Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Virus corona : Thủ tướng Việt Nam công bố dịch trên toàn quốc (RFI, 01/04/2020)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định đề ngày hôm nay, 01/04/2020, về việc công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc. Theo Báo điện tử Chính phủ, thời điểm dịch được xác định từ ngày 23/01/2020, tức thời điểm xác định ca bệnh viêm phổi cấp tính đầu tiên do virus corona chủng mới gây ra. Tính đến sáng nay, theo thông báo của bộ Y Tế, tổng số ca lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam đã lên đến 212 ca.

cachly1

Dân chúng ngồi chờ xét nghiệm virus corona tại một trạm xét nghiêm nhanh ở Hà Nội (Việt Nam) ngày 31/03/2020. Reuters - KHAM

Với việc công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp được quy định trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, như lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch ; khai báo, báo cáo dịch ; tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh ; cách ly y tế ; kiểm soát ra vào vùng có dịch ; huy động nguồn lực và hợp tác quốc tế chống dịch...

Kể từ hôm nay, Việt Nam cũng bắt đầu áp dụng lệnh "cách ly xã hội" trên toàn quốc để ngăn chận sự lây lan của dịch bệnh. Dân chúng được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua thực phẩm, thuốc men cấp cứu hay đi làm. Mọi người cũng được yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp,,không tụ tập quá 2 người.

Trong phiên họp thường kỳ của chính phủ hôm nay, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giải thích rõ "cách ly xã hội" không phải ngăn cấm giao thông, phong tỏa xã hội, vì theo ông, Việt Nam vẫn phải duy trì lưu thông hàng hóa và sản xuất, còn xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu bằng đường biển, đường bộ, vẫn bình thường.

Theo báo chí trong nước, cũng do tình hình dịch virus corona trên thế giới, chiều qua, bộ Giao thông và vận tải đã yêu cầu Cục Hàng Không Việt Nam và các hãng hàng không ngưng vận chuyển khách quốc tế đến Việt Nam kể từ 0 giờ ngày 01/04 đến hết ngày 15/04. Chỉ có những người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ mới được nhập cảnh.

Ngoài ra, sau Toyota và Ford, đến lượt nhà máy lắp ráp xe Hyundai tại Ninh Bình hôm qua thông báo ngừng sản xuất nhằm đối phó với dịch Covid-19. Cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhà máy Honda ở Vĩnh Phúc và Hà Nam tạm ngưng hoạt động trong hai tuần kể từ 01/04. 

Thanh Phương

********************

Việt Nam chính thức công bố dịch Covid-19 toàn quốc (VOA, 01/04/2020)

cachly2

Người dân mang khẩu trang chờ xét nghiệm Covid-19 tại một bệnh viện dã chiến ở Hà Nội, ngày 31/03/2020.

Hôm 01/04, Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc ký quyết đnh công b dch Covid-19 trên phm vi toàn quc, theo Cng thông tin Chính ph.

Hôm 30/03, ông Nguyễn Xuân Phúc đng ý công b dch Covid-19 trên toàn quc, vi yêu cu cơ bn là dng vn chuyn công cng. Đến 31/03, ông ban hành ch th thc hin cách ly xã hi trên toàn quc trong 15 ngày đ kim hãm đà lây lan ca dch bnh mà hơn 200 người đã mc phi ti Vit Nam.

Sáng 1/4, phát biểu khai mc phiên hp Chính ph thường kỳ tháng 3/2020, Th tướng Phúc nói : "Cách ly xã hi không phi ngăn cm giao thông, phong ta xã hi…".

"Chúng ta vẫn phi duy trì hàng hóa lưu thông, sn xut an toàn, nhất là hàng thiết yếu, vt tư y tế, hàng hóa xut khu, đc bit xut khu bng đường bin, đường b vn bình thường", ông Phúc nói thêm.

Trước đó, hôm 11/03, T chc Y tế Thế gii (WHO) đã tuyên b dch bnh Covid-19 là đi dch toàn cu và cho đến nay bnh đã lây sang 204 quc gia/vùng lãnh th.

Việc công b Covid-19 là dch bệnh truyn nhim ti Vit Nam din ra sau khi s ca mc bnh đang tăng nhanh tng ngày và có nguy cơ cao lây nhim trong cng đng do nhiu người t nước ngoài v mang theo mm bnh vào trong nước.

"Ở Vit Nam, s ca mc đang tăng nhanh tng ngày và có nguy cơ cao lây nhim trong cng đng. D báo, dch bnh lây lan nhanh trên din rng, đe da nghiêm trng đến tính mng, sc khe con người và kinh tế - xã hi ca đt nước", Ch th ngày 31/03 ca Th tướng Phúc viết.

Theo quy định ti Điu 38 Lut phòng, chống bnh truyn nhim năm 2007, Th tướng Chính ph công b dch theo đ ngh ca B trưởng B Y tế đi vi bnh truyn nhim thuc nhóm A khi dch lây lan nhanh t tnh này sang tnh khác, nh hưởng nghiêm trng đến tính mng, sc khe con người.

Vào ngày 01/02/2020, khi cả nước được báo cáo có 6 ca nhim Covid-19, ông Phúc đã ký quyết đnh v vic công b dch viêm đường hô hp cp do chng mi ca virus corona gây ra ti Vit Nam vi các đa đim được xác đnh là các tnh Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa.

Từ trước đến nay Vit Nam chưa bao gi tuyên b tình trng khn cp quc gia. Nhưng trong trường hp tình hình dch bnh lây lan đến mc nghiêm trng, Ủy ban Thường v Quc hi hoc Ch tch nước có th xem xét ban b tình trng khn cp.

Tính đến cui ngày 01/04, cũng theo Cổng thông tin Chính ph, Vit Nam báo cáo có 212 ca nhim Covid-19. Trong s các bnh nhân mi nht có người Vit t Nga, M, Thái Lan, Czech, Hy Lp…v nước.

*****************

Khó khăn và lúng túng trong việc hỗ trợ cho các lao động nghèo vượt qua dịch Covid-19 ! (RFA, 31/03/2020)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận ‘đất nước sẽ gặp khó khăn nếu chính phủ không chủ động giải quyết vấn đề bảo đảm an sinh xã hội cho người nghèo, người thất nghiệp hiện nay.

cachly3

Công nhân làm việc tại một dự án xây dựng. AFP

Kế hoạch đưa ra gói 30.000 tỉ để có thể hỗ trợ cho người nghèo, người thất nghiệp 1 triệu đồng/tháng được đưa lên bàn hội nghị. Vào tuần qua Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng họp và đồng ý chi 2700 tỷ đồng hỗ trợ chống dịch Covid-19. Trong số này 1800 tỷ đồng dành ra để giúp các đối tượng khó khăn.

Giải pháp chậm trễ và chưa được cụ thể

Luật sư Đặng Hùng Dũng thừa nhận phía chính phủ Việt Nam cũng quan tâm đến việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho người lao động, tuy nhiên sự tính toán cho sự việc này vẫn chưa được rõ ràng, cụ thể :

"Đối với lại chính quyền Việt Nam mình thì việc đưa ra được cái gọi là masterplan-một kế hoạch toàn bộ thì chưa làm được. Tôi nghĩ rằng nó phải có, tuy nhiên họ phải tính toán chứ, vì nó ảnh hưởng cho nhân dân rất là nhiều, nhưng mà cụ thể như thế nào, kích thích thế nào, giống nước khác thế nào thì Việt Nam mình không đi theo được. Chính quyền không đưa ra được việc cho chính quyền cấp địa phương phải làm gì ; họ chưa đưa ra được một cái masterplan, hoặc một giải pháp nào được".

Ông Dũng cho rằng giải pháp lâu dài của một kế hoạch toàn bộ là một vấn đề rất lớn liên quan đến các ngành, từ người dân đến nội vụ công chức và điều động cho nhân viên khối nhà nước.

Phía chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải chi trả tối thiểu 50% lương công nhân hằng tháng. Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng trong tình hình hiện nay, để các doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho nguồn lực lao động của mình là trường hợp bất khả kháng, vì trong bộ luật lao động không có dự tính trước cho tình huống đại dịch như hiện đang diễn ra. Ông nhận định :

"Ngay cả của những công ty có nguồn từ nước ngoài, tùy từng công ty, tùy từng lãnh vực họ sẽ có cư xử như thế nào với người dân, và họ có căn cứ theo luật lao động của Việt Nam hay không, cũng không biết được, vì đây là trường hợp bất khả kháng, không đòi hỏi người ta làm theo luật được. Đó là tình hình mà tôi là người luật sư thấy là như thế.

Thứ nhất là luật lao động không có dự trù cho tình huống đại dịch như thế này, chắc chắn là theo tôi nghiên cứu là không có những trường hợp mà gặp khó khăn như thế này trước mắt. Bây giờ gặp trường hợp đại dịch thì không tính được từ những điều ghi trong luật, thì mình sẽ coi đó là trường hợp bất khả kháng".

cachly4

Công nhân làm việc tại một xưởng may mặc. AFP

Ông Diệp Thành Kiệt, chuyên gia may mặc và da giày, cho biết theo diễn biến trong khoảng thời gian hơn một tháng sau Tết, các doanh nghiệp vẫn còn khả năng để cưu mang những người lao động bị ảnh hưởng. Gần đây, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, các doanh nghiệp đã có những giải pháp cấp bách cho người lao động và chia sẻ với nhau :

"Tức là trước hết giải quyết ngay cho những người mà bị mất việc sớm. Chúng ta cũng biết trong cái công đoạn sản xuất nào cũng vậy, nó có những công việc sẽ bị mất việc sớm, theo quy trình nó diễn ra trước là họ sẽ bị mất việc trước. Giải quyết bằng cách điều động họ sang những công việc khác. Sau khi điều động những công việc khác mà không được nữa thì phải giải quyết chuyện thất nghiệp.

Ví dụ như vấn đề phải giảm bớt giờ làm việc, rồi một mặt nữa là chia sẻ với người lao động, nhưng một mặt cũng cần người lao động chia sẻ, vì chúng ta cũng biết là hiện nay hầu hết các doanh nghiệp về xuất khẩu, đặc biệt mặt xuất khẩu là trong khoảng 2 tuần nay thì hình như là không có đơn hàng xuất khẩu nào sản xuất hết".

Cũng theo ông Kiệt, trên diện rộng xã hội, đối với những người làm nghề tự do trong vòng một tháng đầu khi xảy ra dịch bệnh vẫn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng hiện tại khi chính phủ ban hành những biện pháp cách ly, những người lao động tự do đều bị ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội của chính phủ hiện tại có phần chậm trễ.

Bài toán nan giải cho các doanh nghiệp và người lao động

Vì việc dịch bệnh bùng phát lâu dài chưa có tiền lệ, nên ông Kiệt cho biết phần lớn các doanh nghiệp trong ngành da giày, dệt may vẫn còn lúng túng cho việc hỗ trợ cho công nhân của mình. Ông cho biết thêm :

"Trước mắt là doanh nghiệp phải trả tiền mua nguyên liệu trước đây rồi và bây giờ phải trả tiền công trong đó nữa, mà tất cả hàng hóa này đều bị lưu giữ lại. Đã không có doanh thu mà phải tiếp tục chi ra thêm để hỗ trợ cho người lao động trong những tháng tới. Tôi cho rằng đây là một bài toán mà không có một công thức nào để giải quyết chung, mà nó tùy theo mỗi tập thể để người lao động và chủ doanh nghiệp đó đã có mối quan hệ trước đây như thế nào.

Tiếp đến là khả năng tài chính của doanh nghiệp, khả năng chia sẻ của người lao động đối với doanh nghiệp ; đây là một bài toán mà lời giải nó rất đa dạng và mỗi doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm với nhau để rút kinh nghiệm để làm cho doanh nghiệp mình thôi, chứ hoàn toàn không theo công thức nào hết".

Theo Luật sư Đặng Hùng Dũng, đối với các doanh nghiệp thuộc về lãnh vực dịch vụ, ăn uống bị ảnh hưởng trực tiếp nặng nề sau khi có biện pháp ban hành cách ly nghiêm ngặt, không có điều luật nào trong bộ luật lao động cho thấy qui định liên quan đến việc những doanh nghiệp này buộc phải sa thả nhân viên mình như thế nào.

Anh Lộc, chủ của một quán ăn tại TP. HCM, cho biết hiện tại phải cho nhân viên của mình nghỉ nhưng do khi hai bên không có hợp đồng lao động và việc chi trả lương dưới dạng tiền mặt, việc những người lao động này được nhận trợ cấp như thế nào cũng là một việc khó :

cachly5

Các hàng quán đóng cửa ngừng hoạt động tại Hà Nội. Reuters

"Hiện tại thì anh thấy không có trợ cấp nào liên quan đến những người lao động như vậy, với lại họ cũng không có thông tin để trợ cấp, như nếu đi làm lãnh lương tiền mặt thì làm sao họ biết mà trợ cấp.

Thật sự những người đó là những người cần trợ cấp ; ví dụ như anh cùng lắm thì một tháng lỗ vài triệu tiền thuê mặt bằng và kinh phí khác khoảng một chục triệu, nhưng với khả năng thì mình vẫn còn tồn tại để sống được. Những người đó họ làm có bao nhiêu tiền thì họ phải xài hết rồi, thậm chí họ còn nợ nữa".

Chia sẻ giữa người lao động và doanh nghiệp

Đối với các cơ sở sản xuất trong ngành da giày, dệt may, ông Diệp Thành Kiệt cho rằng đây là thời điểm các doanh nghiệp có thể thấy được mức độ thông cảm và chia sẻ người lao động đối với mình còn tùy thuộc vào cách đối xử của những chủ doanh nghiệp này đối với họ ra sao trong quá khứ. Ông chia sẻ :

"Rõ ràng là nếu những doanh nghiệp nào trong quá khứ đã có mối quan hệ tốt với người lao động và có những ứng xử tốt với người lao động, thì rõ ràng đây là lúc người lao động sẵn sàng chia sẻ lại với doanh nghiệp".

Cũng theo ông Kiệt, những doanh nghiệp nào trước đây không có sự đối xử tốt với người lao động của mình thì sẽ nhận thấy được rằng đây là lúc mà bản thân doanh nghiệp đó cũng gặp khó khăn bởi vì chia sẻ của người lao động đối với doanh nghiệp cũng sẽ không như kỳ vọng.

*****************

Cách ly toàn xã hội và thực tế dân chúng cùng doanh nghiệp Việt Nam (RFA, 31/03/2020)

Nhằm hạn chế tình hình dịch bệnh Covid-19 lây lan mạnh mẽ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 31/3 đã ban hành Chỉ thị số 16, yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội.

cachly6

Hình minh họa. Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng chống COVID - 19 ở đền Ngọc Sơn, Hà Nội hôm 10/3/2020 AFP

Chỉ thị 16 nêu rõ "Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men ; cấp cứu ; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ ; hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa ; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp ; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng".

Báo trong nước loan tin cho biết, sau khi Chỉ thị 16 được ban hành, nhiều người dân bày tỏ hoang mang qua việc đổ xô ra những siêu thị, các chợ gần nhà mua lương thực dự trữ cho gia đình trong những ngày sắp tới.Anh Brandon Vũ Nguyễn, hiện đang ở với gia đình ở Vũng Tàu, Việt Nam xác nhận thực tế này :

"Có một bất tiện là những người tiếp xúc với công nghệ thông tin hay truyền thông thì họ sẽ hiểu rõ về vấn đề đó như thế nào. Nhưng khi em ở đây thấy những người không đi học hoặc không tiếp xúc với mạng xã hội nhiều sẽ bị hoang mang rất nhiều, đổ xô đi mua đồ, tập trung ở siêu thị, đó cũng là ảnh hưởng nếu có người mắc bệnh sẽ lây lan".

Điều anh Brandon nói cũng là nỗi sợ của nhiều người, điển hình Facebooker Châu Nguyễn chia sẻ với RFA qua Messenger cho hay chị sợ cảnh tập trung đông đúc lây bệnh nên sau khi báo chí công bố chỉ thị, chị phải chờ đến tối để đi mua đồ cho bớt đông. Nhưng khi tới nơi, những kệ bán thịt, cá, rau trong siêu thị đã sạch hàng. Chị đã từng thấy những hình ảnh kệ hàng trống trơn ở Mỹ, Châu Âu, và đây là lần đầu chị trải nghiệm cảm giác đó ở Việt Nam.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của người dân, cả chị Châu và anh Brandon đều cho rằng việc cách ly toàn xã hội như Chỉ thị 16 là cách rất tốt để ngăn chặn, giảm mức độ lây lan và lây nhiễm chéo Covid-19 trong người dân hiện nay. Dù vậy, Chính phủ vẫn cần phổ biến rõ hơn đến từng nhà để người dân bình tĩnh hơn, không hoảng loạn thì công tác chống dịch sẽ hiệu quả hơn.

RFA có trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Luật gia Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về Chỉ thị 16 vừa được ban hành và được ông giải thích :

"Đây chưa phải là phong tỏa mà là khuyến cáo, yêu cầu của Chính phủ. Nếu dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng sẽ có những biện pháp nghiêm ngặt hơn. Trong chỉ thị này thì Bộ Y tế được giao báo cáo cho Thủ tướng các kịch bản và khả năng ứng phó với trường hợp khẩn cấp về dịch. Chính phủ cũng yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài đường trong trường hợp thật sự cần thiết. Mọi người dân cần thực hiện nghiêm khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp".

Báo trong nước trích lời ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ cho hay Chỉ thị 16 không phải lệnh cấm và không đồng nghĩa với việc phong tỏa đất nước.

Ngoài ra, ông Dũng cũng nói rõ Chính phủ vẫn đồng ý cho nhà máy, phân xưởng hoạt động nhưng yêu cầu cán bộ văn phòng, cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà.

Nói rõ hơn về hoạt động doanh nghiệp được nhắc đến trong Chỉ thị 16, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho hay :

"Phải giải thích rõ các doanh nghiệp nhà nước, người đứng đầu đơn vị căn cứ vào diễn biến dịch bệnh rồi doanh nghiệp sẽ tự quyết định tiếp tục cho người lao động đi làm hay không. Chính phủ chỉ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin để người lao động làm việc tại nhà. Các phân xưởng sản xuất thì sản xuất bình thường, có xe đưa đón công nhân vẫn hoạt động. Tuy nhiên người đứng đầu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa vẫn phải chịu trách nhiệm phòng chống dịch để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động".

Tuy nhiên, nhận xét của Luật sư Hậu được đánh giá là đúng với các doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhà nước. Còn đối với các doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ, những thiệt hại mà dịch bệnh Covid-19 đem lại là rất lớn, như lời chị Tô Trần Bi Vi, chủ một doanh nghiệp may thêu ở Sài Gòn trải lòng :

"Nhà nước nói là chuyện của nhà nước, còn bây giờ công nhân người ta ở quê không vào nữa nên các doanh nghiệp không làm được gì, nhất là các doanh nghiệp sản xuất. Những doanh nghiệp nhỏ như chị thì không có gì bảo đảm cho công nhân. Từ Tết tới giờ công nhân sợ dịch không vào nên chị phải cho đóng cửa rồi, tới giờ thì gần như doanh nghiệp nào cũng đóng cửa".

Đáng quan tâm hơn hết, không chỉ các doanh nghiệp nhỏ, những người tự buôn bán nhỏ lẻ hay những người bán vé số kiếm ăn từng bữa cũng phải ngưng hoạt động trong 15 ngày này.

Vì vậy, anh Brandon bày tỏ lo lắng :

"Mấy người bán vé số hay bán hàng rong ở Việt Nam giờ không có gì để sống. Nếu vẫn để họ tiếp tục bán vé số thì một ngày họ đi gặp nhiều người và sẽ lây nhiều người mà mình không biết được. Nhưng họ là thành phần nghèo nhất luôn rồi mà bây giờ mười mấy ngày không có thu nhập, đó là điều đáng lo. Chính phủ nên tìm hướng gì đó giải quyết cho họ".

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, dù còn nhiều bất cập trong việc giải quyết khó khăn cho cuộc sống người dân khi thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, nhưng người dân vẫn phải chung tay xây dựng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

"Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có 5 triệu brochure khuyến cáo người dân. Nếu như đã cảnh báo rồi mà người đó cố tình xử phạt theo quy định hành chính và trong quy định của Bộ luật dân sự cũng có những quy định về tội lây nhiễm ra cộng đồng".

Vẫn theo Luật sư Hậu, mới đây Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành văn bản quy định trong Bộ luật Hình sự có Điều 240 về việc lây nhiễm bệnh cho người khác. Bên cạnh đó, trong xử phạt hành chính ở Nghị định 176 cũng quy định như không đeo khẩu trang, có bệnh mà cố tính trốn tránh cách ly, hay chống lại cơ quan y tế không cách ly mà đi vào cộng đồng đều sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Published in Việt Nam