Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người dân biểu tình bị bắt tại Đồng Nai ra tù vẫn giữ ngọn lửa vì đất nước (RFA, 10/04/2019)

Vào ngày 10/4/2019 thêm 12 người dân trong số 20 người bị bắt vì đã tham gia biểu tình phản đối Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai hôm 10/6/2018 với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" đã được thả tự do sau khi mãn hạn tù.

ratu1

Một trong số các bạn trẻ tham gia biểu tình tại Đồng Nai được tự do hôm 10/4/2019. Edited from FB Nguyen Thuy Hanh

Trước đó, theo thông tấn xã Việt Nam dẫn cáo trạng của viện kiểm sát nhân dân Thành phố Biên Hòa cho biết có khoảng hơn 200 người tham gia vào đoàn biểu tình hôm 10/6/2018. Số đông những người này, theo cáo trạng đã lấn chiếm lòng đường, ngăn chặn các phương tiện lưu thông qua lại gây ra ách tắc giao thông nghiêm trọng. Chiều cùng ngày, công an thành phố Biên Hòa đã tiến hành bắt tạm giam 20 người trong tổng số hơn 200 người tham gia biểu tình tại Đồng Nai.

Vào ngày 30/7/2018, tại buổi xét xử tòa án nhân dân Đồng Nai đã tuyên phạt với mức án từ 8 cho đến 18 tháng tù giam cho 20 bị cáo này với cáo buộc tội gây rối trật tự công cộng tại địa phương.

Đài Á Châu Tự Do liên lạc với anh Hồ Công Di, một thanh niên trẻ trong số 12 người được trả tự do vào ngày 10/4 chia sẻ với chúng tôi :

"Từ lúc ra trại thì người nhà lên đón với lại có được sự ủng hộ của mọi người nên em rất vui và tự hào vì đã làm được một điều có ích cho xã hội. Quyền tự do của mình, và đất nước của mình nên mình đâu sợ gì đâu".

Anh Hồ Công Di bị tòa án nhân dân Đồng Nai kết án 10 tháng tù giam với cáo buộc tội gây rối trật tự công cộng.

Nói về thời gian ở trong tù và những trao đổi với bạn tù về việc tham gia biểu tình, anh Di cho biết :

"Trong trại giam những người tù khác cũng giúp đỡ nhiều lắm, họ nói là nhờ bọn em mà giữ lại được đất nước này, phản đối luật đặc khu này nọ, rất nhiều anh em trong tù ca ngợi bọn em vì điều đó lắm. Những người bạn tù khác ai cũng có suy nghĩ giống như em vậy đó là rất tự hào là làm được điều có ích cho xã hội. Em cũng không biết nữa nói chung nếu nó làm sai thì mình phải đứng lên giữ lại đất nước của mình chứ không để bọn Trung Quốc chiếm đóng được".

Sau khi có tin 12 người tham gia biểu tình được trả tự do, nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam đã bày tỏ cảm xúc trên trang cá nhân rằng họ vui mừng vì các em vẫn giữ được tinh thần ngọn lửa vì dân tộc vì đất nước.

Luật sự Đặng Định Mạnh, một trong ba luật sư bào chữa cho 20 bị cáo này cho biết, ông cảm thấy vui sau khi biết tin :

"Tối nay tôi có nói chuyện với một số bạn và trước tiên điều tôi đáng nghi nhận là các bạn là không có một ai tỏ vẻ là hối hận về việc mình đã làm cả. Có bạn còn khẳng định là nếu như có trở lại ngày hôm đó thì các bạn vẫn sẽ làm như vậy chứ không làm cái gì khác. Tuổi các bạn còn rất là trẻ nhưng suy nghĩ rất là chính chắn và tôi tin đây là tín hiệu tốt đẹp cho tương lai của đất nước mình".

ratu2

Hai mươi người tham gia cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu và An ninh mạng ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai hôm 10/6/2018 bị đem ra xét xử với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng". Courtesy of vnews.gov.vn

Đồng thời, luật sư Mạnh khẳng định rằng đây là một bản án vô cùng bất công và vô lý vì các bạn chỉ xuống đường để thể hiện chính kiến của mình với vận mệnh của đất nước, hoàn toàn theo hiến pháp Việt Nam. Ông giải thích

"Cần phân biệt rõ giữa tội là gây rối trật tự công cộng va biểu tình. Gây rối trật tự là những hành vi gây mất an ninh trật tự mà không vì mục đích công, nhưng những người này họ xuống đường hoàn toàn vì mục đích công, họ có chính kiến về chính trị xã hội rất rõ ràng thì những việc này không thể gọi là gây rối trật tự công cộng được. Biểu tình thì luật pháp có cho phép về biểu tình và trong hiến pháp có quy định mà, hoàn toàn hợp pháp mà bản án tội cho họ vậy thì rất là bất công".

Vào ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2018, trên nhiều thành phố ở Việt Nam đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối dự Luật đặc khu dự Luật an ninh mạng. Những người biểu tình phản đối dự Luật đặc khu cho người nước ngoài thuê đất đến 99 năm vì lo ngại người Trung Quốc sẽ vào chiếm đất. Những người biểu tình cũng phản đối Luật an ninh mạng vì cho rằng luật này nhằm bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của người dân. Sau cuộc biểu tình, hàng trăm người ở nhiều tỉnh thành đã bị bắt và kết án với các cáo buộc như "gây rối trật tự công cộng", "phá hoại tài sản".

Anh Hồ Công Di chia sẻ với chúng tôi rằng, sau khi được mãn hạn tù, có một cán bộ nói với anh rằng về đừng đi ném bẩn, ném bom xăng hay xuống đường biểu tình nữa nhưng anh khẳng định với vị cán bộ này là "Em thích vậy" và nếu ngày đó lập lại anh vẫn sẵn sàng.

**********************

Quy hoạch báo chí ‘vi hiến’, sẽ ‘làm thất nghiệp’ hàng nghìn nhà báo ? (VOA, 09/04/2019)

Thủ tướng Vit Nam mi đây ký phê duyt quy hoch phát trin báo chí dn đến nhiu lo lng trong báo gii. Thm chí mt lut sư ni tiếng cho rng bn quy hoch đó "vi hiến" vì nó vi phm quyn v vic làm, cũng như có th "hn chế t do ngôn lun".

ratu3

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc ký phê duyt quy hoch báo chí, 2/4/2019

Các báo đài trong nước, trong đó có VTV, VietnamNet, Dân Trí, báo Giao Thông, đưa tin cho hay Th tướng Nguyn Xuân Phúc hôm 2/4 ký quyết đnh phê duyt Quy hoch phát trin và qun lý báo chí toàn quc đến năm 2025.

Bản quy hoch, theo trích dn ca báo chí, nhm đến "xây dng mt s cơ quan báo chí ch lc, đa phương tin làm nòng ct, có vai trò đnh hướng dư lun xã hi".

Mặt khác, bn quy hoch cũng là cơ s đ chính quyn "sp xếp h thng báo chí, khc phc tình trng chng chéo, dàn tri đu tư, buông lng quản lý, hot đng xa ri tôn ch mc đích", theo các bn tin.

Theo tìm hiểu ca VOA, tính đến gia năm 2018, Vit Nam có hơn 1.100 cơ quan báo chí các loi, gm 857 báo và tp chí in, 195 trang báo đin t và tp chí đin t, 67 đài phát thanh, truyn hình trung ương và đa phương.

Làm việc cho các cơ quan báo chí này là hơn 19.000 nhà báo được nhà nước cp th, không tính nhân viên các b phn k thut, hành chính và các cng tác viên.

Các bản tin trong nước cho rng việc thc thi bn quy hoch mi được duyt s làm gim mnh s lượng các cơ quan báo chí.

Đảng Cng sn lâu nay nm đc quyn lãnh đo đt nước s có hai cơ quan báo chí là báo Nhân Dân và báo đin t Đng Cng sn, đu theo mô hình truyn thông đa phương tiện, theo bn quy hoch.

Văn bản này cũng đnh hướng rng 5 cơ quan báo chí trung ương có tm nh hưởng ln là Thông tn xã Vit Nam, đài VTV, đài VOV, báo Quân Đi Nhân Dân và báo Công An Nhân Dân s là các cơ quan truyn thông đa phương tin

Vẫn bn quy hoạch được báo chí trích dn quy đnh rng Văn phòng Quc hi, mi b, cơ quan ngang b ch có 1 báo in và 1 tp chí in.

Mỗi tnh và thành ph trc thuc trung ương được có 1 báo in, 1 tp chí in, 1 đài va phát thanh va truyn hình ch phát sóng trên 1 kênh mỗi loi.

Riêng thủ đô Hà Ni và thành ph H Chí Minh, đu tàu kinh tế ca đt nước, được có ti đa 5 báo in mi thành ph. Hà Ni có 1 đài phát thanh và truyn hình như các tnh thành khác, trong khi Thành phố Hồ Chí Minh được có có 1 đài phát thanh riêng, 1 đài truyền hình riêng. C hai thành ph ch cht này đu được phát sóng 2 kênh phát thanh và 2 kênh truyn hình, nhiu hơn các tnh thành khác.

Mỗi t chc chính tr-xã hi trung ương, như Mt trn T quc hay Hi Nông dân Vit Nam, ch có 1 báo in và 1 tp chí in, theo bản quy hoch.

Về báo đin t và tp chí đin t, bn quy hoch xác đnh rng cơ quan, t chc nào được có báo, tp chí in thì cũng được xut bn báo, tp chí đin t. Bên cnh đó, bn quy hoch cũng quy đnh trong vài năm ti, các t chc xã hội, t chc xã hi-ngh nghip ch có tp chí đin t, không có báo đin t.

ratu4

Nhiều báo in Vit Nam có lượng đc gi thp

Trong những ngày qua, các nhà báo bày t lo lng trên mng xã hi về khả năng bn quy hoch s gây ra nhng xáo trn ln, khi các báo hoc trang tin nhiu người đc như Tui Tr, Thanh Niên, Zing News, Soha, Dân Trí, Công An Thành Ph H Chí Minh, Người Lao Đng, v.v… s phi sáp nhp vào các cơ quan báo chí ca các tnh, các bộ.

Trên Facebook cá nhân có hơn 35.000 người theo dõi, nhà báo kỳ cu Mnh Quân, hin làm vic ti Dân Trí, nêu ra v sáp nhp báo Sài Gòn Tiếp Th vào Thi Báo Kinh Tế Sài Gòn cách nay hơn 5 năm làm cho hơn 100 người "tan tác", "tht nghip". Liên hệ đến vin cnh hàng lot t báo ln vi hàng ngàn người lao đng "bng chc phi thay đi", nhà báo Mnh Quân nhn đnh mc đ nh hưởng s "ln" đến mc đ "đáng rùng mình".

Dân Trí, nơi ông Quân làm lãnh đo cp ban, là báo đin t thuc Hi Khuyến hc Việt Nam, và cũng trong din s phi sáp nhp theo quy hoch báo chí.

Trong khi nhiều nhà báo lo lng v tương lai công vic, lut sư ni tiếng Trn Vũ Hi đưa ra quan đim rng bn quy hoch va được thông qua có ni dung vi hiến hoc trái vi các lut đã có. Ông Hi phân tích vi VOA :

"Thứ nht, Lut Báo chí cho phép các t chc chính tr-xã hi, t chc ngh nghip cũng có quyn được lp báo chí. Vi cái quy hoch mi, người ta đã b đi. Đy là v mt quyn t do báo chí. Vn đ th hai liên quan đến vic làm. Nhà nước, theo nguyên tc, phi đm bo vic làm ch không phi tìm mọi cách gim bt công vic, đy người ta ra đường. Vi quy hoch báo chí, rõ ràng là s có rt nhiu báo sáp nhp, h s mt bn sc mà thc tế là mt thương hiu, thì các nhà báo rõ ràng là h mt vic".

Luật sư Hi cũng lưu ý đến khía cnh t do ngôn luận, điu mà chính các nhà báo dường như e ngi, tránh nhc đến khi bàn lun v bn quy hoch trên mng xã hi, theo quan sát ca VOA.

Ông Hải cho rng nếu s lượng báo b gim xung và b các cơ quan ch qun ca nhà nước giám sát cht ch hơn, các báo s đt "li ích ca nhà nước cao hơn li ích ca người dân" khi đưa tin, tường thut v các diễn biến kinh tế, chính tr, xã hi ca đt nước.

Không nhất trí vi các quan đim ca nhà báo Mnh Quân và lut sư Trn Vũ Hi, mt nhà báo kỳ cu khác, ông Hoàng Hi Vân, có cái nhìn lc quan hơn.

Viết trên trang Facebook cá nhân có lượng người theo dõi đông tới hơn 94.000 người, ông Vân cho rng "không nên lo lng" v vic sáp nhp s làm mt thương hiu các báo. "Tui Tr vn là Tui Tr, Thanh Niên vn là Thanh Niên", ông viết, đ cp đến 2 t báo được cho là đng đu v s phát hành Vit Nam.

Nhà báo có nhiều nh hưởng này cũng lên tiếng ng h bn quy hoch mà ông mô tà là "vô cùng cn thiết". Dưới góc nhìn ca ông, vn đ nhc nhi lâu nay là nhiu cơ quan báo chí tn ti bng ngân sách nhà nước, trong khi "vic gim thiu, tiến ti bãi b vic trợ cp ca nhà nước đi vi báo chí được thc hin quá chm chp gây lãng phí ln cho ngân sách".

Ông Vân bình luận rng "nhà nước càng ít tr cp cho báo chí càng tt", và theo ông, bn quy hoch th hin được "tinh thn đáng hoan nghênh" đó.

ratu5

Phóng viên tại nhiu t báo Vit Nam đang lo bị sáp nhp

Tuy nhiên, theo quan sát của VOA, ý kiến ca ông Vân thuc s hiếm hoi ng h cho bn quy hoch. Lut sư Trn Vũ Hi gián tiếp xác nhn thông tin này khi nói vi VOA rng ông biết nhiu nhà báo và tng biên tp "đang nghĩ cách phn ng". Ông Hải cho biết thêm :

"Người ta phn đi, các báo, các lãnh đo ca các báo đang phn đi. Và các nhà báo cũng không đng ý. Nhưng h chưa ra mt. H đang tính toán".

Nhà báo Mạnh Quân ca Dân Trí nhn đnh rng nếu bn quy hoch được thc hin, đó s "quá trình sắp xếp, sáp nhp, chia tách báo chí ln nht trong lch s báo chí Vit Nam hàng chc năm qua".

Nhưng lut sư Trn Vũ Hi đưa ra d báo vi tư cách cá nhân rng nhiu kh năng các nhà hoch đnh chính sách s nhìn thy s li bt cp hi t bản quy hoạch, và s không thc thi nó mt cách nghiêm ngt.

*****************

Thầy cô giáo không thể ép học sinh nhận thức khác về nhân vật Khá "bảnh" (RFA, 09/04/2019)

Nhân vật Khá ‘bảnh", một thanh niên có nhiều hành động gây chú ý trên mạng xã hội và thậm chí bị bắt giữ vì đánh bạc và tổ chức đánh bạc mới đây đã trở thành thần tượng của nhiều bạn trẻ và thậm chí đi vào đề thi học sinh giỏi văn lớp 11 tại một trường trung học phổ thông ở Hải Phòng. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.

ratu6

Hiện tượng mạng xã hội Khá "bảnh" và đề thi học sinh giỏi Văn lớp 11 tại Hải Phòng. RFA Edited

Đoạn trích đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 11 năm 2018-2019 của trường trung học phổ thông Kiến Thụy, Hải Phòng viết :

"Hiện tượng Khá bảnh với đời tư bất hảo và nhiều tai tiếng nhưng vẫn thu hút được rất nhiều người hâm mộ. Không chỉ nổi tiếng mạng xã hội với hàng triệu lượt theo dõi, mỗi khi xuất hiện nhiều học sinh và người lớn đón tiếp như thần tượng ở Yên Bái. Hãy viết một bài văn khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được đề cập trong bài viết".

Ngay sau khi tin được loan, ông Nguyễn Trọng Hoan, phó vụ trưởng vụ giáo dục trung học thuộc Bộ giáo dục và đào tạo đã yêu cầu sở giáo dục Hải Phòng báo cáo làm rõ sự việc.

Dư luận mạng xã hội có nhiều ý kiến cho rằng, dù vấn đề thời sự nhưng nhân vật này không đáng để được đưa vào đề thi, nhiều tấm gương tốt việc tốt sao không đưa mà lại đưa nhân vật này vào. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đưa nhân vật đang tạo sóng trên cộng đồng mạng để các em phân tích sẽ hứng thú hơn.

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa từ Hà Nội cho biết, thầy không ủng hộ việc này vì cho rằng nó đi ngược với định hướng của xã hội.

"Tôi thấy rằng hiệu ứng ngược của các hiện tượng giáo viên đã đề ra như vậy. Người ta đã quên đi và lờ đi một nhân vật được gần như xem là xã hội đen được nổi tiếng một cách bất ngờ nhưng ngành giáo dục Hải Phòng lại đi khơi lại, đưa vào bài thi bắt học sinh phải tìm hiểu về nhân vật này và tôi tin chắc rằng rất nhiều em cũng không biết đến nhân vật này nhưng giờ trở nên quan tâm hơn. Đã hướng dẫn học sinh đã định hướng xã hội rằng không tung hô, không quan tâm, không cổ vũ cho nhân vật đó thì xin đừng đưa nó vào văn học và không nên".

Một nữ giáo viên từ Sài Gòn thì cho rằng việc đưa vào đề thi vấn đề xã hội như vậy không được hay.

"Theo cá nhân mình thì việc đưa như vậy thì nó mang tính chất thời sự hơn là giáo dục bởi vì giờ có bao nhiêu người sai phạm đều đưa lên hết thì nhiều em cũng có tâm sự là khi làm bài cũng không được khách quan cho lắm, thành ra các em có những lời lẽ và hình thành tư cách nhân phẩm của các em sau này và nói chung không được hay lắm. Vấn đề đó là của xã hội và vi phạm như vậy để xã hội xử lý còn việc đưa vào bài thi tôi thấy nó chính trị quá".

Chị Ngọc Nguyễn, giám đốc truyền thông marketing của một công ty công nghệ tại Sài Gòn và cũng là một người phụ nữ có hai con còn đang đi học cho biết, về phương diện cá nhân của chị, việc đưa vấn đề đó vào đề thi có thể giúp hiểu được suy nghĩ được tụi trẻ và có thể hướng chúng theo chiều đúng của sự việc.

"Giáo dục trẻ con kiểu nhồi sọ như thời của mình thì đã qua rồi, bây giờ tụi nó có quá nhiều phương tiện truyền thông thông tin thì việc đầu tiên nên tôn trọng suy nghĩ của chúng nó và cho nó có phản biện và nói ra suy nghĩ và nếu người lớn thấy có gì không đúng thì mình trao đổi hoặc cho nó thấy được những góc nhìn khác để nhìn rộng rãi hơn. Bây giờ không thể dạy trẻ con kiểu bắt mày phải làm và sống như thằng đó đi thì rõ ràng mọi người đặt nặng vấn đề nào đó xấu mà ảnh hưởng đến thế hệ. Mỗi thế hệ nó có cách trưởng thành riêng của nó".

Nhân vật Khá "bảnh" có tên thật là Ngô Bá Khá. Trang Facebook của thanh niên này có hơn 600.000 lượt theo dõi, kênh Youtube cá nhân cũng có hơn 2 triệu lượt đăng ký, con số mà nhiều nghệ sĩ chân chính Việt Nam phải "chào thua". Mỗi clip của Khá đều thu hút tới hàng trăm nghìn đến cả chục triệu lượt xem với nhiều tương tác, bình luận.

ratu7

Khá "bảnh" được các em học sinh chào đón tại Yên Bái. Screen Capture of phapluat.vn

Nhiều bậc phụ huynh chia sẻ sự lo lắng trên cộng đồng mạng rằng, họ cảm thấy lo lắng cho tương lai của con em họ nói riêng cũng như ngành giáo dục Việt Nam nói chung. Bởi vì không hiểu nguyên nhân vì sao nhân vật này lại có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng giới trẻ hiện nay.

Theo nữ giáo viên thì nguyên nhân là do truyền thông mạng xã hội Việt Nam có tác động quá lớn, khi các bạn trẻ đọc nội dung trên tin nhắn hay trên bất cứ phương tiện truyền thông nào mà chưa hiểu được ngọn ngành thì đã like và share nên nó không đúng với bản chất sự việc.

Thầy Đỗ Việt Khoa đồng ý với điều đó và cho rằng sự ảnh hưởng của nhân vật này lớn đến mức nghiêm trọng vì nhiều thanh thiếu niên học sinh quan tâm đến những phát ngôn không chuẩn mực, những hành động thiếu suy nghĩ và điều đó cho thấy một xã hội bị khủng hoảng niềm tin về đạo đức. Tuy nhiên, thầy Khoa cho rằng cũng có một điểm đáng chú ý trong hiện tượng này :

"Xét cho cùng Khá Bảnh ngoài chuyện bị đi tù vì tội đánh người trước kia thì cậu ta có những phát ngôn dung tục, nói năn bất thường nhưng lại được giới trẻ tung hô, và không ít giới trẻ nói thẳng là đạo đức của Khá Bảnh còn tốt hơn cả những người được coi là mẫu mực của xã hội. Ít nhất gần đây người ta cũng so sánh được với ông Linh phó viện kiểm sát nhân dân Đà Nẵng, nhân vật Khá Bảnh còn tốt hơn nhiều lần ông đó và tội nó gây ra không đáng một phần nhỏ so với những hành vi tham nhũng, lừa đảo cướp bóc của nhân dân. Điều đó cho thấy khủng hoảng niềm tin trong xã hội rất là lớn".

Ông Nguyễn Hữu Linh – nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Đà Nẵng có hành vi sàm sỡ bé gái 9 tuổi trong thang máy chung cư ở quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1/4. Tuy nhiên đến nay, cơ quan tố tụng quận 4 vẫn chưa khởi tố vụ án này.

Còn chị Ngọc Nguyễn thì lại có ý kiến cho rằng, hiện nay thị hiếu dư luận thích những điều lố bịch, nhanh gọn dễ dàng và có tính giải trí cao, tuy nhiên sau vài năm cũng sẽ chìm vào quên lãng khi người ta tìm được cái khác tốt hơn.

"Thời buổi giờ người ta thích điều gì đó nó lố bịch, nó nhanh, đơn giản, dễ dàng và yêu cầu nó mới lạ và liên tục thì những nhân vật nổi tiếng qua mạng xã hội cũng chỉ là hiện tượng một lúc nào đó cả xã hội phát điên lên vì nó thì sau vài năm cũng sẽ chìm vào quên lãng khi người ta có một cái gì đó giải trí hơn. Mấy năm trước cái công cụ mạng xã hội nó không mạnh như bây giờ nên sự bùng nổ của những hiện tượng đó không có, giờ người ta lại thích những kiểu bất chấp tiêu cực cũng được nhưng nó mang tính giải trí là được, còn những người tốt việc tốt người ta đã chán quá rồi".

Theo con số thống kê của các ngành Digital Marketing toàn cầu năm 2018, lượng người sử dụng internet tại Việt Nam đạt 64 triệu người dùng chiếm 67% dân số. Riêng về mạng xã hội Facebook, Việt Nam có tới 55 triệu tài khoản đang hoạt động và đạt tỉ lệ 57% người dùng internet tại Việt Nam.

Cũng theo thầy Đỗ Việt Khoa, bây giờ thầy cô không thể bắt ép các em không quan tâm đến thanh niên này hay ép cái này cái kia vì đây là điều rất khó. Ông cho rằng việc các em trên lớp còn học đối phó thì ra ngoài xã hội các thầy cô càng không thể can thiệp được.

Published in Việt Nam