Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trước thềm năm mới 2020, Việt Nam đứng trước các cơ hội và thách thức khó lường. Muốn "biến nguy thành cơ", Việt Nam phải đổi mới thể chế và điều chỉnh tư duy chiến lược để tìm cách hoát hiểm. Đối đầu Việt-Trung trên Biển Đông đe dọa chủ quyền quốc gia, và các đập thủy điện trên sông Mekong đe dọa sự sống còn của đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, nguy cơ khủng hoảng môi trường sống đang đe dọa tương lai Viêt Nam.

moitruong1

Những vấn đề môi trường của Việt Nam hiện nay

Phần nổi của tảng băng chìm

"Rạng Đông chưa qua, Sông Đà đã tới" là một câu vè mới của người Hà Nội năm 2019, sau sự cố cháy nhà máy Rạng Đông (28/8/2019) và vụ nước bẩn Sông Đà (10/2019). Vụ cháy nhà máy Rạng Đông đã phát tán ra môi trường 27,2 kg thủy ngân, gây ô nhiễm một góc thành phố. Tuy chưa thể đánh giá chính xác thiệt hại về lâu dài, nhưng vụ cháy này chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", vì nguy cơ xảy ra sự cố như Rạng Đông còn khá nhiều.

Vụ cháy Rạng Đông chưa kịp lắng xuống thì vụ nước bẩn Sông Đà lại nổi lên, làm dư luận bức xúc trước nguy cơ ô nhiễm nguồn "nước sạch". Nhưng cách thức thành phố xử lý nguồn "nước bẩn" như sông Tô Lịch làm dư luận bất bình. Nói cách khác, câu chuyện "nước sạch" hay "nước bẩn" chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Các nhóm lợi ích thân hữu đứng sau thao túng chính sách mới là nguy cơ lớn hơn, như những thế lực khó kiểm soát.

Chỉ trong vòng hơn một tháng, người Hà Nội phải liên tiếp gánh chịu hậu quả của hai sự cố môi trường là cháy nhà máy Rạng Đông gây ô nhiễm không khí, và đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà gây ô nhiễm nước sinh hoạt. Hình ảnh người dân Hà Nội xếp hàng lấy nước như thời bao cấp bỗng hiện về ám ảnh cộng đồng. Nhưng điều đáng nói là phản ứng quá chậm của chính quyền trước nguy cơ ô nhiễm môi trường làm khủng hoảng lòng tin.

Liệu vụ Rạng Đông hay Sông Đà có phải là "chuyện nhỏ" sẽ bị lãng quên (như "new normal"), trong khi "chuyện lớn" như Formosa từng gây ra thảm họa môi trường biển Miền Trung (năm 2016) nay cũng bị "chìm xuồng". Phải chăng tư duy "đặc thù" (exceptionalism) và "tiệm tiến" (gradualism) vẫn là rào cản làm chậm đổi mới, vì Viêt Nam vẫn kiên trì theo "định hướng XHCN" (mà người ta gọi là quả bom nhiệt hạch lớn nhất thế kỷ 19).

Trung Tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận), do Trung Quốc đầu tư 95%, gồm 4 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá, với tổng công suất 5.600MW. Các ống xả khói và bụi từ bãi xỉ than của nhà máy bị gió biển thổi tới khu dân cư làm ô nhiễm cả một vùng. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (khánh thành 9/2019) có bãi xỉ than cao hàng chục mét, với hàng chục triệu tấn tro xỉ than được chôn lấp, rất gần khu dân cư và cách quốc lộ 1 hơn 1 km.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, mỗi năm một nhà máy điện than xả ra môi trường nhiều loại khí độc hại bao gồm (trung bình) 14.100 tấn SO2, 10.300 tấn NO, 500 tấn hạt PM, và 77 kg thủy ngân. SO2 tạo ra hạt axit trong không khí, có hại cho sức khỏe. Cụm nhiệt điện Vĩnh Tân cũng như dự án thép Formosa hay bauxite Tây Nguyên (Tân Rai & Nhân Cơ) là những "quả bom nổ chậm" đe dọa gây ô nhiễm môi trường với quy mô lớn và lâu dài.

Đó không chỉ là hiểm họa đe dọa cuộc sống người Việt trong tương lai mà đã trở thành hiện thực đe dọa tính mạng người Việt trong hiện tại. Nếu hôm qua người ta không quan tâm đúng mức và có biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả trước những cảnh báo về ô nhiễm môi trường, thì hôm nay phải trả giá đắt cho những sai lầm và chậm chễ. Đó là quy luật nhân quả trong mối tương quan giữa con người và môi trường, dẫn đến thảm họa.

Cảnh báo của các nhà khoa học

Gần đây, có 2 nguồn thường được trích dẫn về tình trạng ô nhiễm môi trường. Một là dự báo chất lượng không khí Hà Nội và khu vực phía Bắc của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cùng với Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) của Áo. Hai là báo cáo của đại học Harvard về khí thải tăng lên tại các nhà máy điện chạy than ở Đông Nam Á (Rising Coal-Fired Power Plant Emissions in Southeast Asia). 

Theo nghiên cứu của VAST và IIASA (năm 2015), nguồn lớn nhất thải ra bụi mịn PM2.5 gây ô nhiễm không khí Hà Nội là từ các phương tiện giao thông đường bộ (25%), nguồn thứ hai là nhiệt điện và công nghiệp (20%), nguồn thứ ba là đun nấu và sử dụng sinh khối (15%), nguồn thứ tư là khí thải ammonia trong chăn nuôi và phân bón (15%), nguồn thứ năm là phụ phẩm nông nghiệp (7%). Theo báo cáo này, chỉ 1/3 mức ô nhiễm PM2.5 trong không khí Hà Nội là đến từ phạm vi thành phố, và 2/3 còn lại đến từ các tỉnh lân cận.

Theo dự báo của VAST và IASA (10/2018), nguồn bụi mịn PM2.5 lớn nhất gây ô nhiễm không khí Hà Nội nay đến từ các nhà máy nhiệt điện chạy than (ở phía Đông). Nguồn thải thứ hai là từ các phương tiện giao thông đường bộ. Nguồn thải thứ ba là từ các công trình xây dựng. Theo AirVisual (14/12/2019), chỉ số AQI có bụi mịn PM 2.5 tại Hà Nội là 359, đạt mức ô nhiễm cao nhất thế giới. Cả tuần trước đó, chỉ số AQI liên tục ở mức trên 200 (nhóm 200-300 là mức "rất ô nhiễm", và trên 300 là mức "nguy hại", không nên ra đường).

Theo báo cáo của Harvard, "Nếu không có gì thay đổi, khí thải từ đốt than tại Đông Nam Á sẽ tăng gấp ba lần, nhất là ở Indonesia và Việt Nam". Ước tính các nhà máy điện than đã gây ra 4.252 cái chết sớm ở Việt Nam (năm 2011) và tăng lên 19.223 (năm 2030). Trong khi đó, Vital Strategies (có trụ sở tại Mỹ), đã phân tích hơn 500.000 bài báo và các bài đăng trên mạng xã hội về ô nhiễm môi trường tại 11 nước thuộc khu vực Nam Á và Ðông Nam Á, cho rằng tình trạng ô nhiễm không khí tại các nước này chủ yếu vẫn là do phương tiện giao thông. Riêng xe máy đóng góp 29% nguồn thải NO, 90% CO, và 37,7% nguồn thải bụi.

Bụi hay hợp chất trong bụi được gọi là PM (particulate matter) trong đó có bụi mịn PM10 và PM 2.5, bao gồm sulfate, nitrat, amoniac, natri clorua, carbon đen, bụi khoáng và nước. Gần đây, tại Việt Nam xuất hiện bụi siêu mịn PM1.0 (dưới 1µm) và bụi nano PM0.1 (dưới 0.1 µm). Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), nếu mật độ PM10 trong không khí tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 22%, và nếu mật độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 36%.

Bụi mịn PM2.5 và PM10 thường đi vào qua đường hô hấp khi con người hít thở. PM2.5 đặc biệt nguy hiểm hơn vì chúng bé đến mức có thể luồn lách vào các nang phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. PM2.5 là nguyên nhân gây ra nhiễm độc máu. Theo Cơ quan bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA), hạt bụi PM2.5 có chứa nhiều kim loại nặng có khả năng gây ung thư, hoặc tác động đến DNA gây đột biến gen. EPA ước tính có đến 4,3 triệu người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến ô nhiễm do bụi mịn PM2.5 và PM10.

Theo công bố của hội thảo "Ô nhiễm không khí - Mối đe dọa sức khỏe cộng đồng" (năm 2017), lượng bụi PM2.5 trung bình (2016) ở Thành phố Hồ Chí Minh là 28,23 µg/m3, gấp ba lần tiêu chuẩn của WHO, trong khi tại Hà Nội chỉ số này lên tới 50,5 µg/m3, gấp năm lần so với tiêu chuẩn của WHO, và cao gấp đôi so với quy chuẩn Việt Nam. Hiện nay, ô nhiễm không khí ở Hà Nội chỉ đứng sau New Delhi (là 124 µg/m3) nơi có mức ô nhiễm đứng đầu thế giới.

moitruong2

Theo AirVisual (13/12/2019) Hà Nội đứng đầu 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI ở mức "nâu" (316). Cá biệt tại Tây Hồ chỉ số AQI lên tới 405. Đây là đợt ô nhiễm không khí  "khủng khiếp nhất tại Hà Nội từ trước đến nay". Theo PAMAir, ô nhiễm nghiêm trọng ở khắp miền Bắc Việt Nam, với ngưỡng "tím" (trên 200). Theo các chuyên gia dự báo, hiện tượng nghịch nhiệt sẽ còn tiếp tục đến 3/2020. (Vietnamnet, 14-15/12/2019).

Nhiệt điện và ô nhiễm môi trường

Theo Quy hoạch Điện VII (điều chỉnh) công suất nhiệt điện sẽ là 55.000 MW vào năm 2030, giảm so với kế hoạch ban đầu là 75.000 MW. Nhưng công suất lắp đặt của nhiệt điện ở Việt Nam tăng mạnh, từ 13 GW (2015) lên 18,5 GW (2018). Tính trung bình cả năm, điện than có thể trở thành nguồn đóng góp tăng nhanh nhất nồng độ PM2.5 ở Hà Nội. Đến năm 2030, ngành nhiệt điện có thể đóng góp 20% mức ô nhiễm PM2.5 tại Hà Nội.

Theo Zing (3/2018), ông Trần Văn Lượng (cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công thương) cho biết trong bối cảnh hiện nay, thủy điện đã đạt tới hạn, điện hạt nhân tạm dừng, các năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) chi phí đầu tư lớn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, vì chiếm diện tích lớn, chi phí cho hệ thống truyền tải tăng và trong hệ thống cần nguồn chạy nền để đáp ứng ổn định điện.

Theo ông Myllyvirta (GreenPeace), "Giảm ô nhiễm được bao nhiêu thì điện than làm ô nhiễm bấy nhiêu". Mức tăng từ 5 đến 12 microgram/m3 là rất lớn (gần 20%) so với mức tăng trung bình của một ngành. Nếu mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, phải tìm cách cải thiện chất lượng không khí. Nhưng tiêu chuẩn phát thải của Việt Nam còn cách xa so với tiêu chuẩn tốt nhất (best practice) của quốc tế. Các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam được phép phát thải gấp 5-10 lần so với các nước đang theo tiêu chuẩn tốt nhất.

Báo cáo Chất lượng Không khí năm 2018 của GreenID cho biết nồng độ PM2.5 trung bình của Hà Nội năm 2018 ở mức 40,1 microgram/m3, gấp 4 lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 microgram/m3. Nồng độ PM2.5 vượt xa giới hạn cho phép trong quy chuẩn trung bình của Việt Nam là 25 microgram/m3. Ông Trần Đình Sinh (GreenID) cho biết lượng bụi mịn PM2.5, SOx và NOx hiện nay tăng gấp 6 lần so với năm 2016, và 80% số đó đến từ điện than. Theo ông, cần công khai minh bạch thông tin cho công chúng biết.

Smog (smoke+fog) là khí thải do ô nhiễm gặp sương mù, dưới bức xạ mặt trời gây ra những phản ứng quang hóa tạo thành các "hạt thứ cấp" (secondary particle) và khí độc mới có hại cho cơ thể như nitrogen dioxide (NO2). Khi smog cộng hưởng với thời tiết xấu và địa hình sẽ còn nguy hiểm hơn. Thảm họa môi trường ở London cuối năm 1952 khi "Great Smog" kéo dài nhiều ngày làm 8.000-12000 người chết. Nhưng sát thủ trực tiếp là các khí độc như nitrogen dioxide và hạt PM2.5. Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) số người chết sớm (premature death) do ô nhiễm không khí ở 40 nước Châu Âu là 432.000 (năm 2012).

Theo New York Times (2013), 40% hạt mịn PM2.5 là do điện than gây ra ô nhiễm không khí, làm 360.000 người Trung Quốc chết sớm. Theo National Science Review (2016), điện than tại Trung Quốc đã tạo ra các chất phóng xạ và kim loại nặng (như arsen, chì, thủy ngân, crom). Năm 2015, Trung Quốc có 4,3 triệu bệnh nhân ung thư mới, gồm 730.000 trường hợp ung thư phổi. Khoa học đã chứng minh có mối liên hệ chặt chẽ giữa điện than và hạt PM2.5 với ung thư. Hạt PM2.5 siêu nhỏ có thể thấm qua màng phổi, gây ung thư phổi.

Trước áp lực của quốc tế và trong nước, ông Tập Cận Bình đã phải ra lệnh ngừng phát triển điện than ở Trung Quốc. Từ 2013 đến 2017, Trung Quốc đã đóng cửa nhiều nhà máy điện than, nên đã giảm được 35% lượng bụi mịn PM2.5 tại Bắc Kinh, từ 89,5 microgram/m³ xuống còn 58 microgram/m³. Nhưng điều đáng nói là Trung Quốc lại chuyển công nghệ điện than lạc hậu sang Việt Nam. Theo Global Energy Monitor, Việt Nam nay xếp thứ 3 trong số các nước đứng đầu về sản lượng điện than, nhưng vẫn xây thêm nhà máy điện than mới.

moitruong3

Gần đây, Hà Nội có nhiều sương mù (smog), do ảnh hưởng bởi 8 nhà máy điện than (từ 600 đến 2300 MW) chủ yếu ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Và Sài Gòn cũng bị ảnh hưởng bởi 4 nhà máy điện than Vĩnh Tân (ở Bình Thuận). Điện than sinh ra nhiều khí độc như sulphur dioxide (SO2), nếu hit phải sẽ khó thở và dễ bị các bệnh phổi. Khí Sulphur dioxide được thải ra sẽ phản ứng với VOC tạo ra hạt mịn PM2.5 trực tiếp (carbon đen) và gián tiếp (Sulphur dioxide chuyển thành dạng hạt). Điện than là nguồn cung cấp hạt PM2.5 lớn nhất, và là tác nhân giết người nhiều nhất qua ô nhiễm không khí, vì vậy làm nhiều dự án điện than là tự sát.

Hà Nội không vội được đâu

Nhưng giảm điện than trong quy hoạch điện quốc gia rất khó, vì lợi ích nhóm còn mạnh và Trung Quốc muốn đẩy công nghệ điện than lạc hậu sang Việt Nam, trong khi chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo còn cao. Vì vậy, EVN và Bộ Công Thương "vẫn kiên quyết ôm chặt điện than, viện đủ lý lẽ để từ chối năng lượng tái tạo", bất chấp Nghị quyết 120/NQ-CP, và "nhắm mắt trước xu hướng chung trên thế giới, kể cả Trung Quốc". Họ đề nghị Thủ tướng "chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối một số dự án nhiệt điện than".

Vì vậy, hợp tác với Mỹ để triển khai các dự án điện khí (LNG) là giải pháp khả thi, góp phần làm giảm thâm hụt thương mại với Mỹ, giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Muốn giảm thiểu ô nhiễm không khí, phải kiểm soát được các nguồn phát thải PM2.5 như các nhà máy điện than, các phương tiện giao thông đường bộ, và các dự án xây dựng gây ô nhiễm… Không chỉ kiểm soát để giảm các nguồn phát thải gây ô nhiễm, mà còn phải bảo vệ và bổ xung cho quỹ cây xanh như "lá phổi" của thành phố, và phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường với các quy chuẩn của "thành phố xanh" và "GDP xanh".

Nhưng năm 2014, Hà Nội đã chặt hạ 500 cây xanh trên đường Nguyễn Trãi để phục vụ cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông do nhà thầu Trung Quốc thi công. Dự án đó bị đội vốn và chậm tiến độ đến nay vẫn chưa xong, trở thành một vết nhơ của Hà Nội. Năm 2015, Hà Nội lại lên phương án "chặt hạ và thay thế 6700 cây xanh", gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ làm chấn động dư luận trong nước và quốc tế, nên buộc phải dừng lại.

Trước sức ép dư luận, Sở Xây Dựng Hà Nội đã bị thanh tra và kỷ luật để "rút kinh nghiệm", nhưng họ đã chặt hàng ngàn cây xanh, làm tổn thương "lá phổi" của thủ đô. Đằng sau quyết định thiển cận đó chắc có bàn tay của các nhóm lợi ích "ăn không từ một cái gì". Sau khi ăn xong vỉa hè, họ định ăn tiếp cây xanh. Không chỉ cây xanh Hà Nội mà các vườn quốc gia cần được bảo tồn (như Sơn Trà, Bà Nà, Tam Đảo) cũng đang bị các nhóm lợi ích xâm hại để xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, trong cơn sốt bất động sản.

Kết quả là Hà Nội không còn là một địa chỉ "đáng sống". Thành phố quá nhiều rác thải và bụi, giao thông thường bị ách tắc do hạ tầng quá tải. Nay đường phố Hà Nội có nơi xuống cấp như đường nông thôn với nhiều "ổ gà" và "sống trâu", những nắp cống tụt xuống như những cạm bẫy. Nhưng "lá phổi" Hà Nội còn bị tổn thương và bất lực trước ô nhiễm môi trường. Có nhà văn nói "Hà Nội đẹp quá, người ta phá đến thế mà vẫn đẹp", nhưng có nhà báo lại nói "Hà Nội đang bị quả báo", phải trả giá sớm cho lòng tham và dân trí thấp.

Nếu bạn sống ở Hà Nội trong những ngày tháng này, chắc sẽ được cảnh báo là "không nên ra ngoài đường" vì chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) thường xuyên tới mức đỏ (dưới 200) và tím (trên 200). Ngồi trong nhà nhìn qua cửa kính, người ta thấy bầu trời mù mịt, không nhìn rõ các tòa nhà vì sương mù dày đặc, có chứa bụi mịn PM2.5 và PM10. Thật khủng khiếp khi ô nhiễm không khí đang lặng lẽ giết dần người Việt như "đẳng tử", nhưng điều đáng buồn là người Hà Nội dường như không sợ chết, chắc vì Hà Nội không vội được đâu !

Ngày 18/12, Chủ tịch Hà Nội họp với các Sở Ban Ngành, và ngày 19/12, Bộ trưởng TN-MT họp bàn giải pháp cấp bách về ô nhiễm môi trường. Theo báo Thanh Niên (20/12/2019) vấn đề cấp bách nhưng giải pháp nhạt nhòa, và báo nhấn mạnh "cả năm qua, người dân ở các đô thị lớn như Hà Nội và tp Hồ Chí Minh gánh chịu nhiều đợt ô nhiễm không khí kéo dài nhưng phải đến tận tháng cuối năm, một vài cơ quan mới tổ chức họp tìm giải pháp". Đó là phản ứng "quá ít và quá chậm" (too little too late) trước nguy cơ khủng hoảng môi trường.

Mấy lời cuối

Greta Thunberg là một hiện tượng về sự trỗi dậy của "quyền lực vi mô" (micro power) và sự suy tàn của quyền lực vĩ mô mà Moses Naim đã đề cập (The End of Power, 2013). Thunberg đại diện cho thế hệ trẻ đang làm cho thế giới biến chuyển khó lường, từ Algeria đến Hongkong, và nhiều nơi khác. Thunberg dám lên án và lên lớp các nguyên thủ quốc gia tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc về môi trường (23/9/2019), vừa được Time bình chọn là "nhân vật của năm". Trên thế giới, nguy cơ khủng hoảng môi trường do biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn.

Thunberg có 3 thế mạnh cơ bản so với nhiều người khác. Một là cô sinh trưởng tại Bắc Âu có nhiều ưu việt. Hai là cô được hàng triệu người trên thế giới ủng hộ vì dũng cảm lên tiếng bảo vệ môi trường. Ba là cô còn rất trẻ trong khi lãnh đạo các nước đã già. Nếu xảy ra thảm họa môi trường thì tất cả sẽ bình đằng trước cái chết, nhưng chắc Thunberg sống lâu hơn. Nếu loài khủng long đã bị diệt chủng vì "thiên tai" thì loài người có thể bị diệt chủng vì "nhân họa", nên họ cần được cảnh tỉnh để chung sức đối phó với thảm họa môi trường.

Trong khủng hoảng Biển Đông năm 2019, Việt Nam đã cứng rắn hơn, nhưng năm 2020 với tư cách Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Việt Nam cần có lập trường rõ ràng hơn để quốc tế ủng hộ. Trước nguy cơ làm nhiều đập thủy điện trên sông Mekong đe dọa sự sống còn của đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam cần xem xét lại kế hoạch PV Power đầu tư (38%) vào dự án thủy điện Luang Prabang. Đây là một sai lầm lớn như "tự bắn vào chân mình", vì rủi ro động đất ở Bắc Lào rất lớn, Việt Nam sẽ mất uy tín và mắc kẹt vì lập trường thiếu nhất quán, và Trung Quốc sẽ lợi dụng để phân hóa.

Nhân ngày lễ Christmas, chắc Thiên chúa rất buồn khi biết nhân viên ý tế bệnh viện mang tên Saint Paul đã gian lận cắt đôi que thử HIV và Viêm gan B để lừa gạt bệnh nhân. Trong khi các quan chức cấp cao và đại gia "tham nhũng vĩ mô", thao túng vụ mua bán AVG để chiếm đoạt hơn bảy ngàn tỷ đồng, thì bệnh viện Saint Paul "tham nhũng vặt" để chiếm đoạt vài chục triệu đồng. Trong khi các quan chức Y tế và VN Pharma nhập thuốc ung thư giả bán cho bệnh nhân, thì các quan chức giáo dục gian lận để thao túng kết quả thi cử. Thể chế có những lỗ hổng để họ tham nhũng toàn diện và triệt để, "ăn của đân không từ một cái gì".

Thể chế đang ưu tiên kiểm soát chặt chẽ người dân bằng các nguồn lực và công nghệ cao (như "hệ thống tín nhiệm xã hội" tại Trung Quốc), nhưng không kiểm soát được quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu và minh bạch hóa để chống tham nhũng. Nay thể chế có những lỗ hổng và sơ hở để các nhóm lợi ích thân hữu lũng đoạn, làm nạn buôn bán ma túy bùng phát và tội phạm hoành hành. Nếu không cải tổ thể chế thì không thể kiểm soát được quyền lực và không bảo vệ được môi trường sống đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : viet-studies, 31/12/2019

Tham khảo :

1. Burden of Disease from Rising Coal-Fired Power Plant Emissions in Southeast Asia, Harvard University & Greenpeace InternationalJanuary 2017.

2. Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam, Dự án VAST & IIASA, 10/2018.

3. Trung Quốc đổ hàng tỷ đô vào nhiệt điện than ở Việt Nam, Dân Trí, 23/01/2019.

4. Did Vietnam Just Doom the Mekong ? Tom Fawthrop, Diplomat, November 26, 2019

5. Thủy điện Luang Prabang trên vùng động đất Bắc Lào và thảm họa vỡ đập dây chuyền, Ngô Thế Vinh, Người Việt, November 25, 2019

6. Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội ? Zing, 18/12/2019.

7. Bụi mịn Hà Nội ở đâu ra, làm sao để dân không phải hít bụi mịn nữa ? Phạm Duy Hiển, VOV, 26/12/2019.

8. Không khí Hà Nội ở ngưỡng rất có hại ngày thứ 7 liên tiếp, Vietnamnet, 14/12/2019

9. Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới, Bộ Y tế ra khuyến cáo đặc biệt, Vietnamnet, 15/12/2019

10. Ô nhiễm không khí đã trở nên cấp bách ! Thanh Niên, 20/12/2019

11. Bộ Công thương, điện than và Nghị quyết 120/NQ-CP, Nguyễn Ngọc Trân, VietTimes, 28/12/2019 

Published in Diễn đàn

Cá Biển Hồ giảm mạnh, hồi kết được báo trước của làng nổi Cam Bốt

Libération hôm nay 26/12/2019 trên trang Môi trường báo động "Cam Bốt đang có dấu hiệu sút giảm dần lượng cá". Trên Biển Hồ (Tonlé Sap) mênh mông, biến đổi khí hậu và nạn khai thác quá mức đã làm đảo lộn lãnh vực ngư nghiệp, khiến hai triệu người sống về nghề này lâm vào cảnh khó khăn.

bienho1

Ngư dân ở Biển Hồ (Tonlé Sap), Cam Bốt, đối mặt với mực nước thấp nhất từ trước đến nay trong năm 2019. RFI/Juliette Buchez

Nước cạn, cá không vào Biển Hồ

Một người buôn cá từ 20 năm qua nói với đặc phái viên của Libération tại Phat Sanday, là trước đây mỗi ngày bà mua được một đến hai tấn cá từ sáu ngư dân quen, nhưng nay chỉ còn 200 ký. Trưởng xóm chài có 400 gia đình, ông Ly Kimsring cho biết thường thì nước dâng vào tháng Năm, tháng Sáu, đó là lúc các loài cá từ sông Mêkông đến sinh sản. Nhưng năm nay đến tháng Bảy, tháng Tám nước mới ngập, và ngư dân biết rằng thu hoạch sẽ thất bát vì nước cạn, cá sẽ không vào Biển Hồ.

Những người đánh cá hy vọng nước sẽ dâng lên từ tháng 12 đến tháng Hai, nhưng mọi người đều bi quan. Biển Hồ cung cấp đến phân nửa lượng tôm cá cho cả nước Cam Bốt, gồm cá nước ngọt, nước mặn và cá nuôi. Hệ sinh thái ở đây dựa vào một sự thăng bằng mong manh, và là hiện tượng độc nhất trên thế giới. Vừa là hồ vừa là sông, nước Biển Hồ đổ vào sông Mêkông trong mùa khô và vào mùa mưa, nước từ Mêkông lại tràn vào Biển Hồ. Đây là nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, chiếm 7% diện tích Cam Bốt.

Nhưng năm nay, mực nước sông Mêkông thấp đến mức lịch sử, thấp hơn trung bình 2,5 mét. Nhiều nhà nghiên cứu dự báo năm nay là năm khô hạn nhất thế kỷ đối với khu vực hạ lưu sông Mêkông. Bình thường thì những khu rừng ngập nước của Biển Hồ là nơi sinh sản ưa thích của các loài cá từ Mêkông sang, nhưng khi nước cạn, sẽ ảnh hưởng đến một số loài.

Theo tổ chức phi chính phủ Fact, số lượng ngư dân đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Có đến 2/15 triệu dân Cam Bốt sống nhờ vào nghề cá ở Biển Hồ. Hiện tượng trái đất nóng lên, lạm sát thủy sản, các đập thủy điện ở thượng nguồn khiến nạn nghèo đói đang đe dọa người dân sống quanh Biển Hồ. Ông Ly Kimsring cho biết, đa số gia đình ở Phat Sanday phải vay mượn, và đôi khi chủ nợ đến tịch thu ghe chài và nhà cửa của họ.

Đập thủy điện thượng nguồn đe dọa an ninh lương thực

Một hiện tượng gây chú ý cho Ủy ban Sông Mêkông (MRC) và tạp chí Nature : kích thước của cá ngày càng nhỏ đi. Rất nhiều ao hồ bị cạn nước khiến cá không thể di cư, và đến khi chúng đi được thì đầu to hơn thân, do không tìm được đầy đủ thức ăn khi mực nước quá thấp. Đối với nhiều chuyên gia và tổ chức phi chính phủ, việc số lượng và kích thước cá giảm còn do vô số các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mêkông.

Trên dòng chính của con sông quan trọng này, có đến 11 đập thủy điện lớn do Trung Quốc xây. Từ cuối tháng 10, thêm hai đập quy mô đi vào hoạt động tại Lào, bất chấp cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế ; và 9 đập khác đang được xây dựng tại Lào, Thái Lan, Cam Bốt. Một nghiên cứu của MRC cho thấy những đập thủy điện này đang đe dọa nặng nề an ninh lương thực của khu vực, làm giảm 40% đến 80% nguồn lợi thủy sản từ nay cho đến năm 2040.

Một số người dân xóm chài, nhất là những người trẻ, đã chuyển đi sống trên đất liền để tìm tương lai. Người vào làm việc ở các nhà máy dệt may, người khác đến Phnom Penh hoặc sang Thái Lan làm thuê, người lại chuyển sang trồng trọt. Hồi kết của những ngôi làng nổi, những căn nhà sàn trên sông đã được báo trước.

Bắc Kinh đóng vai người hòa giải Nhật-Hàn

Cũng liên quan đến Châu Á nhưng về ngoại giao, Les Echos chú ý đến việc Trung Quốc đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, mà tờ báo cho là "một mũi tên bắn ba con chim", trong lúc hình ảnh Bắc Kinh ngày càng trở nên xấu xí qua phong trào phản kháng của sinh viên Hồng Kông.

Tokyo và Seoul xung đột từ hơn một năm qua, hậu quả là số du khách Hàn Quốc thăm Nhật giảm mất 2/3, có đến 72% người dân Hàn tẩy chay hàng Nhật, cho đến nỗi bia Nhật xuất sang Hàn hầu như còn bằng 0. Đối thoại giữa đôi bên có thể dần dần được tái lập sau cuộc gặp ở Thành Đô (Tứ Xuyên). Cả ba nước Trung-Nhật-Hàn đều có mối quan tâm chung là sự đe dọa từ chế độ Bình Nhưỡng, và thông cáo chung ủng hộ việc "phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên và một nền hòa bình bền vững tại Đông Á".

20 năm trận bão thế kỷ tại Pháp

Tại Pháp, nhân dịp Noël, Le Figaro quan tâm đến việc "Thiên Chúa giáo ở Pháp tìm cách đổi mới", còn La Croix nhìn sang một đất nước Phi Châu bị quân Hồi giáo tấn công đúng ngày Noël làm 35 người chết, với dòng tựa "Burkina Faso sống trong sợ hãi". Nhật báo kinh tế Les Echos cảnh báo "Tín dụng địa ốc, mối nguy mới cho các ngân hàng". Hôm nay, đúng 20 năm kể từ trận bão thế kỷ năm 1999, Libération chạy tựa "20 năm sau bão, cây rừng lại mọc rễ", và dành đến bốn trang báo để kỷ niệm sự kiện.

Các trận bão Lothar và Martin ập vào Pháp và các nước Châu Âu khác trong những ngày 26, 27 và 28/12/1999 được các chuyên gia đánh giá là lịch sử. Chỉ trong ba ngày, đã có đến 88 người chết, những vạt lớn của các khu rừng Pháp bị hủy hoại toàn bộ, nhất là ở Lorraine, Aquitaine, Alsace… với gần một triệu hecta rừng bị thiệt hại, tạo ra "đứt gãy trong kim tự tháp tuổi" của rừng, như đã từng xảy ra trong hai trận đại chiến thế giới. Bão năm 1999 cũng là thiên tai lớn nhất trong lịch sử ngành bảo hiểm Pháp với 7 tỉ euro đền bù cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Bài xã luận của Libération nhận định, với trên 80 người thiệt mạng, 1/10 diện tích rừng cả nước bị tàn phá, thảm họa này không chỉ đánh vào lòng hoài nhớ đất đai và cây rừng đã bị mất vì kỹ nghệ hóa, mà còn đánh thức lương tâm. Thiên nhiên đã tự làm lành một phần lớn vết thương, và Nhà nước sau đó đã ra sức trồng lại cây rừng. Bao phủ một phần ba diện tích nước Pháp, rừng hấp thụ khí một phần lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do con người thải ra. Nhưng cần phải chạy đua với thời gian : tình trạng trái đất nóng lên khiến côn trùng sinh sôi nảy nở, đe dọa cây rừng.

Công viên Versailles hồi sinh sau bão

Trong bài "Công viên Versailles sẵn sàng thách thức thể kỷ", Le Figaro cho biết sáng nay, 440 cây sồi đã được trồng tại đường Saint-Cyr trong công viên lớn của lâu đài Versailles, mà đúng vào ngày này 20 năm trước, cơn bão Lothar đã tàn phá.

Ngày 26/12/1999, trong suốt hai tiếng đồng hồ, các trận cuồng phong có tốc độ lên đến 210 km/h đã làm bật gốc 18.500 cây cổ thụ, phá hủy 80% các loại thảo mộc hiếm. Có những cây quý hiếm đã vĩnh viễn biến mất, như hai cây tulipier Virginie do hoàng hậu Marie-Antoinette trồng năm 1783, hay cây thông đảo Corse của hoàng đế Napoléon I. Trong những tuần lễ sau đó, còn phải đốn hạ thêm 30.000 cây cổ thụ có nguy cơ bị ngã.

Mặc dù trận bão thế kỷ hoành hành trên khắp nước Pháp, nhưng những thiệt hại ở điện Versailles gây xúc động lớn, vượt qua khỏi biên giới, tạo ra một làn sóng liên đới mạnh mẽ. Đợt quyên góp với nhiều nhân vật nổi tiếng cổ vũ như cựu tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing, nữ diễn viên Ý Claudia Cardinale… đã thu được 2,5 triệu euro ủng hộ từ hàng ngàn mạnh thường quân. Ngay cả thủ lãnh da đỏ Raoni cũng tham gia vào việc trồng lại rừng Versailles.

Theo ông Alain Baraton, người phụ trách khu vườn Trianon và công viên lớn của cung điện Versailles, thì trong cái rủi có cái may. Rừng Versailles năm 1999 vô cùng xinh đẹp nhưng già cỗi vì không được chăm sóc đúng mức, trận bão năm ấy đã thức tỉnh mọi người về di sản này ; nhiều người nhận bảo trợ những cây cổ thụ tại đây. Có những câu chuyện cảm động, như một người Mỹ đề nghị tặng một cây tulipier mới, nhóm của ông sang nhận và mang về Pháp đến 2.000 cây do người dân địa phương tặng.

Ngày nay cây cối được trồng với khoảng cách lớn hơn để cây có thể chống chọi với gió mạnh, đa dạng hóa các loài để tồn tại được nhiều thế kỷ nữa, và đặc biệt không dùng đến thuốc trừ sâu, 100% là bio (sinh thái).

Cuba hợp nhất hai loại đồng peso

Nhìn sang Châu Mỹ la-tinh, Les Echos nói về việc Cuba đang chuẩn bị hợp nhất hai đồng tiền : peso Cuba và peso chuyển đổi. Hệ thống này không còn phù hợp với việc mở cửa kinh tế của đất nước.

Đồng peso Cuba sẽ được duy trì, có tỉ giá 24 đồng đổi 1 đô la, được sử dụng trong các cửa hàng nhà nước và trả lương cho công chức, người về hưu, công nhân viên quốc doanh (chiếm 85% dân số). Còn đồng peso chuyển đổi có trị giá tương đương 1 đô la, sẽ biến mất. Đồng tiền này lâu nay được dùng để mua hàng nhập khẩu, người lao động khi muốn đổi được đồng tiền này phải xếp hàng dài dằng dặc. Các công ty quốc doanh được hưởng tỉ lệ ưu đãi là 1 peso Cuba đổi ngang 1 peso chuyển đổi, sự bất bình đẳng này tạo ra nạn buôn lậu.

Hệ thống hai đồng tiền như thể buộc phải kiểm tra rất chặt việc đổi tiền, trong khi nền kinh tế Cuba đang mở cửa một cách tương đối, nhất là qua du lịch. Từ hai tháng qua, người dân Cuba đã được phép mở tài khoản bằng đô la, và lệnh cấm sử dụng đô la có từ năm 2004 nay bị bãi bỏ. Lương công nhân viên từ 667 peso Cuba đã được tăng lên 1.067 peso. Theo nhà kinh tế Everleny Perez, việc hủy bỏ hệ thống hai đồng peso cần đi kèm với việc giảm hối suất, cải cách sản xuất để tránh lạm phát do tăng giá và thiếu hụt một số mặt hàng.

Năm sự kiện khoa học nổi bật trong năm 2019

Trên lãnh vực khoa học, Le Figaro điểm qua năm sự kiện đáng chú ý trong năm 2019.

Trước hết là chân dung của "lỗ đen" mà lần đầu tiên loài người có thể chứng kiến vào tháng Tư, đây là thành tựu khoa học quan trọng nhất trong năm. Để có được bức ảnh này, tất cả kính viễn vọng lớn nhất thế giới phải phối hợp với nhau, cùng lúc chiếu vào trung tâm lỗ đen ẩn trong siêu thiên hà M87. Tiếp theo là việc một tàu thăm dò Trung Quốc hạ cánh vào mặt tối của Mặt Trăng, chạy được 350 mét, vượt qua kỷ lục của chiếc Lunokhod (Liên Xô) năm 1971.

Sự kiện các nhà khảo cổ tìm thấy xương của những con khỉ đột đi bằng hai chân tại một hang động hóa thạch ở Bayern (Đức), đã đẩy lùi lại bốn triệu năm trước, khiến giả thiết sự tiến hóa của loài người hoàn toàn diễn ra ở Châu Phi, khó thể đứng vững. Năm 2019 còn được đánh dấu bởi hội nghị khí hậu COP25 đáng thất vọng, mọi hồ sơ đều phải dời sang năm 2020. Cuối cùng là việc các loại thuốc vi lượng đồng căn (homéopathie), chủ đề tranh cãi lâu nay, sẽ không còn được bảo hiểm y tế Pháp thanh toán, vì không đủ bằng chứng cho thấy sự hiệu quả.

Tờ báo dự đoán năm 2020 sẽ là năm chạy đua lên Hỏa tinh, với bốn tàu thăm dò của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Trung Quốc, Châu Âu và NASA.

Thụy My

Published in Châu Á

Trung Quốc - Môi trường : Liên Âu phản công

Báo Pháp số ra ngày thứ Sáu cuối cùng của năm 2019 có nhiều bài tổng kết, đồng thời mở ra những viễn cảnh của Năm Mới. Nhật báo kinh tế Les Echos có chùm bài đáng chú ý về Trung Quốc và môi trường, hai mặt trận chính của Liên Hiệp Châu Âu trong năm tới.

lienau1

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu phát biểu tại Nghị Viện Châu Âu, Strasbourg, ngày 18/12/2019. Reuters/Vincent Kessler

Bài "Trung Quốc lo ngại về chính sách thương mại của Châu Âu, đang trở nên cứng rắn hơn", của Les Echos dẫn lời đại sứ Trung Quốc tại Bruxelles, cảnh báo chính sách của Liên Âu hiện nay khiến các nhà đầu tư muốn rời bỏ Châu Âu. Lý do là vì, từ nhiều tháng nay, trước tham vọng của nhiều tập đoàn lớn Trung Quốc thôn tính các doanh nghiệp chiến lược của Liên Âu, giới lãnh đạo Châu Âu bắt đầu xây dựng một chiến lược thống nhất hơn để đối phó với Bắc Kinh, được coi là "đối thủ chiến lược" của Liên Âu.

Hiện tại, nhiều biện pháp đang được các nước Châu Âu thảo luận, trong đó có đề xuất của Hà Lan nhằm hạn chế các hoạt động tại Châu Âu của các doanh nghiệp được một quốc gia tài trợ (ngầm chỉ Trung Quốc), cũng như gia tăng kiểm soát các đầu tư nước ngoài tại Châu Âu.

Vấn đề hệ trọng nhất là quyết định của các quốc gia thành viên Châu Âu, sắp phải đưa ra, trong việc chọn hay không các thiết bị của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi (Huawei), cho các mạng điện thoại 5G. Đầu năm nay, Ủy Ban Châu Âu sẽ đề xuất một số biện pháp nhằm giới hạn các nguy cơ do việc sử dụng các thiết bị của tập đoàn Trung Quốc, vốn đã có chỗ đứng vững chắc tại Châu Âu, do lo ngại Hoa Vi bị chính quyền Bắc Kinh chi phối. Hoa Vi đã bị Mỹ gạt ra khỏi thị trường, tổng thống Donald Trump nói thẳng đến "đe dọa" với an ninh quốc gia.

Một điểm lo ngại khác của Bắc Kinh, qua lời của đại sứ Trung Quốc tại Bruxelles, là thuế các-bon đối với các hàng hóa nhập từ Trung Quốc vào Châu Âu, mà Châu Âu dự định áp dụng. Biện pháp này bị coi là có thể đi ngược lại các quy tắc của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ và làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại.

"Châu Âu phải dẫn đầu cuộc đua"

Về chủ đề này, Les Echos đặt câu hỏi với tân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen. Trong bài phỏng vấn mang tựa đề "Châu Âu phải dẫn đầu cuộc đua", nữ chủ tịch Ủy Ban Châu Âu giải thích rõ. Chiến lược của Liên Âu trong thời gian tới là đẩy nhanh tiến trình chuyển sang Kinh tế Xanh, với trụ cột là các cách tân công nghệ.

Theo tân chủ tịch Ursula von der Leyen, Liên Âu sở hữu "nhiều công nghệ phù hợp với nền Kinh tế Xanh nhất". Một ví dụ bà đưa ra là Thụy Điển trong những năm tới có thể đưa ra thị trường các sản phẩm thép, mà trong quá trình sản xuất không tạo ra khí thải. Sản phẩm này có thể đắt hơn giá cả trung bình trên thị trường. Châu Âu phải có nghĩa vụ bảo vệ các sản phẩm với công nghệ Xanh như vậy, hàng rào thuế các-bon là cần thiết để ngăn chặn các sản phẩm nhập khẩu vừa gây ô nhiễm, vừa được chính quyền trợ giá.

Lãnh đạo Liên Âu nhấn mạnh là, trong vấn đề này, Liên Âu không nhất thiết phải đối đầu với Trung Quốc, mà tốt hơn là hợp tác với Bắc Kinh trong việc thiết lập một sắc thuế như vậy, với mục tiêu chung là bảo vệ môi trường, hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bởi Trung Quốc cũng đang phát triển "thị trường tín chỉ các-bon" trong nước. Lãnh đạo Liên Âu tin tưởng là sáng kiến trên của Liên Âu sẽ kích thích nỗ lực cạnh tranh lành mạnh, vì sinh thái, tại Trung Quốc.

Tân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu nhậm chức đúng vào thời điểm cuộc chiến hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang trong giai đoạn cam go. Trong lúc đa số các quốc gia trên thế giới không tỏ ra có thêm nỗ lực nhằm thực thi mục tiêu đã đề ra trong Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015, Liên Âu đứng ở vị trí buộc phải trở thành đầu tầu của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến Khí hậu. Trong bài trả lời phỏng vấn Les Echos, lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu nhấn mạnh đến tính khẩn cấp của việc đặt lợi ích chung của nhân loại vào trọng tâm trong dự án hành động của Liên Hiệp, nguyên tắc kinh tế "xoay vòng", hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn nguyên liệu không tái tạo được trong thiên nhiên phải trở thành thế mạnh của Liên Âu.

Để huy động vốn cho các dự án chuyển đổi sang kinh tế Xanh, bên cạnh khoản đầu tư hàng năm 100 tỉ euro ; hàng loạt nguồn vốn khác, trong đó có thị trường các-bon, thuế các-bon biên giới, hay thuế đánh vào các sản phẩm nhựa dùng một lần… đang được xem xét.

Châu Âu đứng trước nhiều thách thức vô cùng lớn, nhưng tân lãnh đạo Ủy Ban tin tưởng là Liên Âu sẽ khẳng định được con đường của mình. Bởi những gì đã diễn ra, đặc biệt với tiến trình ly dị với nước Anh, cho thấy trong hơn ba năm đàm phán căng thẳng, kéo dài, các thành viên Châu Âu đã tỏ ra hết sức bình tĩnh, tìm được quyết định chung cuối cùng, khẳng định một Liên Âu "đoàn kết, mạnh mẽ và chính xác trong các lựa chọn của mình".

Cái giá kinh hoàng của Biến đổi Khí hậu

Hành động quyết liệt cho một nền kinh tế Xanh đã trở thành lựa chọn của giới lãnh đạo Châu Âu, của đông đảo người Châu Âu, bởi các thiệt hại, nếu không kịp thay đổi mô hình kinh tế, sẽ là khủng khiếp. Vẫn trên Les Echos hôm nay có bài điểm lại 15 hiện tượng thời tiết cực đoan, trong năm 2019 đang đi qua, gây thiệt hại vật chất tổng cộng 140 tỉ đô la. Từ những trận cháy rừng khổng lồ tại Úc (tháng Giêng), tại California (tháng 12), lũ lớn tại Trung Quốc (từ tháng 6 đến tháng 8), siêu bão tại Midwest và miền nam nước Mỹ (từ tháng 3 đến tháng 6)…

Con số do tổ chức phi chính phủ Christian Aid cung cấp hôm nay, được chính các tác giả đánh giá là chỉ phản ánh một phần các thiệt hại. Và cũng không phải là toàn bộ các thiệt hại trên thế giới. Đặc biệt các tổn thất với các quốc gia nghèo là rất khó tính, do ngành bảo hiểm ít phát triển. Tổ chức Christian Aid cũng nhấn mạnh là tuyệt đại đa số thiệt hại nhân mạng do các hiện tượng thời tiết cực đoan là tại các quốc gia đang phát triển.

Nỗi lo biến đổi khí hậu ám ảnh. Cháy rừng tại Sydney là hình ảnh trang nhất của Le Monde. Nhật báo Pháp có hồ sơ : "Cháy rừng, khô hạn kỷ lục : Mùa hè địa ngục tại nước Úc".

Môi trường : Vận tải biển thế giới buộc phải loại bỏ dầu gây ô nhiễm

Thượng đỉnh Khí hậu COP 25 tại Madrid, đầu tháng 12/2019, bị coi là một thất bại thảm hại, bởi các quốc gia tỏ ra trơ lì trước áp lực của giới bảo vệ môi trường, gần như không nâng cao mức cam kết cắt giảm khí thải. Tuy nhiên, đã bắt đầu có các chuyển động mạnh trong từng lĩnh vực. Theo Les Echos, từ ngày mùng một tháng Giêng năm 2020, toàn bộ ngành vận tải đường biển sẽ buộc phải chuyển sang sử dụng các loại dầu mới, với mức lưu huỳnh thấp hơn hiện nay đến 7 lần.

Theo Les Echos, các chuẩn mực mới về môi trường của cơ quan hàng hải quốc tế sẽ làm đảo lộn thị trường xăng dầu toàn cầu. Trước mắt, ngành vận tải đường biển sẽ phải trả thêm khoảng gấp rưỡi số tiền mua dầu máy hiện có để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt nói trên.

Afghanistan lo bị Trump bỏ rơi vào tay Taliban

Về thời sự quốc tế, Le Figaro đặc biệt chú ý đến nguy cơ Afghanistan bị chính quyền Mỹ bỏ rơi vào tay Taliban. Trong bài "Hoa Kỳ đối mặt với bóng ma thất bại tại Afghanistan", nhân 40 năm quân đội Liên Xô can thiệp vào quốc gia Nam Á này, Le Figaro cảnh báo : Tổng thống Mỹ muốn kết thúc cuộc chiến mà ông cho là vô lý này tuy nhiên, việc rút quân Mỹ có nguy cơ khiến thủ đô Kabul rơi vào tay phiến quân. Le Figaro dự báo từ nay đến cuối năm 2020, nếu một phần lực lượng của chính quyền Afghanistan sụp đổ, ông Trump rất có thể sẽ buộc phải ra quyết định lui quân.

"Một Việt Nam khác" là tựa đề bài xã luận Le Figaro. Tờ báo đánh giá là chiến lược thương lượng của Trump với Taliban hiện nay rất nguy hiểm, bởi không gì bảo đảm là các lực lượng thánh chiến sẽ không sử dụng vùng đất do Taliban kiểm soát để tấn công quân đội Mỹ.

Sự phân cực cao độ trong xã hội Mỹ khiến các định chế không thể vận hành bình thường. Đó là phân tích của Le Monde, trong bối cảnh tổng thống Mỹ sắp bị đưa ra luận tội trước Thượng Viện vào đầu tháng tới, và phía đảng Dân Chủ đối lập đang chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu tranh cử sơ bộ chọn ứng viên tổng thống vào đầu tháng Hai tới.

Pháp : Việc làm khởi sắc

Về nước Pháp, Le Monde Les Echos đồng loạt loan báo tin vui, tỉ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất kể từ 10 năm nay. Theo Le Monde, với hơn 260.000 chỗ làm mới được tạo ra trong năm nay, so với chỉ 180.000 năm 2018, tình hình lao động tại Pháp đang có xu hướng trở nên sáng sủa hơn. Những người được hưởng lợi nhiều nhất là giới trẻ dưới 24 tuổi.

Bãi công chống cải cách hưu trí

Về phong trào chổng cải cách hưu trí tại Pháp, La Croix cho biết bãi công đã đến ngày thứ 23, dài hơn cuộc bãi công chống cải cách thời thủ tướng Alain Juppé năm 1995. La Croix có bài phóng sự mô tả tình cảnh của những người bãi công. Bị thiệt hại về tài chính, do không có lương, người bãi công hy vọng được sự hỗ trợ của công chúng, thông qua các quỹ "đoàn kết tài chính". Nhật báo công giáo dự báo với đà này, cuộc bãi công sẽ còn kéo dài.

Trên Les Echos, học giả Jacques Attali có bài phân tích đáng chú ý, "Hưu trí, cuộc cải cách có nguy cơ bị bác bỏ". Bài viết nhấn mạnh đến tính chất vô cùng nan giải của cuộc cải cách, được ông ví với "một cơ quan nhân tạo", với rất nhiều điểm ưu việt, đang được chính phủ nỗ lực "dùng mọi biện pháp dân chủ" để ghép vào "cơ thể sống xã hội". Cuộc cấy ghép có thể thành công, nhưng cũng có rất nhiều nguy cơ bị cơ thể đào thải.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Trung Quốc tuồn khí HFC gây hiệu ứng nhà kính cao vào Châu Âu

Như thông lệ, báo viết Pháp nghỉ lễ Lao Động hôm 01/05/2019. Trên các quầy, tờ báo mới duy nhất là Le Monde, phát hành từ chiều hôm qua.

hfc1

Nạn "buôn lậu trên quy mô lớn khí HFC vào Châu Âu", mà nơi xuất phát chính là Trung Quốc - Ảnh minh họa.

Tờ báo dành tựa lớn trang nhất - "Các biện pháp Macron sẽ tốn 17 tỷ" - phân tích các biện pháp cải thiện thu nhập của người dân được tổng thống Pháp loan báo. Tuy nhiên, đáng chú ý là một bài viết về khí hậu, báo động nạn "buôn lậu trên quy mô lớn khí HFC vào Châu Âu", mà nơi xuất phát chính là Trung Quốc !

Đối với Le Monde, nạn buôn lậu khí HFC rất đáng lo ngại vì lẽ các loại khí này, chủ yếu được dùng trong các thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, máy điều hòa không khí…, có thể độc hại gấp 15.000 lần khí CO2 trong việc gây nên hiệu ứng nhà kính, và làm khí hậu toàn cầu nóng lên. Trong thời gian qua, các loại khí làm lạnh này đã được nhập một cách bất hợp pháp vào Liên Hiệp Châu Âu, bất chấp mức quota đã được quy định.

Tờ báo trích dẫn một bản báo cáo của hiệp hội mang tên Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA), trụ sở tại Anh Quốc, tố cáo một tình trạng buôn lậu trên quy mô to lớn, với "hàng tấn khí HFC (tên tắt của chất hydro-fluoro-carbone), được tuồn từ Trung Quốc vào Liên Hiệp Châu Âu một cách phi pháp qua ngã Nga, Ukraine hoặc Thổ Nhĩ Kỳ". Tệ nạn buôn lậu này đang làm suy yếu cuộc chiến của Liên Âu chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu.

Mỗi năm khí HFC gây hiệu ứng nhà kính tương đương với 1 tỷ tấn CO2

Theo nhật báo, sau khi phát hiện việc khí CFC dùng để làm lạnh có tác hại là phá hủy lớp khí ozone bảo vệ trái đất, cộng đồng thế giới đã quyết định thay thế khí CFC bằng khí HFC. Vấn đề là khí HFC, ít nguy hại trực tiếp cho khí ozone, nhưng lại gây nên hiệu ứng nhà kính gấp bội. Mỗi năm các thiết bị làm lạnh đã để thất thoát một lượng khí HFC có tác hại tương đương với 1 tỷ tấn CO2 thải ra. Mối nguy hại lại càng tăng khi nhu cầu về tủ lạnh và các loại máy lạnh không giảm.

Do việc các nước Châu Âu, đi đầu trong lãnh vực chống biến đổi khí hậu đã quyết định giảm bớt việc sản xuất và tiêu thụ chất HFC, trong lúc nhu cầu sử dụng vẫn cao, giá của khí HFC tại Châu Âu đã tăng vọt, có loại tăng lên 800% trong vòng 4 năm qua.

Chính tình trạng này đã kéo theo tệ nạn buôn lậu. Bà Clare Perry, người phụ trách hồ sơ khí hậu tại hiệp hội EIA giải thích là việc các nước như Trung Quốc (vốn không ký hiệp định chống khí HFC năm 2016) vẫn sản xuất khí HFC với chi phí rất thấp, đã làm thị trường chợ đen và tệ nạn buôn lậu phát triển ở Châu Âu.

Theo điều tra của EIA, dựa trên dữ liệu của hải quan Trung Quốc và Châu Âu từ năm 2016 đến 2018, đã có đến 16,3 triệu tấn khí HFC tương đương CO2 đã du nhập bất hợp pháp vào thị trường Châu Âu vào năm 2018, tức là 16% quota cho phép, một mức tăng đáng kể so với 14,8 triệu tấn năm 2017 (8,7% hạn ngạch).

Khí HFC nhập lậu trực tiếp từ Trung Quốc hay qua ngã trung gian

Vẫn theo EIA, các loại khí HFC nhập lậu chủ yếu đến từ Trung Quốc, hoặc trực tiếp, hoặc thông qua các ngã Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Albania. Hàng lậu được giấu trong xe hơi và tàu thuyền, hoặc sử dụng các tài liệu ngụy tạo để qua cửa khẩu.

Tuy nhiên, điều đáng ngại là phần lớn khí nhập lậu lại đường hoàng đi vào Châu Âu theo con đường chính thức, giống như buôn bán hợp pháp.

Giải thích về nghịch lý kể trên, bà Clare Perry nêu bật lỗ hổng của luật lệ Châu Âu : "Các nhân viên hải quan có quyền truy cập vào sổ đăng ký nhập HFC để kiểm tra xem một nhà nhập khẩu nào đó có được phép nhập hay không, và nhập bao nhiêu mỗi năm. Nhưng Hải Quan lại không thể biết là doanh nghiệp đó đã nhập khẩu bao nhiêu rồi".

Ngoài ra, biện pháp trừng phạt các doanh nghiệp nhập lậu rất nhẹ, và hiếm khi được áp dụng. Theo Le Monde, giới chuyên gia đã khuyến nghị Bruxelles là cần phải nghiêm trị tệ nạn buôn lậu khí HFC nếu muốn tiến triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tân Nhật Hoàng Naruhito : Cởi mở và yêu chuộng hòa bình

Còn về Châu Á, dĩ nhiên là Le Monde quan tâm đến sự thay đổi triều đại ở Nhật Bản, với việc hoàng thái tử Naruhito đăng quang hoàng đế Nhật Bản hôm nay.

Le Monde tập trung giới thiệu chân dung của tân hoàng đế Naruhito, nêu rõ hai đặc điểm của ông. Đặc điểm thứ nhất là cùng với hoàng hậu Masako, hhật hoàng Naruhito có cái nhìn rộng mở ra thế giới, một đặc điểm có được từ thời còn làm sinh viên, theo học tại Anh Quốc.

Đặc điểm thứ hai là tân hoàng đế Nhật Bản là một người yêu chuộng hòa bình cũng giống như vua cha Akihito,vốn thường xuyên nhắc nhở là không nên xóa nhòa các khổ đau mà quân đội Nhật đã gây ra trước năm 1945.

Le Monde nhắc lại rằng vào năm 2015, Naruhito đã kêu gọi các thế hệ từng kinh qua chiến tranh là nên "truyền đạt một cách đúng đắn cho những ai không biết chiến tranh những kinh nghiệm về lịch sử bi thảm của Nhật Bản".

Từ ngữ "một cách đúng đắn" nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai mang một ý nghĩa đặc biệt : Nó kín đáo cho thấy là Naruhito không thích xu hướng diều hâu, thậm chí phủ định lịch sử của thủ tướng Shinzo Abe, mà mục tiêu lớn là sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa năm 1947 của Nhật Bản.

Biện pháp Macron sẽ tiêu tốn 17 tỷ euro ngân sách Pháp

Như nói ở trên, tựa lớn trang nhất báo Le Monde được dành cho các biện pháp mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề ra để cải thiện thu nhập của người dân, những biện pháp sẽ khiến ngân sách nhà nước Pháp tốn kém đến 17 tỷ euro.

Le Monde dẫn lời ông Gerald Darmanin, bộ trưởng phụ trách tài chánh công ước tính những biện pháp mới vừa được tổng thống Pháp loan báo sẽ cần đến gần 7 tỷ euro, bao gồm 1,5 tỷ chi cho việc tăng mức tiền hưu bổng tương ứng với lạm phát, và 5 tỷ khác dùng để bù vào quyết định giảm thuế cho các hộ gia đình.

Nếu cộng thêm với 10 tỷ euro đã được tổng thống Macron hứa vào tháng 12 năm 2018, lúc phong trào phản kháng Áo Vàng mới bùng lên, thì tổng cộng ngân sách Nhà nước Pháp sẽ phải chi thêm 17 tỷ euro. Điều này, theo Le Monde, sẽ đe dọa chỉ tiêu mà Pháp đã đưa ra là giảm thâm thủng ngân sách xuống còn 2%.

Đối với nhật báo, bộ trưởng kinh tế Bruno Le Maire đã bảo đảm rằng tiền chi dùng cho các biện pháp dân sinh đó sẽ đến từ những khoản tiết kiệm được nhờ việc giảm chi tiêu công nói chung. Thế nhưng, ông không giải thích là sẽ giảm cách nào.

Lãnh tụ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tái xuất hiện

Trên bình diện quốc tế, thời sự quan trọng nhất được tờ báo Pháp nêu lên là sự tái xuất hiện của lãnh đạo tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daesh, với một bức ảnh chụp từ màn hình video cho thấy nhân vật này ngồi xếp bằng bên cạnh một khẩu AK dựa vào tường, bên dưới hàng tựa "Al-Baghdadi (tên của thủ lĩnh Daesh) hứa hẹn một cuộc chiến trường kỳ".

Đối với Le Monde, nhiều lần bị phương Tây khai tử, hay cho là đã bị thương, lãnh tụ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã xuất hiện trên một đoạn video dài 18 phút, được cơ quan tuyên truyền của Daesh công bố trên mạng ngày 29/04, và được trung tâm Mỹ SITE chuyên giám sát các phong trào cực đoan chứng thực.

Le Monde ghi nhận tính chất hiếm hoi của sự kiện này, vì đây là lần đầu tiên mà Abou Bakr Al-Baghdadi xuất hiện công khai bằng hình ảnh từ ngày nhân vật này tuyên bố thành lập vương triều Daesh ở đến thờ Al-Nouri tại Mosul, Iraq vào tháng Sáu năm 2014. Và từ tháng 8 năm 2018 đến nay, cũng không thấy có đoạn ghi âm nào được cho là của nhân vật này được công bố.

Theo Le Monde, dụng ý tuyên truyền của đoạn video này rất rõ, vì được tung ra sau khi Daesh bị thất bại ở cả Syria lẫn Iraq, nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo của al-Baghdadi, chống lại những nguy cơ phân hóa trong đội ngũ lãnh đạo Daesh nẩy sinh sau những thất bại liên tiếp.

Đây cũng là một thông điệp nhằm kêu gọi các cảm tình viên của Daesh vững tin vào tổ chức, để cho thấy rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo chưa hề bị tiêu diệt mà vẫn tiếp tục hoạt động.

Việc chọn ngồi cạnh khẩu AK, được xác định là loại AK S74 cũng nhằm nâng cao tinh thần của những người tham gia thánh chiến, gắn liền Abu Bakr al-Baghdadi với những lãnh tụ trước đây, cũng từng xuất hiện bên cạnh khẩu súng loại này, như Usama bin Laden, lãnh tụ al-Qaeda, hay Abu Musab al-Zarqawi, lãnh tụ đầu tiên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Giáo phận Vinh tổ chức ngày môi trường lần thứ 3 : Cầu cho những người dấn thân bảo vệ môi trường sống.

moitruong1

1 tháng 9, "Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên"

Giáo hoàng Phanxicô đã quyết định thiết lập "Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên" vào ngày 01 tháng 9 hằng năm. Hưởng ứng quyết định của Đức Thánh Cha, Giáo phận Vinh sẽ tổ chức ngày Môi trường vào 1/9/2017 trong quy mô toàn thể Giáo phận.

Giáo phận Vinh hưởng ứng mạnh mẽ

moitruong2

Giáo phận Vinh sẽ tổ chức ngày Môi trường vào 1/9/2017 trong quy mô toàn thể Giáo phận.

Trong bản Thông báo tổ chức "Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên lần thứ III"của Ban Công lý - Hòa bình của giáo phận, linh mục Anton Nguyễn Văn Đính, Trưởng Ban đã ký và thông qua Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp gửi cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Vinh có nêu rõ các nội dung như sau :

1. Thứ Sáu, ngày 01/9/2017 - Các giáo xứ, chuẩn giáo xứ, giáo họ độc lập và các cộng đoàn trên toàn Giáo phận tổ chức Giờ chầu Thánh Thể cầu nguyện cho những người đang dấn thân bảo vệ môi trường, cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo có những chính sách đúng đắn, biết tôn trọng Mẹ Thiên Nhiên và cầu nguyện cho nhân loại biết ý thức quý mến môi trường sống của mình.

2. Chúa Nhật, ngày 03/9/2017 - Các giáo xứ, chuẩn giáo xứ, giáo họ độc lập và các cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường và thực hành những việc cụ thể như thu gom, xử lý rác thải, khai thông cống rãnh, làm sạch môi trường sống, tạo lập những nơi quy tụ và xử lý rác thải lâu dài.

3. Thành lập Ban Môi Trường Giáo xứ, cổ võ các Hội đoàn Công Giáo tiến hành, các đội tình nguyện viên chuyên về thu gom, tiêu huỷ rác thải, bảo vệ và chăm sóc môi trường, trồng thêm cây xanh nơi mình đang sống.

4. Thông điệp "Laudato Sí" của Đức Thánh cha Phanxicô là giáo huấn quan trọng của Hội Thánh về việc chăm sóc thiên nhiên. Vì thế, xin quý Cha Quản xứ, quý Bề trên các cộng đoàn dòng tu tạo điều kiện để giáo dân và các thành viên của mình được học hỏi Thông điệp này, để ngày càng ý thức hơn về trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc môi trường thiên nhiên".

Điều cần nói rõ là Giáo phận Vinh là nạn nhân trực tiếp của Thảm họa biển do Formosa đầu độc.

moitruong3

moitruong4

Thông báo "Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên" lần thứ III

Hậu quả thảm họa và sự bao che

Thảm họa biển do Formosa gây ra đã hơn một năm đã tạo nên một cơn khủng hoảng toàn diện trên khắp đất nước Việt Nam. Những hậu quả của nó không chỉ là việc biển bị đầu độc, đời sống hàng chục triệu người không chỉ mấy tỉnh miền Trung là như dân, mà mọi ngành nghề trong đời sống xã hội bị đảo lộn từ nghề đánh bắt, chế biến hải sản, du lịch, dịch vụ, vận tải, kinh doanh buôn bán đều bị đình trệ.

Không chỉ có vậy, nỗi lo lắng của nhiều người dân về một nòi giống Việt được bình an đã bị đe dọa nghiêm trọng. Cho đến hiện nay, Việt Nam đã và đang đứng ở tốp thứ 2 của thế giới về bệnh ung thư. Nhưng với tình trạng ô nhiễm không được kiểm soát hiện nay, thì nguy cơ khủng khiếp đang chờ đợi dân tộc này.

Hàng loạt cá chim, các sinh vật biển và trên bờ cũng như cây cỏ đã bị tận diệt bởi dòng chất thải độc từ Formosa. Hàng trăm tấn cá đã bị chết, một dải bờ biển dài dọc Miền Trung đã bị nhiễm độc... Tất cả đã hiện hữu trước mắt và là một mối nguy thật sự cho tương lai.

moitruong5

Chỉ cần nhìn những người thợ lặn trực tiếp tại sau cửa thải Formosa đã bị nhiễm độc, hàng loạt thanh niên nhiễm chì, nước biển chứa lượng kim loại nặng kinh hoàng với hàng trăm tấn chất độc... thì điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta ?

Theo các nhà khoa học căn cứ các vụ việc nhiễm độc biển, thì để làm sạch môi trường biển Miền Trung, cần thời gian ít nhất 70 năm, với điều kiện chính phủ có biện pháp mạnh mẽ để khôi phục biển và nhất là Formosa, nơi thải độc phải ngừng hoạt động.

Điều nguy hiểm hơn tất cả những thực tế đó là thái độ bao che của nhà cầm quyền Việt Nam, mà cụ thể hơn là một nhóm lợi ích đã rước tai họa về cho đất nước, dân tộc và sau khi gây thảm họa, thì đã bằng mọi cách kể cả bạo lực mà đàn áp, dập tắt tiếng kêu của người dân để mưu cầu lợi ích của mình, của phe nhóm và đảng phái mình mà bất chấp tính mạng người dân cũng như sự tồn vong của nòi giống Việt.

moitruong6

Sự bao che, biện bạch nhiều khi hết sức sống sượng và trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam đối với thảm họa Formosa là một tội ác - tội ác chống lại loài người. Chính sự giấu giếm đó đã làm cho người dân trở thành những thùng chứa chất độc di động. Sau cú sốc ban đầu cá chết hàng loạt, hàng trăm, ngàn tấn cá đã di cư vào vùng biển độc bị bắt đã được tung ra thị trường đưa chất độc đến mọi ngõ ngách.

Không chỉ có cá và hải sản - những thứ mà người dân cẩn thận thì còn có thể tránh - mà muối biển được sản xuất ngay cửa biển nhiễm độc Formosa được báo chí tung hô là được mùa...

Những sản phẩm này sẽ về đâu trong lòng dân tộc và đất nước này, để đưa dân tộc này đi đâu ? Câu hỏi đó, nhà cầm quyền Việt Nam im bặt.

Qua một thời gian hơn 1 năm kể từ thảm họa Formosa, người ta thấy gì ?

Sự tiếp tay cho Formosa tiếp tục bưng bít và xả thải độc hủy diệt môi trường, trong khi đó, lại đàn áp tàn bạo những người dân là nạn nhân của thảm họa. Đặc biệt là những người đứng lên đòi quyền lợi cho mình và cho đồng bào.

Thử hỏi, một chính quyền "Của dân, do dân và vì dân" này đang ra tay bạo lực vì ai ?

Qua một quá trình lăn lộn với những nạn nhân thảm họa Miền Trung qua các cuộc thăm viếng, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã nhận định như sau : "Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết : cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị".

Quả đúng vậy, điều cay đắng nhất mà người dân chịu đựng ở đây, là họ thấy rõ sự vô cảm, độc ác và phản bội của cái gọi là chính quyền mà họ phải nai lưng để nuôi nấng bằng những đồng tiền thuế nặng nề như một ma hồn trận nhằm bóc tận xương tủy của người dân. Nhưng, hệ thống đó đã và đang chống lại họ, đẩy họ vào cuối con đường bị tiêu vong.

Để che đậy những hậu quả khủng khiếp của thảm họa, nhà cầm quyền đã từ chối mọi sự giúp đỡ của quốc tế, của các tổ chức nhân đạo và có kinh nghiệm xử lý. Đơn giản chỉ vì họ muốn mình họ múa gậy vườn hoang, sau đó kêu gào người dân tắm biển, ăn cá nhiễm độc, mặc xác người dân khốn khổ bệnh tật và làm mồi cho tử thần.

Trước tình hình đó, các giáo sỹ và giáo dân đã buộc phải đi đầu trong việc bảo vệ môi trường sống chung của đất nước, của dân tộc.

Và hẳn nhiên, họ đã chấp nhận trở thành người lính xung kích bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự sống thì cũng có nghĩa là đương đầu với sự đe dọa, hằn học, và sự bẩn thỉu của thế lực dối trá, sự chết.

Những chặng đường Thánh Giá

Trước những hậu quả nặng nề của thảm họa Formosa, những giáo sĩ, giáo dân khu vực Miền Trung đã ý thức rất sớm những hệ lụy lâu dài của nó. Họ đã đứng lên trước dùi cui, sự hăm dọa và bạo lực để đòi cuộc sống không chỉ cho họ, mà cho cả đất nước, cả dân tộc.

Nhiều cuộc xuống đường mà có những cuộc với cả chục ngàn người đã nói lên tinh thần của người Công giáo Việt Nam không làm ngơ và sợ hãi trước sự chết để mặc cho sự dữ hoành hành.

Những cuộc xuống đường đã làm nhà cầm quyền hoảng hốt và đổ không biết bao nhiêu tiền của, công cán và nhân tài vật lực để nhằm ngăn cản người dân đòi quyền sống và bảo vệ kẻ thủ ác. Oái oăm thay, chính những hành động đó đã chứng minh câu nói trong dân gian bấy lâu nay : "Chính quyền hèn với giặc, ác với dân".

Rồi những cuộc thắp nến, cầu nguyện liên lỉ không chỉ ở các tỉnh miền Trung, mà ngọn lửa cầu nguyện cho đất nước cho môi trường đã và đang lan đi khắp nơi không chỉ trong nước mà ra cả nước ngoài, gây nên sự chú ý hết sức rộng rãi.

Điều đó, đồng nghĩa với sự hoảng hốt của nhà cầm quyền.

moitruong7

Những chuyến đi vận động quốc tế, trao thỉnh nguyện thư đến các nước, quốc hội Châu Âu, Đài Loan của Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp... với những "hành trình đau lòng" nhưng không thể khác.

Tất cả những điều đó, đã mặc nhiên đặt giáo hội Công giáo trước mũi súng và dùi cui của nhà cầm quyền, là đối tượng đấu tố, chà xát và bôi nhọ của một cái gọi là chính quyền của dân nhưng phục vụ cho giặc.

Biết bao những trò bẩn thỉu, đê tiện và trái ngược đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc đã được đưa ra thi thố nhằm triệt hạ ý chí đòi sự sống, đòi quyền được tự do, được mưu cầu hạnh phúc của người dân mà đối tượng là những người công giáo biết sống cho tha nhân, biết yêu thương chính kẻ thù của mình.

moitruong8

Nhiều người dân đã bỏ mạng vì Formosa bị nhiễm độc. Cả đất nước đang nằm trong lằn ranh đỏ của sự nhiễm độc từ biển và các sản vật từ biển mang kim loại nặng của Formosa - nguyên nhân tiềm tàng của ung thư nòi giống. Nhiều người dám dấn thân vì môi trường hiện đang ở trong nhà tù cộng sản, chỉ vì họ đòi quyền được sống.

Nhưng, tất cả những điều đó chỉ là trò con trẻ.

Trước sứ mệnh cao cả mà Đức Thánh Cha đã kêu gọi, những người Công giáo Giáo phận Vinh lại tiếp tục cuộc hành trình gian khó bảo vệ ngôi nhà chung của đất nước, của thế giới bằng những hành động thiết thực và mạnh mẽ.

Trước hết, là lên tiếng mạnh mẽ và cầu nguyện cho những người đã dấn thân bảo vệ môi trường, nhất là những người đang bị bách hại vì công cuộc đó.

Hà Nội, ngày 14/8/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 14/08/2017 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : Phải kỷ luật vài người để cứu muôn người (RFA, 24/02/2017)

Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của đảng năm 2016 được tổ chức hôm nay tại Hà Nội.

kyluat1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản tại Hà Nội ngày 16 tháng 1 năm 2017. AFP photo

Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam đến dự và phát biểu chỉ đạo. Truyền thông trong nước trích phát biểu của ông Trọng là phải ‘kỷ luật vài người để cứu muôn người’.

Theo chỉ đạo của ông này sau khi nghe các quan chức khác trong đảng báo cáo về công tác kiểm tra, giám sát của đảng cộng sản Việt Nam trong suốt năm qua, thì vào năm nay các cấp làm công tác kiểm tra của đảng phải kịp thời nhắc nhở, chấn chính, ngăn chặn những hành vi bị cho là vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và nhà nước.

Giới quan sát cho rằng tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đang làm theo chiến dịch mà tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Tập Cận Bình của Trung Quốc đang thực hiện với tên gọi ‘Đả hổ, diệt ruồi’. Biện pháp này được nhận định nhằm thanh trừng những phần tử có tư tưởng, đường lối khác với số lãnh đạo đang nắm quyền hiện nay.

Vào ngày 23 tháng 2, Ban Nội chính Trung ương, đảng cộng sản Việt Nam cũng có hội nghị tổng kết công tác năm ngoái và đề ra chủ trương, đường lối cho năm nay.

******************

Việt Nam không hy sinh môi trường và công bằng xã hội (RFA, 24/02/2017)

kyluat2

Cá chết tại Hồ Tây, Hà Nội ngày 3 tháng 10 năm 2016. AFP photo

Mô hình phát triển của Việt Nam sẽ không có việc hy sinh các tiêu chuẩn môi trường hay công bằng xã hội cho mục tiêu tăng trưởng. Đó là phát biểu của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại Diễn đàn Mùa xuân 2017 diễn ra tối 23/2 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn, ông Vương Đình Huệ đánh giá cao sự sáng tạo trong khoa học - công nghê, chuyển mô hình phát triển kinh tế từ dựa vào tài nguyên, sức lao động và vốn đầu tư sang mô hình mơí chú trọng vào tính sáng tạo, năng suất và hiệu quả. Ông này nhấn mạnh rằng với mô hình mới này Việt Nam sẽ cẩn trọng hơn tới các tiêu chuẩn môi trường và công bằng xã hội, không đánh đổi những điều này để phục vụ mục tiêu tăng trưởng.

Ngoài ra, ông này cũng nhắc đến việc Việt Nam mở cửa chào đón các đầu tư nước ngoài nhưng không phải bằng mọi giá, đặc biệt không hy sinh môi trường. Việt Nam tích cực tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do toàn cầu hoặc trên phạm vi khu vực. Những hoạt động này giúp kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu vẫn tăng 9% và vốn đầu tư nước ngoài FDI tăng kỷ lục với hơn 110.000 doanh nghiệp.

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường, vào chiều ngày 24 tháng 2, Sở Tài Nguyên- Môi trường thành phố Đà Nẵng cho biết đã cử nhân viên đi kiểm tra về thông tin xuất hiện dải nước đỏ ở biển Sơn Trà.

Thông tin này được tung lên mạng xã hội Facebook nói hiện tượng chụp được tại khu vực Bãi Nam, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Vào sáng ngày 23/2 tại vùng biển xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh cũng xuất hiện một dải nước màu hồng đỏ dài khoảng 30m.

Tin cho biết Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu nước và gửi đến Viện công nghệ môi trường để phân tích.

Vài ngày qua, hiện tượng tương tự cũng được người dân phát hiện tại vùng Vịnh Chân Mây, Lăng Cô, và đầm Lập An tại tỉnh Thừa Thiên- Huế. Cơ quan chức năng địa phương cũng nói cho lấy mẫu đem đi thử nghiệp nhưng chưa có kết quả cuối cùng để thông báo cho người dân.

Dân chúng địa phương sau khi phát hiện những dải nước có màu đỏ tỏ ra hoang mang và đồn đoán vì đó không phải là hiện tượng phổ biến tại địa phương của họ.

********************

Chết trong đồn công an bao giờ được nhận xác ? (RFA, 24/02/2017)

kyluat3

Bà Nguyễn Thị Ái đầm đìa nước mắt ôm di ảnh con trai, anh Phạm Ngọc Nhung. RFA photo

Những ngày vừa qua trên các trang mạng xã hội, hình ảnh một bà mẹ ôm di ảnh của con trai bị chết trong đồn công an, kêu gọi cộng đồng giúp đỡ vì những lá đơn gửi đến các cơ quan chức năng liên quan cái chết khuất tất của con bà chỉ được hồi đáp bằng sự im lặng.

Chết không báo gia đình

"Cháu bị bắt ngày 15 tháng 1 năm 2017. Khi bị bắt thì con trai tôi đang khỏe mạnh mà 2 ngày sau bị chết trong đồn công an".

Bà Nguyễn Thị Ái kể về cái chết của người con trai duy nhất, Phạm Ngọc Nhung, 26 tuổi, nhân viên kỹ thuật của trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, như thế. Bà Ái nói trong nước mắt rằng bà nhận được tin dữ từ Công an Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1 thông báo vào ngày 18 tháng 1 năm 2017.

Anh Phạm Ngọc Nhung bị bắt giữ tại đồn Công an Phường Cầu Ông Lãnh vào sáng ngày 15 tháng 1, do bị tình nghi về tội đánh nhau với người khác. Đến sáng hôm sau, anh Nhung bị nôn mửa và tiểu ra quần và ngất xỉu. Người bị bắt giữ cùng vụ việc, tên Lâm, đập cửa phòng giam kêu cứu và anh Nhung được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Sài Gòn. Sau đó, anh Nhung được chuyển qua Bệnh viện 115 và tử vong lúc 22 giờ 50 phút, tối 16 tháng 1.

"Anh em thân hữu cùng các thầy cô với nhà trường đi tìm thì 4 ngày sau công an mới bảo là con tôi bị chết rồi. Người ta đã đem ra nhà xác mổ rồi. Người ta bảo con trai tôi bị chấn thương sọ não".

Bà Ái được Đại úy Trần Đình Huy cho biết anh Nhung bị chấn thương sọ não do té ngã. Mẹ của anh Nhung thắc mắc sau khi nghe đọc kết quả khám nghiệm tử thi của con trai mình :

"Té ngã thế nào lại chấn thương sọ não mà bị gãy xương quai hàm, bị lõm sọ, bị gãy sườn, trên người có 9 vết thương, chân cẳng đều bị xước hết".

Bà Ái xin biên bản giám định tử thi của anh Nhung nhưng phía công an yêu cầu phải làm đơn. Tuy nhiên sau hơn một tháng bà vẫn không nhận được biên bản này. Chúng tôi liên lạc với đồn Công An Phường Cầu Ông Lãnh vào sáng ngày 22 tháng 2 và được cho biết :

"Cái đó chị lên trên đội điều tra ngay chổ 73 Yersin. Toàn bộ hồ sơ đã chuyển lên đó hết rồi".

Vì quá đau lòng trước cái chết đầy uẩn khúc của con trai, bà Ái đã đến rất nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền cầu cứu xem xét trường hợp tử vong của anh Phạm Ngọc Nhung. Thế nhưng, không một cơ quan nào thụ lý đơn giải quyết.

Chưa biết bao giờ nhận xác

kyluat4

Bà Nguyễn Thị Ái ôm di ảnh con trai, anh Phạm Ngọc Nhung. Bà Nguyễn Thị Ái ôm di ảnh con trai, anh Phạm Ngọc Nhung.

Hơn một tháng sau khi anh Nhung thiệt mạng, hồ sơ và đơn từ được chuyển đến Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC 44) vào ngày 23 tháng 1. Tại đây, bà Ái nhận được câu trả lời về đơn xem xét cho giảo nghiệm tử thi lần thứ hai với sự chứng kiến của người thân, luật sư cùng báo chí :

"Để làm như vậy thì họ bảo phải chờ thêm một thời gian nữa, không biết lâu mau thế nào, có khi một-hai tháng trở lên, khi nào có thì trả lời. Cứ hỏi ‘Có câu trả lời chưa ? Thì bảo là ‘Chưa. Có hàng ngàn vụ án chứ có phải một mình con bà đâu’. Con tôi chết giờ nằm ở đó hơn một tháng rồi. Tôi đau lòng lắm !"

Gia đình của nạn nhân Phạm Ngọc Nhung cũng đã làm đơn tố cáo vụ việc gửi đến Cục Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đơn thư được thụ lý và tức tốc điều tra vỏn vẹn trong 3 ngày. Vào ngày 20 tháng 1, Cục Điều tra cho biết vụ án không thuộc thẩm quyền xử lý vì Công an Quận 1 bắt được hai hung thủ gây ra cái chết cho anh Nhung.

Hai hung thủ Võ Hữu Tài và Lê Ngọc Thạch bị bắt khẩn cấp vào ngày 20 tháng 1 và được thả liền trong ngày 21 với lý do sau khi xem xét hình ảnh trích xuất từ camera do người dân cung cấp và qua lời khai của hai nghi can cho thấy không có dấu hiệu của hành vi gây ra chấn thương sọ não cho nạn nhân Phạm Ngọc Nhung.

Đáp câu hỏi của RFA về luật pháp quy định như thế nào đối với yêu cầu xin khám nghiệm thử thi lại trong trường hợp gia đình nạn nhân không đồng ý với kết luận giám định, Luật sư Võ An Đôn, từng tham gia vụ án đòi công lý cho nạn nhân Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên bị 5 công an dùng nhục hình đến chết, cho biết tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc mà thời gian có thể kéo dài từ 1 tuần cho đến 1 tháng hay thậm chí sẽ kéo dài rất lâu :

"Theo luật khi gia đình nạn nhân không đồng ý với kết luận giám định thì có thể khiếu nại lên cấp trên. Luật quy định vậy, nhưng thực tế khó lắm bởi vì bên Giám định của Trung tâm Pháp y của tỉnh, thành phố trực thuộc cấp trên thì cũng vậy thôi, bao che hết. Như trường hợp này mà cố tình kéo dài để gây khó khăn hoặc là cố tình không muốn làm rõ vụ án thì không biết chờ đến khi nào".

Trong thời gian vụ việc anh Phạm Ngọc Nhung tử vong lúc bị tạm giam tại đồn công an, Bộ Công An Việt Nam lần đầu tiên công bố báo cáo về chống tra tấn kể từ khi Việt Nam ký Công ước Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc hồi năm 2013 và phê chuẩn vào năm 2014. Theo đó, Việt Nam không có nhiều vụ án liên quan đến bức cung, dùng nhục hình và mỗi vụ án phát hiện có bức cung, dùng nhục hình đều được xử lý nghiêm minh.

Về án mạng chết người vừa xảy ra trong gia đình, bà mẹ Nguyễn Thị Ái khẩn thiết van xin cơ quan chức năng nhanh chóng làm rõ nguyên nhân gây ra cho con trai Phạm Ngọc Nhung.

"Tôi đi lên văn phòng ông Đinh La Thăng mà người ta bao bọc bên ngoài, không cho tôi vào. Đi hết chỗ này đến chỗ khác thì người ta cứ bảo đợi chờ mà chờ cái gì nữa…Tôi chỉ biết ôm ảnh con mà khóc. Bây giờ tôi chả biết làm sao cả.

Cho đến giờ này người nhà của anh Nhung vẫn không nhận được xác của anh. Phong tục tập quán người Việt không thể chấp nhận việc trì hoãn này và càng kéo dài nỗi đau thì sự oán hận càng sau thêm trong lòng gia đình nạn nhân bất hạnh.

Hòa Ái, phóng viên RFA

Published in Việt Nam

Báo cáo định kỳ chất lượng biển miền Trung (RFA, 03/02/2017)

Liên quan đến thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh gây ra như vừa nêu ; Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam hôm nay lại có công văn yêu cầu 4 tỉnh khu vực bắc miền Trung nằm trong vùng bị nhiễm độc bởi hóa chất độc hại mà Formosa thải ra biển báo cáo định kỳ kết quả chất lượng môi trường biển.

vn1

Cảng cá Cửa Tùng, Quảng Bình. AFP photo

Công văn của Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị Ủy ban Nhân dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế nghiêm túc thực hiện báo cáo định kỳ kết quả quan trắc chất lượng môi trường biển và thông báo cho địa phương cũng như Tổng cục Môi trường để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ cùng các phương tiện truyền thông.

Đồng thời, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng yêu cầu 4 tỉnh này cập nhật thông tin báo cáo định kỳ cho cộng đồng qua Cổng thông tin điện tử địa phương.

Đến nay hơn 10 tháng sau khi xảy ra thảm họa môi trường dọc các tỉnh bắc trung Bộ, một người dân tại Quảng Bình vào sáng ngày 3 tháng 2 biết dân chúng địa phương vẫn mù mờ về thông tin biển sạch, hải sản có thể tiêu thụ được như sau :

"Họ nói cá ăn được rồi, nhưng không rõ lắm. Người ta chỉ ăn cá khơi thôi, chứ cá ‘lộng’ thì có người ăn, người chưa ăn".

Sau khi sự cố môi trường biển xảy ra hồi đầu tháng 4 năm 2016, một Trạm quan trắc tự động được lắp đặt từ khu vực xả thải của Nhà máy Formosa đến Trạm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh để kiểm tra và lấy mẫu phân tích tự động các thông số xả thải của Formosa.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh chịu trách nhiệm giám sát hoạt động này.

*********************

Bị bắt giam vì lên tiếng vụ Formosa (RFA, 03/02/2017)

vn3

Anh Nguyễn Văn Hóa bị công an Hà Tĩnh bắt giữ từ hôm 11 tháng 1 năm 2017. Photo courtesy of danlambao

Cơ quan chức năng tại tỉnh Hà Tĩnh hôm nay chính thức đưa giấy thông báo về việc tạm giam anh Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, người đưa tin về thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây nên ở 4 tỉnh miền Trung kể từ tháng tư năm vừa qua.

Chị của anh Nguyễn Văn Hóa cho biết lại tình hình liên quan việc người em bị Công an Hà Tĩnh bắt giữ từ hôm 11 tháng giêng vừa qua đến nay :

Ngày 11/01 Hóa bị công an bắt mất tích. Chừng một tuần sau gia đình làm đơn gửi đến các cơ quan tỉnh, huyện, phường để nhờ họ đi tìm người giúp. Sau họ bắn giấy về nói Hóa đang bị tạm giữ tại Hà Tĩnh. Khi biết được tin đó người nhà mới ra Hà Tĩnh để xin gặp Hóa nhưng công an không cho gặp. Gia đình chỉ gửi được đồ ; sau đó đến nghỉ tết âm lịch nên đến hôm nay là ngày mồng 7 (tết) gia đình mới nhận được giấy tiếp và gia đình đang chờ đợi phía công an báo".

Nội dung giấy thông báo chính thức khẳng định anh Nguyễn Văn Hóa bị tạm giam với lý do được nêu ra là ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ làm hại quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân…’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Tuy nhiên chị của anh Nguyễn Văn Hóa có nhận định về việc làm của người em là làm việc thiện thôi, đòi hỏi sự công bằng, sự thật. Viết về sự thật chứ Hóa không làm gì sai hết.

Anh Nguyễn Văn Hóa là một trong ba nhà hoạt động bị bắt giữ ngay thời điểm trước tết nguyên đán Đinh Dậu vừa qua. Hai người kia là nhà hoạt động Trần Thị Nga tại Phủ Lý, Hà Nam bị bắt với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ở Nghệ An bị cáo buộc chống người thi hành công vụ và vi phạm lệnh cưỡng chế.

Một số tổ chức theo dõi nhân quyền như Human Rights Watch lên tiếng về những vụ bắt bớ các nhà hoạt động vì tự do- dân chủ tại Việt Nam trong thời gian qua, kêu gọi phải trả tự do ngay cho họ. Lý do những người đó chỉ thực thi những quyền căn bản của con người như tự do ngôn luận theo đúng hiến pháp Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế mà nhà cầm quyền Hà Nội tham gia ký kết.

****************

Ông Nguyễn Văn Hóa bị tạm giam vì vi phạm điều 258 Bộ Luật hình sự (BBC, 03/02/2017Bas du formulaire

Chị gái ông Nguyễn Văn Hóa cho biết ông bị bắt hôm 11/01/2017 và gia đình nhận thông báo Tạm giam bị can sáng 03/02 vì lý do vi phạm điều 258 Luật Tố tụng hình sự.

vn4

Một thanh niên Công giáo mất tích hơn 10 ngày – nghi bị bắt

Gia đình ông Nguyễn Văn Hóa hôm 03/02 cho biết mới nhận được thông báo "Tạm giam bị can" của Cơ quan điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh k‎‎ý ngày 20/01/2017 vì "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 của Bộ luật Hình sự.

Trả lời BBC Tiếng Việt, bà Nguyễn Thị Huệ, chị gái của ông Hóa, cho biết ông bị bắt giữ hôm 11/01/2017 và bà cho biết lý do bắt giữ là cáo buộc "ăn cắp xe máy và buôn bán ma túy". Tuy nhiên cho tới ngày 23/01 sau khi gia đình làm đơn gửi đi các cơ quan tỉnh thì mới nhận được thông báo tạm giữ của phía chính quyền.

"Trong năm 2016, việc Formosa đổ rác thải đổ ra biển khiến cá chết nhiều mà Hóa nằm trong vùng bị ảnh hưởng nhất của Hà Tĩnh, Hóa cũng có lên tiếng đòi hỏi công bằng cho bà con người dân miền Trung khi thấy bất công mà bà con miền Trung phải gánh chịu".

"Trước đây những vùng biển mà quyền lợi của họ chưa được đền bù thỏa đáng thì họ biểu tình. Riêng Hóa cũng lên tiếng đòi quyền lợi cho bà con miền Trung, làm việc từ thiện giúp bà con thôi, còn Hóa không làm các việc gì khác đâu", bà Huệ nói.

Bà Huệ cũng cho biết thêm : "Từ ngày 27/01 người nhà có ra tỉnh xin gặp Hóa nhưng họ không cho nên chỉ gửi được quà thôi. Sau Tết âm lịch thì mùng 6, mùng 7 họ mới làm việc nên người nhà chuẩn bị đi ra gửi đồ cho Hóa vì họ không cho thăm, nhưng sáng nay thì nhận được giấy Hóa bị tạm giam với điều 258 đó".

"Vì công an không cho người nhà gặp từ hôm đó nên gia đình đang lo lắng. Mà từ nhà tới nơi Hóa bị giam giữ cũng xa lắm, gần cả 100 cây số".

vn5

Sáng 3/2/2017, gia đình ông Nguyễn Văn Hóa cho biết mới nhận được Thông báo Tạm giam bị can vì điều 258 Luật Tố tụng hình sự

Bà Huệ cho biết hiện gia đình cũng chưa thu xếp hay có được trợ lý nào về mặt pháp lý kể từ khi ông Nguyễn Văn Hóa bị giam giữ.

Theo luật sư Trần Thu Nam cho BBC biết thì thường có Quyết định Khởi tố một khi có Thông báo Tạm giam bị can, nhưng gia đình ông Nguyễn Văn Hóa cho biết hiện chưa nhận được thông báo hay quyết định Khởi tố bị can hay Khởi tố vụ án nào.

Nguyễn Văn Hóa sinh ngày 15/4/1995 tại thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi gia đình ông Hóa sinh sống là một trong những khu vực chịu hậu quả nặng nề nhất trong vụ xả thải độc ra biển từ nhà máy của Formosa, gây thảm họa môi trường.

Trong Thông cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ra ngày 27/01/2017 đề cập tới một số vụ bắt giữ những người mà họ mô tả là lên tiếng phê phán và vận động nhân quyền cũng có nhắc tới trường hợp ông Hóa bị công an tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), có trụ sở tại New York, cũng đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam thả ông Nguyễn Văn Hóa và bà Trần Thị Nga (vẫn được biết đến với tên Thúy Nga), người cũng đang bị giam giữ với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ luật Hình sự.

**********************

Phá rừng phòng hộ làm nghĩa trang (RFA, 03/02/2017)

vn2

Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì). Courtesy of aovua.com.vn

Đất rừng phòng hộ tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh phúc bị phá để xây công viên nghĩa trang.

Báo mạng motthegioi.vn hôm nay loan tin mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có văn bản thừa nhận dự án làm nghĩa trang tại khu đất rừng phòng hộ bị dân chúng địa phương phản đối ; nhưng Ban thường vụ tỉnh Vĩnh Phúc vào hôm mùng 6 tháng Giêng đã họp bàn và thông qua quy hoạch xây dựng công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng chỉ 2 ngày sau khi nhận được tờ trình của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Hàng trăm hộ dân ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn phản đối với các cơ quan chức năng từ địa phương đến trung ương về phê duyệt sử dụng 153 héc-ta đất trồng rừng phòng hộ tại núi Ngang để xây dựng công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng.

Người dân địa phương cho biết diện tích 153 héc-ta đất rừng phòng hộ vừa nêu đã được giao cho cá nhân và các hộ gia đình nhận trồng rừng cũng như chăm sóc và bảo vệ từ năm 2002. Các hộ dân phản đối quyết định xây công viên nghĩa trang của Ủy ban tỉnh Vĩnh Phúc vì lo ngại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân chúng ở đây.

Dự án công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng có tổng vốn đầu tư 685 tỉ đồng sẽ được xây dựng trong quý I năm 2017 và dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Published in Việt Nam

taihoa1

Ban giám đốc tập đoàn Formosa cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam tại cuộc họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 2016 tại Hà Nội.

Môi trường và chính trị

Vụ nhiễm độc biển, làm cá chết hàng loạt, do chất thải của nhà máy luyện thép Formosa gây ra, bùng nổ vào đầu tháng tư năm 2016. Hàng ngàn tấn cá chết dạt vào bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị, và Thừa Thiên Huế trong tháng tư và tháng năm. Tai họa môi trường này làm cho hàng chục ngàn ngư dân mất việc làm, kéo theo hàng loạt những cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, đòi đền bù, trong đó có những cuộc biểu tình lên đến 10 ngàn người.

Thế nhưng vụ Formosa không được Bộ tài nguyên và môi trường xếp vào một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường trong năm 2016.

Trong 10 sự kiện nổi bật mà Bộ tài nguyên môi trường công bố, có phân nửa là các nghị quyết, hay chỉ thị của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam. Nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét về danh sách 10 sự kiện này :

"Tôi chỉ nhớ lóa ng thóa ng tôi đọc cách đây vài ngày, không còn nhớ rõ, mà nó chả đáng là những sự kiện, trong đó có chuyện triển khai nghị quyết đảng chi đó, chỉ là những chuyện vớ vẩn chẳng phải là một sự kiện".

Rất nhiều người được chúng tôi tiếp xúc đều nói rằng không thể chối cãi rằng thảm họa Formosa là một sự kiện cực kỳ lớn, thậm chí mang tầm vóc quốc tế, xuyên biên giới.

Tuy nhiên một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng ở Việt Nam là kỹ sư Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng :

"Nó (vụ Formosa) không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là một câu chuyện chính trị nữa, cho nên tôi cũng không rành lắm. Đâu phải vấn đề gì dân đồng ý mà họ đồng ý đâu".

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng vụ Formosa không chỉ đơn giản là một tai nạn do doanh nghiệp gây ra mà nó còn liên quan đến hàng loạt quan chức Việt Nam đã cấp giấy phép hoạt động cho công ty này, từ ông cựu Thủ tướng, cựu Bộ trưởng cho đến viên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh. Vì thế theo ông Huỳnh Ngọc Chênh :

"Qua những chuyện như vậy thì thấy rằng họ không đưa sự kiện Formosa vào trong 10 sự kiện là họ có ý đồ, muốn bưng bít không cho người dân nhớ đến chuyện này".

Lên tiếng giải thích với công luận Việt Nam tại sao vụ Formosa không được đưa vào làm một trong những sự kiện quan trọng của ngành tài nguyên môi trường, một quan chức Việt Nam của Bộ Tài nguyên và môi trường nói rằng chỉ ghi nhận những sự kiện mang tính tích cực mà thôi.

Một cựu viên chức từng phụ trách ngành dân vận của đảng cộng sản Việt Nam là ông Nguyễn Khắc Mai nói với chúng tôi rằng việc đưa tin tức theo kiểu chỉ loan báo những điều tốt đẹp vẫn còn trong não trạng quan chức Việt Nam.

"Đó là cái bệnh, cái tật bệnh của chủ nghĩa Mác Lênin, phải nói thẳng như vậy. Bởi vì thực chất người ta coi dân không ra gì. Không đếm xỉa gì đến nỗi bất hạnh của dân. Người ta chỉ coi trọng vai trò của nhà nước và sự lãnh đạo của đảng thôi. Họ coi đấy là số một. Và như thế hết sức là bi kịch".

Ông Nguyễn Khắc Mai còn so sánh chế độ của đảng cộng sản ngày nay còn kém hơn các triều đại phong kiến trước kia, khi vua quan đứng ra nhận lỗi lầm hoặc tổ chức tưởng nhớ những người dân thiệt mạng khi những vụ thiên tai địch họa xảy ra.

Thông tin có lợi và thông tin có hại

VIETNAM-ENVIRONMENT-FISHING-TAIWAN

Từ trái qua : Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam. Ảnh chụp ngày 30/6/2016 tại Hà Nội. AFP photo

Nhận định về việc loan truyền tin tức về những vụ tiêu cực tại Việt Nam trong những năm vừa qua nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết là do ảnh hưởng của mạng lưới thông tin điện tử nên những người cầm quyền tại Việt Nam cũng cho phép một sự thông tin tự do hơn :

"Càng ngày nhà nước cũng mạnh dạn công khai thông tin, kể cả những thông tin tiêu cực, không bưng bít một cách tuyệt đối như ngày xưa. Nhưng việc công khai nó ra cũng chưa đến đâu cả, vẫn tùy theo thông tin, có lợi hay không có lợi cho đảng, cho nhà cầm quyền".

Liên quan đến tại họa môi trường Formosa, ông Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng có lẽ chính quyền sợ rằng nếu xếp vụ này vào một trong 10 sự kiện nổi bật nhất trong ngành môi trường trong năm 2016, nhà nước sợ rằng dân chúng sẽ vin vào đó tiếp tục đòi hỏi việc đền bù cho mình, hay là sẽ tiếp tục kéo theo những cuộc phản kháng.

Cách nhìn nhận vấn đề như vậy của nhà nước Việt Nam bị ông Nguyễn Khắc Mai cho là rất kém, lợi bất cập hại :

"Ngu xuẩn thì mới làm như vậy, chứ nếu mà khôn ra thì biết an ủi dân, để từ đó người ta có thể quên đi, người ta tha thứ cho. Còn làm như thế này tưởng để người ta quên đi, nhưng thật ra lại nhấn vào, khoét sâu vào nổi đau của dân tộc".

Một nửa sự thật

Theo kỹ sư Nguyễn Huỳnh Thuật, người từng phản kháng thành công việc xây dựng hai nhà máy thủy điện có nguy cơ gây hại môi trường trên sông Đồng Nai, thì cái cách nhìn nhận vấn đề hiện nay của chính quyền là cái cách chỉ đưa ra được phân nửa sự thật. Ông nói tiếp :

"Vấn đề là sự thật cần được nhìn nhận, nhìn nhận được rồi thì mình sẽ có cách để chuyển hóa, để cho nó tốt hơn. Không dám nhìn nhận sự thật thì nó rất là khó. Mà trong bối cảnh này thì sự thật chưa được nhìn nhận, cũng như nhiều sự thật trước kia không được nhìn nhận".

Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người từng tham gia các cuộc biểu tình vì môi trường sau vụ Formosa, một lần nữa nhấn mạnh tầm vóc thảm họa Vũng Áng Formosa :

"Đó là một sự kiện vô cùng lớn, từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, làm cho bao nhiêu ngư dân điêu đứng, làm cho cả một nền kinh tế biển và du lịch ở cả dãy đất miền Trung bị thiệt hại nặng nề. Mà cho đến bây giờ người dân vẫn chưa tìm ra lối ra để sinh sống. Cho nên đó là một sự kiện rất lớn".

Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng ông lo rằng những diễn biến sau khi xảy ra thảm họa, cái cách nhà cầm quyền giải quyết sự việc là một điều nguy hiểm rất nghiêm trọng cho đất nước và dân tộc Việt Nam hiện nay :

"Tôi sợ đây là một vấn đề mà tôi cho là sự suy đồi văn hóa, một văn hóa chính trị đang suy đồi, và đấy là nỗi bất hạnh của dân thôi".

Ông Nguyễn Huỳnh Thuật, người đang thực hiện thành công khu du lịch sinh thái Rừng Gọi tại vùng Nam Cát Tiên, lại có cái nhìn lạc quan hơn, mặc dù ông vẫn cho rằng có nhiều câu chuyện về môi trường tại Việt Nam không kết thúc có hậu như chuyện ông và đồng nghiệp phản đối các dự án thủy điện trên sông Đồng Nai. Theo ông thì để giải quyết những vấn đề đó cần một sự can đảm của tập thể những nhà cầm quyền, dám nhìn thẳng vào sự thật.

Kính Hòa, phóng viên RFA

Nguồn : RFA tiếng Việt, 09/01/2017

**********************

Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm soát Formosa trước khi cho hoạt động (RFA TIẾNG VIỆT, 09/01/2017)

VIETNAM-CHINA-POLITICS-ECONOMY-RIOT

Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh chụp vào ngày 03 tháng mười hai năm 2015. AFP photo

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên Môi trường phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, chỉ khi đáp ứng các điều kiện mới cho phép hoạt động.

Ông Trịnh Đình Dũng đã khẳng định như vừa nêu khi tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 9/1 của ngành tài nguyên môi trường, để tổng kết năm 2016 và triển khai hoạt động năm 2017.

Theo đó, đối với nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ phải kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư về công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý môi trường, công tác quản lý môi trường.

Được biết Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh hồi tháng 4 năm ngoái đã xả thải không qua xử lý ra môi trường biển, gây ra thảm họa môi trường 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị tới Thừa Thiên Huế và bồi thường cho chính phủ Việt Nam 500 triệu USD.

Thảm họa môi trường đã làm hàng trăm ngàn ngư dân và gia đình 4 tỉnh miền Trung mất việc làm, mất sinh kế và cho đến nay hoạt động nghề biển vẫn chưa thể hồi phục.

Tuy nhiên, trong 10 sự kiện môi trường hàng đầu của năm 2016 mà Bộ Tài Nguyên- Môi trường công bố vào đầu tháng 1 vừa qua, không có thảm họa môi trường do Formosa gây nên như vừa nêu.

RFA tiếng Việt 

Published in Diễn đàn
vendredi, 06 janvier 2017 10:59

Phù sa độc

phusa1

Phù sa độc, một khái niệm mới thời thủy điện lên ngôi. RFA photo

Câu chuyện lũ lụt tại miền Trung lẽ ra đã khép lại và đã có quá nhiều thông tin về nó. Tuy nhiên, dường như hậu quả do lũ lụt để lại vẫn chưa hề lắng xuống, từ chuyện lương thực của người miền Trung bị ảnh hưởng, mùa màng hư hại cho đến dịch bệnh… tất cả các vấn đề này vẫn còn hoành hành. Và một vấn đề khá mới mẻ sau lũ lụt miền Trung, đó là chuyện phù sa độc.

Hết mong lụt về !

Một nông dân tên Hiên, ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, chia sẻ : "Phù sa thì năm ni nó độc quá, chẳng còn như mọi năm là làm tốt tươi ruộng đồng. Năm ni nó về hình như các công ty nó thải cái chất xả gì vào sông đó nên làm cho da ngứa ngáy, khó chịu lắm, làm cho da mình mẫm cảm và tấy đỏ hết. Cây cỏ, lúa cũng chết nữa thì người làm sao mà dám lội bùn !".

Ông Hiên chia sẻ thêm là với người nông dân, phù sa là thuốc bổ cho ruộng đồng và mùa màng, không có thứ gì làm vệ sinh cho lòng sông hay ruộng đồng tốt hơn nước lụt. Chính vì tác dụng rất đáng quí của nước lụt mà hầu như với bất kì người nông dân nào, lụt có ý nghĩa rất lớn. Và trong nhiều năm liền, kể từ khi thủy điện đầu nguồn các tỉnh miền Trung hoạt động ruộng đồng thiếu vắng những trận lụt mang phù sa về làm màu mỡ cho đất và giảm lượng sâu bọ, mùa khô thì nắng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa thì không có lụt nhỏ và vừa như trước đây.

Và cũng khác nhiều năm trước đây, từ năm năm trở lại, hầu như mỗi khi có lụt là người nông dân miền Trung trở nên tan hoang, lũ lụt càn quét đi mọi thứ từ mùa màng đến nhà cửa, tài sản và cả mạng người. Dòng nước chảy xiết, dữ tợn và dâng cao một cách bất thường không những phá hoại mọi thứ mà còn để lại hậu quả độc hại.

Ông Hiên nói rằng chưa bao giờ ông lại thấy hiện tượng phù sa độc nặng nề như năm nay. Nghĩa là thay vì phù sa do nước lũ mang về làm cho ruộng đồng tươi tốt, cây cối sum suê thì phù sa của các trận lụt trong mùa mưa năm qua đã làm cho cây cỏ bị khô héo, mọi thứ cây trong vườn đều rụng lá, chết dần chết mòn. Điều này dễ nhận biết nhất với người nông dân trồng hoa và cây cảnh. Hầu như chưa có năm nào mà lụt làm cho các vườn mai, vườn cúc chết trơ gốc nhiều như năm nay.

Ông Hiên than thở với chúng tôi là bùn non năm nay mang theo quá nhiều chất thải, rác rưởi và chất hóa học do các công ty thải ra nên mức độ gây ngứa và lở loét của nó cao một cách khác thường. Một nông dân quen chân lấm tay bùn như ông không dễ gì bị nấm móng và lở loét chỉ vì lội bùn non hai ngày. Thế nhưng sau trận lụt, đi làm đồng, dọn cỏ chuẩn bị cày bừa cho ruộng chưa đầy một buổi, tay chân ông bị ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ, cứ nơi nào dính bùn non thì nơi nó nổi mẩn đỏ, ngứa râm ran. Và không riêng gì ông Hiên, những người trong gia đình ông và các nông dân khác, ai bước xuống ruộng cũng bị ngứa và lở loét.

Theo một cán bộ thú y tên Sinh ở Hương Khê, Hà Tĩnh, một tỉnh Bắc Miền Trung Việt Nam cho biết thì trâu bò, lợn gà ở Hương Khê cũng bị hiện tượng tiêu chảy, giảm cân và lở loét sau khi kiếm ăn trên các bãi cỏ vừa bị lũ cuốn qua. Điều này chứng tỏ phù sa năm nay quá độc và nguy cơ mất mùa, vật nuôi bị chết vì bệnh sẽ còn kéo dài, kinh tế người nông dân bị ảnh hưởng không nhỏ một chút nào.

Nghiệt nỗi, ngoài những phần quà cứu trợ của các nhà từ thiện, về phía thủy điện vẫn chưa có động thái nào cho thấy họ hối lỗi về điều này và họ vẫn hoạt động bình thường, vẫn hưởng một cái Tết thắng lợi với quà cáp và tiền thưởng không nhỏ. Theo chỗ ông Sinh biết thì tiền thưởng Tết của ngành điện lực ở Hà Tĩnh năm nay khá cao. Như vậy, người nông dân thì đau khổ, thiếu thốn và thiếu cả không khí Tết, điều này khiến ông Sinh cảm thấy bị tổn thương vì trót làm người dân trong một tỉnh có quá nhiều tai ương đến từ biển, từ núi rừng, từ hệ thống quản lý.

Ông Sinh cho biết : "Cái nguồn thu của công nhân viên nhà nước, có vai có vế mới có tiền, còn lài, dân tròn (dân đen) thì không có thu nhập gì, cả năm trúng được chừng 40 triệu tiền bán cây, xong rồi thì không có khoản nào khác. Nhưng cũng không phải nhà nào cũng có được điều đó, có một số gia đình có thôi. Phần lớn thì đi làm thuê tứ xứ, vào Nam làm thuê là chính. Năm nay dù đã tháng Chạp nhưng chưa thấy Tết gì cả. Dường như Tết là của ai chứ không phải của mình. Mọi năm thì Noel xong thì xuống giống, năm nay đến giữa tháng Chạp rồi mà chỉ mới bắt đầu gieo sạ thôi !".

Bốn bề trùng vây

phusa2

Bùn non tràn ngập mọi nơi ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. RFA photo

Tình trạng người nông dân bị vây bùa bốn bề, cái đói, nỗi đau mất mát và thiệt hại vẫn chưa nguôi, Tết đang đến sát bên lưng mà vẫn chưa có gì để lo sắm Tết, thậm chí không khí tang tóc vẫn còn quanh quất đâu đó trong các gia đình có người thân thiệt mạng bị lũ cuốn… Một người nông dân ở huyện Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, tên Vĩnh, chia sẻ : "Giờ hiện tại thì dân mình họ đang sạ, cũng có đám chưa gieo, hiện tại thì khắc phục dần dần. Trâu bò thì thiệt hại vì cỏ không có, rơm bị lụt ngấm nó thối nên không có cho trâu bò ăn, bệnh tật cũng nhiều. Hiện nay chỉ lo cặm cụi mùa màng chứ chưa ai dám nghĩ tới Tết cả !".

Theo ông Vĩnh, tình trạng làm trễ mùa vụ, nguy cơ thiếu lương thực vào thời điểm giáp hạt và khắc phục hậu quả lâu dài, thậm chí chưa kịp khắc phục thì phải nhận chịu tiếp những trận xả lũ của năm tới có vẻ như đang hiện rõ dần trước mắt người nông dân Ba Đồn, Quảng Bình. Vì hiện tại, chỉ còn ngót nghét hai mươi ngày nữa đã là Tết, mà mọi chuyện vẫn còn dang dở. Nhiều gia đình vẫn chưa khắc phục hết hậu quả lũ lụt, nhiều ngôi nhà bị sập vẫn chưa xây dựng lại được vì không có tiền.

Mọi năm, hiện nay bà con nông dân trồng rau, củ, quả đã chuẩn bị thu hoạch vụ Tết, thậm chí đang thu hoạch vụ Tết sớm để bán ra các tỉnh phía Bắc nhưng năm nay thì mọi chuyện ngược lại. Rau củ quả từ phía Bắc đưa vào bán cho người dân miền Trung với giá cao ngất, một bó rau muống có giá 15 ngàn đồng, tương đương với 1,5 ký gạo hạng ngon. Và các loại củ quả cũng đắt tỉ lệ, có nhiều loại rau muống mua được một bó phải tốn đến 3 ký gạo. Nhưng đáng sợ nhất là hầu hết nguồn rau đều nhập từ Trung Quốc.

Bởi với kinh nghiệm lâu năm của một nông dân chuyên trồng rau, ông Vĩnh dễ dàng nhận ra đâu là rau Trung Quốc, đâu là rau trồng trên cánh đồng Việt Nam. Điểm dễ nhận biết nhất là rau củ quả Trung Quốc được bơm thuốc bảo dưỡng nên để rất lâu vẫn không hư hỏng. Rau do nông dân Việt Nam trồng không có đặc tính này, chỉ cần để qua hai ngày thì hoặc là khô héo, hoặc là úng nhũn.

Hơn nữa, Tết sắp về, người nông dân vừa không có nguồn thu nhập, mùa màng còn dang dở, vừa thiếu lương thực lại vừa phải còng lưng để mua thực phẩm độc hại của Trung Quốc. Mọi chuyện đều là mối nguy khó nói !

Published in Việt Nam
vendredi, 23 décembre 2016 21:56

Tương lai nào cho môi trường Việt Nam ?

moitruong1

Binh sĩ thu gom cá chết trên Hồ Tây ở Hà Nội, 3/10/2016.

Năm 2016 đã chứng kiến một loạt cuộc khủng hoảng môi trường ở Việt Nam mà tiêu biểu nhất là vụ cá chết hàng loạt trên các vùng biển miền Trung. Tình trạng này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về mức độ ô nhiễm cao đến mức báo động ở Việt Nam. Bộ trưởng Trần Hồng Hà phải cảnh báo rằng môi trường Việt Nam "đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa". Nhưng liệu vấn nạn này sẽ được giải quyết như thế nào khi lợi ích kinh tế được đặt trên vấn đề bảo vệ môi trường ?

Luật Môi trường của Việt Nam ra đời cách đây hơn 1 thập kỷ và theo đánh giá của 1 chuyên gia về môi trường, bộ luật này được chỉnh sửa và qua 2 lần cải tiến đã làm cho hệ thống pháp luật của Việt Nam về môi trường trở nên "khá đầy đủ về mặt quy định và chi tiết". Nhưng tại sao tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam lại vẫn xảy ra và những vụ việc nghiêm trọng nhất lại xảy ra trong những năm gần đây ? Giáo sư của Khoa Môi trường và Đô thị của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Đinh Đức Trường giải thích về điều này với VOA Việt ngữ : "Cái khó của Việt Nam lại nằm trong quá trình giám sát thực thi và quá trình xử lý vi phạm tức là bao gồm việc giám sát người ta có thực thi đúng hay không và cái thứ 2 là khi phát hiện ra rồi thì cái cơ chế và chế tài sử phạt sẽ như thế nào thì hiện nay ở Việt Nam, tôi nghĩ, là vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là việc giám sát".

Và theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, luật của Việt Nam được ban hành rất nhiều trong những năm gần đây nhưng việc thực thi luật thì lại không có hiệu quả. "Việt Nam đã có gấp 5 lần luật so với cách đây 20 năm. Quá nhiều luật và bây giờ thực sự một thủ tướng hay một chủ tịch nước hay là những bộ trưởng, họ không thể nhớ nổi là luật như thế nào. Trong bối cảnh có tới hơn phân nửa số văn bản văn phạm pháp quy từ Chính phủ truyền xuống là các địa phương không thi hành. Và hơn 1 nửa số văn bản từ cấp ủy ban nhân dân tỉnh thành truyền xuống các quận huyện cũng không được thi hành".

Đó là nguyên nhân, theo nhà báo Dũng, vì sao luật môi trường được đưa ra mà vẫn "đều đều xảy ra các vụ Vedan, Sonadezi và gần đây nhất là Formosa".

Thiên đường cho ô nhiễm

Trong 3 năm từ 2008-2011 Sonadezi Long Thành đã xả chất thải chưa qua xử lý vào hệ thống sông ngòi Đồng Nai gây thiệt hại cho người dân địa phương. Trước đó, vào năm 2009, nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan Vietnam của Đài Loan cũng đã gây ra ô nhiễm nguồn nước khi xả chất thải độc chưa qua xử lý ra sông Thị Vải chảy qua thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai. Vụ ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung do một công ty khác của Đài Loan, Formosa, gây ra trong năm nay được coi là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng môi trường ở Việt Nam. Theo sau đó là những vụ cá chết hàng loạt trên các sông hồ ở những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Trong năm qua, tình trạng ô nhiễm không khí nhất là ở Hà Nội cũng đã lên đến mức báo động. Ô nhiễm không khí ở Việt Nam, theo nhiều khảo sát quốc tế gồm cả Mỹ và Thụy Điển, luôn đứng ở trong nhóm tồi tệ nhất thế giới.

Ô nhiễm môi trường hàng năm ở Việt Nam đang gây ra thiệt hại tương đương với 5% GDP theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, theo cảnh báo của tiến sỹ Đinh Đức Trường, nếu ô nhiễm môi trường theo đà tăng tiến như hiện nay mà không có biện pháp hữu hiệu nào được thực hiện thì Việt Nam có thể sẽ vượt qua Trung Quốc về mức độ ô nhiễm.

Vậy hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường được coi là đầy đủ của Việt Nam đang có những lỗ hổng để cho sự vi phạm môi trường diễn ra không ?

Theo một nghiên cứu mới nhất của tiến sỹ Đinh Đức Trường có tên "Việt Nam – thiên đường ô nhiễm cho doanh nghiệp nước ngoài" 80% các khu công nghiệp ở Việt Nam đang vi phạm luật môi trường và trong số những khu công nghiệp vi phạm này, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm đến 60%. Theo tiến sỹ Trường, "hiện tại đang bị một vấn đề là các khu công nghiệp (trong đó) một số khu công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ví dụ như Formosa rồi Vedan cách đây mấy năm, cũng là những vụ điểm thôi, nhưng cái đấy nó cũng thể hiện rằng mình vẫn còn những khe hở, lỗ hổng nhất định trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng như là xử lý các bài toán môi trường, các vấn đề ô nhiễm môi trường này. Vẫn còn những khe hở của pháp luật".

Thiên đường cho công nghệ lạc hậu

Ngoài những khe hở về pháp luật, các chính sách đầu tư và phát triển, theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đang hấp dẫn những công nghệ lạc hậu vào đây.

Giáo sư của Trường Đại học Kinh tế quốc dân nói nhiều doanh nghiệp FDI đang mang công nghệ lạc hậu và bị cấm ở các nước phát triển vào Việt Nam nhằm kéo dài tuổi thọ của máy móc và hưởng lợi từ chi phí môi trường thấp.

Với việc quá chú trọng vào sự phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những tiêu chuẩn thấp về môi trường và theo vị giáo sư này, "thỏi nam châm" thu thút FDI vào Việt Nam là ngành dệt may, thép, giấy đều là những ngành có tiềm năng gây ô nhiễm cao với hàng loạt dự án vốn đầu tư lớn từ Trung Quốc và Đài Loan.

Ngoài phát triển công nghiệp, vấn đề đô thị hóa nhanh chóng cũng là nguyên nhân cho vấn nạn ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng Nguyễn Ngọc Lý. "Trong sự phát triển nhanh về công nghiệp và về đô thị hóa hiện nay, nó đã đẩy đi quá nhanh và việc bảo vệ môi trường đang rất bị hạn chế, không theo kịp với sự phát triển đó. Và nó cũng như là các nước, nó sẽ phải đi theo 1 lộ trình khá là vất vả".

Mức độ ô nhiễm môi trường đáng báo động ở Việt Nam cũng đang làm cho những doanh nghiệp nước ngoài lo ngại và có nhà đầu tư đã rút vốn ra khỏi Việt Nam chỉ vì lý do này. Chủ tịch điều hành của Dragon Capital Dominic Scriven gần đây tiết lộ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam rằng nhà đầu tư lớn nhất của quỹ này quyết định "rút ra khỏi thị trường Việt Nam vì lý do thiếu vắng những chính sách và hành động thuyết phục trong việc bảo vệ môi trường".

Với tất cả những lý do này, theo tiến sỹ Đinh Đức Trường, trong tương lai tiêu chuẩn của Việt Nam sẽ phải thay đổi theo hướng thắt chặt hơn và gia tăng hơn để thỏa mãn nhu cầu trong nước và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng vị tiến sỹ này nói quá trình đó sẽ không đơn giản :

"Sẽ phải có sự tham gia của Nhà nước – tham gia của Nhà nước ở đây (bao gồm) cả việc cung cấp vốn, hỗ trợ các cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp để họ đổi mới các công nghệ thân thiện. Mặt khác thì Nhà nước cũng phải cập nhật những thông tin về các tiêu chuẩn môi trường trên thế giới, đặc biệt là của các tổ chức thương mại thế giới và các khách hàng trên thế giới. Tôi nghĩ rằng bảo vệ môi trường là cái không thể đẩy lùi được nữa, bắt buộc phải làm thôi".

Thực hiện theo 1 lộ trình với sự tham gia từ cả phía doanh nghiệp và Chính phủ để việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay ở Việt Nam, theo đề xuất của tiến sỹ Trường, sẽ hữu hiệu nhưng rất là khó. Theo con số mà tiến sỹ Trường cho VOA Việt ngữ biết, Việt Nam sẽ thực hiện tăng trưởng xanh từ 2016-2030 và cần phải đầu tư 30 tỷ đô la cho đổi mới công nghệ mà trong đó Nhà nước chỉ có thể chi 30% và phần còn lại là do các khu vực tư nhân và sự hợp tác công tư. Bộ trưởng Trần Hồng Hà, trong một buổi họp quốc hội tại Hà Nội đầu tháng 11 vừa qua, đã cho rằng "để giải quyết căn cơ vấn đề môi trường thì chính là tái cơ cấu nền kinh tế. Thay đổi từ 1 nền kinh tế thâm dụng vào nguồn vốn tài nguyên tự nhiên, xâm dụng vào chi phí môi trường" sang 1 nền kinh tế xanh và sạch.

"Sau một loạt sự cố về môi trường thì chúng ta cũng nhận thấy rằng là môi trường của chúng ta đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa. Trước đây môi trường thường là đi sau so với hoạt động phát triển – phát triển trước làm sạch sau. Thì hiện nay vấn đề môi trường cần phải đi trước và đi ngay vào trong quá trình đó. Trước đây chúng ta bảo vệ môi trường trong phát triển. Nhưng bây giờ môi trường phải nằm ngay trong từng dự án đầu tư, trong chiến lược và quy hoạch".

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội nghị Thượng đỉnh Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh đầu tháng 11 vừa qua cũng đã khẳng định Việt Nam sẽ không phát triển kinh tế bằng cái giá của môi trường. Còn bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nói trong một buổi đối thoại gần đây với các luật sư và ngư dân Hà Tĩnh rằng giải quyết vụ môi trường biển miền Trung là "sinh mệnh chính trị" của ông. Và chúng ta sẽ phải chờ xem các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ đi từ lời nói đến hành động như thế nào.

VOA tiếng Việt, 23/12/2016

Published in Việt Nam