Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thay đổi nhân sự tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (RFA, 02/05/2017)

Báo Dân Trí của Việt Nam dẫn nguồn tin riêng cho biết sẽ có thay đổi lớn về nhân sự ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

vn1

Ông Nguyễn Hùng Dũng, phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Courtesy of visia.com.vn

Hiện nay ông Nguyễn Hùng Dũng, phó tổng giám đốc tập đoàn đã được cơ quan chủ quản của tập đoàn là Bộ Công Thương đồng ý đưa lên làm Chủ tịch Hội đồng các Thành viên của tập đoàn này, nhưng quyết định này đang chờ các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi trình lên Thủ tướng chính phủ.

Theo báo chí Việt Nam thì trong thời gian từ 2010 đến nay, những người làm chủ tịch hội đồng đều bị kỷ luật, đó là các ông Phùng Đình Thực, Đỗ Văn Hậu, Nguyễn Xuân Sơn, và Nguyễn Quốc Khánh, trong đó ông Nguyễn Xuân Sơn bị án tù.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam do nhà nước quản lý hiện đang được công luận chú ý về nhiều vụ án tham nhũng, những dư án kinh tế thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng.

Hai vụ việc nổi bật nhất trong năm qua có liên quan đến các cán bộ cao cấp của Tập đoàn dầu khí là ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài và bị cơ quan chức năng của Việt Nam phát lệnh truy tố. Ông Thanh từng làm chủ tịch hội đồng một công ty xây lắp trực thuộc Tập đoàn Dầu khí.

Và mới đây nhất là đương kiêm ủy viên bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam, ông Đinh La Thăng bị kỷ luật. Ông Thăng từng làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn dầu khí giai đoạn 2009-2015.

********************

Tranh cãi chuyện cấm xe máy (VOA, 02/05/2017)

Với lý do đ gim kt xe, lãnh đo Hà Ni và Sài Gòn cùng đưa ra đ xuất sẽ cm xe gn máy hai bánh lưu thông trong thành ph, và s phát trin h thng giao thông công cng.

vn2

Đ gim kt xe, lãnh đo Hà Ni và Sài Gòn cùng đưa ra đ xuất sẽ cm xe gn máy hai bánh lưu thông trong thành ph

Dễ nhn ra rng xe máy hai bánh không phi nguyên nhân làm tc nghn giao thông, mà ngược li. Hơn na, xe gn máy còn mang li s thun tin cho người di chuyển, nht là có th đi vào các đường hm.

Ông Triều, mt người tham gia giao thông Sài Gòn, nói nh xe máy nh gn, ông có th lách tránh kt xe :

"Xe máy, kích thước ca xe máy nh hơn kích thước ca ô tô nhiu. Tc đường Sài Gòn hay là Hà Ni là vấn đ ca c ô tô ln xe máy. S sp xếp trong quá trình lưu thông…, trong kế hoch.., trong quy hoch ca đường sá giao thông là vn đ, ch không phi là đ li cho xe máy được".

Kẹt xe không th đ li cho xe hai bánh vì xe hơi vn ln xe hai bánh, xe bn bánh vn đu tràn lan gây nght đường. Và quyn ca người dân là có th la chn phương tin đ đi. Không th có chuyn ra mnh lnh hành chánh bt người dân phi đi bng phương tiện này, b phương tin kia.

Ông Trần Minh Hoàng, mt người hành ngh xe ôm, nói nếu cm xe gn máy, coi như đã đp ni cơm ca gia đình ông :

"Cái gì…, mà (để) tui mưu sinh nuôi v, nuôi con tui. Và nay tin đâu mà tui đóng tin phòng tr… Tui đang tui già, bệnh hon na. Nhà nước mà cm như vy là tui thy là sai, ch không có đúng".

Xe gắn máy Sài Gòn còn là cn câu cơm, và như li ca ông Triu, xe gn máy còn đng hành trong cuc mưu sinh ca người dân :

"Tôi thấy vn đ này, cm xe máy vi người dân là không hợp lý ch là tt c người dân đi xe gn máy. Xe gn máy là phương tin kiếm sng ca người dân".

Cả ông Triu và ông Hoàng đu chung bc xúc rng gii quyết kt xe phi có gii pháp và kế hoch đ có s đng thun người dân, ch h chút là cm, thì quá vô tâm và vô trách nhiệm.

*******************

Nhập siêu tăng mạnh 4 tháng đầu năm (RFA, 02/05/2017)

Nhập siêu của Việt Nam tăng thêm 800 triệu USD, nâng mức nhập siêu của cả nước lên 2,74 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2017. Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu gần 8 tỷ rưỡi đô la ; trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại xuất siêu 5 tỷ 750 triệu đô la.

vn3

Thép Trung Quốc đang nhập vào Việt Nam ồ ạt với số lượng lớn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa công bố, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 4 đạt 16,7 tỷ USD, giảm 3,2%. Kim ngạch nhập khẩu cũng giảm 4,6%.

Tin từ báo Kinh tế trong nước cho biết Mỹ vẫn là thị trường hàng hoá xuất khẩu lớn nhất Việt Nam với kim ngạch đạt 11,9 tỷ USD. Tiếp đến là EU (11,3 tỷ USD), Trung Quốc (8,6 tỷ USD), Asean (6,7 tỷ USD), Nhật Bản (5,2 tỷ USD) và Hàn Quốc 94,4 tỷ USD).

*******************

Trung Quốc mua nhiều doanh nghiệp Việt Nam (RFA, 02/05/2017)

vn4

Cảng Hekou ở biên giới Trung Quốc - Việt Nam thuộc tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc chụp ngày 11/4/2017. AFP photo

Số vốn góp mua cổ phần, cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam từ các đối tác Trung Quốc tăng mạnh.

Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch- Đầu tư Việt Nam vào ngày 2 tháng 5 ra báo cáo cho biết mức tăng đến từ vốn góp mua cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp Việt từ đối tác Trung Quốc. Trong 4 tháng đầu năm ngoái số vốn mà nhà đầu tư Trung Quốc bỏ ra mua cổ phẩn doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 21 dự án, nhưng so với cùng kỳ năm nay có hơn 256 dự án. Con số này được nói cao hơn nhiều so với các đối tác Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore ; chỉ sau Hàn Quốc.

Vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đạt hơn 900 triệu USD, tăng hơn 530 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, trở thành một trong bốn nhà đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam.

Theo báo cáo, tỷ lệ tăng vốn FDI là 140%, tính đến hết tháng 4 năm 2017. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều nhất sự quan tâm của đối tác với tổng số vốn là 7,36 tỷ USD, chiếm hơm 50%. Đứng thứ hai là khai khoáng với 1,28 tỷ USD và bán ô tô xe máy đứng thứ 3 với 546,68 triệu USD, trên cả ngành bất động sản.

Báo trong nước dẫn lời của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội – VEPR) cho biết số vốn đầu tư của Trung Quốc là bước đi nằm trong kế hoạch chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và máy móc cũ sang các nước nhận đầu tư. Quá trình này được chính phủ Trung Quốc ủng hộ, đặc biệt ở các ngành như may mặc, sắt thép, thủy điện, khai khoáng và sản xuất điện tử.

*********************

Biện pháp đối phó với lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc (RFA, 02/05/2017)

vn5

Tàu đánh cá của Trung Quốc nằm bến tại cảng cá thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, ngày 1 tháng 5 năm 2017. AFP photo

Bộ chỉ huy biên phòng thành phố Đà Nẵng vào ngày 2/5 cho biết đã lập bản đồ mật danh tọa độ của các tàu cá đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa để ngay lập tức có thể xác định vị trí các tàu cá nếu xảy ra sự cố.

Biện pháp vừa nêu được đưa ra nhằm ứng phó với lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông mà Trung Quốc ban hành có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 đến 16 tháng 8.

Tin cho biết thêm Chi đội kiểm ngư 3 tại Đà Nẵng huy động 100% quân số để trực ở vùng biển Hoàng Sa và tăng cường tuần tra trên biển để bảo vệ ngư dân.

Hiện tại, các ngư dân ở Đà Nẵng vẫn tiếp tục đánh bắt cá vì họ cho rằng việc Trung Quốc ra lệnh cấm không còn gì là xa lạ. Một số hộ dân khác thì bày tỏ lo lắng vì lệnh cấm lần này kéo dài suốt mùa khai thác chính của ngư dân. Số khác cho biết tàu của Trung Quốc bắt đầu quấy phá ngư dân Việt Nam.

Phía Trung Quốc lại đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá từ ngày 1/5 đến ngày 16/8 tại Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và một phần Vịnh Bắc bộ.

Báo trong nước ngày 1/5 loan tin cho biết lệnh cấm được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc và các nước khác.

Bộ Ngoại giao Việt Nam và Hội nghề cá Việt Nam kiên quyết phản đối và cho rằng hành động này của Trung Quốc là sai trái, ngang ngược và vi phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Ngày 2/5, ông Trần Văn Lĩnh, chủ tịch hội nghề cá Thành phố Đà Nẵng khẳng định với báo giới rằng lệnh cấm của Trung Quốc hoàn toàn phi pháp nên ngư dân không phải làm theo, tuy nhiên ông này cũng khuyến cáo người dân không lại gần khu vực có nhiều tàu Trung Quốc.

Published in Việt Nam