Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam chính thức sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc ở khu vực biên giới (VOA, 29/08/2018)

Hôm 28/8, Thống đc Ngân hàng nhà nước Vit Nam ra mt thông tư cho phép các thương nhân, cư dân khu vc biên gii Vit – Trung được s dng đng nhân dân tệ ca Trung Quc.

han1

Các tỉnh biên gii phía bc ca Vit Nam được phép s dng nhân dân t ca Trung Quc trong giao dch vùng biên t ngày 12/10/2018.

Việc s dng nhân nhân t thanh toán biên gii được quy đnh trong Thông tư 19/2018 v qun lý ngoi hi đi vi hot đng thương mi biên gii, có hiu lc t ngày 12/10, theo trang Zing.vn.

Theo thông tư này, các thương nhân, cư dân biên gii Vit - Trung có hot đng thương mi qua biên gii gia 2 nước s được s dng đng tin thanh toán gm VNĐ (Vit Nam đng) hoc CNY (Nhân dân t) và ngoi t t do chuyn đi.

Thông tư còn quy đnh vic s dng tài khon đng nhân dân t, nhm to cơ s pháp lý đ thương nhân hai nước thc hin các giao dch thu, chi trong hot đng mua bán, trao đi hàng hóa, dch v.

Ngoài ra, theo VietnamNet, Thông tư cũng nêu hướng dn các hot đng ngoi hi khác như hot đng y thác trong thanh toán bằng đng CNY, xut khu, nhp khu bng CNY tin mt và VND tin mt, s dng tài khon thanh toán bng đng CNY ti chi nhánh ngân hàng biên gii.

han2

Đồng nhân dân t ca Trung Quc.

Báo BNews.vn trích lời ông Nguyn Ngc Minh, Phó v trưởng V Qun lý ngoi hi thuc Ngân hàng nhà nước, cho biết cơ chế thanh toán bng đng bn t nêu trên đã được trin khai thc hin t năm 2004.

Việt Nam có 7 tnh có đường biên gii giáp vi Trung Quc gm Lng Sơn, Qung Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bng, Đin Biên và ch có nhng khu vc biên gii ti các tnh này mi được phép dùng đng VND, CNY đ thanh toán đi vi hot động thương mi biên gii, theo BNews.

Truyền thông trong nước nhn đnh vic ban hành Thông tư 19 "góp phn hoàn thin chính sách thanh toán biên mu, thúc đy hot đng thương mi biên gii gia hai nước Vit – Trung ngày càng phát trin".

Tháng 11/2017, nhân chuyến thăm Hà Ni ca Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình, hai nước đã ra tuyên b chung, trong đó vic "s dng đng bn t trong thương mi và đu tư song phương".

*******************

Nhân dân tệ được dùng thanh toán ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc (Vietstock, 29/08/2018)

Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

han3

Trung Quốc đã xây dựng chiến lược quốc tế hoá đồng nhân dân tệ, chính thức đưa đồng tiền này vào nhóm các đồng tiền dự trữ của thế giới. Nguồn : Internet

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/10/2018 thay cho Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Cụ thể, các thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam, thương nhân, cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc có thể dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc nhân dân tệ (CNY) trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

Phương thức thanh toán bao gồm thanh toán qua ngân hàng, bằng VND hoặc CNY tiền mặt, thanh toán chênh lệch bù trừ...

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định một số hoạt động ngoại hối khác như hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng CNY, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt ; và quy định cụ thể trách nhiệm củaNHNN chi nhánh tỉnh biên giới, ngân hàng được phép cũng như của cá nhân, thương nhân và tổ chức khác nhằm giám sát, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả đối với hoạt động quản lý ngoại hối trong thương mại biên giới Việt - Trung.

Cát Lam

******************

Cho phép dùng tiền nhân dân tệ để thanh toán ở biên giới (Zing, 29/08/2018)

Việc sử dụng nhân nhân tệ thanh toán ở biên giới được quy định trong Thông tư 19/2018 về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

han4

Các thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam, Trung Quốc  có hoạt động thương mại qua biên giới sẽ được phép thanh toán cả bằng VNĐ hoặc CNY. Ảnh : CNB.

Ngày 28/8, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ký ban hành Thông tư 19/2018 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Cơ chế thanh toán biên mậu Việt Nam – Trung Quốc đã được triển khai thực hiện từ năm 2004. Ngân hàng nhà nước giải thích văn bản này nhằm "khắc phục những vướng mắc, bất cập" của quyết định năm 2004 về nội dung này. Thông tư cũng nhằm thúc đẩy thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi cho người dân hai nước trong việc giao thương, thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước về ngoại hối áp dụng cho 7 tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam và tạo sự đồng bộ với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối hiện nay.

Theo văn bản mới, các thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam, Trung Quốc có hoạt động thương mại qua biên giới giữa 2 nước sẽ được sử dụng đồng tiền thanh toán gồm VNĐ (Việt Nam đồng) hoặc CNY (nhân dân tệ) và ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Thông tư quy định việc hoạt động sử dụng tài khoản đồng nhân dân tệ, VNĐ nhằm tạo cơ sở pháp lý để thương nhân Việt Nam, Trung Quốc thực hiện các giao dịch thu, chi bằng đồng bản tệ trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

Thông tư quy định hoạt động thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ của cư dân biên giới tại chợ biên giới với đồng tiền thanh toán là VNĐ hoặc nhân dân tê. Các phương thức thanh toán bao gồm qua ngân hàng (với các hình thức: Thanh toán bằng nhân dân tệ, VNĐ qua chi nhánh ngân hàng biên giới);  tiền mặt; chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa...

Ngoài ra, thông tư cũng hướng dẫn một số hoạt động ngoại hối khác như hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhân dân tệ và VNĐ tiền mặt.

Đồng thời, văn bản cũng quy định cụ thể trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh biên giới, ngân hàng được phép cũng như của cá nhân, thương nhân và tổ chức khác nhằm giám sát, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả đối với hoạt động quản lý ngoại hối trong thương mại biên giới Việt - Trung.

Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 10.

Quang Thắng

Published in Việt Nam