Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhóm nhân sĩ trí thức Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc (RFA, 10/08/2019)

Một nhóm 7 vị nhân sĩ - trí thức ở Sài Gòn được nhiều người biết đến vào ngày 10/8 tiến hành một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam trước Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh.

chong1

Nhóm nhân sĩ-trí thức Sài Gòn biểu tình trước Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/8/2019 -Courtesy Facebook Dung Hoang

Những vị tham gia gồm các giáo sư Hoàng Dũng và Tương Lai, các ông Võ Văn Thôn, Lê Công Giàu, Hà Thúc Huy, Nguyễn Thanh Văn, Huỳnh Tấn Mẫm. Giáo sư Hoàng Dũng vào tối ngày 10/8 xác nhận tin vừa nêu với Đài Á Châu Tự Do.

Giáo sư Hoàng Dũng cho biết dù trong thời gian qua tư gia của một số vị như Giáo sư Tương Lai… bị lực lượng chức năng canh phòng chặt chẽ, nhưng những người tham gia vẫn tìm cách liên lạc và đến được địa điểm biểu tình.

Những người biểu tình mang theo băng rôn, biểu ngữ và hô ‘đả đảo’ Trung Quốc xâm lược.

Theo Giáo sư Hoàng Dũng thì cuộc biểu tình diễn ra thuận lợi, không có cử chỉ đàn áp. Tuy nhiên có công an trẻ ra khuyên giải những vị trí thức với luận điểm thông thường lâu nay là vấn đề chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam đã có nhà nước Hà Nội lo. Giáo sư Hoàng Dũng thuật lại khi nghe điều đó, Giáo sư Tương Lai đã lớn tiếng phản bác.

Trong bài viết trên trang Facebook cá nhân, Giáo sư Hoàng Dũng viết về vụ việc này : "Chúng tôi đã đến trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, cơ quan đại diện cho chính quyền Trung Quốc để biểu tỏ lòng yêu nước của dân Việt, để phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc. Nhưng bỗng nhiên có một bóng áo xanh : một anh công an rất trẻ, má còn lấm tấm mụn cám, xuất hiện và khuyên giải mọi người giải tán. Thực ra, anh nói cũng lễ phép và nhẹ nhàng. Anh Tương Lai nói to : "Chụp cho tôi với anh công an này một tấm ảnh nào"… Nghe thế, anh giãy nảy không chịu, lại tiếp tục khuyên. Nhưng đến câu này của anh : "Chuyện chống Trung Quốc để nhà nước lo" thì anh Tương Lai không chịu nổi, la lớn : "Láo ! Nhà nước nào lo chuyện chống xâm lược ?". Có lẽ Bộ Công an nên ra một chỉ thị cấm cán bộ của mình nói những câu phản động, phản truyền thống "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" của dân tộc như thế".

Giáo sư Hoàng Dũng nhắc lại thực tế trước đây trong một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, xâm lược Việt Nam có một số người tham gia bị lực lượng chức năng đánh đổ máu.

Đó là một trong những lý do mà kỳ này khi Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính của Việt Nam nhiều người dân tỏ vẻ thờ ơ.

Dẫu thế theo Giáo sư Hoàng Dũng, cuộc biểu tình của những vị nhân sĩ-trí thức Sài Gòn vào ngày 10/8 cũng nhằm đánh động tinh thần ‘nước mình, mình giữ’.

Vào ngày 6/8, tại Hà Nội một số nhà hoạt động cũng tiến hành một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam trước Đại sứ quán Trung Quốc.

Lực lượng công an cũng xuất hiện và yêu cầu giải tán.

********************

Quan ngại về mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện ở Việt Nam (RFA, 10/08/2019)

Thông tin đăng ký tên miền Weibo.vn cũng như bảng hiệu của ‘Công ty cổ phần Weibo Truyền thông mạng xã hội Việt- Trung’ xuất hiện ở Hà Nội trong những ngày qua khiến nhiều người trong nước quan ngại mạng Weibo của Trung Quốc đến Việt Nam.

vn5

Hình ảnh bảng hiệu Công ty Cổ phần Weibo - Courtesy Facebook Nguyễn Lê Minh Quân (Johan)

Truyền thông trong nước vào các ngày 8 và 9 tháng 8 loan tin vừa nêu. mạng báo Thanh Niên cho biết theo tìm hiểu thì cách thời điểm bản tin loan đi một tuần lễ có công ty Weibo Joint Stock Company do người có tên Nguyễn Lê Minh Quân sinh năm 1988 ở Hà Nội đăng ký.

Còn mạng báo Tuổi Trẻ vào ngày 8 tháng 8 loan tin hiện có tên miền www.weibo.vn đăng ký vào ngày 31 tháng 10 năm 2018 do Nguyễn Lê Minh Quân là chủ thể đăng kỳ sử dụng. Người này cũng là người đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập công ty cổ phần Weibo.

VTC News cũng có tin cho biết Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội là đơn vị cấp phép cho công ty cổ phần Weibo và tên miền www.weibo.vn.

Mạng báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ Bộ Thông tin- Truyền thông rằng cơ quan này chưa hề cấp phép hay xét duyệt hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp nào có hoạt động liên quan đến mạng xã hội Weibo Trung Quốc. Bộ Thông tin- Truyền thông Việt Nam đến thời điểm này chưa nhận được thông tin gì từ phía Weibo Trung Quốc về việc mở hoạt động của họ tại Việt Nam.

Weibo hay Sina Weibo là trang mạng xã hội có 30% người sử dụng mạng ở Trung Quốc dùng. Weibo ra đời vì chính phủ Trung Quốc cấm Facebook và Twitter tại Hoa Lục.

***********************

Trung Quốc phá giá đồng tiền, xuất cảng Việt Nam bị ảnh hưởng (Người Việt, 09/08/2019)

Trung Quốc phá giá đồng CNY, các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất cảng của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh, trong khi rau củ quả giá rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn vào cạnh tranh với hàng Việt.

vn2

Mặt hàng tôm Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường Trung Quốc khi nước này điều chỉnh tỷ giá đồng CNY. (Hình : VietnamNet)

Trước sức ép gia tăng của cuộc thương chiến với Mỹ, Trung Quốc đã có động thái phá giá đồng Nhân Dân Tệ (CNY) khiến tỷ giá đồng tiền này so với đồng đô la đã rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Đây được coi là biện pháp trả đũa việc Tổng Thống Donald Trump tuyên bố áp thuế thêm 10% đối với $300 tỷ hàng hóa của Trung Quốc.

Thế nhưng, việc Trung Quốc phá giá CNY không ảnh hưởng nhiều đến Mỹ mà khiến nông sản xuất cảng sang Trung Quốc của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Báo VietnamNet dẫn nhận định từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết đồng CNY liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của đồng tiền Việt Nam (VND) trước đồng đô la, sẽ tạo ra chênh lệch mất giá giữa đồng CNY so với VND "là rất lớn". Vì thế, giá trị của VND so với CNY tăng lên.

Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất cảng từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất cảng của Việt Nam.

Cụ thể với mặt hàng thủy hải sản, theo VASEP nước cạnh tranh xuất cảng lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc (nhất là mặt hàng tôm) là Ấn Độ hiện đang có nguồn cung tôm giá rẻ hơn, trong khi đồng Rupee cũng bị phá giá sâu so với đô la, nên chênh lệch mất giá với CNY ít hơn so với VND. Do vậy, Ấn Độ sẽ đẩy mạnh xuất cảng sang Trung Quốc và Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn.

Một doanh nghiệp trong ngành thủy sản ở Cà Mau lo ngại tôm, cá Việt Nam sẽ "hết đường sang Trung Quốc" khi nước này phá giá đồng CNY. Bởi vì nếu muốn xuất sang Trung Quốc sẽ phải giảm giá, giảm lợi nhuận để cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường Trung Quốc, nhưng nếu giảm giá thành cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp thủy sản sẽ không có lãi, thậm chí thua lỗ.

vn3

Dự báo rau củ quả giá rẻ của Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn về Việt Nam với số lượng lớn. (Hình : VietnamNet)

Chia sẻ với VietnamNet, đại diện Vina T&T Group, một doanh nghiệp chuyên xuất cảng, cho biết hiện việc mua bán trong xuất cảng chính thức (chính ngạch) và không chính thức (tiểu ngạch) của Việt Nam đối với Trung Quốc phần lớn giao dịch bằng đồng CNY. Vì vậy, khi đồng CNY mất giá đồng nghĩa các công ty xuất cảng của Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ở chiều nhập cảng, đồng CNY mất giá kéo theo hàng nông sản, nhất là rau quả từ Trung Quốc giá vốn rẻ sẽ càng rẻ hơn được nhập nhiều vào thị trường Việt Nam. Khi đó, nông sản Việt sẽ bị cạnh tranh rất lớn chính ngay trên sân nhà.

Theo thông tin từ VASEP, do Trung Quốc siết chặt kiểm soát thương mại mậu biên và kiểm tra an toàn thực phẩm, trong khi nhiều doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam vốn quen xuất cảng qua đường tiểu ngạch, thiếu thông tin về những quy định xuất cảng qua đường chính ngạch, dẫn đến việc thụ động, phá sản.

Đây là một phần nguyên nhân dẫn đến việc xuất cảng thủy sản sang Trung Quốc tính đến hết Tháng Sáu, 2019, giảm 2,3% so với cùng kỳ 2018, chỉ đạt 572 triệu USD.

Nói với báo VietnamNet, ông Phạm Tất Thắng, chuyên gia xuất nhập cảng, nhận định việc Trung Quốc phá giá đồng CNY sẽ ảnh hưởng tới toàn cầu, được dự đoán có thể dẫn tới nguy cơ kinh tế toàn cầu sẽ sa vào một đợt suy thoái nặng nề.

Riêng Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất cảng lớn nhất của nông sản, thậm chí có nhiều mặt hàng chỉ xuất được sang Trung Quốc. Do vậy, khi giá trị đồng CNY thay đổi hạ thấp tính trên tỷ giá giữa VND sẽ ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức tới hoạt động xuất cảng của Việt Nam. (Tr.N)

****************

Ngưng mua thịt heo Mỹ, Trung Quốc quay sang Việt Nam gom hàng (Người Việt, 09/08/2019)

Trả đũa Mỹ, Trung Quốc hủy mua thịt heo khiến không đủ nguồn thịt cung cấp cho thị trường 1,4 tỷ dân, buộc phải quay sang Việt Nam gom hàng dù trước đó đã "cấm cửa" mặt hàng này hơn hai năm.

vn4

Thiếu hàng, thương lái Trung Quốc sang Việt Nam gom từ heo sống đến thịt heo mảnh. (Hình : VietnamNet)

Báo VietnamNet ngày 9/8/2019, dẫn lời ông Nguyễn Văn Duy, một thương lái chuyên thua mua heo ở tỉnh Lạng Sơn, cho biết đang tăng thu mua heo sống để xuất sang Trung Quốc.

Theo ông Duy, trước đây heo Việt Nam được xuất cảng sang Trung Quốc qua đường không chính thức, nhưng từ năm 2017 đến nay thì bị cấm hẳn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng giá "heo hơi" ở Việt Nam hồi năm 2017.

Thế nhưng hiện tại, các đầu mối chuyên kinh doanh thịt heo bên Trung Quốc đặt mua heo trở lại. Thậm chí một số lò mổ ở Việt Nam còn bán cả thịt heo mảnh làm sẵn.

"Trung Quốc cũng giống Việt Nam đang bị dịch tả heo Châu Phi hoành hành dẫn đến nguồn cung thiếu hụt, giá heo hơi tăng cao hơn so với Việt Nam khoảng 1 USD/kg nên các thương lái bên Trung Quốc đẩy mạnh thu mua heo của Việt Nam", ông Duy cho biết.

Trước đó, ông Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại lớn nhất nhì tỉnh Sơn La, cũng cho biết, hôm 2/8, một thương lái Trung Quốc đánh xe lên tận trại nhà ông để mua 150 con heo đưa sang Trung Quốc.

Nói với báo VietnamNet, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết Trung Quốc đang bị khủng hoảng do dịch tả heo Châu Phi. Tính từ tháng 8/2018 đến nay, nước này đã phải tiêu hủy khoảng 200 triệu con heo (chiếm 30% tổng đàn) nên nguồn cung thịt heo thiếu hụt trầm trọng khiến giá tăng mạnh.

Cụ thể, theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, hồi cuối tháng Bảy vừa qua, giá heo bán buôn bình quân ở Trung Quốc tăng lên 18,6 CNY/kg (2,7 USD). Tại một số tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây, Sơn Đông, Cát Lâm… giá heo tăng lên tới 3,2 USD /kg, thậm chí Hà Bắc, Hà Nam giá đã tăng lên mức 3,6 USD /kg.

Trong khi đó, ngày đầu tiên của tháng 8/2019 Bộ Nông nghiệp Mỹ loan tin Trung Quốc quyết định hủy mua lô thịt heo Mỹ lớn nhất từ trước đến nay, với 14.700 tấn, dự kiến nhận trong năm nay và năm sau.

Trước đó, Trung Quốc đã hủy mua 53 tấn thịt heo Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 28/2, hủy mua 999 tấn trong tuần kết thúc ngày 21/3, hủy mua 214 tấn trong tuần kết thúc ngày 18/4 và hồi giữa tháng 5/2019, cũng đã đã hủy mua 3.200 tấn thịt heo của Mỹ.

Ông Dương nhận định : "Nguồn cung trong nước đang thiếu hụt, nguồn cung lớn thịt heo từ Mỹ cũng đã bị hủy, Trung Quốc sẽ phải tìm nguồn cung khác bù đắp vào sự thiếu hụt này và không đâu tốt hơn Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá heo ở Việt Nam tăng trở lại".

Khảo sát trên thị trường hiện nay, giá thịt heo hơi xuất chuồng ở Việt Nam đang tăng, đặc biệt là tại các tỉnh phía Bắc giá heo hơi xuất chuồng đã tăng lên mốc 44.000-49.000đồng/kg (1,9 USD -2,1 USD)

Tại các tỉnh miền Trung, miền Nam, giá thịt heo hơi xuất chuồng cũng bắt đầu tăng nhẹ, hiện là 33.000-35.000 đồng/kg (1,4 USD -1,5 USD) tùy địa phương.

Theo Anova Feed dự báo, giá heo hơi ở Việt Nam dự kiến sẽ còn nhích lên từng ngày, bởi hiện lượng heo không còn nhiều vì số lượng đàn bị tiêu hủy do dịch tả heo Châu Phi khá lớn với gần 4 triệu con. (Tr.N)

******************

Việt Nam phản đối sách giáo khoa Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông (VOA, 09/08/2019)

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 9/8 phn bác các thông tin "trái vi s tht" trong b sách giáo khoa sp ra mắt của Trung Quc, trong đó nói Bin Đông là mt phn ca Trung Quc "t thi c đi" và khng đnh đây là hành đng không có li cho quan h hai nước.

gk1

Người phát ngôn BNG bình luận về thông tin trên Global Times (Hoàn cầu Thời báo) về việc Trung Quốc ra sách giáo khoa lịch sử tuyên bố Biển Đông thuộc Trung Quốc "từ thời cổ đại".

Trên trang Twitter chính thức ca B Ngoi giao Vit Nam, người phát ngôn Lê Th Thu Hng bình lun vi viết ngày 1/8 ca t Global Times (Hoàn cu Thi báo), trong đó nói b sách giáo khoa mà Trung Quc d đnh ra mt vào tháng ti s "nêu bt toàn vn lãnh th" ca Trung Quc Bin Nam Trung Hoa – mà Vit Nam gi là Bin Đông.

Bài viết ca t Global Times đưa ra mt ví d trong nhng nội dung được ci biên trong b sách giáo khoa lch s cho hc sinh trung hc, khi trích li Giáo sư s hc Ye Xiaobing, nói rng cm đo Điếu Ngư (thuc vùng bin phía Đông Trung Quc) và Bin Nam Trung Hoa (tc Bin Đông) "đã là lãnh th ca Trung Quc t thời c đi, và Trung Quc là nước đu tiên phát hin ra, đt tên, và tun tra các khu vc này".

Vẫn theo t báo ca Đng cộng sản Trung Quc, người Trung Hoa thi c đi đã đi qua bng đường bin và phát hin ra các đo trên Bin Đông t thi Nhà Tây Hán (từ năm 206 trước công nguyên đến năm 25 sau công nguyên).

Theo giáo sư Trung Quc, b sách này s được phân phi và s dng tt c các trường hc Trung Hoa đi lc bt đu t tháng 9.

"Việc Trung Quc tuyên truyn, giáo dc thế h tương lai bng nhng thông tin trái với s tht lch s và lut pháp quc tế là không có li cho mi quan h song phương gia hai nước", bà Hng nói trong phn đăng ti trên Twitter bng tiếng Anh ca Bộ Ngoại giao hôm 9/8.

Trước đó mt ngày, bà Hng được Tui Tr trích li nói trong bui hp báo thường kỳ ti Nhà khách Chính phủ vi khng đnh v "bng chng lch s" ca Vit Nam trên Bin Đông khi tr li câu hi ca phóng viên v thông tin b sách giáo khoa nói trên ca Trung Quc.

"Như đã nhiu ln khng đnh, Vit Nam có đy đ cơ s pháp lý và bng chng lch s đ khẳng đnh ch quyn ca mình đi vi hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hp vi lut pháp quc tế", bà Hng nói hôm 8/8 ti cuc hp báo Hà Ni.

Trước đây Vit Nam tng nhiu ln phản đi Trung Quc khi nước này phát hành các b tem "xâm phm ch quyn bin đo ca Vit Nam trên Bin Đông" cũng như sn xut các qu cu nha in các tnh phía bc ca Vit Nam vào lãnh th Trung Quc.

Trong hơn 1 tháng qua, mi quan h gia Vit Nam và Trung Quốc đã rơi vào khng hong nghiêm trng vi các tàu chp pháp ca hai bên đi đu nhau ti Bãi Tư Chính Bin Đông, nơi Bc Kinh điu mt tàu thăm dò đa cht ti khu vc mà Hà Ni nói là thuc vùng đc quyn kinh tế ca mình.

Bà Hằng hôm 8/8 khng đnh vi báo chí rng tàu Hi Dương Đa cht 8 ca Trung Quc đã ri khi khu vc. Trong hơn 1 tháng qua, Vit Nam 3 ln lên tiếng phn đi hot đng thăm dò ca tàu này, nói rng làm như vy là "vi phm ch quyn và quyn tài phán ca Vit Nam". Tuy nhiên Hà nội không có hành đng pháp lý nào đ kin Bc Kinh ra tòa quc tế như nhiu chuyên gia quc tế và người dân kêu gi.

Published in Việt Nam