Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng bí thư Trọng kêu gọi Trung Quốc hợp tác "giải quyết vấn đề" Biển Đông (VOA, 13/09/2018)

Tổng bí thư Đng Cng sn Vit Nam Nguyn Phú Trng hôm 12/9 tiếp Phó Th tướng Quc v vin Trung Quc và đ ngh quc gia láng ging cùng hp tác đ gii quyết các vn đ trên Bin Đông.

bd1

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng (phi) tiếp Phó Thủ tướng Trung Quc H Xuân Hoa ti Hà Ni hôm 12/9. Ông Trng kêu gi hai bên hp tác trong vn đ Bin Đông ti cuc gp mt này.

Trong buổi tiếp đón Hà Ni mà VOV gi là ‘thân mt’, Tng bí thư Nguyn Phú Trng "đ ngh hai bên cn tiếp tc tăng cường tiếp xúc cp cao, phát huy tt các cơ chế hin có, thc hin tt nhng nhn thc chung gia lãnh đo cp cao hai Đng, hai nước, trong đó có Thỏa thun v nhng nguyên tc cơ bn ch đo gii quyết vn đ trên bin".

Ông Trọng còn kêu gi Trung Quc hãy cùng Vit Nam "n lc duy trì hòa bình, n đnh trên bin, kim soát tt bt đng, không có hành đng làm phc tp tình hình" trong cuộc gp vi ông H Xuân Hoa, y viên B Chính tr trung ương Đng Cng sn Trung Quc đang Hà Ni đ d hi ngh Din đàn Kinh tế thế gii v ASEAN.

Bộ Ngoi giao Vit Nam gn đây đã nhiu ln lên tiếng phn đi các hot đng quân s hóa ca Trung Quc trên vùng biển có nhiu tranh chp.

Gần đây nht là ngày 23/8 khi phó phát ngôn viên BNG Nguyn Phương Trà cho biết phn ng ca Hà Ni sau khi có thông tin cho thy Trung Quc có th đã điu đng vũ khí ht nhân ti Bin Đông.

Không nêu tên Trung Quốc, nhưng bà Phương Trà kêu gi "các bên liên quan" phi có nghĩa v đóng góp cho mc tiêu "duy trì hòa bình n đnh, an ninh an toàn hàng hi và hàng không Bin Đông.

Ngày 10/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hng đã nêu đích danh nước láng ging phương Bc ca Vit Nam khi bà tuyên b Hà Ni "kiên quyết phn đi, yêu cu Trung Quc chm dt ngay các hot đng k nim sáu năm thành lp cái gi là "thành ph Tam Sa" ti quần đo Hoàng Sa mà Vit Nam cũng tuyên b thuc ch quyn ca mình.

Việc Trung Quc đt giàn khoan Hi Dương 981 trong khu vực được coi là vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam hi tháng 5/2014 đã làm cho mi quan h gia hai nước tr nên căng thng. Trong hơn mt năm qua, Trung Quc còn gây sc ép, buc Vit Nam hai ln ngng khoan thăm dò du khí vi tp đoàn Repsol của Tây Ban Nha trên Bin Đông. Mc dù vy, chính ph Vit Nam chưa bao gi chính thc lên tiếng trước các thông tin được truyn thông quc tế đưa ra này.

Tại bui gp mt hôm 12/9, ông Hoa nói Trung Quc sn sàng cùng Vit Nam cng c không ngng và phát triển quan h đi tác hp tác chiến lược toàn din Vit Nam-Trung Quc", theo Tân Hoa Xã. Ông Hoa cũng đ ngh hai bên "cng c tin cy chính tr" và "thúc đy kết ni chiến lược" nhm "thúc đy quan h hai Đng, hai nước phát trin n đnh, lành mnh trong thời gian ti".

****************

Việt Nam 'phải thẩm định lại' việc mua bán than với Trung Quốc (BBC, 12/09/2018)

Việt Nam đang xuất khẩu than chất lượng cao cho Trung Quốc rồi nhập khẩu ngược lại loại chất lượng kém hơn, giá cao hơn, theo các nhà phân tích.

than1

Thợ khai thác than ở Quảng Ninh

Theo Tổng cục Hải quan (GDC), trong 7 tháng đầu năm 2018, Việt Nam tăng nhập khẩu than lên 49%, kim ngạch tăng 71%.

Trong khi Việt Nam có thể mua than từ Indonesia với giá 1,6 triệu đồng/tấn thì hiện đang trả 8,2 triệu đồng/tấn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, theo Vietnamnet.

Một báo cáo của GDC hồi tháng Năm cho thấy giá nhập khẩu than là 2,67 triệu đồng/tấn, thấp hơn 330.000 đồng so với giá xuất khẩu. Điều này cho thấy Việt Nam xuất khẩu loại than có giá trị và nhập khẩu các sản phẩm chất lượng thấp.

Các loại than chất lượng thấp mà Việt Nam đang tăng cường nhập về là than cám, loại xuất đi loại giá trị cao như antraxit, than đá vỉa, than cốc, theo Báo Đất Việt.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng giá than Trung Quốc bán cho Việt Nam cao hơn nhiều so với các thị trường khác, và cao hơn giá mà Trung Quốc mua từ Việt Nam, bài báo trên Vietnamnet cho hay.

Ông Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Công nghệ và Quản lý Môi trường, được dẫn lời trên Vietnamnet, cho biết ông và các nhà khoa học khác nhiều lần lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc bán quặng và khoáng sản cho Trung Quốc với giá thấp đã tồn tại trong nhiều năm.

Ông Bá nhấn mạnh rằng quan hệ kinh tế giữa các nước là công bằng, vì vậy Việt Nam không nên và không phải bán tài nguyên thiên nhiên với giá rẻ cho bất kỳ quốc gia nào khác.

Ông Phạm Phổ, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế và Công nghệ Sài Gòn (SAIMETE), nhận xét đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam hạn chế và ngừng xuất khẩu nguyên liệu thô mang lại doanh thu khiêm tốn.

Hồi tháng Tư, các báo Việt Nam cũng đưa tin về tình trạng tồn đọng hàng tấn than trong nước nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải nhập về.

Hồi tháng Một, Thanh tra Chính phủ từng kiến nghị Bộ Công an điều tra thất thoát và thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Tổng số các dự án thiệt hại và quyết định kinh doanh sai phạm của TKV được cho là dẫn tới thua lỗ mức tổng cộng là 15.000 tỷ đồng.

'Phải thẩm định lại"

"Đây là vấn đề tôi rất trăn trở. Đất nước mình nhiều than, chất lượng cao, nhưng lại phải đi mua của nước khác, như vậy là trái khoáy", ông Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Công nghệ và Quản lý Môi trường nói với BBC qua điện thoại hôm 11/9.

Về lý do vì sao có chuyện này, ông Bá nói ông không thể giải thích được vì các số liệu cụ thể chưa từng được công bố minh bạch, theo quan sát của ông.

"Có một số giải thích trên truyền thông đại chúng rằng đó là do chất lượng than của mình kém hơn của người ta. Nhưng kém so với cái gì thì lại không nói rõ. Trong trường hợp nào đó việc này có thể đúng nhưng nhìn chung là không đúng. Đây là lý do không thuyết phục".

"Các nhà địa chất khoáng sản đã xác định than của Việt Nam khai thác lộ thiên, nhiều chủng loại, chất lượng cao. Mà không phải vận chuyển gì cả, sản xuất, phương tiện tại chỗ, mua tại chỗ".

"Việc này có chính đáng hay không phải nghiên cứu cụ thể. Phải có sự minh bạch, rõ ràng thì nhà khoa học mới tham gia góp ý được. Ở đây không có sự minh bạch. Lợi ích nhóm đang lớn hơn lợi ích của nhà nước".

"Có những số liệu người ta nắm rõ, nhưng lại không được công bố nếu nhà nước không cho phép".

Ông Bá nói từ lâu ông đã phát biểu về vấn đề này trên truyền thông Việt Nam "nhưng có ai nghe không là chuyện khác".

"Là người Việt Nam thì ai cũng biết, để nhận được ý kiến phản hồi đối với các phản biện của mình là khó lắm. Nếu là một thế giới thoải mái, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau thì đã là chuyện khác. Tôi đã nói vấn đề này nhiều lần khi trả lời phỏng vấn truyền thông trong nước. Sau đó thì có sự chán nản. Không muốn nói nữa".

Ông Bá cũng nói hiện khoáng sản Việt Nam, dù phong phú, đa dạng về chủng loại, tốt về chất lượng, chủ yếu vẫn bán thô.

Kiến nghị để giải quyết tình trạng này, ông Lê Huy Bá nói cần có đầu tư công nghệ để tinh chế khoáng sản thành sản phẩm chất lượng có giá thành cao hơn. Ngoài ra cần sự minh bạch.

"Việc trái khoáy này đề nghị Nhà nước, xem xét lại, thẩm định, đánh giá lại. Xem phương thức làm ăn đó có được không ? Ai đưa ra dự án đó ? Thậm chí nếu làm lỗ cho nhà nước thì phải truy tố", nhà khoa học nói với BBC từ Hà Nội.

Published in Việt Nam