Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quốc tế hóa Cảng Cam Ranh hay Cảng Đà Nẵng thực ra là câu chuyện không mới. Tính thời sự của bức thư do bảy tổ chức dân sự trong nước đứng tên gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần của chiến dịch tuyên truyền các chính sách về biển của quốc gia vào khi Chính quyền cam kết sẽ khai thác "mọi công cụ pháp lý sẵn có" để bảo vệ lợi ích của mình trong lúc Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động lấn lướt trên Biển Đông.

cang1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói chuyện với các thủy thủ trên tàu chiến của Hải quan Mỹ tại Cảng Cam Ranh hôm 3/6/2012 - Reuters

Đau đẻ đừng chờ sáng trăng ! 

Ngày 22/9/2022 mới đây, trên Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, có một ông tự xưng là Phó Giáo sư Tiến sĩ, vừa trưng ra một bài viết thể hiện mạch tư duy "cà cuống chết đến đít còn cay" (1). Tuy nhiên, le lói một tý "tranh tối tranh sáng" từ bài viết ấy chính là cái đầu đề : "Phải chăng ‘không liên kết với nước này để chống nước kia’ là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi ?". Hỏi là đã có hàm ý trả lời ! Mà nếu tác giả đã không đi tới được câu trả lời rốt ráo, tiệm cận được chân lý khách quan, thì mời hãy đọc bức thư đầy tâm huyết của bảy tổ chức dân sự vừa gửi nhà nước Việt Nam : Hãy mạnh dạn mở cửa Cảng Cam Ranh cho tất cả các nước, tạo điều kiện cho Nhật, Mỹ và các nước phương Tây cùng phát triển đầu tư các cơ sở hạ tầng vì các mục đích hòa bình (2). 

Khuyến nghị Việt Nam hợp tác với Mỹ và Phương Tây trong trong bức thư công bố ngày 20/09/2022 rất cần được Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 6 trong tháng tới lắng nghe và tiếp thụ ! Ông Lê Thân, cựu tù Côn Đảo, người thay mặt cho Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng ký tên dưới bức thư, cho rằng đến bây giờ mà còn nhai lại luận điệu "không chọn phe", "không liên minh với một nước để chống nước thứ ba"… thật ra chỉ là một lối nói ngoại giao sáo rỗng. Lối nói ấy không phù hợp trước đòi hỏi thực tế do tình hình bức xúc trong khu vực biển Đông Nam Á (Biển Đông) cũng như của thế giới hiện nay đang rất cần tập hợp các lực lượng trong và ngoài Việt Nam để bảo vệ quyền lợi quốc gia – dân tộc.

Ông Lê Thân nhắc lại, cách đây mấy tháng (ngày 16/6/2022), Chính phủ Việt Nam vừa phát động một chiến dịch tuyên truyền các chính sách về biển đảo của quốc gia vào khi Đảng cộng sản cam kết sẽ khai thác "mọi công cụ pháp lý sẵn có" để bảo vệ lợi ích của mình trong lúc Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động lấn lướt ở Biển Đông. Quyết định mới Chính phủ ban hành xác định chậm nhất đến năm 2030, tất cả các cơ quan truyền thông trong nước phải có chuyên mục riêng biệt về chiến lược biển và đại dương của Việt Nam, và toàn bộ đội ngũ biên tập viên phải có kiến thức cần thiết và hiểu về các luật biển trong nước và quốc tế. Chương trình truyền thông về biển và đại dương nếu đã ban hành như vậy thì cần hành động ngay. Sớm ngày nào hay ngày đấy ! Đau đẻ có ai chờ phải sáng trăng (3) ?

Chúng ta hoàn toàn có thể chia sẻ với bức xúc của vị cựu tù Côn Đảo. Thậm chí dư luận còn cho rằng, không chỉ Cam Ranh mà cả Cảng Đà Nẵng, cũng nên được xếp vào danh sách cần được Nhà nước ưu tiên mở cửa cho các đối tác quốc tế. Cảng Đà Nẵng hiện là cũng là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng loại I) của Việt Nam nằm trong nhóm cảng duyên hải Nam Trung Bộ, song đang được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành một cảng cửa ngõ quốc tế (cảng loại IA) trong tương lai. Hiện nay, cảng Đà Nẵng có ba khu bến : Tiên Sa – Sơn Trà, Liên Chiểu và Thọ Quang. Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 29/7/2016 của Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong một thời gian tương đối dài, các khẩu hiệu như "đa phương hóa, đa dạng hóa" hay "làm bạn với tất cả" đã phản ánh khá đầy đủ đường lối đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, khi đất nước đang "tứ bề thọ địch" như hiện nay, đặc biệt là khi Trung Quốc và Campuchia sẽ khánh thành căn cứ hải quân khủng ở quân cảng Ream, gần Phú Quốc, thì rõ ràng Hà Nội phải cần những khẩu hiệu và những "từ khoá mới" để hành động. Việt Nam sẽ ngày càng phải khai thác nguồn tài nguyên hữu hạn của mình một cách hiệu quả hơn để có thể bảo vệ và thúc đẩy tốt hơn các lợi ích quốc gia cốt lõi trong một thế giới ngày càng bất định và nguy hiểm. Cảng Cam Ranh hay Cảng Đà Nẵng là những hải cảng chứa đựng các tài nguyên có giá trị như thế (4) !

cang2

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở cảng Đà Nẵng hôm 5/3/2020. Reuters

Tại sao không đề gửi Tổng bí thư ? 

Bảy tổ chức đứng tên ký thư bao gồm : Lập Quyền Dân, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, Bauxite Việt Nam, Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Câu lạc bộ Hoàng Quý. Thư được đề gửi cho ba trong bốn lãnh đạo cao nhất của Việt Nam là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, người đại diện cho Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, nêu lý do không gửi thư này đến ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam : "Mặc dù Hiến pháp ghi là Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo, nhưng là một người dân, không phải là đảng viên, thì chúng tôi chỉ gửi cho những người thay mặt Nhà nước và Chính quyền, còn ý kiến của Đảng thì để các ông ấy nói chuyện với nhau" (5).

Tuy nhiên, một luồng dư luận khác trong nước cho rằng, Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng giải thích như thế là để "làm ngoại giao trong nội bộ". Một thành viên chủ chốt trong Nhóm Lập Quyền Dân không muốn tiết lộ danh tính thì lại cho rằng, trên thực tế, đại bộ phận dân chúng quá thất vọng vào Tổng bí thư trong vấn đề Biển Đông nói riêng và quan hệ với Trung Quốc nói chung, nên họ không muốn gửi thư tới Tổng chủ. Cho đến tháng 3/2021 Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn còn tuyên bố, có những sự cố xảy ra ở Biển Đông, quan hệ phía tây, phía tây nam xử lý phải hết sức tế nhị, hết sức khôn khéo thì chứng tỏ ngài Tổng chủ, nói nhẹ, thì cũng rất hữu khuynh về Biển Đông, còn thực chất trong hàng chục văn kiện ông đã bí mật ký kết với Trung Quốc từ 2017, thì chả ai biết, nội dung thỏa thuận những gì (6) ?

Việt Nam nên mạnh dạn mở cửa Cảng Cam Ranh, Cảng Đà Nẵng cho tất cả các nước, tạo điều kiện cho Nhật, Mỹ và các nước phương Tây cùng phát triển đầu tư các cơ sở hạ tầng cho các mục đích hòa bình như cho thuê cảng, tiếp nhận hàng hóa, cung cấp xăng dầu, bảo trì tàu bè và các dịch vụ kèm theo khi có các tàu quân sự ngoại quốc cập bến nghỉ dưỡng v.v… Việc này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, chận đứng mưu đồ thôn tính bằng quân sự của Trung Quốc đối với khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, song song với những mục tiêu khác về phát triển kinh tế. Phát triển nhanh và mạnh mẽ, cụ thể về bề rộng cũng như chiều sâu để nâng quan hệ "đối tác toàn diện" với Mỹ lên "đối tác chiến lược". Mỹ cũng như các nước đồng minh của Mỹ đều là những quốc gia văn minh tiến bộ có nền dân chủ chín muồi và tiềm lực quân sự, kinh tế vững mạnh, đang chờ đợi câu trả lời dứt khoát của Việt Nam. 

Vấn đề này, lâu nay do phải dè chừng Trung Quốc, hoặc do thiếu sự bàn thảo thống nhất trong nội bộ mà chúng ta cứ lần lữa mãi, thì nay đã đến lúc phải quyết định, trước khi quá muộn. Đây cũng là mệnh lệnh của lương tâm và của lòng yêu nước, đồng thời cũng là trách nhiệm lớn của các nhà đương cuộc. Quyết định sáng suốt của nhà cầm quyền chắc chắn sẽ được toàn dân hoan nghênh và ủng hộ. Không phải ngẫu nhiên, bức thư của bảy tổ chức xã hội dân sự được đưa ra trong bối cảnh những diễn tiến của chính trị quốc tế/khu vực từ đầu năm đến nay khiến cho thế giới đang dịch chuyển từ trạng thái đa cực với nhiều cường quốc sang trạng thái tiệm cận lưỡng cực, được chi phối gần như toàn bộ bởi Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sự trở lại của cạnh tranh nước lớn đã được xác lập một cách rõ nét với các chiến tuyến chính, thu hẹp đáng kể dư địa cho những chính sách trung dung, khiến việc duy trì thế cân bằng giữa các nước lớn trở nên khó khăn hơn nhiều so với hai thập niên trước đây.

Nguồn : RFA, 24/9/2022

Tham khảo :

1. http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/phai-chang-khong-lien-ket-voi-nuoc-nay-de-chong-nuoc-kia-la-tu-troi-buoc-minh-khong-phu-ho/19246.html

2. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/civil-society-recommends-vn-go-with-the-us-due-to-concerns-of-china-in-the-scs-09202022141204.html

3. https://luatvietnam.vn/thong-tin/quyet-dinh-729-qd-ttg-222727-d1.html

4. https://www.bbc.com/vietnamese/forum-62699486

5. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/civil-society-recommends-vn-go-with-the-us-due-to-concerns-of-china-in-the-scs-09202022141204.html

6. https://thanhnien.vn/chu-tich-nuoc-co-nhung-su-co-o-bien-dong-phai-xu-ly-het-suc-te-nhi-post1049326.html

Published in Việt Nam

Hải Quân Nhật tập phối hợp tác chiến với Mỹ ở Biển Đông (RFI, 14/06/2019)

Trong ba ngày, từ 10-12/06/2019, Hải Quân Nhật Bản đã phái tàu chiến lớn nhất của mình, chiếc trực thăng mẫu hạm JS Izumo, đến Biển Đông tham gia tập trận chung với hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan. Đây là cuộc tập trận mới nhất, thuộc loại rầm rộ nhất của Hải Quân Nhật Bản với đồng minh Hoa Kỳ trên vùng biển mà Trung Quốc tự nhận là có chủ quyền và đang áp đặt quyền khống chế.

nhat1

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan cùng hoạt động bên cạnh tàu chở trực thăng Nhật Bản JS Izumo (phải) tại Biển Đông ngày 11/06/2019. JMSDF/U.S. Navy/Handout via Reuters

Chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 12/06 đã lồng sự kiện này trong một chuỗi cuộc tập trận của Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng hợp đồng tác chiến với Hải Quân Mỹ, đặc biệt là tại địa bàn nóng hiện nay là Biển Đông.

Theo thông cáo ngày 11/06 của bộ phận thông tin của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan, tham gia tập trận cùng với tàu sân bay Mỹ, ngoài chiếc Izumo, Hải Quân Nhật Bản còn cử thêm hai khu trục hạm khác JS Murasame (DD-101) and JS Akebono (DD-108). The Diplomat còn trích dẫn Hạm Đội 7 của Mỹ cho biết thêm là có 5 phi cơ quân sự cũng tham gia đợt thao diễn.

Nhât báo Japan Times, trong bài viết về cuộc tập trận, cho biết là trong số các bài tập, có những nội dung rèn luyện kỹ năng hợp đồng chiến đấu cả trên biển lẫn trên không.

Mỹ Nhật tập trận để dự phòng Trung Quốc

Cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-Nhật tại Biển Đông lần này đã nối tiếp theo một loạt những cuộc tập trận song phương Mỹ-Nhật, cũng như là đa phương có sự tham gia tích cực của hai nước. Trong bối cảnh đó, theo báo Japan Times, có rất nhiều khả năng là Bắc Kinh xem đó là những động thái chống lại Trung Quốc, đang muốn mở rộng tầm hoạt động của họ cả Biển Đông lẫn Thái Bình Dương.

Như một sự trùng hợp, Hải Quân Mỹ-Nhật đã khởi động cuộc tập trận ở Biển Đông đúng vào thời điểm Trung Quốc cho tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của họ là chiếc Liêu Ninh băng qua Eo biển Miyako, nằm giữa đảo Miyako và đảo chính Okinawa của Nhật Bản để ra Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, Japan Times nhắc lại rằng, để mở rộng tầm khống chế của mình, Trung Quốc cũng đã cho xây dựng một loạt tiền đồn quân sự ở Biển Đông, trong đó có những hòn đảo nhỏ bên trên có sân bay dùng được vào mục tiêu quân sự và các loại vũ khí tiên tiến.

Trung Quốc tuyên bố là những công trình đó chỉ nhằm mục tiêu phòng thủ, nhưng một số chuyên gia thì thấy rằng đó là những cơ sở nhằm phục vụ mục tiêu khống chế vùng biển trong thực tế, bất chấp việc các láng giềng của Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền trong khu vực, trong lúc Hải Quân các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á khác đều thường xuyên hoạt động tại nơi này.

Dấn thân vào Biển Đông : Mỹ số một, Nhật Bản số hai

Ngay sau Mỹ, Nhật Bản đang nổi lên là một quốc gia ngoài vùng Biển Đông đang tích cực can dự vào việc bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực, dù không có tranh chấp lãnh thổ nào ở trong vùng.

Quyết tâm của Nhật Bản phản ánh trước hết qua việc tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông về mặt quân sự. Chỉ tính riêng trong năm 2019 này, chiến hạm Nhật Bản đã tham gia hàng loạt cuộc tập trận song phương và đa phương với các đồng minh và đối tác.

Theo ghi nhận của The Diplomat, từ 02-08/05/2019, trực thăng mẫu hạm Izumo và khu trục hạm Murasame của Nhật đã tham gia một cuộc diễn tập hải quân đa phương cùng với các chiến hạm Mỹ, Philippines và Ấn Độ tại Biển Đông, trong một sự kiện được đánh gia là "có ý nghĩa nhất" trong thời gian gần đây.

Ngay sau đó, hai tàu chiến Nhật Bản đã tiếp tục tiến xuống phía nam Biển Đông, thao diễn chung với khu trục hạm Mỹ USS William P. Lawrence, tại eo biển Malacca, cửa ngõ từ Ấn Độ Dương đi vào Biển Đông.

Tần suất tập trận chung Mỹ Nhật tại Biển Đông ngày càng tăng

Từ cuộc tập trận song phương Mỹ Nhật đầu tiên tại Biển Đông vào năm 2015 đến nay, tần suất các cuộc thao diễn chung giữa hai quốc gia đồng minh ngày càng tăng, song song với các mối lo ngại ngày càng nhiều về các hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.

Hoa Kỳ dĩ nhiên là nước năng động nhất, nhưng Nhật Bản cũng ngày càng dấn thân sâu hơn vào khu vực, ngày càng phái càng nhiều tàu chiến của mình tham gia các cuộc tập trận song phương và đa phương trên khắp khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Riêng tại Biển Đông, theo ghi nhận của The Diplomat, dù không theo chân Washington tham gia hay tự mình thực hiện các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải, Tokyo thường xuyên cho chiến hạm của mình tháp tùng theo và tập trận với Hải Quân Hoa Kỳ.

Từ đầu năm đến nay, các hoạt động của Nhật cũng mở rộng thêm ra toàn vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, với hàng loạt những cuộc tập trận và thao diễn với Ấn Độ.

Izumo sẽ lại ghé cảng Việt Nam

Sắp tới đây, hoạt động của Hải Quân Nhật tại Biển Đông nói riêng, và tại Ấn Độ-Thái Bình Dương nói chung sẽ được tăng cường thêm, với chiến dịch triển khai thường niên của trực thăng mẫu hạm Izumo và khu trục hạm Murasame đã bắt đầu từ ngày 30 tháng 4 và sẽ kéo dài cho đến 10 tháng Bảy.

Trong khuôn khổ chiến dịch triển khai này, một thông cáo của Hải Quân Nhật Bản ngày 05/06 cho biết là tàu Izumo sẽ ghé cảng Việt Nam trong tháng này, thời điểm và cảng ghé thăm chưa được xác đinh rõ, nhưng giới quan sát cho rằng Izumo sẽ ghé Cam Ranh.

Một chi tiết đáng chú ý là sự hiện diên hầu như thường xuyên của trực thăng mẫu hạm Izumo trong các cuộc tập trận, một mình hay kèm theo hải đội tác chiến bao gồm hai khu trục hạm Murasame và Akebone, cùng với năm phi cơ quân sự.

Luyện cách dùng tàu sân bay và phối hợp với đồng minh

Theo giới quan sát, từ khi chính phủ Nhật Bản quyết định bật đèn xanh cho việc biến hai chiếc tàu chở trực thăng Izumo và Kaga thành hàng không mẫu hạm thực thụ, chở theo các chiến đấu cơ hiện đại F-35B có khả năng cất cánh lên thẳng, việc tập huấn cho thủy thủ đoàn của các chiếc tàu sân bay tương lai của Nhật đã trở thành cấp bách.

Điều đó giải thích lý do vì sao trong thời gian gần đây, chiếc Izumo liên tiếp được tung vào những hoạt động chung với Hải Quân Hoa Kỳ, rèn luyện kỹ năng tương tác với các chiến hạm tháp tùng cũng như là với các hàng không mẫu hạm của đồng minh Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, Hải Quân Nhật Bản cũng đẩy mạnh những hoạt động hợp tác với các nước khác như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Pháp, Úc để tạo tiền đề cho việc phối hợp khi cần thiết.

Trọng Nghĩa

********************

Hai chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản đến Việt Nam (RFA, 14/06/2019)

Hai tàu khu trục trực thăng JS Izumo và JS Murasame cùng với 600 sĩ quan và thủy thủ đoàn thuộc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) cập cảng Cam Ranh vào ngày 14 tháng 6, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam trong 4 ngày.

nhat2

Hai tàu khu trục trực thăng JS Izumo và JS Murasame cập cảng Cam Ranh ngày 14/06, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 17/06/2019. Courtesy : Ảnh chụp màn hình thanhnien.vn

Vào ngày 10 tháng 6, tờ Diplomat dẫn nguồn từ thông cáo báo chí của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (Japan Maritime Self-Defense Force - JMSDF) cho biết chuyến thăm vừa nêu nhằm tăng cường sự hiện diện của Hải quân Nhật tại khu vực Đông Nam Á, cũng như đánh dấu sự phát triển trong hợp tác quân sự song phương Việt-Nhật.

Truyền thông trong nước, vào ngày 14 tháng 6 cho biết Chuẩn Đô đốc Hiroshi Egawa, Chỉ huy Biên đội tàu khu trục số 1 làm trưởng đoàn và trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 6, đoàn chỉ huy tàu Nhật Bản sẽ gặp gỡ với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, thủy thủ đoàn cũng sẽ giao lưu với binh sĩ Vùng 4 Hải quân và tham gia một số hoạt động cộng đồng tại tỉnh Khánh Hòa.

Biên đội tàu JS Izumo và JS Murasame đang thực hiện hải trình đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 10 tháng 7. Hồi đầu tháng 5 vừa qua, tàu JS Izumo đã có cuộc tập trận chung với tàu chiến của Mỹ, Ấn Độ và Philippines tại Biển Đông.

Trong cùng lãnh vực liên quan, một phái đoàn Hải quân Việt Nam cấp cao đến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 6. Chuyến đi được nói theo lời mời của Trung tướng Tần Sinh Tường, Chính ủy Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Vững, trưởng phái đoàn Hải quân Việt Nam, tại buổi hội đàm với Trung tướng Tần Sinh Tường ngỏ lời mời Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cử đoàn đến tham dự Duyệt binh hàng hải quốc tế, trong khuôn khổ của Hội thảo an ninh hàng hải quốc tế do Hải quân Việt Nam tổ chức khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.

Qua các buổi gặp gỡ và tiếp xúc với các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, phái đoàn Hải quân Việt Nam bày tỏ sự nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng Việt-Trung, giải quyết tốt bất đồng trên cơ sở nhận thức chung giữa hai nước nhằm duy trì an ninh, hòa bình, ổn định trong khu vực.

********************

Tàu chiến Nhật cập cảng Cam Ranh, bắt đầu chuyến thăm chính thức (VOA, 14/06/2019)

Hai tàu chiến ca Lc lượng phòng v Bin Nht Bn (JMSDF) đã cp cng quc tế Cam Ranh vào sáng th Sáu 14/6, bt đu chuyến thăm chính thc Vit Nam 4 ngày, t 14/6 ti 17/6/2019.

nhat3

liu : Tàu chiến Nht viếng cng Cam Ranh

Tàu khu trục JS Izumo và tàu khu trc JS Murasame do Chuẩn Đô đc Hiroshi Egawa dn đu, mang theo 600 sĩ quan, thy th, đã được Hi quân Vit Nam và các quan chc chính quyn đa phương đón mng.

Hệ thng truyn thông NHK ca Nht Bn dn li Chun Đô đc Egawa, phát biu :

"Việt Nam là đi tác rt quan trng đối vi Nht Bn trong vic đm bo hòa bình và n đnh khu vc, đc bit là duy trì và tăng cường trt t hàng hi".

Trong khuôn khổ chuyến thăm, sĩ quan ch huy tàu Nht s đến chào xã giao lãnh đo UBND tnh Khánh Hòa và B Tư Lnh Vùng 4 Hi quân. Thy th Nht và Vit Nam s giao lưu th thao và tham gia mt s hot đng cng đng.

JS Izumo, được coi là khu trc hm lớn nht thế gii, có chiu dài 248m, rng 38m, lượng giãn nước là 19.950 tn. Đây là ln th nhì tàu khu trc này ghé thăm vnh Cam Ranh. Chuyến thăm th nht din ra vào năm 2017.

Tàu khu trục JS Murasame có chiu dài 151m, chiu rng 17,4m, lượng giãn nước 4.550 tn. Hai khu trc hm Nht ti Vit Nam trong bi cnh Trung Quc tiếp tc tăng cường s hin din trong khu vc. D kiến tàu Nht s ri cng Cam Ranh vào ngày th Hai 17/6.

Tàu chiến Nht tiến vào vnh Cam Ranh, cng bin nước sâu chiến lược hàng đầu khu vc, sau cuc tp trn chung Bin Đông vi chiến hm USS Ronald Reagan ca M. Trang mng defensenews nhn đnh rng bt chp s gin d ca Bc Kinh,vai trò và nh hưởng ca Nht Bn đang gia tăng trong khu vc.

Published in Châu Á