trọng "phong sát" đồng minh của ông Dũng. Sau đó, ông bắt đầu thanh lọc các quan chức tham nhũng khét tiếng nhất tại các tỉnh. Sau đó, ông đã đi qua các doanh nghiệp nhà nước.

Sự thất bại của chính phủ trong đại dịch Covid-19 đã cho ông cơ hội thanh trừng Bộ Ngoại giao, thường là bộ độc lập nhất với Đảng cộng sản. Và bây giờ, ông ấy đang nhắm tới khu vực tư nhân. Nhưng tất cả những điều này không đặc biệt liên quan đến tham nhũng.

Đối với ông Trọng, tham nhũng là biểu hiện của khu vực tư nhân có quá nhiều quyền lực so với Đảng cộng sản ; một khu vực tư nhân cảm thấy không bị Đảng cộng sản ràng buộc. Quả thực, đó là biểu hiện của việc Đảng cho phép có một nguồn quyền lực thay thế.

Như nhiều nhà bình luận đã chỉ ra, công cuộc đốt lò của Trọng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, người đứng đầu Tập đoàn FLC bị bắt chỉ một tuần sau khi tập đoàn này ký thỏa thuận đầu tư vào tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng, một phần quan trọng trong chiến lược địa chính trị của Hà Nội ở Đông Nam Á.

Câu hỏi đặt ra khi Đại hội toàn quốc năm 2026 đến gần là liệu Đảng cộng sản có gây nguy hại cho sự tăng trưởng kinh tế nhiều hơn nữa vì mục đích nắm giữ quyền lực của chính mình hay không.

Bạn cá là đảng sẽ làm như vậy. Những người trả lời là không sẽ có niềm tin sai lệch rằng thực sự có "khoản mặc cả chính trị" ở Việt Nam : tức quần chúng đứng ngoài chính trị và Đảng cộng sản mỗi năm làm cho họ bớt nghèo hơn một chút. Nhưng đó chỉ thực sự là thỏa hiệp nếu bạn tin rằng Đảng cộng sản sẽ dễ dàng từ bỏ quyền lực nếu nền kinh tế suy thoái. Đảng cộng sản sẽ không.

Thứ hai, thường có lầm tưởng rằng Đảng cộng sản vẫn coi mình là phương tiện để tăng trưởng nền kinh tế. Nhưng ông Trọng đã phần nào biến nó thành một chiếc áo tư tưởng với tầm nhìn đầy hoang mang, dù cam kết, xem nó là một tác nhân lịch sử đang hướng tới một tương lai xã hội chủ nghĩa.

"Chiến dịch đạo đức" diễn ra cùng với chiến dịch chống tham nhũng cũng rất quan trọng. "Tham nhũng đang đe dọa sự tồn vong của chế độ", ông Trọng nói vào năm 2018, nhưng "sự suy thoái chính trị còn nguy hiểm hơn".

Nhà sử học Stephen Kotkin lập luận rằng bạn không thể theo đuổi chủ nghĩa nửa cộng sản ; đó là một hệ thống Lenin hoặc không gì cả. Và ông Trọng đã vá víu lại hệ thống Lenin đang rạn nứt dưới thời ông Dũng.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu khu vực tư nhân có thể bị hạn chế hay không, trong khi vẫn có một số người trong Đảng nhìn có cách nhìn trìu mền về thời ông Dũng, khi cuộc sống dễ thở hơn về mặt tư tưởng hơn, khi Đảng cộng sản không quá hà khắt và khi có kiếm tiền dễ dàng.

Họ có thể có cơ hội thay đổi cục diện vào năm 2026 tại Đại hội toàn quốc tiếp theo của Đảng cộng sản. Ông Trọng, hiện đã 79 tuổi và gạt bỏ luật lệ của Đảng để nắm quyền liên tiếp ba nhiệm kỳ, sẽ kỳ vọng rằng lần này ông có thể tìm được người kế nhiệm được lòng dân.

Nhưng điều đó có vẻ cam go. Và nếu không thể, chiến dịch chống tham nhũng kéo dài hàng thập kỷ của ông có thể mờ nhạt sau khi ông rời chính trường.

David Hutt

Nguồn : BBC, 03/11/2023

David Hutt là nhà báo, nhà nghiên cứu từ Central European Institute of Asian Studies (CEIAS) và cây bút cho trang The Diplomat. Ông David Hutt viết về chính trị Việt Nam cho một số cơ quan báo chí từ năm 2014 đến nay. Tài khoản Twitter của ông là @davidhuttjourno.

Published in Diễn đàn

Đây là câu hỏi lớn cần được thảo luận tại nghị trường Quốc hội trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng và ồn ào chống tham nhũng.

chong1

Một tấm băng rôn cổ động cho Đảng cộng sản Việt Nam trên đường phố Hà Nội - Reuters

Ngày 23/10/2023 tại Hà Nội vừa khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội. Kỳ họp giữa kỳ của khóa 15 với nội dung chương trình nghị sự dày đặc và quan trọng với các dự án luật khó như Luật Đất đai, giám sát tối cao… nhưng thu hút sự chú ý cao có lẽ là Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 ; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 do ông Thủ tướng Chính phủ trình bày, trong đó vấn đề suy giảm tăng trưởng được quan tâm đặc biệt.

Bản báo cáo được cho là đã chuẩn bị công phu với các nhận định được minh họa chi tiết bởi 109 chú thích ở phần cuối báo cáo, xác nhận thực trạng ảm đạm và triển vọng khó khăn về tăng trưởng. Tuy nhiên, theo người quan sát, trong phần đánh giá tình hình một trong những nguyên nhân chưa được chỉ ra là khi chống tham nhũng "không đúng cách" có thể cản trở tăng trưởng kinh tế, thậm chí làm giảm và, mong muốn được các đại biểu quốc hội thảo luận để thực thi nhiệm vụ giám sát tối cao và đề xuất giải pháp chính sách thúc đẩy tăng trưởng.

Mối quan hệ

Mặc dù mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế là một trong những chủ đề quan trọng nhất, không chỉ thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chính trị mà cả các nhà nghiên cứu, nhưng đó là một vấn đề rất phức tạp. Sự tương quan "định lượng" được chứng minh khá thuyết phục rằng nếu mức độ tham nhũng tăng lên thì tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm đi. Công trình được trích dẫn thường xuyên nhất về chủ đề này có tên là "Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế" của Park Hung Mo. Nhà kinh tế này xác định rằng, "mức tăng 1% tham nhũng làm giảm tốc độ tăng trưởng khoảng 0,72% hoặc, mức tăng một đơn vị trong chỉ số tham nhũng CPI (Corruption Perceptions Index) làm giảm tốc độ tăng trưởng 0,545 điểm phần trăm. Kênh quan trọng nhất mà qua đó tham nhũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là sự bất ổn chính trị, chiếm khoảng 53% tổng hiệu ứng. Ngoài ra, tham nhũng cũng làm giảm mức độ vốn nhân lực và tỷ lệ đầu tư tư nhân".

Tham nhũng được định nghĩa là "lạm dụng chức vụ công để hưởng tư lợi" và Chỉ số tham nhũng CPI được Tổ chức Minh bạch Quốc tế - TI (Transparency International) công bố hàng năm từ năm 1995, xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới theo "mức độ tham nhũng mà được cảm nhận trong các giới công chức và chính trị gia", CPI với điểm số cao có nghĩa là minh bạch và ít tham nhũng hơn thì được xếp thứ tự cao hơn và, ngược lại. Trong hơn một thập kỷ (2012 -2022) Việt Nam được xếp thứ từ 104 đến 80 trên khoảng 180 quốc gia được thăm dò, có CPI tăng không đều từ 31 (các năm 2012, 2013 và 2014) đến 42 (năm 2022).

Khi "gắn" các giá trị CPI với mức tăng GDP tương ứng theo từng năm trong giai đoạn này cho thấy sự "biến thiên" này khá tương đồng với mức độ "bất ổn thể chế", trong đó nhiệm kỳ Đại hội 11 (2011-2016) được cho là trầm trọng nhất. Cụ thể, tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2012 khoảng 5,03%, sau đó trồi sụt quanh mức này, trừ ba năm đại dịch Covid-19 (2019-2022) có biến động "bất thường", trong đó GDP có mức tăng cao nhất trong 12 năm qua là 8,02% so với năm 2021. Lưu ý rằng chỉ tiêu gốc năm 2021 chỉ tăng ở mức thấp là 2,58% so với năm 2020.

"Bẫy tâm lý"

Mặc dù mối liên hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng, cả về định tính và định lượng, được minh chứng, nhưng các nhà nghiên cứu kinh tế và thể chế vẫn cảnh báo về sự hiện diện của "chiếc bẫy" tâm lý cần phải tránh trong hoạch định và thực thi chính sách.

Ở đây "bẫy" tâm lý là trạng thái cảm nhận chống tham nhũng có thể gây ra suy giảm tăng trưởng. Trước hết, đã từng rộ lên ý kiến rằng hình thức tham nhũng vặt, cái gọi là "văn hóa phong bì" - một thoả thuận ngầm khi cả bên đưa và nhận hối lộ chấp nhận được, coi như một loại dầu nhờn làm cho bộ máy hành chính hoạt động trơn tru hơn, nhờ đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Người ta còn rỉ tai nhau về độ tin cậy của việc thực thi thoả thuận kiểu này rằng quan chức miền Nam "nhận" là làm trong khi quan chức miền Bắc có thể không. Thứ hai, cũng chính sự tăng trưởng kinh tế đang gây ra tham nhũng. Người ta lý sự rằng khi kinh tế rất nghèo không có hoặc không có nhiều thứ để hối lộ. Nhưng, khi nền kinh tế đó phát triển, cơ hội tham nhũng lại tăng lên, xuất hiện cảm tưởng rằng ở một mức độ nào đó mối liên hệ "tích cực" giữa tăng trưởng kinh tế và tham nhũng và, rằng mức độ tăng trưởng nào đó làm cho một số tham nhũng trở nên dễ dàng hơn.

Gần đây, các nhà kinh tế thể chế chỉ ra trong mô hình kinh tế chuyển đổi sang thị trường dưới sự toàn trị của đảng cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam bẫy tâm lý mang tính đặc thù của chế độ này thể hiện qua hình thức nghịch lý tăng trưởng cao và vấn nạn tham nhũng tràn lan. Kéo dài nhiều năm, kiểu tham nhũng này không chỉ là nguy cơ mà đang là thực tế đe dọa sự tồn vong chế độ. Nó khiến giới lãnh đạo "lo lắng" nhưng gặp thách thức trong chống tham nhũng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà tính chính danh của chế độ Đảng cộng sản "đặt cược" vào.

"Không đúng cách"

Chống tham nhũng "không đúng cách" đang cản trở tăng trưởng kinh tế. Như đã nêu, tham nhũng được định nghĩa khái quát là "sự lạm dụng chức vụ công để hưởng tư lợi" và, nguyên nhân gốc hiển nhiên là sự tha hóa quyền lực công. Trong nền kinh tế thị trường việc tập trung quyền lực tuyệt đối để chống lại sự tha hóa quyền lực, chống tham nhũng là "không đúng cách". Hậu quả nhãn tiền là guồng máy quan chức hoạt động trì trệ và chủ nghĩa cơ hội "lên ngôi", giới doanh nhân "thế thủ" lo sợ bị hình sự hóa và hạn chế đầu tư, và tất nhiên, động lực tăng trưởng bị huỷ hoại.

Cách chống tham nhũng này có cội nguồn từ chế độ tập quyền phong kiến, để duy trì chế độ chống tham nhũng thường kết hợp với thanh trừng nội bộ, loại bỏ mầm mống đối trọng chính trị, thậm chí đặt lên hàng đầu việc trừng phạt những quan chức không phục tùng, bất tuân lãnh tụ và không tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản với phán quyết "tự diễn biến, tự chuyển hoá" mơ hồ. "Không đúng cách" khi chống tham nhũng coi là "nội bộ đảng" khi không dựa vào nhân dân, mà dựa vào bộ máy cồng kềnh như ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực các cấp, chồng chéo từ trung ương đến cơ sở.

Hơn thế, nguy cơ tha hóa quyền lực ngày càng lớn nằm ở ngay hệ thống này. Mới đây, ngày 31/10/2023 Bộ Chính trị ban hành Quy định 131 "về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán". Về thực chất, quy định này thể hiện Đảng có thêm quyền lực tuyệt đối và, tình thế "vừa đá bóng vừa thổi còi" khó tránh "thiên vị".

"Không đúng cách" khi chống tham nhũng tỏ ra Không bền vững vì ngày càng phụ thuộc vào vấn đề "minh vương", nghĩa là người đứng đầu Đảng. "Không đúng cách" khi những nỗ lực chống tham nhũng "không mang lại kết quả như mong muốn". Và, nguy cơ bất ổn luôn rình rập ở "thượng đình" thách thức công tác cán bộ...

Tăng trưởng kinh tế là nền tảng cho sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Đường lối Đổi mới do Đảng CS đề xướng đã "đặt cược" tính chính danh vào sự tăng trưởng. Trước đây, thành tích tăng trưởng cao kéo dài khiến cho giới lãnh đạo "tự mãn" về cái gọi là "tính ưu việt" của chế độ cho đến khi tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, mang tính hệ thống đang đe dọa sự tồn vong của nó. Nay, liệu Đảng có mạo hiểm "đặt cược" lần nữa vào chính sách chống tham nhũng hiện hành để tăng trưởng nhanh ? 

Phạm Quý Thọ

Nguồn : RFA, 01/11/20223

Published in Diễn đàn

Chống ai, ai chống ?

Mỗi khi người dân Việt Nam kêu than về nạn tham nhũng, hệ thống quan chức tuyên giáo, hệ thống chính trị lập tức lên giọng giải thích rằng : Ở đâu chẳng có tham nhũng, đâu chỉ mỗi Việt Nam. Ở Việt Nam đảng chẳng đã và đang ra sức chống tham nhũng quyết liệt, không có vùng cấm đấy thôi.

thamnhung0

Họ nói không sai về nạn tham nhũng ở đâu cũng có, cơ chế nào, thể chế nào cũng đều có tham nhũng khi sinh ra quyền lực và sự lạm dụng quyền lực được, thì sẽ nảy sinh ra tham nhũng.

Tuy nhiên, nếu giải thích rằng ở đâu cũng có tham nhũng, và tham nhũng ở đâu cũng như nhau, thậm chí giải thích như Nguyễn Phú Trọng rằng ngày cả cha con Đường Tăng đến Tây Thiên để thỉnh kinh còn phải hối lộ chiếc bát bằng vàng mới lấy được kinh, để cho rằng, tham nhũng ở Việt Nam cũng như nạn tham nhũng ở những nơi khác, những đất nước khác trên thế giới, thì đó là hoặc nhầm lẫn do thiếu hiểu biết, hoặc là sự tháu cáy lập lờ đánh lận con đen.

Hẳn nhiên, tham nhũng, ở đâu thì cũng đều là sự lạm dụng quyền lực để tư túi, tham ô tài sản công, chiếm đoạt làm của riêng cho mình những tài sản không thuộc về mình được hưởng cách công chính.

Thế nhưng, cách tham ô, phương thức, điều kiện để tham ô và nhất là cơ chế, phương cách xử lý trước, trong và sau khi tham nhũng lại mỗi nơi một khác. Càng khác hơn, đó là cơ chế sinh ra, tiêu diệt hay phát triển, nuôi dưỡng nạn tham nhũng.

Nạn tham nhũng ở những đất nước có chế độ chính trị minh bạch, dân chủ, văn minh, nếu có, thì chỉ là hiện tượng cá biệt, không phổ biến của một số cá nhân, một số thành phần thuộc thiểu số và đặc biệt, cơ chế giám sát, quản lý, và sự minh bạch sẽ hạn chế tối đa nạn tham nhũng, phát hiện và loại trừ tham nhũng trong đời sống xã hôi.

Ngược lại, nạn tham nhũng sẽ là chuyện bình thường, sẽ không có thuốc chữa, nếu nó nảy sinh trong môi trường độc tài, toàn trị về quyền lực, thiếu minh bạch, công khai và nhất là những môi trường thiếu cơ chế giám sát, kiểm tra, thiếu nền báo chí tự do, công dân không có quyền tự do ngôn luận…

Đặc biệt, tham nhũng tại Việt Nam không chỉ là một vấn nạn, mà từ hiện tượng đã trở thành "Quốc nạn" như lời của các lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đã thừa nhận.

Bởi tham nhũng, đã trở thành mục tiêu và là động lực của hệ thống đảng viên hiện nay. Hầu như, những lá đơn vào đảng, những cánh tay giơ lên rất mạnh mẽ, những lời thề hứa rất to, rất dõng dạc khi kết nạp đảng, đều ẩn giấu đằng sau đó nội dung : Tìm kiếm một cơ hội tham nhũng khi tham gia vào "Đảng cầm quyền".

Tham nhũng đã trở thành không chỉ mục tiêu, động lực trở thành đảng viên, mà còn là môi trường, điều kiện để cán bộ, đảng viên làm việc. Bởi những lĩnh vực, những nơi khó khăn để tham nhũng, hoặc không có cơ hội để tham nhũng thì những nơi đó rất… khó có thể có người làm.Trái lại, thị trường quyền lực, thì trường quan chức rất rầm rộ, rất sôi nổi như những trận đấu giá ngầm với những chiếc ghế béo bở, đầy quyền lực có thể đem đến cơ hội nhận hối lộ, tham nhũng…

Thế nên, câu chuyện đặt ra gọi là "Chống tham nhũng" mà đảng phát động mấy chục năm nay, để càng chống, tham nhũng càng phát triển mạnh mẽ đến mức nạn tham nhũng đã trở thành phổ biến, thành "Quốc nạn" là câu chuyện bi hài, nhiều tập và càng ngày càng lộ rõ là một trò lừa đảo không hơn, không khém.

Bởi tham nhũng nảy sinh, lớn lên, phát triển vững chắc theo đà độc tài của đảng, theo quy mô và mức độ chiếm giữ quyền lực của đảng đến đâu. Khi quyền lực của đảng là tuyệt đối, thì tham nhũng cũng là hiện tượng phổ biến tuyệt đối.

Thế nên, khi tham nhũng chính là đảng, thì câu hỏi đặt ra khi hô hào chống tham nhũng rằng : Chống ? Chống ai ? Ai chống ?

Chuyện xưa như trái đất và… thành tích.

Nói rằng tham nhũng là chuyện của mọi chế độ, thì ở Việt Nam, thời kỳ phong kiến, thực dân, chuyện tham nhũng, nếu có cũng chỉ là những hiện tượng lẻ tẻ và luật lệ đã nhanh chóng dập tắt hoặc hạn chế hiện tượng đó.

Cho đến khi người cộng sản vào đất nước này cướp chính quyền và giữ chiếc ghế cai trị. Chuyện "Chống tham nhũng" vốn là câu chuyện đi theo lịch sử hình thành và phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam.

Chuyện chính quyền Việt Nam tham nhũng đã không còn là câu chuyện gây chú ý đối với người dân, nó đã diễn ra triền miên, trường kỳ suốt chiều dài lịch sử đảng. Nó được manh nha, nảy nở từ khi đảng xuất hiện và rồi nó cùng đi theo nhịp phát triển của đảng, nó nẩy sinh, phát triển mạnh mẽ cùng với nhu cầu củng cố sự cai trị của đảng trên cổ người dân bằng mọi cách, mọi biện pháp.

Và câu chuyện chống tham nhũng ban đầu gây ngạc nhiên, đến nay, nó đã trở thành chuyện hài.

Bản tổng kết thành tích sau 2 nhiệm kỳ 10 năm của Nguyễn Phú Trọng, con số mà Ban Nội chính đảng đưa ra báo cáo đã là : "Trong 10 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức Đảng, gần 168.000 đảng viên". Hẳn nhiên, con số này là còn thua xa thực tế, bởi con số phát hiện so với thực tế chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi. Nhưng chừng đó, cũng đã đủ nói lên sự khốn cùng của đất nước này đã đến mức độ nào. Bởi đi kèm với một đảng viên bị kỷ luật, là hàng chục đảng viên chưa bị kỷ luật khác đang ngày đêm tham nhũng, cướp bóc tài sản và xương máu của nhân dân.

Bởi đi cùng với một cái gọi là kỷ luật, khởi tố đảng viên, là hàng tỷ, chục tỷ tiền của và tính mạng của người dân đã bị bòn rút, đã bị phá hoại.

Bởi đi cùng với một ủy viên Trung ương đảng, một ủy viên Bộ Chính trị, một viên tướng tá… kỷ luật hay khởi tố, vào tù là hàng trăm, hàng ngàn tỷ tiền của dân đen đã bị cướp, bị phá.

Và đi cùng một tổ chức đảng bị kỷ luật, là cơ đồ, tài sản và tương lai của một vùng, một ngành, một lĩnh vực đã bị nhấn chìm hàng chục năm hoặc không còn lối thoát để đi đến tương lai.

Điều hài hước, là qua 10 năm của hai nhiệm kỳ đó thì đảng vẫn xây dựng được 250 văn bản "Xây dựng đảng" – Đây cũng là nguồn cơn của sự độc tài và là nguồn gốc vững chắc cho sự tham nhũng trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Mới đây, bản báo cáo của các cơ quan đảng một lần nữa làm người dân… choáng. Bản báo cáo cho biết : Chỉ trong nửa năm đầu 2023, ngoài con số đảng viên, 13 cán bộ Trung ương quản lý bị kỷ luật, đảng viên bị bỏ tù hàng loạt, thì Kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 165.000 tỷ đồng (tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm 2022) ; kiến nghị xử lý trách nhiệm 784 tập thể, 2.912 cá nhân. Đã khởi tố, điều tra 452 vụ án/1.409 bị can về các tội tham nhũng (tăng 155 vụ/727 bị can so với cùng kỳ năm 2022).

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thi hành kỷ luật 91 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 17 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 23 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (tăng gần 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII).

Ngành thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 340.000 tỷ đồng (tăng hơn 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII), hơn 1.700ha đất ; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với hơn 6.600 tập thể và gần 18.000 cá nhân.

Báo cáo cho biết đã thu hồi được trên 53.000 tỷ đồng do tham nhũng, điều đó cũng có nghĩa là đã có hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền tham nhũng bị cướp mất bởi đảng viên. Bởi theo con số của Mặt trận thì cứ phát hiện được 10 đồng bị tham nhũng thì chỉ thu được 3 đồng.

Còn trong thực tế, thì cứ 100 đồng bị tham nhũng may ra phát hiện được 1 đồng.

Vậy con số tiền của của người dân bị cướp đoạt, bị phá hoại là con số bao nhiêu ? Ai có thể tính nổi những con số này ?

Thoái trào !

Sau mấy chục năm diễn trò chống tham nhũng, hối lộ, ăn cắp, phá hoại của nội bộ đảng cộng sản Việt Nam thì bệnh tham nhũng đã không hề bị suy suyển, mà ngược lại, nó càng "Tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc" như lời hô hào của đảng bấy lâu nay.

Tham nhũng, hiện nguyên hình là căn bệnh trầm kha của xã hội Việt Nam hiện nay. Nó có nguồn gốc và được nuôi dưỡng, được phát triển mạnh mẽ trên nền tảng sự độc tài của đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy, tham nhũng tại Việt Nam là đặc tính riêng có, là sản phẩm của riêng Đảng cộng sản Việt Nam.

Ngày nay, tham nhũng đã trở thành đặc ân, là mục đích của việc gia nhập đảng và quyết giữ gìn sự độc tài ở đây.

Bởi vậy, sẽ rất có lý khi người ta nói rằng : Tham nhũng, là căn bệnh, nhưng là nguồn gốc, mục đích và là cơ sở cho sự tồn tại của đảng. Không phải 100% đảng viên đều tham nhũng. Nhưng đã tham nhũng là đảng viên Đcộng sản Việt Nam.

Và chính Nguyễn Phú Trọng đã huỵch toẹt ra rằng : "Chống tham nhũng, nghĩa là ta chống ta

Hẳn rằng qua gần hết mấy chục năm ngồi lê lết trên các ghế lãnh đạo đảng và nhà nước, Nguyễn Phú Trọng hẳn còn nhớ được những câu ông ta nói ra sang sảng như chuông đồng về đạo đức, tư cách của đội ngũ lãnh đạo do ông ta chọn phải như thế nào. Nào là "coi cán bộ và công tác cán bộ là "cái gốc của mọi công việc", "nguyên nhân của mọi nguyên nhân", "then chốt của then chốt" (Nguyễn Phú Trọng nói về phương án nhân sự khóa 12).

Rằng : "Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như :.. tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải".

Thế nên, tiêu chuẩn đảng viên nhất là Ủy viên BCH Trung ương phải : "Có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng ; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi…".

Thế rồi, những con số vừa nêu trên, là câu trả lời rất xác đáng và rất hùng hồn cho những lời lẽ sáo rỗng đến mức lừa bịp của Nguyễn Phú Trọng.

Và con số đó vẫn chưa dừng lại, vẫn cứ tăng với tốc độ phi mã. Cứ nhìn vụ "Chuyến bay Giải Cứu", "Việt Á" và "Đăng kiểm" gần đây, người ta sẽ thấy hệ thống công quyền hiện tại nhưng cái thây ma đã thối rữa trương phình, hễ động đến đâu mà lớp da bong ra, thì dòi bọ lúc nhúc đổ ra hàng đống ở đó.

Và chống tham nhũng, chỉ là việc nhặt đi vài con dòi bọ, sâu mọt trên cái xác chết thối rữa đó mà thôi.

Điều hài hước ở đây, là những cái mà đảng đang nêu lên như những "thành tích chống tham nhũng" bằng những con số đảng viên bị kỷ luật, bị tù… thì đó cũng là bản cáo trạng danh cho đảng, là bản ghi những tội ác mà với vai trò độc tài, đảng đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.

Thế rồi chừng như đã biết mình bất lực trước phong trào mạnh mẽ, lan rộng đến mọi ngành, mọi cấp mọi đảng viên, mọi chi bộ của nạn tham nhũng, Nguyễn Phú Trọng từng bước giơ tay đầu hàng.

Với những quy định bằng mồm, bằng những suy nghĩ bất chấp cái gọi là luật pháp, Nguyễn Phú Trọng tự ý quy định cho đảng viên "Đã nhúng chàm thì xin nghỉ việc, hoặc trả lại tiền" thì được tha.

Và đã có hàng loạt cán bộ cấp cao xin nghỉ việc để ôm đống tài sản đã có được.

Và đảng dùng cái gọi là Tòa án, mục đích của quan tòa là khảo tiền, và khi đã nộp lại một phần tiền bị phát hiện do tham nhũng, thì tội trạng khỏi bị truy cứu.

Và đó là những biểu hiện của sự đầu hàng sau một thời gian dài hò hét và lên gân lên cổ rằng "Chống tham nhũng bằng mọi giá quyết liệt, không có vùng cấm…".

Xin thưa, một khi nguồn gốc tham nhũng là sự độc tài, là quyền lực được tập trung vô hạn vào tay đảng, mà không đào tận rễ, trốc tận gốc được, thì chuyện chống tham nhũng chỉ là chuyện lừa đảo, hài hước.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 28/09/2023

Published in Diễn đàn

Sau 11 năm chống tham nhũng, tiêu cực (2012 – 2023), tình trạng suy thoái tư tưởng và đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên, nguyên nhân đẻ ra tham nhũng, vẫn nghiêm trọng, lan rộng và tinh vi trong mọi lĩnh vực.

Tại sao ? Bởi vì : "Vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có tư tưởng né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm ; không quyết tâm, quyết liệt" (báo Nhân Dân, ngày 18/07/2023).

chong1

Các đơn vị tổ chức thuộc Đảng cộng sản Việt Nam triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng tác phẩm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Những người này nằm trong : "Tổ chức cán bộ, quản lý đầu tư và đấu thầu, quản lý tài nguyên, giải ngân vốn đầu tư công, tài chính, ngân sách, quản lý quy hoạch, xây dựng, môi trường, chứng khoán , và nhiều lĩnh vực khác".

Toàn là những nơi béo bở, nhìn đâu cũng thấy tiền, rờ đâu cũng trúng tiền. Nhưng quan trọng là ở chỗ, theo Nhân Dân : "Nhiều tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức, người thực thi công vụ có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân gây bức xúc dư luận xã hội".

Dân hoang mang

Bái báo chữa cháy rằng : "Sự liêm chính của bộ máy Nhà nước, kỷ cương, kỷ luật của xã hội đã được giữ vững, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số người do thiếu thông tin, nhận thức vấn đề chưa đầy đủ cho nên đã không thấy hết được tác động sâu sắc của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với phát triển kinh tế-xã hội, phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Thậm chí có người dao động, phủ nhận hoặc tìm cách chống đối, ngăn cản công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đăng tải trên mạng xã hội những thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật, gây hoang mang dư luận về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam".

Dân hoang mang là phải, vì chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã than rằng : "Vì sao chống tham nhũng mạnh mẽ như thế, xử lý nghiêm nhiều hành vi vi phạm như thế, nhưng tham nhũng tiêu cực vẫn cứ trơ. Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không ?" (VietnamNet, ngày 20/01/2022).

Lời than của ông Trọng cho thấy "những kẻ tham nhũng không sợ Đảng", vẫn tiếp tục đục khoét, móc túi dân như "kẻ điếc không sợ súng".

Bằng chứng được Nhân Dân trưng ra : "Thực tiễn cho thấy ở tại một số địa phương, cơ quan, đơn vị đã phát sinh tư tưởng né tránh việc khó, làm việc cầm chừng, thậm chí có nơi "án binh bất động". Không ít lĩnh vực có biểu hiện trì trệ, chậm tiến độ. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám quyết đoán.

Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như việc đánh giá cán bộ chưa công bằng, thu nhập cán bộ, công chức còn thấp ; cơ chế, chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, việc hướng dẫn thực hiện pháp luật và áp dụng quy định pháp luật trong thực tế gặp nhiều vướng mắc ; môi trường chính trị, môi trường xã hội chưa thật sự thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo ; công tác kiểm soát quyền lực còn những lỗ hổng, chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả trong nhiều lĩnh vực…".

Tuy Đảng không nhìn nhận, nhưng lý do nhiều người trách nhiệm đã "né tránh" vì "dại gì mà đập đầu vào đá" trong khi ai cũng biết tham nhũng đã diễn ra ở mọi nơi, mọi lĩnh vực từ Trung ương xuống cơ sở trong hệ thống lãnh đạo.

Đó là lý do tại sao bài viết của Nhân Dân phải nói thẳng ra rằng : "Bên cạnh đó, hành vi và thói quen tham nhũng đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Cách nghĩ "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ" tạo nên bất bình đẳng trong đánh giá, sử dụng cán bộ, khiến một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức không tâm huyết với công việc".

Nhưng "môt bộ phận" là bao nhiêu, nhiều hay ít trong số trên 200 ngàn viên chức nhà nước ?

Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, tính đến hết năm 2021, tổng số công chức của các cơ quan Trung ương tại 16/18 bộ, ngành (không tính Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) và địa phương là 233.219 người. Trong số này có 59.918 người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ" (Pháp Luật Online, ngày 1/08/2022).

Như vậy, nếu tính chung cà 3 nơi gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó gồm 58 tỉnh và 5 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) thì số người "ăn cơm của dân để tham nhũng" là bao nhiêu ?

Chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan trả lời : "Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy" (Pháp luât Online, ngày 12/06/2016).

Tuy nhiên, công tác "giảm biên chế" chỉ bắt đầu từ ngày 20/07/2023 với chỉ tiêu giảm 5% công chức, 10% viên chức hưởng lương từ ngân sách. Nhưng liệu việc giảm này có diệt được tham nhũng không, hay guồng máy lại phình ra to hơn như chính kế hoạch "giảm biên chế" ?

Lại đổ vạ

Chưa ai biết, nhưng có một điều ai cũng thấy, đó là : "Khi thất bại thì lập tức đảng bào chữa và đổ tội ngay cho các thế lực thù địch để chạy tội". Rất giản dị, và cơ quan hay viên chức nào cũng có thể làm được.

Cụ thể, hành động này xuất hiện trên báo Nhân Dân, ngày 18/07/2023 :

"Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách : sự chống phá của các thế lực thù địch, sự cản trở của một số cá nhân cực đoan, thoái hóa, biến chất, những người đã trót "nhúng chàm" sợ bị phanh phui khuyết điểm…

Khi bị buộc tội, đối tượng tham nhũng thường sử dụng đủ các thủ đoạn từ mua chuộc, hối lộ, đe dọa, chạy trốn và thậm chí là tự sát. Lợi dụng điều này các thế lực thù địch lập tức vu cáo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam là "cuộc chiến giữa các phe phái", đồng thời cho rằng tham nhũng là "thâm căn cố đế, không thể thay đổi được"..., từ đó hòng chia rẽ sự đoàn kết, tác động vào tư tưởng những người mơ hồ về quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, làm suy giảm niềm tin của người dân đối với chế độ…".

Nhưng "các thế lực thù địch" là ai và tại sao lại phải hành động "đục nước béo cò" cho Đảng có lý do thối thoát trách nhiệm thất bại của chính mình ?

Thất bại ấy bắt nguồn từ đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, những người bị báo Nhân Dân lên án có : "Tư tưởng bàn lùi, đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm, dao động, thiếu ý chí, quyết tâm".

Giặc nội xâm

Từ khóa đảng VII thời Tổng bí thư Đỗ Mười, Đảng cộng sản Việt Nam đã thừa nhận "tệ nạn tham nhũng là quốc nạn", rồi chuyển sang "giặc nội xâm" thời Nguyễn Phú Trọng, vì nó đe dọa "vị trí lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chề độ"

Tuy vậy, trong lời phát biểu tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa XIII từ ngày 15/5/2023 đến ngày 17/5/2023, tại Thủ đô Hà Nội, ông Trọng lại khoe : "Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây".

Hiệu quả tuy có rõ rệt nhưng ông Trọng nhìn nhận : "Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Vì vậy, phải chấn chỉnh, uốn nắn từ suy nghĩ, nhận thức mới có thể phòng, chống tham nhũng từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc".

Nhưng theo báo Nhân Dân ngày 14/07/2023, thì : "Mặc dù các cơ quan chức năng đã xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực ; xử lý kỷ luật, xử lý hình sự nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm, nhưng nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng vẫn tiếp tục xảy ra".

Nhân Dân giải thích : "Xem xét trên nhiều khía cạnh, có thể thấy nguyên nhân chủ yếu là do : Cơ chế, chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập, chưa phù hợp thực tiễn, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực, gần đây lại bộc lộ thêm trong lĩnh vực định giá, đấu giá tài sản, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, y tế, đầu tư công...".

Tóm lại, theo bái báo : "Công tác cán bộ ở một số nơi còn bất cập, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý không đúng chuyên môn, sở trường nên không đủ kiến thức, bản lĩnh đảm nhiệm công việc ; trong khi đó việc đánh giá, xếp loại cán bộ còn hình thức, chưa có cơ chế đủ mạnh để điều chuyển, thay thế, buộc từ chức đối với cán bộ thiếu bản lĩnh, sợ trách nhiệm không dám làm. Một số cán bộ, công chức đã trót "nhúng chàm" nên có tâm lý nghe ngóng, phòng thủ, sợ bị phát hiện".

Như vậy là chủ trương "xây dựng, chỉnh đốn đảng", bắt đàu từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên cầm quyền khóa đảng XI năm 2011 đã hoàn toàn thất bại.

Chủ trương này được khoe nhằm trong sạch hóa hàng ngũ lãnh đạo, chống tham nhũng và chống suy thoái, đạo đức lối sống. Nhưng đến nay, sau hơn 10 năm thi hành đủ biện pháp mà tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong cán bộ đảng viên vẫn gia tăng khiến Đảng nhức nhối.

Điều này cho thấy tham nhũng đang thắng lớn còn Đảng thì thua to, mà người chịu trách nhiệm chính là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam kiêm nhiệm chức Trưởng ban Chỉ đạo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phạm Trần

(24/08/2023)

Published in Diễn đàn
lundi, 21 août 2023 21:22

Tệ hơn tham nhũng

"Lương y phải như từ mẫu", ngày 27/2/2021, Nguyễn Thanh Long dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư Bộ trưởng "gửi cán bộ viên chức của ngành". 19 ngày trước đó, ông ta nhận 1 triệu USD từ Việt Á. Tôi nghĩ là ở thời điểm ấy, hàng vạn y, bác sĩ và nhân viên y tế không ai có thời gian đọc những "lời dạy" này, họ đang lăn xả vào tâm dịch, giành giật cho dân từng mạng sống.

byt1

Sáng 11/12/2021, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị, tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Thanh Long được giao kiêm nhiệm Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương thay bà Nguyễn Thị Kim Tiến vừa bị miễn nhiệm. - Ảnh : TTXVN

Không chỉ các lương y thật sự, tôi tin là nhiều người Việt Nam sẽ không bao giờ hết bàng hoàng. Làm sao mà những kẻ mũ cao, áo dài, ăn nói như những "tấm gương" ấy, lại có thể chia chác trước ánh mắt tuyệt vọng của những người dân trên ranh giới của sự sống và cái chết.

Nhưng, xỉ vả những kẻ chia chác tiền bạc khi họ đã bị còng tay là rất dễ. Họ chưa chắc đã xấu hơn những kẻ háo danh, coi chống dịch như một cơ hội đánh bóng cho mình bộ cánh.

Đi cùng những tuyên bố vừa ngạo mạn vừa thiếu hiểu biết về Covid-19 sau khi thắng trong một vài "trận giả", là những chính sách vừa phản lại các nguyên tắc chống dịch [5K] vừa thiếu cơ sở pháp lý và đạo lý. Như chúng ta thấy, những quyết sách ấy đã vỡ trận ngay lập tức khi dịch thật tràn vào.

Vụ Việt Á đã không chỉ giật tung mặt nạ "mục tiêu kép". Không có chuyện tự lực sản xuất kittest, tự lực vaccine. Không những không có cái "cột điện" nào chạy sang tránh dịch ở Việt Nam mà nhiều người trong nước và người Việt tha hương còn trở thành nạn nhân của các chủ trương chống dịch.

byt2

Tối 28/9/2021, khi xem video clip ghi lại cảnh một phụ nữ ở chung cư Ehome 4, [Thuận An, Bình Dương] bị lực lượng chức năng phá khóa, giải đi lấy mẫu xét nghiệm, chúng ta chưa biết những người lãnh đạo Bộ Y tế có chia chác trong chủ trương "xét nghiệm đại trà". Nhưng chúng ta biết, cách tổ chức chống dịch ấy không chỉ vi phạm những quyền căn bản của người dân mà còn làm tăng thêm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Chủ trương "bao một tuyến đê 4.000 km" đã được triển khai một cách ấu trĩ. Thay vì tuân thủ hướng dẫn của WHO, tuân thủ "5K", chủ yếu là giữ khoảng cách thích hợp giữa người với người. Nhiều địa phương đã đào đường lập các phòng tuyến, thậm chí người ta còn xây một bức tường tôn ngăn cách ranh giới hai quận ở Thủ đô.

Các quyết sách thiếu hiểu biết này không chỉ tạo ra các khủng hoảng nhân đạo, khiến hàng vạn người dân phải tự gồng gánh đưa vợ con thoát khỏi các đô thị, có người phải đi bộ hàng ngàn km, mà còn làm phát sinh những đám đông [đễ lây dịch] ở các chốt kiểm soát, ở các văn phòng cung cấp các loại giấy phép ra đường.

Đặc biệt là chủ trương đưa những người bị coi là F1 chịu cách li cưỡng bức. Tập trung hàng ngàn, hàng chục ngàn con người vào những cơ sở tạm bợ, thiếu thốn điều kiện vệ sinh, điều kiện tự chăm sóc này không chỉ tạo ra những ổ lây lan dịch mới mà còn để lại những chấn thương tinh thần cho những F1 may mắn không bị lây dịch bệnh.

Khi đặt hàng vạn F1 vào những khu cách li đầy rủi ro này, người ta đã nhân danh lợi ích cộng đồng. Để giảm nguy cơ lây dịch cho cộng đồng người ta sẵn sàng làm tăng nguy cơ thành F0 cho F1.

Ai xứng đáng được sống an toàn nhờ sự hi sinh của những người bị coi là F1 này.

Ngay cả những quốc gia giàu có cũng không ngăn được hàng triệu người chết vì Covid. Nhưng hãy nhìn vào tuổi của hơn một nghìn rưỡi trẻ mồ côi để thấy người tử vong ở Việt Nam bị trẻ hóa ra sao.

Những khu điều trị hoặc cách li tập trung ấy không những đã làm tăng nguy cơ bùng nổ dịch mà còn thu hút lực lượng nhân viên y tế một cách không cần thiết. Những khu tập trung ấy không chỉ tạo ra các khủng hoảng nhân đạo mà còn tạo ra các khủng hoảng về nguồn lực y tế. Các cơ sở y tế đã không thể hoạt động ở mức cần thiết để chăm sóc các loại bệnh thông thường.

Khi ca ngợi những chuyến bay "ngạo nghễ" người ta đã không tự hỏi, tại sao không có một quốc gia nào trên thế giới, giữa tâm dịch, ban hành những chính sách cản trở công dân tha hương của mình trở về.

Chỉ có chuyến bay VN-06 của Vietnam Airlines chở 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích Đạo về Nội Bài hôm 29/7/2020 là có yếu tố giải cứu. Hàng trăm nghìn công dân Việt Nam khác đang học tập sinh sống ở nước ngoài đã bị rơi vào một thảm họa nhân đạo, không thể về nhà không chỉ bởi dịch bệnh mà còn bởi các chính sách chống dịch của chính nước mình.

Một cán bộ cấp cục thành viên của một định chế quốc tế, kẹt lại ở Châu Âu, gửi thư về cho bạn bè, trong đó có tôi, viết :

"Tôi [chỉ có thể về] khi xin được Công văn đồng ý của Chủ tịch UBND Thành phố cho cách ly ở Hà nội, Thông báo đồng ý của Bộ Ngoại giao sau khi họ đã xin ý kến của 5 bộ, giấy phép của Cục Hàng không cho phép chuyến bay của nước ngoài ghi rõ chở người có tên cụ thể, hướng dẫn cách li của sở y tế ở khách sạn cụ thể, biển số xe đón và tên người lãi xe đón từ sân bay cụ thể, giấy này cũng phải gửi cho hãng hàng không. Tất cả giấy tờ đó phải mất đến 3 tuần để có được. Nhưng, văn phòng của tôi vừa thông báo, rủi ro có thể xảy ra là chuyến bay chặng Hongkong – Hà Nội có thể bị hủy. Trong khi các giấy tờ nói trên chỉ xin cho một chuyến bay cụ thể".

Không ai có khả năng tự mình đáp ứng các loại giấy tờ như thế. Những quyết sách chống dịch ấy không chỉ ngăn cản hàng chục vạn người Việt thoát khỏi các tâm dịch về nhà, mà những ai có thể mua chỗ trên các "chuyến bay giải cứu", đã phải chi 2-3 nghìn USD, có người phải chi 5-7 nghìn USD để có thể bay từ Mỹ về Việt Nam, trong khi, cùng thời gian, người Campuchia [không được giải cứu] chỉ mất 650 USD cho một đường bay cùng loại.

Không phải ở thời điểm ấy mạng xã hội không lên tiếng. Thay vì càng những lúc hiểm nguy, càng cần những tư duy độc lập, càng cần những tiếng nói phản biện thì báo chí vẫn theo truyền thống, càng tích cực xưng tụng trong các dàn đồng ca.

Đành rằng, nếu Việt Nam vừa có khả năng tự bào chế vaccine, tự sản xuất kittest vừa có mô hình chống dịch "không nước nào làm" và thành công thì hào quang của những người chống dịch sẽ trở nên rực rỡ. Nhưng, một mô hình chống dịch đúng chỉ có thể dựa trên sự hiểu biết chứ không thể dựa trên sự ngạo mạn. Thực tế cho thấy, càng không học hỏi kinh nghiệm quốc tế được WHO đúc rút, càng cố gắng để trở nên "duy nhất", thảm họa cho dân càng trở nên khác thường nhất.

Từ tháng 9/2020, các hãng dược lớn đã thông báo cho các quốc gia là sắp có vaccine, nhưng, sau đó Việt Nam vẫn không có kế hoạch gì. Phải đến tháng 6/2021, khi một nước như Campuchia đã đạt tỉ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới, Việt Nam mới thành lập Ban chỉ đạo tiêm vaccine toàn quốc.

Rất may là những tháng sau đó, Chính phủ đã sớm thay thế Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19, tăng tốc cuộc đua phủ vaccine và linh hoạt điều chỉnh các chủ trương chống dịch.

Bảo vệ người dân trong nước và bảo hộ công dân ở nước ngoài là bổn phận của mọi chính phủ. Điều đơn giản nhất để tránh sai sót và ngăn chặn được tham nhũng là bất cứ quyết sách nào để thực hiện bổn phận ấy đều phải xem công dân được tạo điều kiện tốt hơn hay phải trả giá nhiều hơn. Không có chính sách nào đúng kể cả trong tình trạng khẩn cấp mà đẩy dân vào tình thế khó khăn hơn, bất chấp những quyền căn bản, bất chấp phẩm giá.

Những kẻ rắp tâm chia chác từ chính sách khi đất nước đang ở trong thảm họa và người dân đang trong hoạn nạn thì chỉ có thể ban hành những chính sách rất gần với tội ác. Nhưng, những kẻ háo danh, lấy việc thực hiện bổn phận để đánh bóng tên tuổi cũng không hơn gì bọn chia chác. Có những cuộc trình diễn chỉ sử dụng "cờ đèn kèn trống" ; có những cuộc trình diễn là xác người.

Huy Đức

Nguồn : fb.Osinhuyduc, 21/08/2023

Published in Diễn đàn

Chống tham nhũng, một cuộc chiến khác của Zelensky

Le Point nhận định về "Một cuộc chiến khác của Zelensky", đó là cuộc chiến chống tham nhũng. Tổng thống Ukraine vừa phải đẩy lùi quân xâm lăng Nga, lại vừa cải cách đất nước, một nhiệm vụ hết sức nặng nề.

zelensky1

Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu trong một kỳ họp của Quốc hội Ukraine, ngày 28/06/2023. via Reuters – Ukrainian Presidential Press Service

Zelensky, một định mệnh tỏa sáng trong thời chiến

Hiện thời, vầng hào quang nơi Volodymyr Zelensky đang thu hút, kể cả những người đối lập với tổng thống 45 tuổi. Ivanna Klympouch-Tsintsadzé, phó thủ tướng thời tổng thống tiền nhiệm nhìn nhận "Ông ấy làm truyền thông hết sức ấn tượng". Andriy Osadchuk, dân biểu đảng đối lập Holos nói thêm : "Ông làm việc cật lực, vì vậy tôi rất tôn trọng". 

Nhà báo Alyona Nevmerzhytska thổ lộ : "Đôi khi tôi thức giấc và hoảng sợ tự hỏi, ai sẽ thay thế được nếu Zelensky bỗng dưng biến mất". Trên đường phố cũng vậy, Olha, một người về hưu nói với phóng viên báo Pháp : "Thượng đế đã gởi ông ấy đến cho chúng tôi".

Zelensky miệt mài từ 7 giờ sáng đến 23 giờ ở Dinh Tổng thống trên đường Bankova. Đầu giờ sáng, ông kiểm lại vũ khí được giao, rồi liên tục gọi điện, họp qua mạng ; và hai ngày một lần họp với bộ chỉ huy quân sự. Tổng tham mưu trưởng Valery Zaloujny, 50 tuổi là nhân vật kiệm lời nhưng rất được người dân yêu mến, ông không bao giờ xóa đi số điện thoại của những thuộc cấp đã tử trận.

Trong ngày, Zelensky cũng phải chuẩn bị những bài diễn văn. Ông có hai trợ lý là cựu nhà báo Dmytro Lytvyn và cựu biên kịch Yuri Kostyuk, nhưng Zelensky luôn chỉnh lại. Ban đêm tổng thống ở đâu là cả một bí mật. Mỗi đêm Zelensky nghỉ tại một nơi khác nhau, bỏ rơi chiếc giường đơn gần văn phòng và boong-ke dưới tầng hầm, dù vợ con đã trở về Kiev.

Không chỉ có việc quân. Mười bảy tháng sau khi quân Nga tràn sang, những khuôn mặt đã thay đổi ở chính phủ, Quốc hội, cơ quan tình báo, thống đốc vùng, tòa thị chính, và mới nhất là toàn bộ những người đứng đầu cơ quan tuyển quân cấp vùng. Vì những lý do khác nhau : phân bố không hợp lý công quỹ, nhận hối lộ, hợp tác với địch, cư xử đi ngược lại lợi ích đất nước…

Vấn nạn tham nhũng : Đã "giặc ngoài", còn "thù trong"

Trường hợp tiêu biểu là dân biểu Yuri Aristov thuộc đảng của tổng thống, phải từ chức sau chuyến đi nghỉ cùng gia đình ở Maldives, ngụ tại một khách sạn năm sao giá 3.500 euro một đêm. Volodymyr Zelensky cần tạo được lòng tin nơi các đồng minh đã giúp đỡ rất nhiều : Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu (EU), mỗi bên đều đã viện trợ gần 80 tỉ euro. Đó còn là uy tín của ông nơi 43 triệu dân Ukraine đã bầu một diễn viên làm tổng thống, gây bất ngờ lớn.

Daria Kaleniouk, giám đốc Trung tâm Hành động Chống tham nhũng công nhận, tình hình khác hẳn với mười năm trước. Việc số hóa dịch vụ công đã xóa đi nạn phong bì. Hồi tháng 5 trong hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, tổng thống Mỹ Joe Biden đã trao cho Zelensky một tài liệu, trong đó có những vụ biển thủ công quỹ. Khoảng 100 nhân viên CIA được điều đến, chủ yếu để giám sát luồng tài chánh.

Xì-căng-đan tai tiếng nhất liên quan đến việc cung ứng thực phẩm cho quân đội, giá cả được kê lên có khi đến 40%, một hợp đồng vũ khí 870 triệu euro chưa hề được giao… Bộ trưởng quốc phòng Oleksiy Reznikov hứa sẽ lập một cơ quan dân sự chuyên giám sát việc mua hàng của quân đội. Zelensky vẫn để Reznikov tại vị, nhưng cách chức bốn thứ trưởng. Chưa hết. Chủ tịch Tòa án Tối cao Vsevolod Kniazev bị các nhà điều tra của Cơ quan quốc gia chống tham nhũng (NABU) cho bắt giữ, vì nhận hối lộ 2,7 triệu đô la từ một tài phiệt.

Nếu trước tháng 2/2022 Volodymyr Zelensky không thực hiện được hai lời hứa khi tranh cử là mang lại hòa bình cho Donbass và diệt trừ tham nhũng, thì mỉa mai thay, cuộc xâm lăng đã giúp ông tăng tốc. Nhưng đối đầu cùng lúc với hai kẻ thù, là Nga trong cuộc chiến tổng lực, và nạn tham nhũng đã bắt rễ từ nhiều thập niên, là việc cực kỳ khó khăn.

Chamane, biệt đội chuyên đột kích vào hậu phương Nga

Chiến trường nay không chỉ gói gọn trên đất Ukraine. Courrier International dẫn bài viết của nhật báo Anh "The Times" về "Chamane, đơn vị đặc nhiệm Ukraine đã "xuất khẩu" chiến tranh sang Nga". Phát ngôn viên của GUR (tình báo quân đội Ukraine) khi được hỏi cũng xác nhận sự hiện hữu của đơn vị cực kỳ bí mật phụ trách các hoạt động ở hậu phương của địch.

Chamane tức Pháp sư là biệt danh được đặt cho biệt đội đặc nhiệm số 10. Đây là đơn vị tấn công và thám báo, chỉ chấp nhận những chiến binh đã vượt qua được các bài kiểm tra về sức chịu đựng và khả năng sinh tồn khắc nghiệt nhất. Họ vừa là người nhái, lính nhảy dù và người leo núi ; được cho là chuyên về các hoạt động phá hoại và đôi khi là ám sát một số sĩ quan Nga cao cấp. The Times đã trò chuyện với ba thành viên có bí danh là "Hai mươi hai", "Đẹp trai" và "Thông minh". "Chúng tôi đã gia tăng số vụ xuất kích tại Nga nhắm vào những mục tiêu đặc biệt, chẳng hạn các tòa nhà nơi có một tướng lãnh hay đại loại như thế" - "Thông minh", người chỉ huy thận trọng giải thích.

Thường thì tình báo quân đội Ukraine không bình luận về những hành động được báo chí gán cho. Nhưng cứ mỗi lần xảy ra "sự cố" đáng ngờ trên đất Nga - một nhà máy lọc dầu bị nổ, một cơ xưởng vũ khí bị phá hoại, hay một "tuyên truyền viên" bị đột tử, mọi cái nhìn đều hướng về GUR. Riêng về các vụ tiêu diệt tướng lãnh và sĩ quan cao cấp Nga, phát ngôn viên Andrei Youssov không phủ nhận, chỉ nói rằng người ta "sẽ biết nhiều hơn trong cáo phó của họ". "Họ biết rằng sẽ không tránh khỏi bị trừng trị, có thể bị tìm ra nơi trú ẩn", nhắc lại rằng các vụ tự sát nơi những kẻ chiếm đóng đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây.

Cuộc đấu tranh đơn độc của những người Nga phản chiến

Tại Nga, L'Express nói về "Cuộc chiến đơn độc của những nhà hoạt động chống chiến tranh". Ít được thông tin hơn so với những phiên xử các lãnh tụ đối lập, hàng ngàn người Nga phải ra tòa vì đã biểu tình phản đối cuộc chiến với Ukraine hay vẽ khẩu hiệu lên tường. Họ đơn thương độc mã trước chế độ.

Ông Anatoly Roshine 75 tuổi ở ngoại ô Moskva cho biết khi FSB đến khám nhà, họ đã nắm được mật khẩu của ông. "Họ đặc biệt lười biếng, ngoài điện thoại và máy tính, họ chỉ tìm được lá cờ Ukraine của tôi", trong khi ông giấu gói khẩu hiệu trên đầu tủ. Roshine bị truy tố với tội danh "làm mất uy tín quân đội" do ông gọi đúng tên "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Kremlin là "chiến tranh", "xâm lược", tố cáo "chính sách phát-xít".

Hồi tháng 5 trong phiên sơ thẩm, chỉ có một thanh niên người Belarus sống gần tòa án đến dự để ủng hộ ông. Rốt cuộc chủ tọa tuyên bố hoãn lại phiên tòa vì luật sư không đến được. Chưa biết số phận sẽ ra sao, nhưng người kỹ sư hàng không về hưu dù vậy không hề hối tiếc. Ông là một người Nga yêu nước thực sự, từng tham gia chế tạo Mi-26, kiểu trực thăng hạng nặng chưa từng có trên thế giới, được quân đội Nga thường xuyên sử dụng.

Theo OVD Info, tổ chức phi chính phủ chuyên thống kê tất cả các vụ bắt bớ và xét xử, gần 20.000 người Nga đã bị bắt kể từ tháng 2/2022 vì phản đối chiến tranh, như Anatoly Roshin. Trung bình mỗi tuần tòa xử 80 vụ. Chẳng hạn Ludmila Razumova và Alexander Martinov, hai cư dân ở Tver cách Moskva 150 kilomet, bị xử 6 năm rưỡi và 7 năm tù giam vì viết lên các ngôi làng xung quanh dòng chữ "Putin = Hitler". Họ không thể nào hiểu nổi bản án nặng nề này.

Vua Duy Tân, tướng De Gaulle và cơ hội độc lập bị bỏ lỡ

Liên quan đến Việt Nam, Le Point có bài viết về vua Duy Tân với tựa đề "Hoàng đế mà tướng De Gaulle mong muốn cho Đông Dương". Noel năm 1945, một chiếc phi cơ rơi xuống rừng cây Oubangui-Chari của Trung Phi và bốc cháy. Khi tin này đến với Paris, tướng De Gaulle bàng hoàng than : "Quả thật là nước Pháp không may !", và ra lệnh mở điều tra.

Đó là thảm họa cho chính sách Pháp, không phải ở Châu Phi mà tại Đông Dương. Trong số những hành khách trên chiếc Lockheed có thái tử Vĩnh San, 46 tuổi, người thừa kế hợp pháp duy nhất của hoàng tộc nhà Nguyễn. Ông vừa được De Gaulle chọn làm lá bài quan trọng để giải quyết tình hình đang rất hỗn loạn ở Việt Nam sau "Cách mạng tháng Tám". Trước phong trào Việt Minh đang nổi lên, tướng De Gaulle muốn giải quyết vấn đề Đông Dương bằng cách đưa thái tử Vĩnh San bị chính quyền Vichy lưu đày ở đảo Réunion về nước.

Được dân chúng yêu mến, vua Duy Tân sẽ là con đường thứ ba thay cho giải pháp quân sự và chế độ cộng sản, hoàn toàn phù hợp với chủ trương của De Gaulle là về lâu về dài sẽ trao trả độc lập cho Đông Dương một cách hòa bình như trường hợp Morocco. Vua Duy Tân và De Gaulle cùng đồng ý về một vương quốc Việt Nam dân chủ trong Liên hiệp Pháp. Trước khi về Huế, ông quay lại Réunion để giải quyết việc gia đình và tai nạn bí ẩn đã xảy ra, mất đi cơ hội độc lập không đổ máu cho cả Việt Nam và Pháp.

Vì sao Biden tiếp lãnh đạo Nhật, Hàn tại Trại David ?

Ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, The Economist lý giải "Tại sao Joe Biden chuẩn bị tiếp hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc tại Trại David ?". Đó là vì Washington muốn thể chế hóa mối quan hệ với hai đồng minh quan trọng ở Châu Á. Trại David là nơi từng diễn ra các cuộc gặp lịch sử như cuộc họp thời chiến giữa Franklin Roosevelt với Winston Churchill, hòa đàm giữa Israel và các láng giềng Ả Rập.

Ngày 18/08 tới, ông Biden sẽ tiếp thủ tướng Kishida Fumio và tổng thống Yoon Suk-yeol trong cuộc họp thượng đỉnh ba bên đầu tiên tại đây. Sự hung hăng của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã giúp ba nước xích gần lại với nhau. Các bên sẽ bàn bạc về việc siết chặt hơn quan hệ quốc phòng, công nghệ, chuỗi cung ứng và chất bán dẫn. Cho dù không phải là một liên minh chính thức, đây là một thay đổi mang tính chiến lược cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Dưới thời người tiền nhiệm cánh tả Moon Jae-in, hợp tác an ninh đã bị ngưng lại, Nhật và Hàn tranh cãi về những tội ác thời thuộc địa trong sự hài lòng của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Nhưng từ khi nhậm chức năm 2022, tổng thống Yoon đã gác sang một bên vấn đề lịch sử, giúp cải thiện hẳn quan hệ Nhật-Hàn. Chuyên gia Christopher Johnstone của CSIS cho biết, khi ba nước bàn bạc, không chỉ nói về bán đảo Triều Tiên mà cả về Ấn Độ-Thái Bình Dương, vì cùng tìm cách ngăn chặn Trung Quốc.

Liên minh tay ba khiến Trung Quốc tức tối

Các quan chức Bắc Kinh bèn gây áp lực để tái thúc đẩy thương lượng cấp cao giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vương Nghị nói tại diễn đàn Thanh Đảo : "Dù quý vị có nhuộm tóc vàng hay sửa mũi cũng không bao giờ trở thành người Châu Âu hay người Mỹ". Những lời lẽ thô thiển kiểu này khó lôi kéo được Tokyo và Seoul tránh xa Mỹ, có điều vẫn còn hố ngăn cách giữa Nhật và Hàn. Hiến pháp Nhật khiến khó thể hình thành các liên minh mới, và sự hiện diện quân sự của Nhật Bản trên bán đảo sẽ gây tranh cãi. Ưu tiên của Seoul là Bắc Triều Tiên, còn Tokyo lo lắng về Trung Quốc và vấn đề Đài Loan.

Về đối nội, mỗi nước cũng có những khó khăn riêng. Bị áp lực từ cánh bảo thủ dân tộc chủ nghĩa, ông Kishida khó thể nhượng bộ thêm, và nếu một ứng cử viên thuộc phe ông Moon được bầu lên năm 2027, những nỗ lực của ông Yoon sẽ thành công cốc. Một nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump vốn ngờ vực các đồng minh cũng sẽ bất lợi. Thế nên mục tiêu cuộc gặp tay ba sắp tới là thể chế hóa mối quan hệ, lập kế hoạch những cuộc họp định kỳ, thậm chí lập đường dây nóng chính thức, để các nhà lãnh đạo tương lai khó thể thay đổi tùy tiện.

Bói toán được mùa tại Pháp

Ở nước Pháp trên phương diện xã hội, L'Express cho rằng "Trước phong trào tin tưởng vào những điều phi lý đang gia tăng, cần phải bảo vệ lý trí và sự tiến bộ". Khác với thế hệ baby-boomer từng chứng kiến những bước chân đầu tiên của con người trên Mặt Trăng, lớp trẻ đắm trong không khí ma thuật như Harry Potter, Twilight, Avatar… lại nhìn thấy mặt trái của tấm huy chương, từ Tchernobyl đến Fukushima.

Hiện nay có đến 1/4 người Pháp tin là có ma, trong khi tỉ lệ này hồi thập niên 80 chỉ có 5%. Thầy bói, chiêm tinh gia, pháp sư, phù thủy, người nổi tiếng trên mạng xã hội và cả các nhà xuất bản… coi đây là cơ hội hái ra tiền. Tuần báo nêu ra một ví dụ : Hôm 10/06, sự kiện mang tên "Trải nghiệm độc đáo" ở Paris thu hút đến 2.800 người chưa kể 600 người trong danh sách chờ. Qua đó họ có thể tiếp xúc với những người thân đã khuất thông qua cô đồng Anne Tuffigo, đoán tương lai với nhà văn viễn tưởng Bernard Werber…

Nhà xã hội học Damien Karbovnik nhận xét, trong một xã hội nhiều khủng hoảng, chủ nghĩa cá nhân cao độ và niềm tin tôn giáo yếu đi, không ít người tìm đến những biện pháp mang tính thần bí, tâm linh để được trấn an, nhưng một khi bắt đầu họ ít có khả năng dừng lại. "Bạn chú ý đến bói bài, hai năm sau sẽ quan tâm đến chiêm tinh hay coi chỉ tay".

"Cold case" : Đi tìm công lý cho những nạn nhân yếu thế bị bỏ quên

Courrier International tuần này chạy tựa "Nước, tài sản chung của chúng ta", nhấn mạnh nước ngọt ngày càng hiếm, cần phải tránh chạy theo quy luật thị trường. Cũng về môi trường, Le Point quan tâm đến "Khí hậu, đa dạng sinh học, văn minh : Cây cối nói với chúng ta những gì". The Economist chú ý đến việc Saudi Arabia bỏ tiền ra mua những ngôi sao thể thao thế giới. Trên lãnh vực tư pháp, L'Obs nói về "Cuộc chiến của những người sống" : tìm ra thủ phạm trong các "cold case" - những vụ án bế tắc, từ lâu đã bị xếp hồ sơ. Trong số 82 "cold case" do tòa án Nanterre thụ lý, có 56 nạn nhân là phụ nữ. 

Thường thì sau vài tháng điều tra không kết quả, tòa án bị tràn ngập với những vụ khẩn cấp hơn nên đành xếp xó những trường hợp phức tạp. Hơn nữa tư pháp luôn thiếu phương tiện vật chất và nhân sự. Nhưng giờ đây xã hội đã vào cuộc, không chấp nhận sự quên lãng những nạn nhân bình thường. Gia đình tìm kiếm nhân chứng, báo chí lên tiếng… Chẳng hạn thân nhân của một nạn nhân bị sát hại cách đây 36 năm đã đấu tranh không mệt mỏi, rốt cuộc nghi phạm bị thẩm vấn trở lại và thú nhận tội ác.

Về phía tư pháp, một bộ phận đã được thành lập với ba thẩm phán giàu kinh nghiệm ; lật lại hồ sơ những vụ giết người hàng loạt chưa tìm được hung thủ. Người đứng đầu bộ phận này là Sabine Khéris, nữ thẩm phán thứ tám đã kiên trì mở lại hồ sơ cô bé Estelle Mouzin mất tích, cuối cùng kẻ sát nhân hàng loạt Michel Fournier thú tội sau 17 năm gây án.

Thụy My

Published in Quốc tế

Chống tham nhũng trong mối quan hệ với phát triển kinh tế tại Việt Nam

Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam hiện có vẻ đang chững lại sau vụ chủ tịch nước và hai phó thủ tướng đương nhiệm bị mất chức hồi tháng một năm nay. Nguyên do là kinh tế Việt Nam đang tụt dốc liên tục từ đầu năm cho đến nay".

vietnam1

Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu của ông không thể thanh trừng mạnh mẽ hơn các đối thủ của họ cho đến kỳ đại hội đảng tiếp theo dự kiến vào năm 2026. © Reuters

Đó là nhận định của tác giả Zachary Abuza, giáo sư chuyên nghiên cứu về chính trị Đông Nam Á, trong một bài viết được đăng trên Nikkei Asia hôm 20/6.

Nhận định này có được những người quan sát tình hình Việt Nam khác chia sẻ ?

Chống tham nhũng chững lại do kinh tế tụt dốc ?

Ông Zachary cho rằng giờ đây, lãnh đạo Việt Nam dường như đã nhận thức được rằng sự hỗn loạn chính trị đã làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư. Các cuộc thanh trừng đụng đến những lãnh đạo cao nhất của nhà nước khiến giới doanh nhân bị giao động và làm xói mòn hình ảnh ổn định chính trị, vốn là ưu điểm của chính quyền Hà Nội.

Do đó, việc tiếp tục đấu đá nội bộ có thể sẽ càng làm khó cho kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Trong khi lãnh đạo Việt Nam cần đạt được hiệu quả kinh tế để giữ tính chính danh cho việc cai trị của họ.

Hậu quả, theo ông Zachary, là tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2023 giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2022. 

Tuy vậy, Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành lại cho rằng chống tham nhũng nhìn chung không ảnh hưởng trực tiếđến các hoạt động kinh tế Việt Nam :

"Mấy năm nay do dịch bệnh COVID và kinh tế thế giới khó khăn nên ảnh hưởng đến xuất khẩu của các doanh nghiệViệt Nam.

Các tậđoàn bất động sản có đình đốn lại nhưng đó không phải là chuyện lớn bởi quy mô của các tậđoàn đó trong nền kinh tế nói chung nó cũng có giới hạn thôi"

Ông Bùi Thanh Hiếu, một người quan sát tình hình chính trị Việt Nam, từ nước Đức cho rằng sau khi ông Phúc và hai phó thủ tướng về thì việc chống tham nhũng có vẻ như chậm lại, nhưng không phải là do nền kinh tế bị ảnh hưởng :

"Nguyên do thứ nhất là khi ông Phúc và hai ông phó thủ tướng nổ ra thì nó là một vụ quá lớn cho nên sau này, các vụ bí thư tỉnh ủy hay chủ tịch tỉnh bị bắt người ta thấy rằng nó không thấm tháp gì. 

Thứ hai là khi ông Phúc về thì còn lại tài sản và chiến lợi phẩm, các ông khác cũng đang dùng dằng, chia nhau các sân sau, các mối lợi, những người đánh còn phải chia nhau đã". 

Lợi - hại chống tham nhũng

vietnam2

Tòa nhà Vinhomes Central Park tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 : Có một mức độ rủi ro mới trong việc cố gắng tìm hiểu ai có thể là mục tiêu điều tra, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. © Reuters

Ông Hiếu cho rằng với cuộc chiến chống tham nhũng, cái lợi là khiến cho nhiều người dân thường phấn khởi khi thấy một số quan chức giảm nhũng nhiễu, cẩn thận hơn và không dám "làm liều". Tuy nhiên, điều này cũng dẫn tới mặt hại là do quan chức sợ không dám làm nên kinh tế đất nước không phát triển :

"Hệ quả đó thì cũng phải chấp nhận thôi, chứ bây giờ không lẽ cứ bảo rằng vì không có người làm việc hoặc là vì ảnh hưởng tới kinh tế mà lại thôi, làm ngơ để tham nhũng phát triển thì nó cũng không được đúng".

Ông Nguyễn Khắc Giang, tiến sĩ ngành Khoa học Chính trị, trong một bài nghiên cứu hồi tháng 5/2023, được đăng trên trang web của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), phân tích cặn kẽ về mặt tích cực và cả tiêu cực của nỗ lực chống tham nhũng mà Đảng đang tiến hành.

Ông cho rằng, mặc dù thành công trong việc giảm thiểu tham nhũng ở một mức độ nào đó.

Chẳng hạn, tỷ lệ doanh nghiệp phải trả thêm các khoản chi phí "không chính thức" giảm từ 70% vào năm 2006 xuống còn 41,4% và năm 2022, mức thấp nhất trong 16 năm qua ; Chính phủ đã thực hiện cải thiện, cải cách hành chính, tinh giản thủ tục dễ dàng hơn cho doanh nghiệp và cá nhân ; Hơn nữa, chiến dịch chống tham nhũng đã phá vỡ mối quan hệ chính trị - kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, từ đó thúc đẩy một môi trường kinh doanh công bằng hơn.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Khắc Giang, chiến dch này cũng dẫn đến những mặt tiêu cực. Chẳng hạn, nó tạo nên bầu không khí bất an trong bối cảnh chính trị. Nhiều quan chức sợ hãi trong việc phê duyệt dự án, ảnh hưởng đến chất lượng hoạch định chính sách cũng như cung cấp dch vụ công ; Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 mới đạt 68% kế hoạch ; Kể từ năm 2020, hơn 40.000 công chức đã từ chức, ra khỏi bộ máy hành chính.

Chống tham nhũng chưa kết thúc

Nền kinh tế - chính trị Việt Nam đang chịu nhiều hệ quả do chiến dịch chống tham nhũng gây ra. Tuy nhiên, theo ông Bùi Kiến Thành, chống tham nhũng vẫn sẽ tiếp diễn :

"Tất nhiên là phải tiếp diễn, nếu không thì Đảng sẽ thối ra. Tồn vong của chế độ và của Đảng là vấn đề lớn, nếu không làm sạch thì Đảng sẽ tự huỷ diệt thôi. Nếu không giải quyết được tham nhũng trong nội bộ Đảng thì nguy cơ Đảng cũng sẽ bị sụđổ".

Ông Bùi Thanh Hiếu, người được cho là biết được nhiều thông tin từ chính trị từ nội bộ Đảng nói với RFA rằng hiện nay, Đảng vẫn đang tiếp tục thanh trừng quan chức bị cho là tham nhũng, chỉ là các vụ án sẽ không nghiệm trong như thời gian qua :

"Tôi nghĩ bây giờ không còn lại các nhân tố mới trong tứ trụ hay cấp bộ trưởng như trước kia nữa. Về tính chất thì có thể giảm thật nhưng về số lượng thì vẫn bắt nhiều, vẫn xử lý các cựu quan chức từ hai ba nhiệm kỳ trước người ta lôi ra, điều đó vẫn tiếp diễn mà".

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang kết luận trong bài nghiên cứu của mình rằng, về trung hạn, chiến dịch chống tham nhũng có ý nghĩa quan trọng đối với Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ diễn ra vào năm 2026.

Chiến dch chống tham nhũng đã loại bỏ hai ứng cử viên tiềm năng cho tứ trụ là Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh ; đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho những người trung thành với Đảng như Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ. Nhiều khả năng lãnh đạo các cơ quan an ninh và kỷ luật, như gồm Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú… sẽ là những ứng cử viên sáng giá trong nhiệm kỳ tới.

Theo Zachary Abuza

Nguyên tác : Vietnam's political infighting has gone quiet but is far from over, Nikkei Asia, 20/06/2023

Nguồn : RFA, 29/06/2023 

Published in Diễn đàn

Chiến dịch "đốt lò" vẫn tiếp tục được Đảng cộng sản thúc đẩy mạnh mẽ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế khó khăn, sụt giảm. Thực tế này làm dấy lên câu hỏi cấp bách về mối liên hệ giữa hai vấn đề này và đòi hỏi câu trả lời thoả đáng nhằm điều chỉnh chính sách công sao cho có hiệu quả thiết thực, bền vững.

gdp1

Một phụ nữ đang xem điện thoại di động trên phố ở Hà Nội trước các băng rôn cổ vũ cho Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam hôm 31/1/2021 (minh họa) - AFP

Tham nhũng là hình thức làm ăn gian dối do cá nhân hoặc tổ chức được giao chức vụ, quyền hạn thực hiện nhằm thu lợi bất chính hoặc lạm dụng quyền hạn để tư lợi. Trong mỗi quốc gia tham nhũng luôn tồn tại với mức độ và tính chất khác nhau, và chính sách chống tham nhũng có thể được thực thi dưới các hình thức đặc thù khác nhau, bởi vậy việc nhận diện bản chất tham nhũng có ý nghĩa quan trọng.

Đặc thù tham nhũng ở Việt Nam vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của "quan hệ tư bản thân hữu", hình thành và phát triển sau hơn 30 năm, tính từ 1986 với đường lối Đổi mới của Đảng cộng sản chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thị trường.

Tình hình tham nhũng hiện nay là nghiêm trọng đến mức "đe doạ sự tồn vong chế độ" và chính sách chống tham nhũng, có cội nguồn của chế độ tập quyền, mang đặc trưng là sử dụng quyền lực tuyệt đối của Đảng CS nhằm "ngăn chặn và đẩy lùi" "sự suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống" của quan chức trong hệ thống chính trị.

Các nhà lãnh đạo chế độ, vì sự nhạy cảm chính trị, không thể công khai thừa nhận về chủ nghĩa tư bản thân hữu. Thế nhưng nó có sức phá hoại ghê gớm do bộc lộ ngàng càng rõ hơn.

Mới đây, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, ông Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam, cho biết tình hình tham nhũng vẫn rất nghiêm trọng, rằng "trong sáu tháng toàn quốc xảy ra trên 23.000 vụ trục lợi, tham nhũng phạm pháp hình sự, trong đó công an đã khám phá 19.283 vụ (đạt tỷ lệ 83%), triệt phá 213 băng nhóm, với hơn 40.000 đối tượng. Riêng tội phạm tham nhũng, chức vụ có 370 vụ…" và nhấn mạnh tính chất vụ việc : "Qua các vụ án tham nhũng gần đây cho thấy có sự liên kết, ăn chia tập thể rất rõ. Các vụ án này không chỉ có một vài cá nhân hay một nhóm nhỏ mà hình thành nên những đường dây liên kết, có tính tổ chức, tính trên dưới và sự phân phối trong ăn chia để tồn tại".

Rõ ràng trong các vụ tham nhũng điển hình đều ‘ít nhiều, nặng nhẹ’ có ‘vai trò’ của các doanh nghiệp tư nhân và ‘dấu ấn’ của các quan chức hư hỏng lợi dụng chức vụ quyền hạn. Người phát ngôn Bộ Công an cũng lưu ý, rằng đối với các quan chức "sai phạm có tính hệ thống, lợi ích cục bộ như vụ đăng kiểm, vụ Việt Á…". Đối với doanh nghiệp, ngoài đa số sản xuất kinh doanh cơ bản đúng pháp luật ; còn một số "hay lợi dụng sơ hở của pháp luật, "đánh võng" thu lời và "nhóm thứ 3…" gian dối, thao túng trong một số lĩnh vực như trái phiếu, ngân hàng.

Và đây là các hình thức trục lợi cụ thể :

1) Trong đấu thầu mua sắm công, quản lý tài sản công. Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư với nhà thầu, đơn vị thẩm định giá để tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản ;

2)Trong quản lý sử dụng đất đai, cùng với sai phạm trong thu hồi đất, đền bù giải phóng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, còn có các sai phạm từ chuyển đổi sử dụng đất, giao đất, tính tiền sử dụng đất, hợp thức hóa các nguồn đất không đúng quy định. Nổi lên là các hành vi lừa đảo các dự án chưa có chủ đầu tư, dự án không có thật hay dự án trên đất nông nghiệp sau đó quảng cáo rầm rộ, lôi kéo khách hàng đặt cọc để chiếm đoạt ;

3)Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, thuế… nổi lên là các hành vi lợi dụng trong quản lý, giám sát để thực hiện các hành vi phạm tội, giả mạo giấy tờ, chứng từ để trục lợi ; hay là công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán ; thành lập doanh nghiệp ‘ma’ để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép… ;

4)Trục lợi chính sách như trong các vụ án "những chuyến bay giải cứu" và "đăng kiểm"…

Rõ ràng, trên quan điểm chính sách công, ở Việt Nam hiện nay chống tham nhũng, trục lợi đang gặp thách thức khi phải ‘bóc tách’ "các quan hệ tư bản thân hữu" để làm "trong sạch" bộ máy chính quyền nhưng vẫn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế vì tính chính danh của Đảng CS.

Về nguyên lý, trục lợi, tham nhũng tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế, nghĩa là đẩy lùi tham nhũng sẽ hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, trong thực tế không đơn giản như được "mô hình hoá". Dấu ấn đặc thù thể chế chính trị xác định các hình thức trục lợi khác nhau, từ đó tác động đến tăng trưởng.

Như đã biết, ví dụ cổ điển về việc trục lợi trong chủ nghĩa tư bản là một chủ sở hữu bất động sản lắp đặt một dây xích bắc qua một con sông chảy qua vùng đất của mình sở hữu và sau đó thuê một người thu phí để thu phí các thuyền đi qua để hạ dây xích. Trong nền kinh tế hiện đại có thể là việc chi tiền cho việc vận động hành lang xin trợ cấp của chính phủ, hoặc áp đặt các quy định ràng buộc đối với đối thủ cạnh tranh, nhằm tăng thị phần của chính mình… Tuy nhiên, trong bối cảnh "nhà nước tư bản thân hữu" phần lớn hành vi trục lợi vi phạm pháp luật và thường dẫn đến tham nhũng bởi những bất cập ‘thể chế đang chuyển đổi thị trường’ và sự suy thoái đạo đức, lạm quyền của quan chức khi thực thi công vụ. Trong môi trường thể chế ‘thiếu minh bạch’ các doanh nghiệp tư nhân buộc chấp nhận chịu "tống tiền" như khoản phí để có được ‘ân huệ’ từ chính quyền như cách thức duy trì hoạt động kinh doanh và kiếm lời. Mặt khác, sự tha hóa trong bộ máy đặc quyền đặc lợi ở cấp địa phương, trong mỗi ‘phi vụ’ thường khó kiểm soát bởi quyền lực tuyệt đối từ đỉnh tháp.

Chống tham nhũng nhằm vào các mối quan hệ thân hữu chứa đựng các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nghĩa là nhằm vào các doanh nghiệp "nhóm 3" và các quan chức lạm dụng quyền lực, suy thoái. Họ tuy là ‘số ít’ nhưng khi bị trừng phạt sẽ tạo ra phản ứng lan chuyền ‘nỗi sợ hãi bản năng’ đến cả hệ thống, trong đó các quan chức chính quyền "co lại", lo bị lộ quá khứ "nhúng chàm", "đùn đẩy, né tránh" trách nhiệm" hiện tại…, sự vận hành bộ máy trì trệ. Và, đối với các chủ doanh nghiệp tư nhân có nhiều lý do để ‘trì hoãn’ kinh doanh để ‘nghe ngóng’ trước các động thái của chính quyền, ‘giấu mình chờ thời’, cất giấu tài sản… đề phòng rủi ro. Hơn thế, trong bối cảnh trên nếu hình sự hóa quan hệ kinh tế mang tính ý thức hệ, trấn áp sự bành trướng của tư bản, thì chống tham nhũng không tránh khỏi gây ra hiệu ứng ngược, làm suy giảm tăng trưởng.

Liên quan đến khía cạnh này của vấn đề, ông Lê Thanh Vân, Đại biểu Quốc hội khóa 15 đã bày tỏ lo ngại rằng, chất lượng thể chế và cán bộ yếu kém, sự bất nhất của lãnh đạo chính quyền, là nguyên nhân khiến kinh tế khó khăn hơn. Ông Vân nói : "ông chủ tịch nhiệm kỳ này thì ủng hộ dự án này, chủ tịch [nhiệm kỳ] sau lên ‘ngứa mắt’ thu hồi lại dự án" gây khó khăn doanh nghiệp kiểu này, thậm chí có chỗ còn "trả thù hẹp hòi" làm tổn hại cho doanh nghiệp trong khi họ mới là động lực chính cho sản xuất… Dù là ý kiến của ‘người trong hệ thống’ nhưng đã bộc lộ rằng doanh nghiệp đang là nạn nhân của sự không nhất quán của ý chí quyền lực phản ánh sự bất ổn thể chế, sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế sẽ là hệ quả tất yếu.

Phạm Quý Thọ

Nguồn : RFA, 26/06/2023

Published in Diễn đàn

Bộ Nội vụ Việt Nam cho rằng tình trạng gọi là "trên nóng, dưới lạnh" trên cả nước trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng lâu nay do Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, khởi xướng, đã được từng bước khắc phục sau một năm hoạt động của các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở cấp tỉnh.

chongthamnhung1

Bình luận về đánh giá này, từ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trong cùng ngày, nhà báo Võ Văn Tạo nêu quan điểm riêng với RFA tiếng Việt :

"Từ khi tái lập và củng cố các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở các tỉnh, tôi chưa thấy có chuyển biến tích cực gì.

Tham nhũng, tiêu cực ở địa phương thường dính dáng đến quan chức cao nhất của địa phương như Ban Thường vụ tỉnh ủy, Ban cán sự UBND tỉnh, Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, cho nên, địa phương rất khó tự xử lý.

Hầu hết các vụ tham nhũng, tiêu cực ở địa phương bị xử lý gần đây đều do các cơ quan Trung ương như Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra Trung ương… phát hiện, điều tra, xử lý.

Có chăng là khi đưa ra truy tố, người ta dùng hệ thống hành pháp và tư pháp địa phương như công an, rồi Viện Kiểm sát, tòa án để triển khai.

Theo quan sát của tôi thì hiện tượng "trên nóng, dưới lạnh" vẫn bao trùm mọi địa phương.

Chưa bao giờ chống tham nhũng bài bản như vậy ?

Cũng trong dịp này hôm 19/6, báo VietnamNet, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Nam, dẫn lời người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại một hội nghị tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng giai đoạn từ năm 2012 đến 2022, nhận định : "Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lại được thực hiện một cách mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, bài bản và hiệu quả như thời gian gần đây" (2).

Bình luận với Đài Á Châu Tự Do về nhận định này, ông Võ Văn Tạo nói :

"Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, như tên gọi của nó bao hàm việc ‘phòng’, tức đề phòng, ngăn ngừa, giữ cho nó không xảy ra ; và ‘chống’, tức là xử lý hậu quả, một khi nó vẫn xảy ra, đối với tham nhũng và tiêu cực.

Nếu xét từng khía cạnh đó thì công chúng thấy gần đây nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến quan chức cấp cao liên tiếp bị phát hiện, xử lý. Nổi bật trong đó là các vụ "Chuyến bay giải cứu", vụ Việt Á, vụ AIC, vụ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, vụ tập thể Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa có các sai phạm... và nhiều vụ đình đám khác.

Nhìn bề nổi, ta thấy công tác chống tham nhũng, tiêu cực có vẻ như sôi động, quyết liệt. Nhưng dường như vẫn có những vụ gây dư luận nhức nhối nhưng lại không hề bị đụng tới, tôi đơn cử như Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (bị cáo buộc liên quan vụ việc ‘thuốc ung thư giả’), vụ em trai bà bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà cũng bị bị cáo buộc có sai phạm, rồi vụ án được cho là ‘oan sai’ trong vụ án tử tù Hồ Duy Hải, hay vụ việc tiêu cực thua lỗ khủng khiếp xảy ra ở Bộ Công thương v.v... Bà cựu Bộ trưởng Tiến được cho là hạ cánh an toàn, bà Trà còn được thăng lên chức Bộ trưởng Nội Vụ, kiêm Phó Ban Tổ chức TW đảng. Các ông Nguyễn Hòa Bình và ông Trần Tuấn Anh còn lên tới tận Bộ Chính trị v.v… Điều đó theo tôi cho thấy ở bề mặt chống tham nhũng, tiêu cực tuy rầm rộ, nhưng không đều khắp, dường như vẫn có vùng cấm, bất khả xâm phạm, gây hoài nghi trong công chúng".

chongthamnhung2

Ba quan chức Việt Nam bị bắt trong vụ Việt Á

‘Bịt lỗ hổng, nhưng kém hiệu quả, tác dụng ngược’

Đối với lĩnh vực đề phòng, ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực, ông Võ Văn Tạo nói thêm :

"Một số quy định, văn bản vừa mới ban hành nhằm cố gắng bịt các lỗ hổng trong quản lý tài nguyên quốc gia, tài sản, tiền vốn nhà nước, theo tôi một mặt tỏ ra kém hiệu quả, một mặt lại gây tác dụng ngược.

Hiện tượng cán bộ co vòi, thủ thế, không dám nghĩ, dám làm khá phổ biến ở mọi địa phương, bộ ngành. Nhiều nơi, hoạt động kinh tế như bị tê liệt. Nhìn chung, tôi cho rằng tham nhũng, tiêu cực biến hóa tinh vi hơn, khó phát hiện hơn".

Cũng hôm thứ Hai, 19/6, một báo chính thống khác của Việt Nam, tờ Tiền Phong đưa tin xung quanh sự kiện một Dự thảo nghị định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, do Bộ Nội vụ thuộc Chính phủ Việt Nam soạn thảo xong. (3)

"Dự thảo Nghị định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung đã được Bộ Nội vụ hoàn thành, nhưng nhiều nội dung còn đang vướng về vấn đề pháp lý. Cơ quan soạn thảo cùng một số đại biểu cho rằng, vấn đề này nên trình ra Quốc hội ban hành Nghị quyết, tạo thuận lợi trong việc triển khai thực hiện", báo Tiền Phong tường trình.

Bình luận về động thái này, ông Võ Văn Tạo nói với Đài Á Châu Tự Do :

"Ý tưởng ban hành Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích mà Bộ Nội vụ đề xuất nó không giống ai, và theo tôi còn có tính chất vá víu, chằng đụp.

Hầu hết các quốc gia văn minh đều điều chỉnh hành vi tác nghiệp của công chức nhà nước bằng những điều luật cụ thể, trong đó quy định cụ thể những gì phải làm, những gì được làm với quyền, nghĩa vụ cụ thể.

Ở nhà nước Việt Nam do đảng cộng sản độc quyền cai trị lâu nay, người ta quen ra nghị quyết chung chung, có tính chất hô hào. Theo tôi, đó là một tư duy đảng trị, bao trùm cả hệ thống nhà nước, chính phủ. Trên thực tiễn, tôi cho rằng tư duy ấy tỏ ra phi thực tế và không hề hiệu quả", nhà báo, blogger từng có nhiều năm làm việc tại Bộ Công thương trước đây, và có tham gia hoạt động trong hệ thống tư pháp ở một địa phương của Việt Nam, nêu quan điểm riêng với RFA tiếng Việt từ Nha Trang.

Về dự thảo nghị định khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm như được đề cập ở trên, theo truyền thông Việt Nam, cũng có ý kiến cho rằng trước tiên nên để Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định, sau đó "tổng kết, đánh giá", xem có cần nâng thành nghị quyết hoặc luật do Quốc hội Việt Nam ban hành hay không.

Còn liên quan Hội nghị sơ kết một năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh do Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì ở Hà Nội hôm 19/6, vẫn truyền thông Việt Nam cùng ngày cho hay chỉ sau hai tháng từ khi có Nghị quyết của Trung ương năm, 63/63 Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố ở Việt Nam đã nhanh chóng được thành lập, trong đó có ba địa phương thành lập sớm nhất là Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

"Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh còn là dấu mốc quan trọng nói lên hệ thống tổ chức, bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam được hoàn thiện thêm một bước mới", báo mạng VietnamNet dẫn thông tin và phát biểu từ cuộc hội nghị sơ kết này, đánh giá.

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 19/06/2023

Tham khảo :

- https://thanhnien.vn/tong-bi-thu-chu-tri-hoi-nghi-danh-gia-ban-chi-dao-chong-tham-nhung-cap-tinh-185230619100626149.htm

https://vietnamnet.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-danh-gia-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-2156052.html

- https://tienphong.vn/khuyen-khich-bao-ve-can-bo-dam-nghi-dam-lam-co-nen-ban-hanh-nghi-quyet-post1543997.tpo

Published in Diễn đàn