Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Blogger Phạm Đoan Trang bị câu lưu vì sách "Chính trị bình dân" (RFA, 25/02/2018)

Luật khoa Tạp chí hôm 25/2 ra thông cáo báo chí phản đối an ninh Việt Nam đã bắt cóc sáng lập viên kiêm biên tập viên của tạp chí là blogger Phạm Đoạn Trang vào khoảng 2 giờ chiều ngày 24/2.

doan1

Bìa sách Chính trị bình dân của Phạm Đoan Trang. Sách bị tịch thu ở Đà Nẵng hôm 9/2/2018. Phạm Đoan Trang

Thông cáo cho biết, nhà báo Phạm Đoan Trang đã bị một toán sĩ quan an ninh bắt cóc ngay tại nhà riêng của mình ở Hà Nội, và sau đó bị cưỡng chế đưa đến trụ sở cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, tại số 3 Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội cho đến tận 23 giờ cùng ngày .

Trong suốt thời gian bị tạm giữ, cô Phạm Đoan Trang đã bị thẩm vấn liên tục về những hoạt động của mình và về tác phẩm ‘Chính trị bình dân’ mà cô đã viết và xuất bản hồi năm ngoái.

Đây không phải là lần đầu tiên blogger Phạm Đoan Trang bị an ninh Việt Nam tạm giữ và truy vấn về các hoạt động của mình.

Hôm 16/11 năm 2017, blogger Phạm Đoan Trang cũng bị an ninh câu lưu trong nhiều giờ sau khi cô cùng với một số nhà hoạt động khác có cuộc gặp với phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu (EU) ngay trước đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam. Công an đã thu giữ những vật dụng riêng của blogger Phạm Đoan Trang bao gồm máy tính, điện thoại và chỉ áp giải cô về nhà vào lúc nửa đêm cùng ngày.

Cuốn sách "Chính trị bình dân’ do blogger Phạm Đoan Trang viết được xuất bản ở nước ngoài. Trong một lần trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do hồi tháng 9 năm ngoái sau khi sách được xuất bản, Đoan Trang cho biết cô muốn viết cuốn sách này để mọi người dân đều có thể đọc và hiểu chính trị. Cuốn sách được coi là nhạy cảm ở Việt Nam và đã bị Hải quan Đà Nẵng tịch thu hôm 9/2 vừa qua khi sách được gửi từ nước ngoài về.

Luật khoa tạp chí cực lực lên án hành vi bắt cóc blogger Phạm Đoan Trang, và cho biết blogger Phạm Đoan Trang đã không được cơ quan an ninh thông báo về bất cứ lệnh bắt hay tạm giữ nào. Tờ báo cáo buộc rằng những hành vi của an ninh Việt Nam có đầy đủ dấu hiệu của tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật’ theo điều 377 hoặc tội ‘bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luât’ theo điều 157 Bộ luật hình sự.

Blogger Phạm Đoan Trang là một nhà hoạt động xã hội tích cực ở Việt Nam. Hồi giữa tháng 2 vừa qua, blogger Phạm Đoan Trang đã được tổ chức nhân quyền People in Need, có trụ sở tại Praha, Cộng hoà Czech, trao giải thưởng Homo Homini (tạm dịch là từ người đến người) vì sự can đảm của cô trong quá trình theo đuổi sứ mệnh đem lại dân chủ cho Việt Nam.

Blogger Phạm Đoan Trang sau đó đã viết trên Facebook rằng cô mừng vì được nhận giải nhưng cô viết ‘chừng nào, một quốc gia còn có người được trao những giải thưởng về nhân quyền – dân chủ, chừng đó, quốc gia đó còn có rất nhiều vấn đề".

Các tổ chức nhân quyền quốc tế thời gian qua đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong suốt năm 2017, mà họ gọi là tình trạng đàn áp chưa từng có.

Thống kê của Liên đoàn Nhân quyền Việt Nam hồi đầu năm nay cho biết chỉ trong năm 2017, đã có ít nhất 46 nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền bị bắt giữ và giam tù. Trong số này có 7 phụ nữ.

***************

Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam 'thả người phản đối Formosa' (VOA, 26/02/2018)

Các chuyên gia nhân quyền ca Liên Hip Quc mi kêu gi Vit Nam th các cá nhân b cm tù vì viết và phn đi v Formosa gây ô nhiễm bin min trung Vit Nam.

doan2

Một cuc biu tình phn đi Formosa x thi xung bin miền Trung

Tên của mt s các nhà hot đng đã được nêu lên trong thông cáo ra hôm 23/2 gm ông Hoàng Đc Bình, Nguyn Nam Phong, Nguyn Ngc Như Quỳnh hay Nguyn Văn Hóa.

"Tống giam các blogger và nhà hot đng vì công vic chính đáng là nâng cao nhận thc ca công chúng v mi quan ngi đi vi sc khe và môi trường là điu không th chp nhn được", ông Baskut Tuncak, Đc y v Nhân quyn và Các cht thi đc hi ca Liên Hiệp Quốc, nói.

"Chính quyền phi bo đm rng vic nhanh chóng phát triển kinh tế ca Vit Nam không đánh đi nhân quyn".

Trong khi đó, ông David Kaye, Đặc y Liên Hip Quc v quyn t do biu đt, nói rng ông "thc s quan ngi v s v bt gi gia tăng các nhà hot đng nhân quyn và các nhà báo đưa tin v các vn đ liên quan ti xã hi Vit Nam".

Việt Nam chưa lên tiếng phn hi trước li kêu gi ca các chuyên gia nhân quyn Liên Hip Quc.

Tháng trước, B Ngoi giao Vit Nam đã công b sách trng v "Bo v và thúc đy quyn con người ti Vit Nam".

Một trong các bin pháp được nêu lên là "tăng cường hp tác vi các quc gia, cơ chế, các t chc chuyên môn ca khu vc và toàn cu liên quan đến quyn con người".

Vụ cá chết hàng lot xy ra ti vùng bin min trung Vit Nam năm 2016 đã dn ti nhiu cuộc xuống đường tun hành vì môi trường.

Công ty Formosa đã thừa nhn gây ra thm ha môi trường, và đng ý bi thường 500 triu đôla cùng năm.

*******************

Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam thả người 'liên quan phản đối Formosa' (BBC, 25/02/2018)

Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (Liên Hiệp Quốc) hôm 23/2 kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người mà họ nói đã bị tù vì phản ứng thảm họa môi trường liên quan công ty Đài Loan Formosa.

doan3

Các ngả đường gần tòa án bị phong tỏa hôm 6/2

Cụ thể, họ đề cập vụ xử các ông Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong đầu tháng Hai, ông Nguyễn Văn Hóa, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tháng 11/2017.

Đặc ủy về Nhân quyền và các chất thải nguy hại, Baskut Tuncak, nói trong thông cáo : "Việc bỏ tù các blogger và nhà hoạt động vì công tác hợp pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và sức khỏe, là không chấp nhận được".

"Chúng tôi kêu gọi giới chức thả ông Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong, bị bắt sau nỗ lực nâng cao nhận thức và bảo đảm trách nhiệm liên quan vụ xả thải của nhà máy thép Formosa".

Đặc ủy của Liên Hiệp Quốc về quyền tự do biểu đạt, David Kaye, nói rằng ông "quan ngại sâu sắc trước tình trạng gia tăng bắt bớ những nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo" ở Việt Nam.

Thông cáo ngày 23/2 của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền đề cập thêm trường hợp bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và ông Nguyễn Văn Hóa bị tù mà theo Liên Hiệp Quốc là do có hoạt động tường thuật về biểu tình chống Formosa.

Thông cáo nhắc lại rằng các chuyên gia Liên Hiệp Quốc trước đó cũng từng kêu gọi Việt Nam thả các blogger và nhà hoạt động trong các vụ khác liên quan Formosa.

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (còn được biết với tên Hoàng Bình) bị tuyên tổng cộng 14 năm tù vì vi phạm hai Điều 257, 258 Bộ luật Hình sự trong phiên tòa diễn ra hôm 6/2 tại thành phố Vinh.

Người cùng ra tòa với ông Bình là ông Nguyễn Nam Phong bị tuyên 2 năm tù về tội "Chống người thi hành công vụ" theo Điều 257.

Sự kiện cá chết xảy ra tại miền Trung Việt Nam từ tháng 4/2016, khiến nhiều ngư dân trong khu vực ảnh hưởng phải ngưng đánh bắt và không bán được hải sản.

Công ty Formosa Hà Tĩnh bị kết luận là đã xả thải xuống biển gây ra thảm họa môi trường này và đồng ý bồi thường 500 triệu đô la hồi tháng 5/2016.

Thảm họa cá chết hàng loạt đã làm dấy lên các cuộc biểu tình và tuần hành phản đối trong dân chúng tại nhiều nơi ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

*******************

UN kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà hoạt động môi trường (RFA, 23/02/2018)

Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những nhà hoạt động môi trường và blogger bị kết án tù thời gian vừa qua.

doan4

Anh Hoàng Đức Bình, giữa bên phải, và anh Nguyễn Nam Phong, giữa bên trái, tại tòa án tỉnh Nghệ An hôm 6/2/2018 - AFP

Đặc ủy về nhân quyền và các chất thải nguy hại, Baskut Tuncak nói việc Việt Nam bỏ tù các bloggers và các nhà hoạt động vì những công việc hoàn toàn hợp pháp mà họ đã làm để nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường, là không chấp nhận được.

Các chuyên gia về nhân quyền của UN kêu gọi giới chức Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, anh Nguyễn Nam Phong, những người đã bị kết tù vì các hoạt động phản đối Formosa xả chất thải độc ra môi trường hồi năm 2016.

Hôm 6/2 vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã kết án anh Hoàng Đức Bình 14 năm tù với hai tội danh là chống người thi hành công vụ và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Phiên tòa này cũng kết án tù anh Nguyễn Nam Phong 2 năm tù về tội chống người thi hành công vụ. Anh Nguyễn Nam Phong là tài xế cho linh mục Nguyễn Đình Thục trong đợt đi kiện công ty Formosa rà tòa hồi tháng 2 năm ngoái.

Đặc ủy của Liên Hiệp Quốc về quyền tự do biểu đạt, David Kaye, nói rằng ông đặc biệt quan ngại trước tình trạng gia tăng bắt bớ những nhà hoạt động ở Việt Nam.

Liên Hiệp Quốc đề cập đến trường hợp của blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị kết án tù 10 năm, và nhà báo tự do Nguyễn Văn Hóa, người bị kết án tù 7 năm hồi tháng 11 năm ngoái. Cả hai đều là những người có tiếng nói chỉ trích vụ xả thải độc ra môi trường của công ty Formosa.

Đặc ủy David Kaye gọi những án tù dành cho những nhà hoạt động này đã vi phạm quyền tự do biểu đạt và quyền được tiếp cận các thông tin quan trọng của người dân Việt Nam.

Published in Việt Nam