Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hà Nội yêu cầu tháo dỡ các công trình vi phạm tại rừng phòng hộ Sóc Sơn (RFA, 30/10/2014)

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các hộ dân tự tháo dỡ các công trình vi phạm ở rừng đặc dụng Sóc Sơn. Nếu không thực hiện thì cơ quan này sẽ quyết định cưỡng chế bất kể người đó là ai.

rung1

Các biệt phủ tại rừng phòng hộ Sóc Sơn. Screen Capture

Truyền thông trong nước dẫn lời phát biểu của chủ tịch thành phố Hà Nội, Ông Nguyễn Đức Chung, tại phiên họp giao ban của thành phố diễn ra hôm 30/10.

Theo ông chủ tịch thành phố Hà Nội thì Ban Quản lý Rừng Đặc dụng Sóc Sơn với các xã huyện, dù đã phân cấp thanh tra xây dựng nhưng làm việc vẫn hời hợt và nhiều yếu kém. Ông yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm trật tự xây dựng ở Huyện Sóc Sơn. Riêng 27 công trình vi phạm mới ở rừng đặc dụng phải bị cưỡng chế.

Vị chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh tại phiên họp rằng sau khi thanh tra toàn diện sẽ xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm bất kể người đó là ai.

Gần đây, công luận đặc biệt quan tâm đến tình trạng chiếm dụng đất rừng phòng hộ Sóc Sơn để xây biệt phủ và khu du lịch. Trong khi đó thì lãnh đạo địa phương không thừa nhận sai phạm và cho rằng những công trình kiên cố đó chỉ là nhà tạm.

Sau khi báo chí lên tiếng phản ánh tình trạng sai phạm trong việc cấp hơn 200 sổ đỏ cho việc nhận và chuyển nhượng đất rừng cùng với việc quản lý lỏng lẻo của huyện khiến đất rừng bị "xẻ thịt" nhưng đến nay tình trạng vẫn tiếp diễn tại một số biệt phủ và khu du lịch sinh thái.

Một trong những biệt thự được nói đến là của cô ca sĩ Mỹ Linh. Cô này bị cư dân mạng phản đối mạnh mẽ sau khi có phát biểu đồng tình với việc xây dựng nhà hát giao hưởng tại khu vực Thủ Thiêm. Đây là nơi mà nhiều người dân đang phải khiếu nại do biện pháp cưỡng chế vi phạm luật được Thanh Tra chính phủ xác nhận.

Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cũng lên tiếng xin lỗi về những sai phạm đất đai như thế.

*****************

Người Việt tại Đài Trung bị cáo buộc giết chó ăn (RFA, 30/10/2018)

Cảnh sát và cơ quan chức năng bảo vệ động vật tại Đài Trung bắt 17 công nhân người Việt Nam vào tối ngày thứ năm tuần qua vì nghi ngờ giết chó ăn thịt.

rung2

Hình minh hoạ. Một cửa hàng thịt chó ở Hà Nội hôm 26/7/2012 - AFP

Mạng báo Asia Times loan tin ngày 29 tháng 10 cho biết sau khi nghe tin báo từ người dân địa phương, cảnh sát và lực lượng chức năng bảo vệ động vật hoang dã đột kích vào một nhà máy xử lý nước nơi có các công nhân Việt Nam làm việc.

Asia Times dẫn nguồn Nhật báo Taiwan Apple rằng tại ký túc xá của nhà máy xử lý nước họ phát hiện 17 công nhân người Việt đang ăn món chó hầm. Lực lượng chức năng phát hiện một bao nhựa đen chứa đầu và nội tạng của một con chó. Còn trong bếp thì có những khay đựng thịt được cho là thịt con chó bị giết.

Ngoài ra tại nhà máy xử lý nước còn có 3 con chó sống mà theo suy luận của Cảnh sát thì đó là những con chó hoang ; chúng bị những công nhân Việt Nam bắt để giết thịt. Cả ba con chó này được lực lượng chức năng đưa đi.

Về phía các công nhân Việt Nam bị bắt vì giết chó để ăn thì không ai nhận có hành động đó ; tuy nhiên đến khi một nữ công nhân có họ Nguyễn, 36 tuổi bị xét nghiệm đúng có máu chó dính nơi kẻ tay thì họ mới nhận tội.

Người nữ công nhân sau đó cho biết một nam công nhân tên Giáp 52 tuổi là người giết con chó. Người này dùng dao cắt cổ chó và sau đó xẻ thịt.

Theo Luật Bảo Vệ Động Vật của Đài Loan thì những người phạm tội giết chó, mèo phải đối diện với mức án đến hai năm tù giam cùng với khoản phạt tối đa là 2 triệu Đài Tệ, tương đương hơn 64 ngàn đô la Mỹ. Những người ăn thịt chó, mèo bị phạt tiền lên đến 250 ngàn Đài Tệ, tương đương hơn 8 ngàn đô la Mỹ.

Tại một số nước Châu Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, nhiều người có thói quen ăn thịt chó. Điều này bị các tổ chức bảo vệ động vật lên án. Gần đây, thủ đô Hà Nội nói sẽ loại trừ việc buôn bán, tiêu thụ thịt chó mèo vào năm 2021.

**************

Romania sẽ nhận thêm công nhân Việt Nam (RFA, 30/10/2018)

Romania cần có thêm công nhân Việt Nam để đáp ứng cho nhu cầu thị trường lao động của nước này.

Mạng báo Business News được Asia Times dẫn lại vào ngày 30 tháng 10 như vừa nêu, cho biết thêm là Bộ Trưởng Lao Động của Romania sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào cuối năm nay. Nhân dịp đó hai phía có kế hoạch ký một biên bản ghi nhớ về vấn đề thuê lao động Việt Nam sang Romania làm việc.

rung3

Hình minh hoạ. Nông dân Romania ở làng Rosia Montana hôm 19/9/2011 AFP

Phía Romania cho biết hiện đang thiếu công nhân làm trong các ngành nông nghiệp, xây dựng và du lịch.

Ông Stefan Radu Oprea, Bộ Trưởng Môi trường Kinh Doanh-Thương Mại- Doanh Nghiệp của Romania, được dẫn lời rằng kế hoạch đưa công nhân nước ngoài, đặc biệt là Việt Nam, sang Romania làm việc thuộc chiến lược lao động của nước này.

Hiện nay những người Việt đang lao động tại Romania chủ yếu làm trong ngành đóng tàu. Cụ thể tại Xưởng đóng tàu Vard Tulcea đang có chừng 450 công nhân Việt Nam. Trong thời gian tới sẽ có thêm công nhân được nhận vào những xưởng đóng tàu khác tại Romania.

Vào tuần qua, phía Romania cũng vừa ký hai biên bản ghi nhớ với Việt Nam liên quan đến đầu tư và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

*****************

Romania muốn nhập khẩu nhiều công nhân Việt hơn (VOA, 30/10/2018)

Chính phủ Romania đang tìm cách gii quyết cuc khng hong nhân lc kéo dài nhiu năm qua đã nh hưởng đến nhiu lĩnh vc trong nn kinh tế ca nước này bng cách nhp khu công nhân nước ngoài, đc bit là t Vit Nam. Quc gia Đông Âu này đang chun b ký một bn ghi nh vi Vit Nam đ nhp khu nhiu công nhân Vit hơn.

rung4

Công nhân xây dựng ti mt công trường Hà Ni hôm 31/5/2016. Romania mun đưa nhiu hơn na các công nhân Vit Nam, đc bit trong ngành xây dng, ti nước h làm vic đ gii ta nn khan hiếm lao đng.

Business Review cho biết B trưởng Lao đng ca Vit Nam có kế hoch đến thăm Romania vào cui năm nay và d kiến s ký bn ghi nh vi chính ph Romania.

Tuần trước, B trưởng Môi trường kinh doanh, Thương mi và Doanh nghip Romania, Stefan Radu Oprea đã ti thăm Vit Nam và được Th tướng Nguyn Xuân Phúc tiếp đón, theo Nhân Dân. Trong chuyến thăm này, ông Oprea đã ký hai bn ghi nh liên quan ti đu tư và các doanh nghiệp va và nh Vit Nam.

Theo Business Review, Romania cần đưa công nhân Vit sang nước này đ giúp gii quyết tình trng thiếu lao đng. B trưởng Oprea nói rng Romania cn công nhân trong các lĩnh vc nông nghip, xây dng và du lch. Công nhân Việt s bù vào s lao đng trong nước thiếu ht ca Romania.

Một làn sóng khng l các công nhân nước ngoài không thuc khi Liên Hiệp Châu Âu được nhp khu vào Romania vi mt con s k lc là 17.089 người trong tháng By va qua.

Số công nhân đến t Vit Nam đang tăng mnh. Năm ngoái, Vit Nam đng đu danh sách nhng nước xut khu công nhân nhiu nht sang Romania vi 1.406 người, trên Th Nhĩ Kỳ – đng th hai vi 669 người, và Trung Quc – đng th ba vi 566 người, theo Business Review.

Công nhân Việt Nam ch yếu làm ti các xưởng đóng tàu. Khong 450 lao đng Vit đang làm vic cho xưởng đóng tàu Vard Tulcea. S có thêm nhiu công nhân na ti làm các xưởng đóng tàu khác trong tương lai gn.

Romania và Việt Nam đt mc tiêu kim ngch thương mi hai chiu đt 500 triu USD trong tương lai t con s gn 200 triu USD như hin nay, theo Nhân Dân.

Published in Việt Nam