Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đàn áp tưởng niệm Gạc Ma vì nhu nhược trước Trung Quốc" (RFA, 08/03/2018)

Nhiều người dân và các nhà hoạt động thường xuyên bị đàn áp, bắt bớ khi tham gia tưởng niệm 64 chiến sĩ hi sinh tại đá Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988.

vn1

Thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và một số nhà hoạt động ở Vũng Tàu tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma sáng 10/3/2017 - RFA photo

Năm ngoái, vào sáng ngày 10/3/2017 khoảng 20 người dân thuộc thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng - Sài Gòn và một số nhà hoạt động ở Vũng Tàu ra bãi biển tổ chức tưởng niệm các tử sĩ trong trận chiến bảo vệ đá Gạc Ma - Trường Sa.

Buổi lể diễn ra được khoảng 15 phút thì khoảng 50 công an phường 2 thành phố Vũng Tàu, cùng những nhân viên an ninh thường phục lần sắc phục tới can thiệp. Họ thu vòng hoa đã được thả trôi trên biển và sau đó bắt đi 3 người tham dự buổi lễ là nhà báo Sương Quỳnh, anh Lê Công Vinh và facebooker Tâm Kế.

Tình trạng người dân đi tưởng niệm tử sĩ nhưng bị đàn áp thường xuyên xảy ra vào các năm trước đó.

RFA trò chuyện với một số nhà hoạt động tích cực tham gia các buổi tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma bấy lâu nay. Từ Sài Gòn, nghệ sĩ Kim Chi, người tận mắt chứng kiến cảnh bắt bớ của an ninh trong buổi tưởng niệm năm ngoái, nói với chúng tôi rằng chính quyền Việt Nam đang có ý định xóa mờ lịch sử để người dân không ai biết đến cuộc chiến năm 1988 :

Cô nghĩ họ làm theo sự chỉ đạo của Trung Cộng, đây cũng là ý thâm sâu rằng họ muốn xóa nhòa lịch sử, theo cô là như vậy. Mấy lần tham gia cô đều bị bắt. Họ cũng nói tưởng niệm nọ kia, nhưng anh em trong phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam mà đi thì bị như vậy.

Cô về cảm thấy buồn lắm, thì theo cô đáng lẽ ra Nhà nước phải đứng ra làm mấy chuyện này vì đây là việc làm uống nước nhớ nguồn, rất có ý nghĩa.

Nghệ sĩ Kim Chi cho biết vào hôm 17 tháng 2 vừa qua khi cô cùng mọi người ra tượng đài Trần Hưng Đạo để tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt – Trung, một số thành viên của câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cũng đã bị bắt ngay trước mặt cô. Ngoài ra chính quyền còn dàn người đứng vây quanh nơi các cô tưởng niệm.

Cô Kim Chi nói rằng ngày 14 tháng 3 hay 17 tháng 2 đều là những ngày hết sức thiêng liêng đối với cô, ngày để tưởng nhớ đến những người đã ngã xuống đổ máu để giành lại chủ quyền đất nước. Theo cô, những ai không biết ơn công lao những người đã chết để cho mình được sống, thì không còn gì để nói nữa.

Còn với nhà hoạt động Trần Bang, ông cho rằng nhà cầm quyền muốn ngăn cản những buổi tưởng niệm liên quan đến chiến tranh với Trung Quốc là vì cả hai nước cùng chung một hệ tư tưởng :

Có lẽ là do họ cùng hệ tư tưởng cộng sản và họ sợ làm mất mặt người mà họ gọi là đồng chí 4 tốt và 16 chữ vàng.

Việc ngăn cản và phá hoại buổi tưởng niệm như vậy rất tai hại, làm cho người Việt Nam không thấy được kẻ thù thật, kẻ thù lâu dài của Việt Nam là ở đâu, từ đâu là chính và là ai.

Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia hiếm hoi trên thế giới còn theo chế độ cộng sản độc tài và lấy chủ nghĩa Mác – Lenin làm đường lối mà họ gọi là "kim chỉ nam".
Nhà hoạt động Trần Bang bày tỏ quan ngại khi trận chiến Gạc Ma khiến 64 chiến sĩ hi sinh không hề được nhắc đến trong sách giáo khoa cho học sinh ở Việt Nam. Ngay cả vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa cũng không được Việt Nam nhắc tới cho đến tận những năm 2010.

Ông kể lại những biện pháp phía an ninh thường áp dụng để gây khó dễ cho các đoàn đi tưởng niệm :

Những ngày đó họ thường chặn tại nhà, hoặc trên đường đi họ bắt, khi đến nơi chẳng hạn như năm 2016 họ cho những kẻ thường phục mà ai cũng biết có thể là an ninh giật vòng hoa, hoặc họ cho lực lượng tưới cây, xe bồn phun nước vào lư hương. Hoặc ở quảng trường Hà Nội thì họ cho hát múa, hay cho người ra sửa cưa đá bụ mù lên cản trở đồng bào tưởng niệm.

Những hình thức ngăn cản như ông Trần Bang chia sẻ thực ra vẫn còn là nhẹ nhàng, bởi vì nhiều nhà hoạt động thậm chí còn bị đánh đập, hành hung. Cũng vào năm ngoái, hai nhà hoạt động là Đỗ Thanh Vân và Nguyễn Việt Dũng (Dũng Phi Hổ) đã bị những người họ cho là an ninh thường phục đánh đập tới mức đổ máu.

Một điều được nhiều người cho là nghịch lý đó là mặc dù chính quyền thường xuyên gây khó dễ cho những người đi tưởng niệm, nhưng cơ quan chức năng lại quyên góp để xây dựng một tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Tượng đài này được dựng lên tại tỉnh Khánh Hòa và được khánh thành vào ngày 15 tháng 7 năm ngoái. Ông Trần Bang nói rằng những người dân ở Hà Nội và Sài Gòn không tiện đến tượng đài này để thắp hương vì quá xa xôi nên họ thường tổ chức ngay tại nơi họ sinh sống.

Từ Dương Nội, ngoại thành thủ đô Hà Nội, nhà tranh đấu vì đất đai cho dân oan anh Trịnh Bá Phương, cùng là người bị an ninh bắt năm ngoái khi tham gia tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, cho rằng chính quyền Việt Nam luôn lo sợ cho sự an nguy của chế độ trước những buổi tụ họp đông người :

Họ lo sợ mọi thứ có số đông cho dù bất cứ buổi tưởng niệm hay cái gì, họ lo ngại cho sự an nguy cho chế độ. Họ lo sợ sẽ lan rộng những cuộc biểu tình lớn trong tương lai.

Và một phần nữa là sự nhu nhược của Đảng cộng sản Việt Nam trước Trung Quốc khi mà Trung Quốc đang gia tăng xâm lấn biển đảo và lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Họ không có một động thái gì, trong khi bất cứ người dân nào muốn nhớ đến các vị anh hùng, tử sĩ đã bảo vệ lãnh thổ quốc gia, khơi dậy lòng yêu nước thì họ đều coi đó là thế lực thù địch, phản động.

Tất cả những nhà hoạt động chúng tôi tiếp xúc đều cho biết sẽ còn tiếp tục tham gia các buổi tưởng niệm các tử sĩ Gạc Ma bất chấp sự đàn áp mạnh tay từ phía chính quyền. Họ nói rằng sự bắt bớ chỉ làm cho tinh thần của họ thêm vững chắc, quyết liệt chứ không bao giờ có thể làm họ nản lòng.

Riêng đối với năm nay, họ không tiện chia sẻ kế hoạch vì e ngại nhà cầm quyền sẽ có phương thức đối phó.

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, 64 chiến sĩ đã ngã xuống bởi trận thảm sát của quân Trung Cộng tại bãi đá Gạc Ma. Cho đến nay, sự kiện lịch sử này hoàn toàn không được nhắc đến trong sách giáo khoa trong nước. Những cuộc tưởng niệm thắp nhang do người dân tổ chức luôn gặp cản trở từ phía chính quyền trong suốt những năm qua.

*****************

Hà Nội quyết tâm khống chế mạng xã hội (RFA, 08/03/2018)

Việt Nam vừa bổ sung một nghị định, trong đó buộc phải gỡ bỏ nội dung bị cho là vi phạm trên mạng xã hội trong vòng 3 giờ khi có yêu cầu, cũng như phải có ít nhất 1 hệ thống máy chủ tại Việt Nam. Đây có phải là dấu hiệu Nhà nước Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh việc khống chế mạng xã hội ?

vn2

Ảnh minh họa mạng xã hội Facebook. AFP

Ngăn cản tiếng nói đối lập

Vào những ngày đầu tháng ba, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Trong đó đáng chú ý là việc nhà cầm quyền yêu cầu phải có cơ chế phối hợp để loại bỏ nội dung vi phạm trên mạng xã hội theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 72 chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép.

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72, quy định các hành vi bị cấm khi sử dụng internet mà chính phủ Hà Nội cho nhằm mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm, giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, v.v…

Ngoài ra Nghị định 27 cũng quy định nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cần có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng ; bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình… Điều này có thể hiểu là nhà cung cấp mạng xã hội phải cung cấp thông tin người sử dụng cho phía cơ quan chức năng khi có yêu cầu.

Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, chủ trang mạng "Một góc nhìn khác", người từng bị chính quyền Việt Nam khép vào tội vi phạm Nghị định 72, bằng cách thu thập "bằng chứng" từ các bài viết của anh để truy tố và bỏ tù theo một số điều về "tuyên truyền chống nhà nước" trong Bộ luật Hình sự. Nhà báo Trương Duy Nhất đưa ra nhận định về những qui định mới vừa nêu :

"Cái ý muốn khống chế mạng xã hội của phía chính quyền thì không cần bàn cãi nữa rồi, lâu nay phía chính phủ Việt Nam luôn muốn khống chế tất cả các mạng xã hội bởi vì mạng xã hội là truyền thông đa chiều nó nói lên tất cả, nó ngược chiều với phía truyền thông nhà nước".

Không khả thi

Về tính khả thi của yêu cầu loại bỏ nội dung vi phạm trên mạng xã hội chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, Facebooker Nguyễn Chí Tuyến cho biết :

"Đấy là ý muốn của họ (nhà nước) thôi, nhưng để thực hiện giữa ý muốn và thực tế thì rất là khó, chứ không đơn giản. Bởi vì thứ nhất là số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam rất là đông. Thứ hai nữa là đối với những người dùng mạng xã hội để lên tiếng về các vấn đề chính trị xã hội, hay nhạy cảm theo cách gọi của nhà cầm quyền, thì có đến hàng vạn người như vậy thì làm sao họ có thể bắt người ta tuân thủ cái đó được".

vn3

Ảnh minh họa mạng xã hội Facebook. AFP

Cũng theo nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, mặc dù không thể gây áp lực được trong thực tế nhưng có thể nhà cầm quyền Việt Nam ra nghị định 27 để sử dụng nó như một thứ công cụ về mặt pháp lý, để tròng vào cổ những người yêu chuộng tiếng nói tự do.

Nhà báo Trương Duy Nhất thì cho rằng việc buộc gỡ nội dung vi phạm trong 3 tiếng đồng hồ chỉ có thể áp dụng với nhà cung cấp mạng xã hội là doanh nghiệp trong nước. Còn đối với nhà cung cấp ở nước ngoài thì khó có thể áp dụng được. Ông nói thêm :

"Đối với nhà cung cấp ở nước ngoài làm sao yêu cầu họ được, bởi vì cái chuẩn gọi là "nếu có sai phạm thì yêu cầu gỡ bỏ". Nhưng thế nào là không đúng, thế nào là gây hại ? Bởi vì có những cái chính phủ cho rằng có hại và không đúng, nhưng đối với chuẩn mực tự do ngôn luận và chuẩn mực quốc tế thì nó lại không vi phạm và được ủng hộ, được người ta khen là có ích chứ không gây hại. Như vậy thì làm sao anh gỡ được".

Trong nghị định mới vừa ban hành, có phần bổ sung cho mục 23/C của Nghị định 72 năm 2103 đã gây không ít bất ngờ cho dư luận về việc quy định nhà cung cấp mạng xã hội phải đảm bảo có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc kiểm tra toàn bộ thông tin trên trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội. Liên quan vấn đề này, Nhà báo Trương Duy Nhất cho biết :

"Tôi rất lạ, tôi chưa rõ cái đó. Trước đây thì cái dự thảo an ninh mạng đưa ra quốc hội, thì có cái điều khoản buộc các nhà cung cấp mạng xã hội từ nước ngoài thì phải đặt máy chủ quản lý ở trong nước. Nhưng nó đang trong quá trình dự luật, trong quá trình bàn thảo, đưa ra quốc hội nhưng quốc hội chưa thông qua. Mà vừa rồi trong một cuộc họp Thường vụ quốc hội có đưa ra lại ý kiến này. Thì phần lớn, theo tôi hiểu thì gần như đã thống nhất là bỏ cái yêu cầu đặt máy chủ ở trong nước rồi mà".

Cũng liên quan đến việc bắt buộc đặt máy chủ tại Việt Nam, Ông Hoàng Ngọc Diêu, một chuyên gia công nghệ thông tin, hiện đang sống tại Úc và đã từng làm việc tại Việt Nam đưa ra ý kiến của mình :

"Nói về mặt kỹ thuật, đặc biệt bây giờ các kỹ thuật như mạng xã hội Facebook,YouTube hay mảng G-Blog của Google là hoàn toàn nằm trên cloud (dữ liệu trực tuyến). Nói đến clound computing là nói đến một chuỗi các Data centers (trung tâm dữ liệu) nằm rải rác khắp thế giới. Những Data centers đó nó phải phục vụ cho được cái gọi là "georgraphical" tức là những mảng địa lý, theo từng vùng. Việc áp đặt phải đặt máy chủ ở Việt Nam là một cái chuyện rất là phi lý vì nếu tất cả các quốc gia trên thế giới đều muốn đặt máy chủ ở quốc gia của họ thì liệu làm sao một công ty như Facebook hay Google có thể thỏa mãn được".

Ông Diêu cũng cho biết phải có sự tính toán rõ ràng trong đó chứ không phải nói đặt máy chủ ở Việt Nam là xong ; Ví dụ như đặt máy chủ mà chỉ để "raw data" (dữ liệu thô) trong đó, hoặc là những hình ảnh không được xếp loại, thì nhà cầm quyền Việt Nam cũng không thể kiểm soát được. Ông nói thêm :

"Khi mình xét về mặt kỹ thuật thì mình thấy khôi hài ở chỗ là nó rất mập mờ và chỉ là đòn tâm lý thôi chứ chẳng có gì".

Trong một lần trả lời đài RFA trước đây, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn về Khoa học Công nghệ và Khoa học Quản lý cho biết việc đặt máy chủ ở đâu không phải là điều quan trọng :

"Về vấn đề kỹ thuật thì đâu cần phải là máy chủ phải đặt ở đâu. Trên thế giới này có 1 góc nào đấy, 1 hòn đảo xa xôi nào đấy cũng được, rừng Targa hay đảo Guam của Mỹ cũng được".

Theo nhà báo Trương Duy Nhất, chính quyền Việt Nam càng ngăn chặn các tiếng nói phản biện trên mạng xã hội thì càng khiến họ bị ức chế và lên tiếng nhiều hơn. Ông cũng cho rằng cộng đồng mạng bây giờ khó ngăn chặn, những tiếng nói phản biện đa chiều ngày càng nhiều, càng mạnh hơn, và không thể ngăn chặn được trong xu thế này.

********************

Singapore thu giữ 3,5 tấn ngà voi trên đường nhập cảnh Việt Nam (VOA, 08/03/2018)

Báo The Straits Times của Singapore hôm 8/3 loan tin nhà chc trách đã thu gi 3,5 tn ngà voi có xut x t Nigieria, tr giá 2,5 triu đôla, trên đường nhp cnh Vit Nam.

vn4

Ngà voi Châu Phi

Trang Channel News Asia dẫn li Cơ quan Di trú và Hi quan Singapore (ICA) nói hôm 5/3 h đã phát hin mt lô hàng hơn 1.700 ngà voi, nng 3,5 tn, đng trong 60 túi, nhp t Nigeria đ tái xut sang Vit Nam.

Voi được bo v theo Công ước v buôn bán quc tế các loài đng vt, thc vt hoang dã nguy cp, trong đó c Singapore và Vit Nam đu tham gia ký kết.

Báo Singapore nói Việt Nam đã cm vn ngà voi vào năm 1992, nhưng nước này vn là th trường hàng đu cho các các sn phm ngà voi, dùng trong trang trí hoặc y hc c truyn.

Việc thc thi pháp lut yếu kém Vit Nam đã to cơ hi cho th trường ch đen phát trin, và Vit Nam cũng là mt đim trung chuyn thường xuyên cho ngà nhp lu t Châu Phi, chuyn tiếp đến các vùng khác ca Châu Á, ch yếu là Trung Quốc.

Năm ngoái nhà chức trách Vit Nam cũng thu gi nhiu v buôn lu ngà voi, trong đó có mt v 3 tn ngà voi được phát hin tnh Thanh Hoá vào tháng 7.

*********************

Một thanh niên bị đánh "chấn động não" tại đồn công an (CaliToday, 08/03/2018)

Chỉ vì không chịu ký vào biên bản làm việc, một thanh niên đã bị công an huyện Chư Pứh (tỉnh Gia Lai) đánh đến bất tỉnh, bất chấp vào thời điểm đó có sự hiện diện của bạn gái nạn nhân.

vn5

Giấy xuất viện được chẩn đoán "chấn động não". Ảnh : Dân Việt

Sự việc xảy ra vào 21 giờ tối ngày 28/2/2018, anh Nguyễn Công Chí (21 tuổi, ngụ xã Ia Le, huyện Chư Pứh, Gia Lai) chở theo người bạn gái là chị Trần Thị Thu Nhi (xã Ia Phang) đi chơi trên thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pứh). Đang lúc chạy xe họ liền bị công an thị trấn yêu cầu dừng xe, kiểm tra và thu giữ giấy tờ của anh Chí nhưng không chịu lập biên bản tại chỗ mà đòi đưa về đồn công an thị trấn để làm việc.

Theo ông Nguyễn Định (44 tuổi, cha của nạn nhân) cho biết, con trai ông nói công an thu giữ giấy tờ mà không lập biên bản là trái với quy định nên không chấp nhận đến đồn công an thị trấn làm việc, ngược lại còn chở theo bạn gái đến đồn công an huyện Chư Pứh để trình báo sự việc. Anh Chí nào có ngờ rằng đồn công an huyện còn nguy hiểm hơn cả đồn công an thị trấn.

Theo tường trình của ông Định, ban đầu anh Chí trình bày bằng miệng nhưng cán bộ tên Sơn không đồng ý, y liền lập ra biên bản và yêu cầu anh Chí phải ký vô. Sau khi đọc nội dung biên bản, anh Chí không đồng ý ký và nói ngày mai sẽ làm đơn trình bày đến nộp cho công an.

Do không chịu ký vào biên bản nên công an tên Sơn liền đóng cửa phòng đánh đập tàn nhẫn anh Chí đến bất tỉnh, gục ngay tại bàn làm việc. Dù nạn nhân đã bất tỉnh những công an vẫn không chịu đưa anh Chí đi bịnh viện liền, mà chờ mãi đến 0 giờ 30 ngày 1/3, khi thấy bịnh tình nạn nhân trở nên nguy kịch mới cho đi bịnh viện cấp cứu.

Đáng nói hơn, việc công an đánh đập anh Chí ngay trước mắt chị Nhi, bạn gái của anh. Chị cho phóng viên báo Dân Việt biết :

"Lúc anh Chí không chịu ký vào biên bản, anh công an tên Sơn quát rồi đóng cửa đánh vào đầu anh Chí. Thấy vậy tôi hét lên, lấy điện thoại gọi cho ba anh Chí đến can thiệp".

Sau khi được đưa đi cấp cứu, qua chẩn đoán của Bịnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai các bác sĩ đã kết luận anh Nguyễn Công Chí bị "chấn động não".

Trước việc con mình bị đánh đập tàn nhẫn đến bất tỉnh, gục tại bàn trước sự chứng kiến của cô bạn gái, ông Nguyễn Định đã quyết định gởi đơn trình báo đến khắp các cơ quan có trách nhiệm, như : Cơ quan công an, Viện kiểm sát, thanh tra tỉnh để đòi lại công bằng cho con mình.

vn6

Anh Nguyễn Công Chí bị đánh bất tỉnh, gục ngay tại bàn. Ảnh được người nhà cung cấp cho báo Dân Việt

Sau khi đơn được gởi đi, ông Định còn liên lạc với các cơ quan truyền thông để nhờ họ cất lên tiếng nói cho người thế cô. Vào ngày 6/3, khi trả lời phóng viên báo Dân Việt, đại tá Đậu văn Minh-Trưởng công an huyện Chư Pứh nói :

"Đến thời điểm này, công an huyện chưa nhận được đơn tố cáo nào từ người dân. Sự việc ban đầu tôi cũng có biết, tối hôm xảy ra sự việc tôi cũng có mặt ở cơ quan. Lúc nghe tiếng ồn ào, tôi đã đến phòng trực và thấy Chí ngồi gục đầu trên bàn, nghe người nhà nói là bị công an đánh. Ban đầu chưa biết sự việc như thế nào, trước tiên tôi yêu cầu cho người lái xe đưa Chí đi cấp cứu".

Cũng theo ông Minh, tại thời điểm trực ban đêm hôm đó có thiếu tá Nguyễn Quang Định và thiếu úy Nguyễn Thiên Sơn, trùng với tên viên công an đã đánh đập anh Chí đến bất tỉnh. Cả hai viên công an này đều khẳng định với ông Minh "không có việc đánh người". Do đó, hiện nay công an huyện sẽ cho xác minh làm rõ nên chưa thể khẳng định có chuyện công an có đánh hay không.

Trong khi đó, thiếu tá Tô Ninh Anh-Trưởng công an thị trấn Nhơn Hòa cho rằng, việc tổ tuần tra thu giữ giấy tờ nhưng không làm biên bản là vì không mang theo biên bản và việc yêu cầu về đồn công an để làm việc là "đúng quy trình". Chưa hết, công an thị trấn Nhơn Hòa còn cho rằng, vào thời điểm bị xảy ra sự việc, toán công an phát hiện anh Chí chở bạn gái trên xe máy có mũ bảo hiểm nhưng không chịu đội. Khi bị yêu cầu dừng xe họ còn bị anh Chí xúc phạm nên toán kiểm tra "bức xúc".

Ngay cả khi đánh dân đến bất tỉnh, gục trên bàn làm việc trước sự chứng kiến của chị Nhi, công an huyện Chư Pứh vẫn khẳng định không hề đánh người. Trước sự việc này, ông Định bất bình nói với phóng viên báo Dân Việt :

"Phía công an nói vậy tôi không chấp nhận được, lúc con tôi vào cơ quan công an trình báo thì khỏe mạnh nhưng sau đó tại sao lại bất tỉnh gục trên bàn, không bị đánh thì còn là gì ? Mặt khác, công an đã giữ người trái quy định, lúc trình báo là hơn 21 giờ đêm nhưng mãi đến 0 giờ 30 phút mới được công an cho xe chở đi cấp cứu".

Chẳng biết sự việc sẽ đi đến đâu, hai viên công an đánh dân đến "chấn động não" liệu có được đồng nghiệp bao che để thoát nạn hay không chỉ còn biết trông đợi vào dư luận, chứ chẳng thể tin vào việc "xác minh", "điều tra" của công an cộng sản.

Published in Việt Nam