Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 07 mars 2023 23:09

Buồn vui làm người gốc Việt

Tôi đã sống và đi du lịch nhiều quốc gia trên thế giới. Không biết khuôn mặt của mình mang dáng nét ra sao mà ít có người gặp lần đầu mà họ đoán đúng tôi là người Việt Nam.

bvp1

Tác giả, đứng bên phải, cùng hai đồng nghiệp trong một chuyến công tác ở Thái Lan năm 1987 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Ngày mới tới Mỹ, đi học ESL nhiều bạn nghĩ tôi là người Hàn quốc. Vào Đại học U.C. Berkeley, trong giờ làm thí nghiệm lớp hóa học có mấy bạn da trắng thấy tên ngắn gọn "Phu Bui" nên nghĩ tôi là người Hoa.

Ở chung ký túc xá có một bạn người Nga, nhìn tên tôi anh biết ngay là người Việt, vì anh quen mấy du sinh Việt ở Liên bang Xô Viết và cũng có người họ Bùi. Một hôm khi chúng tôi đứng cạnh nhau chờ ăn cơm chiều, anh nói vui là đừng bao giờ xếp hàng sau người Việt, tôi hỏi vì sao thế, anh kể đứng sau người Việt thì khi đến lượt sẽ có mấy người Việt khác chen vào trước mình, mà anh đã chứng kiến trong ký túc xá bên Nga.

Nguồn gốc Việt đã không thể hiện qua khuôn mặt của tôi, còn giới tính cũng là một câu chuyện vui.

Đến Mỹ được vài tháng, tôi bắt đầu tìm hiểu về các đại học trong khu vực để xin học. Vào thư viện công cộng tìm cẩm nang các trường đại học, thấy trường nào có địa chỉ gần nhà, có thể đi học bằng xe điện hay xe buýt là tôi ghi địa chỉ, về nhà viết thư cho Admission Office xin trường gửi cho một quyển Catalog giới thiệu trường và các ngành học, môn học mà trường có dạy.

Tôi gửi thư cho hơn chục trường, từ các trường lớn như U.C. Berkeley, California State University ở Hayward hay bên San Francisco cho đến các đại học cộng đồng Vista College, College of Alameda, Contra Costa College v.v… Vài tuần sau tôi nhận được Catalog gửi đến nhà. Có một trường ghi "Ms. Phu Van Bui" trên phong bì mà tôi không hiểu vì sao mình lại được gọi là "Ms". là "Cô",.. "Ms". là từ viết tắt trong tiếng Anh gồm Mr., Mrs. và Ms. mà tôi mới học được trong lớp ESL, trong khi các trường khác chỉ đề "Phu Van Bui" và địa chỉ bên dưới.

Tôi viết thư qua lại với các trường vài lần để có đơn xin nhập học và lần nào cũng chỉ có trường Mills College ở Oakland ghi tên tôi là "Ms. Phu Van Bui". Sau khi có nhiều thông tin, tôi chọn trường College of Alameda vì thấy hợp với khả năng và thuận tiện với các phương tiện di chuyển công cộng.

Nếu tôi tiến hành việc xin học ở Mills College và được nhận thì tới ngày nhập học không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi, vì trường này chỉ dành cho nữ sinh, mà tôi nào có biết vì khi đó tiếng Anh còn lõm bõm, không hiểu rõ các thông tin ghi trong cẩm nang nên đã viết thư ngỏ ý muốn vào trường đó học. Bấy giờ tôi mới hiểu tại sao văn phòng trường mỗi lần gửi thư cho tôi đều ghi "Ms. Phu Van Bui", vì họ làm sao họ biết tên Việt của tôi là một nam sinh.

bvp2

Tác giả gặp gỡ thiếu niên trong một công viên ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc năm 1985 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Trở lại chuyện nguồn gốc, sau khi tốt nghiệp đại học tôi qua Togo làm việc tình nguyện cho chương trình Peace Corps của Hoa Kỳ. Dưới con mắt của học trò và người dân Togo, hay dân từ các quốc gia lân bang mà tôi có dịp qua du lịch thì tôi là "Chinese", hay "Chinois" chứ không ai biết tôi là người gốc Việt. Khi nghe dân nói tôi là người Hoa, tôi sẽ trả lời không phải và để họ đoán thêm, tôi là Japonais, Koréen, Philippin hay Thailandais, sau cùng mới là Vietnamien.

Trẻ em ở Châu Phi trông thấy tôi là cất tiếng chào "Ni hao" rồi tạo dáng vẻ như múa tai-chi hay bài quyền, với đôi chân nhún xuống, đôi tay vung lên. Tôi không ngờ nét văn hóa Châu Á lan tỏa đến Châu Phi là những gì mà các trẻ nhỏ đã biểu hiện, chắc là qua phim ảnh từ Hong Kong với các màn đấu quyền cước của Lý Tiểu Long.

Khi về Châu Á làm việc, cũng không mấy ai nhận ra tôi là người Việt. Một lần đi tầu hỏa với bạn từ Singapore lên Bangkok, sau khi tầu chạy qua biên giới Malaysia để vào đất Thái, nhân viên di trú xét giấy tờ, thấy tôi ông nói tiếng Thái mà tôi không hiểu và chỉ biết trả lời bằng hai tiếng "mài Thái" – không phải người Thái, mà tôi đã học được. Bạn tôi là một người da trắng, ngồi cạnh, rành tiếng Thái nói tôi là người Việt. Nghe thế nhân viên cho là tôi trốn ra từ trại tị nạn, ông nói sẽ kêu cảnh sát bắt. Bạn giải thích tôi hiện là công dân Mỹ qua đây làm việc, rồi tôi đưa hộ chiếu cho nhân viên di trú xem.

Người Việt không được đón chào ở đất Thái, có thể vì quá khứ nhiều người Việt ở vùng đông-bắc Thái đã theo cộng sản trong thời chiến tranh Việt Nam và chính phủ Thái đã có những chính sách giới hạn sự đi lại của người Việt ở khu vực đó, ngay sát với Lào và chỉ cách nhau con sông Mekong, nơi tôi đã có cơ hội ghé thăm và được nghe người Việt ở đây kể là họ bị cấm ra khỏi tỉnh nếu không có giấy phép và không được đội nón lá khi ra đồng ra làm ruộng.

Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc lại có sự kiện bộ đội cộng sản Việt Nam qua chiếm đóng Cambodia và thường có đụng độ với quân Khờ Me Đỏ ở biên giới Thái-Miên nên chính phủ Thái rất lo ngại chiến tranh có thể tràn qua biên giới.

Những năm của thập niên 1980 còn có người Việt từ Mỹ, Úc qua đây lập chiến khu, được một số tướng tá Thái yểm trợ và đã gây xôn xao dư luận người Việt hải ngoại.

Một hôm tôi ra công viên Banglumpur, nơi đang có vận động bầu cử thống đốc Bangkok, và thấy một người đàn ông có râu mép, trán cao trông rất giống tướng Hoàng Cơ Minh ngồi ở ghế công viên. Những năm đó đã có người Việt từ nước ngoài vào các trại tị nạn dọc theo biên giới để tuyển mộ người đi theo kháng chiến. Vì thế khi tôi đi công tác, văn phòng căn dặn là phải cẩn thận, vì người Thái không ưa người Việt vì các hoạt động này.

bvp3

Đường phố Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông năm 1985 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Cũng vì là người gốc Việt nên năm 1987 khi văn phòng Cao ủy Tị nạn đưa tôi về Bangkok thì Bộ nội vụ Thái không cấp cho tôi giấy phép làm việc, như các nhân viên khác đều được thường trú tại đây, vì từ Thái Lan thuận tiện đường bay lên Hong Kong, xuống Malaysia, Indonesia, Singapore hay qua Philippines. Văn phòng viết thư phản đối, nói rằng tôi người gốc Việt và giờ đã là công dân Mỹ, nhưng chính phủ Thái vẫn không cấp giấy phép. Không được ở Bangkok, văn phòng chuyển tôi lên Hong Kong và cứ mỗi hai tháng tôi đi công tác một vòng các trại tị nạn ở Đông Nam Á. Đến Thái Lan với tư cách du khách, vào mỗi trại làm việc vài hôm thì Bộ nội vụ Thái cho giấy phép ra vào trại.

Trong một lần công tác ở Thái Lan, tôi đi xe đò từ Bangkok đến tỉnh Chonburi là nơi có trại tị nạn Panat Nikhom. Trên xe ngồi cạnh một bạn trẻ Thái, anh tưởng tôi là người Nhật và bắt chuyện hỏi thăm. Anh nói tiếng Anh rất khá nên chúng tôi trò chuyện với nhau suốt quãng đường chừng một giờ đồng hồ. Bằng sự hiểu biết của tôi về nước Nhật, tôi cố gắng trả lời những tò mò, thắc mắc của anh, cũng như anh giúp tôi hiểu thêm, như một du khách Nhật đang muốn khám phá xứ sở mệnh danh là đất nước con voi. Khi xe đến bến, trước khi chia tay anh hỏi tên tôi. Bất ngờ và bối rối vài giây. Không lẽ nói tên mình là Honda, Yamaha hay Suzuki, tôi sực nhớ đến Yoko Ono, nên trả lời anh như thế, rồi chia tay. Không biết anh bạn Thái có nhận ra đó là tên vợ ca sĩ John Lenon của ban nhạc lừng danh The Beatles hay không.

Ngày tôi tới trại tị nạn ở Galang ở Indonesia đồng bào cũng cho tôi là người Nhật. Từ cầu tầu vào trại, trên xe có mấy người Việt làm việc vận chuyển vật dụng, thấy tôi họ nói với nhau : "Ông này là phái đoàn Nhật vào trại phỏng vấn tuần này, lo trốn thôi". Tôi im lặng nghe và hiểu là mỗi lần có phái đoàn Nhật vào trại, nhiều người trốn gặp vì không muốn đi Nhật định cư.

Một lần tôi đi Trung Quốc cùng với ba bạn người da trắng. Chúng tôi đáp tầu thủy từ Hong Kong, chạy một đêm trên sông Châu Giang, sáng hôm sau đến thành phố Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông. Người Trung Quốc đi trên tầu mang theo nhiều hành lý, là những đồ dùng trong nhà mà họ mua đem về. Ngay trên tầu cũng có bán tivi, tủ lạnh, xe máy cho những ai cần mua. Gặp nhân viên phục vụ hay khách đi cùng chuyến, ai cũng hỏi tôi bằng tiếng Quảng Đông và tôi chỉ biết trả lời "ngộ hầm sức" – tôi không hiểu, vì tôi chỉ nói được vài câu căn bản như lời chào, cám ơn, hỏi giá cả, gọi các món ăn hay kêu tính tiền.

Một bạn đồng hành trong chuyến đi là tình nguyện viên Peace Corps ở Thái Lan và có vẻ rành về du lịch Trung Quốc, nên anh và cô bạn gái từ vùng Vịnh San Francisco đã thuê phòng trước trong một nhà của dân, kiểu như Air B&B ngày nay. Còn tôi và một bạn về một khách sạn nhỏ, gần khách sạn White Swan sang trọng, cao hơn hai chục tầng bên bờ sông, nơi chúng tôi đem phim cho phòng ảnh một tiếng đồng hồ để tráng rửa và trong khi chờ lấy hình thì ra hành lang khách sạn ngồi ngắm cảnh sông nước, thuyền bè qua lại.

Qua đêm đầu tiên, đôi bạn ở nhà dân cho biết là đêm qua có công an đến xét hỏi nên chủ nhà không cho ở nữa và sáng nay hai bạn về khách sạn nhỏ với chúng tôi.

bvp4

Hai bạn của tác giả đạp xe trên đường phố Quảng Châu, Trung Quốc năm 1985 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Mỗi ngày chúng tôi thuê xe đạp đi chơi khắp nơi, từ đền tưởng niệm Tôn Dật Tiên, sở thú, khu thương mại, bến tầu, công viên, chùa cổ, một nhà thờ có kiến trúc giống nhà thở Đức Bà Sài Gòn mà nay là nhà kho. Cầm theo bản đồ, bốn người chúng tôi đạp xe theo dân địa phương lên xuống những con phố. Giữa thập niên 1980 đường phố Quảng Châu ùn ùn xe đạp và công nhân đồng phục xanh dương.

Đến một công viên, có đám thiếu niên thấy tôi đi với người da trắng nên xúm vào hỏi han gì đó, tôi lại trả lời "ngộ hầm sức". Nghe các em nói với nhau tôi hiểu loáng thoáng là các em cho tôi là cư dân Bắc Kinh nói tiếng Quan Thoại, không hiểu tiếng Quảng Đông, nếu viết ra thì sẽ hiểu nhau nên một em lấy ra tờ giấy và cây bút, bảo tôi viết gì đó mà tôi nào có biết đến nửa chữ tiếng Hoa. Tôi viết tên mình và tên của ba bạn, rồi chỉ từng người và gọi tên. Tôi và các bạn nói tiếng Anh và các em thích thú lắng nghe, có em tỏ ra hiểu chúng tôi là "Mí Quở dzành".

Ngày rời Quảng Châu, khi trả phòng khách sạn, xem biên nhận tiền phòng thì thấy số tiền yuan tôi phải trả chỉ bằng nửa giá của các bạn. Một bạn hỏi tại sao, cô tiếp viên nói vì tôi là Hoa kiều. Nghe thế các bạn chỉ nhìn tôi, im lặng vì họ biết tôi không phải người Hoa. Không biết nhân viên khách sạn nhìn hộ chiếu của tôi với nơi sinh là "Vietnam" đã hiểu như thế nào mà lại cho tôi giá ưu đãi của Hoa kiều. Hay nhân viên khách sạn cho rằng tôi là một trong số ba trăm nghìn "nạn kiều" – là người Việt gốc Hoa đã bị Hà Nội đuổi về nước, trước khi Trung Quốc dạy cho Việt Nam một bài học cách đây mấy năm ?

Bùi Văn Phú

(07/03/2023)

Additional Info

  • Author Bùi Văn Phú
Published in Văn hóa

Ông Tất Thành Cang bị mất chức (VOA, 26/12/2018)

Chiều ngày 26/12, Đng Cng sn Vit Nam tuyên b k lut ông Tt Thành Cang bng hình thc cách chc y viên TƯ Đng, Phó bí thư thường trực Thành y Thành phố Hồ Chí Minh, vì nhng "khuyết đim, vi phm rt nghiêm trng".

ttc1

Ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Photo : VietnamNet

Báo Thanh Niên trích lời Tng Bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng trong phát biu bế mc hi ngh TƯ 9, cho rng vic cách chc ông Tt Thành Cang : "là bài hc sâu sc cn nghiêm túc rút kinh nghiệm, không ch đi vi ông Tt Thành Cang, mà là bài hc chung đi vi tt c chúng ta".

Truyền thông Vit Nam nói ông Tt Thành Cang "vi phm nguyên tc tp trung dân ch và quy chế làm vic", trong vic qun lý, s dng tài sn ti các doanh nghiệp thuc s hu Đng b Thành phố Hồ Chí Minh và các quy đnh pháp lut trong vic quyết đnh ch trương hp tác kinh doanh, chuyn nhượng d án, chuyn nhượng quyn s dng đt ca các doanh nghip do thành y qun lý.

Vẫn theo ngun tin này thì trong thời gian giữ chc Giám đc S Giao thông vn ti Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tt Thành Cang đã vi phm quy đnh pháp lut v đt đai và qun lý đu tư xây dng trong vic ký quyết đnh phê duyt d án và ký tt hp đng d án đu tư xây dng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mi Th Thiêm.

Các nhà hoạt đng cho rng chính quyn nên khi t và bt giam ông Cang.

Blogger Nguyễn Tường Minh Thành phố Hồ Chí Minh hôm 26/12 viết trên Facebook : "Cn khi t v án, khi t b can, bt giam Tt Thành Cang ngay lp tc. Đó là kiến ngh ca cá nhân tôi và rất nhiu bà con nghèo, đang sng cuc đi cơ cc vì nhng quyn lc mà ông Tt Thành Cang (6 Cang) đã gây ra".

Blogger này viết tiếp : "Dưới s lãnh đo ca Bí thư Thành y Lê Thanh Hi (Hai Nht), Bí thư kiêm Ch tch Qun 2 Tt Thành Cang đã ngang nhiên dùng công quyền đ chiếm đot tài sn hp pháp ca dân - nhng người đã sinh sng nhiu chc năm trên đt Th Thiêm".

Blogger Nhất Huy viết : "Bước tiếp theo cn loi ông Cang khi hàng ngũ ca Đng, đng thi công an cn vào cuc điu tra mi chỉ đo, quyết đnh ca ông Cang khi còn đương chc đ xem xét các yếu t tiêu cc (nếu có)".

*********************

Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị nhân sự cho khóa sau (VOA, 25/12/2018)

Gần 200 y viên, k c chính thc ln d khuyết, s tham d kỳ hp toàn th ln th 9 ca Ban chp hành Trung ương Đng cng sn Vit Nam khóa 12 khai mc vào sáng th Ba ngày 25/12 đ chun b dàn nhân s khóa 13 s lên lãnh đo Đng vào năm 2021.

nhan1

Ông Nguyễn Phú Trng đã làm tng bí thư hai nhim kỳ

Ngoài ra, trong kỳ họp kéo dài 3 ngày này, các y viên trung ương cũng s ly phiếu tín nhim đi vi các thành viên B Chính tr và Ban bí thư mà h đã bu lên ti Đi hi Đng năm 2016.

Đến kỳ đi hi ln sau, nhiu kh năng Tng bí thư Nguyn Phú Trng s phi về hưu c cương v lãnh đo Đng và lãnh đo Nhà nước do đã cao tui. Do đó, Đng cộng sản Việt Nam s bu ra mt tng bí thư mi.

Để chun b cho công tác nhân s này, Trung ương Đng đã thành lp mt t công tác gi là Ban ch đo xây dng Quy hoch cán b cp chiến lược,

Các vị trí lãnh đo cao cp trong Đng cộng sản Việt Nam, t Ban chp hành trung ương cho đến B Chính tr, đu được quy hoch t nhng năm trước. Nhng người đáp ng được h thng tiêu chun do Đng đ ra s được thm tra, theo dõi và th thách năng lc nhng v trí khác nhau trước khi chính thc được đưa vào v trí.

Trong số các tiêu chun được đ ra đ chn người bao gm có bn lĩnh chính tr, phm cht đo đc, li sng, ý thc t chc k lut, s gương mu ca bn thân và gia đình, năng lc làm vic th hin qua kết qu và ‘hoài bão khát vng đi mi’.

Trước đó, trong phiên hp ca Ban ch đo Quy hoch, Tng bí thư Nguyn Phú Trng đã nhn mnh là ‘dt khoát không đưa vào Quy hoch nhng người có biu hin suy thoái v tư tưởng chính tr, mt đoàn kết, gây ri ni b, tham nhũng, tiêu cc, cơ hi chính tr như con lươn, con chch là sau này rt khó’, theo tường thuật ca Cng thông tin đin t ca Đng cộng sản Việt Nam.

Ông Trọng cũng được cho là nhn mnh tiêu chun v trình đ lý lun cơ bn (bn thân ông Trng cũng là người tng nm chc Ch tch Hi đng Lý lun Trung ương) và trình đ hiu biết toàn din trên các lĩnh vực.

Cũng theo trang tin này thì việc quy hoch cho khóa 13 có đim khác bit so vi nhng ln trước là ch quy hoch cho mt khóa là đến năm 2026 thôi vi phương châm ‘làm tng bước, làm đến đâu chc đến đó’.

Hội ngh trung ương 9 này s xem xét quy hoạch cho Ban chp hành trung ương trước ri sau đó mi quy hoch các cơ quan lãnh đo ti cao là B Chính tr và Ban bí thư, cũng theo trang web ca Đng Cng sn.

***********************

Hội nghị Trung ương 9 sẽ bàn về vấn đề nhân sự (RFA, 24/12/2018)

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương thứ 9 của Đảng cộng sản Việt Nam khóa 12 sẽ diễn ra trong những ngày cuối năm 2018.

nhan2

Hình minh hoạ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước trước Quốc hội hôm 23/10/2018 - AFP

Chương trình nghị sự gồm một số nội dung đáng chú ý là xem xét kỷ luật đối với một số đảng viên cao cấp, lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Bên cạnh đó là xem xét nhân sự đưa vào Ban Chấp hành Trung ương Khóa 13.

Vào đầu tháng 10 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành Hội nghị Trung ương 8. Kết quả hội nghị được chính thức công bố vào ngày 6 tháng 10 cho thấy hai đảng viên trong cương vị lãnh đạo bị xem xét kỷ luật là ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ban Cán sự Đảng và nguyên bộ trưởng Thông tin và thông và ông Nguyễn Văn Minh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương nguyên phó bí thư thành ủy, nguyên bí thư ban cán sự đảng, nguyên chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng.

Trong dịp đó ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu để quốc hội Việt Nam bầu vào chức chủ tịch nước thay cho Ông Trần Đại Quang qua đời vào ngày 21 tháng 9.

Hội nghị Trung ương 8 cũng quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị đại hội thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam.

Vào kỳ đại hội đảng cộng sản Việt Nam thứ 12 vào đầu năm 2016, giới quan sát cho rằng ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ rời khỏi cương vị vào giữa kỳ ; thế nhưng đến nay nhận định đó bị cho là không còn đúng vì có thể ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đảm đương chức vụ dù bản thân ông khi nhận thêm chức chủ tịch nước lại lẩy Kiều thừa nhận ‘phận mỏng, cánh chuồn’.

*********************

Hội nghị Trung ương 9 kỷ luật đảng, bàn nhân sự tương lai (BBC, 23/12/2018)

Hội nghị Trung ương cuối năm 2018 của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến xem xét kỷ luật đảng viên cao cấp, và lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

nhansu1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu hai tiểu ban chuẩn bị Đại hội Đảng 13

Hội nghị 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cũng sẽ xem xét nhân sự quy hoạch vào Ban Chấp hành Trung ương khóa sau.

Tin chưa chính thức nói hội nghị trung ương 9 sẽ diễn ra từ 25 đến 28/12.

Xem xét kỷ luật đảng

Tại hội nghị 8 gần đây nhất hồi tháng 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản đã cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với cựu bộ trưởng thông tin - truyền thông đã nghỉ hưu, Nguyễn Bắc Son.

Hội nghị này còn khai trừ khỏi đảng ông Trần Văn Minh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức trung ương, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Vào tháng 11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh có những vi phạm "rất nghiêm trọng… đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật".

Theo quy tắc Đảng, Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét kỷ luật ông Cang.

nhansu2

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Tất Thành Cang 'vi phạm rất nghiêm trọng'

Lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị

Hội nghị 9 sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Bộ Chính trị và Ban Bí thư, gồm cả Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Việc này thực hiện dựa theo Quy định số 262-QĐ/TW ban hành tháng 10/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội.

Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3, năm giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng.

Hôm 24/11, tiếp xúc cử tri ở Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được dẫn lời : "Lấy phiếu tín nhiệm không phải cốt là để truy trách nhiệm hay thay đổi cán bộ ngay. Chỉ căn cứ vào chỗ đó mà thay đổi cán bộ thì đã chín chưa, chuẩn xác chưa ? Ở đây có tính chất răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, cảnh tỉnh là chính".

Quốc hội Việt Nam mới đây đã lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Kết quả là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu về số phiếu 'tín nhiệm cao'.

nhansu3

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng

Xem xét nhân sự khóa 13

Những ngày gần đây, nhiều tỉnh, thành, các cơ quan thuộc trung ương ở Việt Nam đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Ví dụ, tại Quảng Ninh, ngày 29/11, hội nghị chọn ra danh sách gồm hai Phó bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký và Ngô Hoàng Ngân.

Bộ Tư pháp giới thiệu Phó bí thư Hậu Giang Lê Tiến Châu, từng là thứ trưởng Tư pháp và được quy hoạch bộ trưởng và Thứ trưởng Tư pháp Trần Tiến Dũng.

Đây chỉ mới là các giới thiệu của cấp cơ sở. Theo quy định của Đảng, danh sách sẽ gửi lên Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu để rà soát.

Dự kiến các ủy viên trung ương đảng sẽ được cho xem và lấy ý kiến về danh sách tại hội nghị 9.

Tại hội nghị 8 mới đây, Đảng Cộng sản đã lập ra 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội 13.

Hai ban, Tiểu ban văn kiện và Tiểu ban nhân sự do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng tiểu ban

Tiểu ban kinh tế xã hội do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu.

Tiểu ban điều lệ Đảng do Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính dẫn dắt.

Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội do Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng làm trưởng tiểu ban.

Hội nghị Trung ương 8 hồi tháng 10 đã thông qua Quy định "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương".

Quy định này nói ủy viên trung ương trở lên phải cương quyết chống tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức.

****************

3 người Mỹ gốc Việt ‘chiếm đoạt’ hơn 2 triệu đôla hoàn thuế (VOA, 24/12/2018)

Ba thành viên của mt gia đình gc Vit Las Vegas mi nhn ti âm mưu chiếm đot hơn 2 triu đôla t S Thuế v M (IRS) ri "nướng" vào các sòng bài.

nhansu4

Một người Việt cầm các tờ tiền mệnh giá 100, 5 và 10 đôla. (Ảnh minh họa).

Cả ba người có tên Chanh V. Trinh, Cannedy Trinh, and Elizabeth Trinh đu nhn ti âm mưu la đo chính ph Hoa Kỳ vì nhn sai trái khon tin hoàn thuế thu nhp, theo thông báo ca B Tư pháp M.

Ngoài ra, Chanh V. Trinh còn nhận thêm ti đánh cắp danh tính ca người anh em quá c. Tin cho hay, nghi can này cũng chính là "người np h sơ xin hoàn thuế hơn 6 triu đôla, và đã nhn được hơn 2 triu đôla t IRS".

Theo các tài liệu ti tòa, ba cư dân ca thành ph Las Vegas thuc biu bang Nevada "âm mưu s dng thông tin sai v thu nhp khi np h sơ xin hoàn thuế cá nhân và doanh nghip liên bang", "la IRS gi tin hoàn thuế".

nhansu5

Một mẫu đơ n khai thu ế thu nhập cá nhân.

"Những người thuc gia đình h Trinh đã np h sơ hoàn thuế gi mo s dng tên ca các cơ s kinh doanh hư cu, tên ca bn thân cũng như tên ca nhng người khác, trong đó có c mt thành viên gia đình đã qua đời t lâu", B Tư pháp M cho biết.

Bộ này cho hay thêm rng tt c các b cáo đã s dng s tin chiếm đot được đ s dng ti các sòng bài thành ph Las Vegas.

Dự kiến, ba b cáo s b kết án vào ngày 10/4/2019. Nếu tòa chp thun tha thun nhn ti, Chanh V. Trinh s b kết án hơn 8 năm tù giam ; Cannedy Trinh 2 năm tù và Elizabeth Trinh có th phi ngi tù ti 10 năm tù giam.

Ngoài ra, sau khi thụ án tù, h s phải đi mt thi gian qun thúc cũng như phi bi thường và tr tin pht.

VOA tiếng Vit không th liên lc được vi lut sư ca các nghi phm có h Trinh đ phng vn.

Theo tìm hiểu ca phóng viên VOA Vit Ng, đây không phi là ln đu tiên người M gc Vit b cáo buc la đo tin hoàn thuế ca chính ph Hoa Kỳ.

Bộ Tư pháp cho biết rng năm ngoái, hai người M gc Vit tên là Trong (John) Nguyen và Diep (Nancy) Vo, cư dân thành ph San Jose California, đã np h sơ xin hoàn thuế 1,5 triu đôla tới IRS.

Tin cho hay, hai bị cáo này đã s dng danh tính ca nhng người vô gia cư và các cá nhân trong cng đng người Vit San Jose đ la đo, và s dng các hp thư thuê ca bưu đin đ nhn séc hoàn thuế ca S Thuế v.

Theo cáo buộc, Diep Vo đã tới nhng nơi trú tm ca người vô gia cư và tuyên b vi h rng mình "có th giúp h xin tin t mt chương trình ca chính ph nhm tr giúp nhng ai không có vic làm", và vì lý do đó, nghi can này "đã thuyết phc h viết tên, s th an sinh xã hi cùng chữ ký" đ ri sau đó cùng vi Trong Nguyen "np h sơ xin hoàn thuế gi mo".

nhansu6

Trụ sở Cơ quan Thu ế vụ Mỹ.

Một năm trước đó, mt người gc Vit 51 tui s hu mt cơ s kinh doanh du lch và chun b h sơ thuế cho các đng hương trong cng đng Florida cũng "dính" ti pháp lut liên quan ti S Thuế vụ.

Theo Bộ
Tư pháp M, ông Justin T. Phan đã khai gian v thu nhp cho các năm 2008, 2009 và 2010 theo th t là hơn 14 nghìn đôla, gn 24 nghìn đôla và hơn 23 nghìn đôla, nhưng trên thc tế, thu nhp ca mi năm là hơn 100 nghìn đôla.

Hồi đu tháng này, Sở Thuế v Hoa Kỳ đã lên tiếng cnh báo v tình trng đánh cp danh tính và các thông tin nhy cm đ trc li trong đt khai thuế sp ti.

IRS cho biết s hp tác vi các cơ quan thuế tiu bang cũng như các t chc giúp khai thuế đ chng li tình trng đánh cắp danh tính và bo v người đóng thuế, nhưng bn thân "mi người có th có nhng bước đi t bo v mình trên mng" đ tránh rơi vào by ca nhng k la đo.

Viễn Đông

Ông Tất Thành Cang bị mất chức (VOA, 26/12/2018)

Chiều ngày 26/12, Đng Cng sn Vit Nam tuyên b k lut ông Tt Thành Cang bng hình thc cách chc y viên TƯ Đng, Phó bí thư thường trực Thành y Thành phố Hồ Chí Minh, vì nhng "khuyết đim, vi phm rt nghiêm trng".

1111111111111111111

Ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Photo : VietnamNet

Báo Thanh Niên trích lời Tng Bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng trong phát biu bế mc hi ngh TƯ 9, cho rng vic cách chc ông Tt Thành Cang : "là bài hc sâu sc cn nghiêm túc rút kinh nghiệm, không ch đi vi ông Tt Thành Cang, mà là bài hc chung đi vi tt c chúng ta".

Truyền thông Vit Nam nói ông Tt Thành Cang "vi phm nguyên tc tp trung dân ch và quy chế làm vic", trong vic qun lý, s dng tài sn ti các doanh nghiệp thuc s hu Đng b Thành phố Hồ Chí Minh và các quy đnh pháp lut trong vic quyết đnh ch trương hp tác kinh doanh, chuyn nhượng d án, chuyn nhượng quyn s dng đt ca các doanh nghip do thành y qun lý.

Vẫn theo ngun tin này thì trong thời gian giữ chc Giám đc S Giao thông vn ti Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tt Thành Cang đã vi phm quy đnh pháp lut v đt đai và qun lý đu tư xây dng trong vic ký quyết đnh phê duyt d án và ký tt hp đng d án đu tư xây dng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mi Th Thiêm.

Các nhà hoạt đng cho rng chính quyn nên khi t và bt giam ông Cang.

Blogger Nguyễn Tường Minh Thành phố Hồ Chí Minh hôm 26/12 viết trên Facebook : "Cn khi t v án, khi t b can, bt giam Tt Thành Cang ngay lp tc. Đó là kiến ngh ca cá nhân tôi và rất nhiu bà con nghèo, đang sng cuc đi cơ cc vì nhng quyn lc mà ông Tt Thành Cang (6 Cang) đã gây ra".

Blogger này viết tiếp : "Dưới s lãnh đo ca Bí thư Thành y Lê Thanh Hi (Hai Nht), Bí thư kiêm Ch tch Qun 2 Tt Thành Cang đã ngang nhiên dùng công quyền đ chiếm đot tài sn hp pháp ca dân - nhng người đã sinh sng nhiu chc năm trên đt Th Thiêm".

Blogger Nhất Huy viết : "Bước tiếp theo cn loi ông Cang khi hàng ngũ ca Đng, đng thi công an cn vào cuc điu tra mi chỉ đo, quyết đnh ca ông Cang khi còn đương chc đ xem xét các yếu t tiêu cc (nếu có)".

*********************

Published in Việt Nam