Tuần này, chuyện một cô giáo 33 tuổi, dạy tại một trường cấp hai ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tự sát và nội dung thư tuyệt mạng của cô đã trở thành đề tài để nhiều người luận bàn...
Học sinh tại trường Nhị Đồng, Bình Dương. Hình minh họa.
Tuần này, chuyện một cô giáo 33 tuổi, dạy tại một trường cấp hai ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tự sát và nội dung thư tuyệt mạng của cô (1) đã trở thành đề tài để nhiều người luận bàn trên mạng xã hội Việt Nam về thân phận giáo viên – công việc vẫn được ca tụng là "cao quý".
Thành viên có nickname là Én trong group Chúng tôi là giáo viên tiểu học trên facebook, tự sự : Th ật buồn ! Di thư đồng nghiệp xa lạ tự kết thúc cuộc đời mình chỉ yêu cầu - ‘Khi em đi rồi, tuyệt đối không cho ai là giáo viên đến viếng em’ - chị ấy mong không làm giáo viên trong tất cả các kiếp sau.
Én kể : Tôi đã ch ứng kiến nhiều người rời khỏi bục giảng, rẽ sang đường khác vì không chịu được áp lực của cái nghề vẫn được xem là cao quý. Tôi cũng từng nghe nhiều người khuyên – "Chuyển nghề đi con, sao phải buộc mình ở đây làm gì" Không phải tôi chưa từng nghĩ đến một con đường khác cho bản thân trước những lời đề nghị đó.
Thử nghĩ xem, khi năm học mới vừa bắt đầu, các trang mạng đã đua nhau đăng những tin tiêu cực về dạy thêm - học thêm, thu chi quỹ lớp/quỹ trường Người ta bàn tán về ngành giáo dục và giáo viên với đủ mọi ngôn từ khủng khiếp. Những câu chuyện đó khiến nhiều người trong chúng tôi phát nản. Bác sĩ có thể mở phòng mạch, luật sư có thể mở văn phòng riêng nhưng giáo viên thì không được dạy thêm - đó là cái tội. Giáo viên không được ăn mặc đẹp, không được nổi bật, phải khiêm nhường chừng mực. Bực tức, nóng giận phải nuốt vào trong. Giáo viên thu quỹ lớp phải đắn đo tính toán, sợ sau lưng điều tiếng không hay, muốn mua cái khăn trải bàn cũng phải dò giá 80 lần...
Tự lúc nào, nghề giáo chẳng khác gì "làm dâu trăm họ". Học sinh học dở - tại giáo viên. Học sinh không ngoan - tại giáo viên. Chương trình nặng - tại giáo viên. "Trăm dâu đổ đầu tằm" nhưng lương giáo viên thì chật vật tứ bề, nuôi thân đã khó, có con cái gia đình lại càng nặng gánh lo toan Thế nên người ta bỏ nghề !
Cô giáo trẻ hôm nay ra đi vì áp lực công việc, cuộc sống hay vì bất kỳ lí do gì chăng nữa, cũng đang gióng lên một hồi chuông khẩn thiết – "Xin hãy bớt khắt khe với giáo viên". Đừng bắt giáo viên phải gánh trên lưng những áp lực như thay đổi phương pháp dạy, bài giảng theo hướng công văn A, B, C với mấy chục trang giáo án một tiết. Thi giáo viên giỏi. Thi các cuộc thi để ngành lên báo cho oai nữa...
Cũng đừng cho giáo viên là thần thánh chỉ cần thở để sống với đồng lương eo hẹp, hay vung tay là lo được trọn vẹn mấy chục học trò giỏi ngoan răm rắp. Giáo viên cũng là người. Hãy để giáo viên đi dạy với tình yêu nghề, nhiệt huyết cháy bỏng, thay vì chạy cho kịp tiến độ như một cỗ máy. Giáo viên có hạnh phúc, học sinh mới hạnh phúc. Một nền giáo dục hạnh phúc mới có thể tạo ra một xã hội hạnh phúc.Chứ không phải mấy dòng di thư buồn như tối hôm nay (2).
Không phải ai cũng dành sự thương cảm cho cô giáo vừa tự sát và ngẫm nghĩ về cao quý. Có một số người như Lã Minh Luận, tự giới thiệu là giáo viên, phê phán đó là chuyện "lãng x ẹt" mà Lã Minh Luận "không bi ết nói sao nữa" ! Facebooker này cho rằng, cô giáo vừa tự sát "non n ớt, mong manh quá" (3).
Những ý kiến, nhận xét như của Lã Minh Luận không nhiều nhưng đó là lý do khiến nhiều facebooker khác như Lê Nguyễn lên tiếng : Tin m ột cô giáo ở độ tuổi 30 tự sát bỗng làm mình nhớ đến tác phẩm Anna Karenine của văn hào Tolstoy. Với mình, khi quyết định dứt khoát như thế, cô giáo đáng thương ấy hẳn đã phải trải qua những ngày căng thẳng, bi đát cùng tột. Trong một xã hội, dù tự do có bị hạn chế đến đâu, con người vẫn còn thứ tự do gần như tuyệt đối - tự do quyết định kết thúc cuộc sống của mình.
Cái chết của cô giáo ấy gợi lên trong lòng nhiều người sự thương cảm sâu sắc. Người ta liên tưởng đến thân phận một tầng lớp "trồng người" đang bị đè nèn, giày vò bởi cơ chế giáo dục cần được cải thiện, đổi mới từng ngày, từng giờ. Những người làm giáo dục còn có lương tâm hẳn phải nghĩ đến phần trách nhiệm của mình trước cái chết thương tâm của một nhà giáo vốn nằm trong chức trách lãnh đạo, hướng dẫn, hỗ trợ và cả yêu thương của họ. Cái chết đó không chỉ là sự chọn lựa cách giải thoát phù hợp trong tình thế khốn cùng nhất mà còn là tiếng chuông cảnh tỉnh gióng lên trong xã hội có rất nhiều giá trị bị đảo lộn, đạo đức của con người bị băng hoại.
Lê Nguyễn nhấn mạnh : Không nh ỏ được giọt nước mắt nào xót xa cho thân phận một đồng bào, đồng nghiệp của mình thì xin đừng mượn cái chết của họ để đánh bóng mình bằng những lời phê phán vô tâm và lạc điệu. Cái chết đáng thương của một nhà giáo, từng theo đuổi một nghề cao quý luôn được xã hội đề cao, thêm một lần cảnh tỉnh cho những người có trách nhiệm trong ngành quản lý giáo dục và cũng là một kinh nghiệm cho những đồng nghiệp của cô, cố làm sao đừng để lâm vào những cảnh ngộ như cô, để phải đau đầu trước sự chọn lựa giữa sự sống nhục nhằn, bất lực và chết thương tâm. Trong tương lai gần, nếu không có những cơ chế quản lý khoa học, hợp lý, dựa trên một nền tảng giáo dục nhân bản thì những cái chết như thế sẽ tiếp tục diễn ra và tiếp tục là nỗi ám ảnh của mọi người (4) !
***
Khó mà tính đủ, kể hết sự ngậm ngùi cả cho cô giáo đã quyên sinh lẫn thân phận của những người làm giáo viên – công việc vẫn được tụng ca là "cao quý". Tuy nhiên chẳng phải chỉ có thân phận giáo viên mới thê thảm như vậy. Thân phận con người - đối tượng cũng được tụng ca là "v ốn quý"- trong xã hội Việt Nam ngày nay cũng chẳng khá gì hơn. Ngoài tin cô giáo ở Bình Định quyên sinh, trong tuần, hệ thống truyền thông chính thức còn giới thiệu một tin khác cũng liên quan đến quyên sinh...
Do vợ lâm trọng bệnh, không có tiền chữa chạy, không biết sống thế nào, ông Huỳnh Quang Đạt – 56 tuổi, ngụ ở quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh – đã lấy dây điện buộc vào cổ tay vợ rồi cắm đầu còn lại vào ổ điện. Sau khi vợ chết, ông Đạt tiếp tục làm như thế với chính ông. Không may cho ông là có người phát giác, tri hô và ông Đạt được cứu sống. Ông Đạt bị truy tố và mới bị tòa án phạt 7 năm tù vì "giết người" (5).
Hai câu chuyện cùng liên quan đến quyên sinh (cô giáo ở Bình Định và vợ chồng ông Đạt) là lý do khiến Thái Hạo lên tiếng vì hai câu chuyện ấy gợi ra trong ông hình ảnh cải cách ruộng đất ở làng của Thái Hạo lúc ông còn thơ Theo Thái Hạo, sau hai ph ần ba thế kỷ, hôm nay tưởng hạnh phúc đã đến trong cuộc đời mỗi người dân cùng khổ thủa xưa nhưng không giữa năm 2022 này, lịch sử vẫn là một tai ương kéo dài, một quá khứ tiếp diễn, hai vợ chồng ở thành phố lớn nhất nước không có tiền đóng viện phí đã phải rủ nhau tìm đến cái chết. Chồng giết vợ rồi sau đó tự giết mình. Những vết thương sâu hoắm trên thân thể đất nước tại sao không thể khép miệng ? Vì hiện tại vẫn phảng phất những số phận cũ, vẫn rờn rợn những đe dọa và bất an, ở khắp nơi (6)...
Trân Văn
Nguồn : VOA, 29/09/2022
Chú thích
(2) https://www.facebook.com/groups/CTLGVTH/posts/5826267544064363/
Vụ cô giáo ở Quy Nhơn tự vẫn cho thấy áp lực nặng nề của nhà giáo
"Nếu em được sống các kiếp tiếp theo, em không bao giờ tiếc một cái nghề cao quý này, quá kinh tởm…"
Lời một cô giáo ở trường Trung học cơ sở Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn) để lại trong bức thư tuyệt mệnh khiến nhiều giáo viên đồng nghiệp cảm thấy xót xa, tức giận mà cũng đồng cảm cho hoàn cảnh của một nhà giáo chịu sức ép, đến mức phải tự vẫn.
Trường Trung học cơ sở Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn)
Công đoàn ở đâu ?
Ngày 24/9, người dân phường Nhơn Bình, Thành phố Quy Nhơn phát hiện thi thể được xác định là giáo viên tên P., chết do uống thuốc tự tử, cùng với bức thư tuyệt mệnh của cô giáo này.
Trong bức thư để lại, cô P. (33 tuổi), nói về những áp lực mà một giáo viên bình thường phải chịu đựng :
"Sau những áp lực công việc mà giáo viên phải lên lớp, giảng dạy…, hồi hộp không biết có tên mình sai sót trong đó không. Trong khi thời gian quá ít mà lượng công việc quá nhiều. Bao nhiêu thứ giáo viên là người chịu".
Tuy nhiên, đó không phải là nguyên do chính khiến cô giáo này quyết tự vẫn. Cũng theo nội dung bức thư thì "Có một việc mà em không thể chấp nhận được, đó là điều khiến em phải ra đi hôm nay. Em mong khi em đi rồi, tuyệt đối không cho một ai là giáo viên đến viếng em. Nếu em được sống các kiếp tiếp theo, em không bao giờ tiếc một cái nghề cao quý này, quá kinh tởm…".
Facebooker Lã Minh Luận, là một giáo viên đã về hưu, bức xúc chất vấn Ban giám hiệu trường Trung học cơ sở Hải Cảng trên trang Facebook cá nhân :
"Vì sao cô ấy không thể chấp nhận được thái độ hành xử của các vị mà khiến cô ấy phải quyên sinh ? Các vị không vô can...
Nếu Ban giám hiệu có thành kiến với cô ấy thì tôi muốn hỏi trách nhiệm của Công đoàn trường - người đại diện chăm lo quyền lợi cho người lao động ở đâu ? Tổ trưởng chuyên môn ở đâu mà không ở bên, giúp đỡ tinh thần cô ấy (nếu cô ấy mắc lỗi) ? Hay các vị cũng chỉ vây quanh Ban giám hiệu, người có chức quyền... mà cô lập, bỏ rơi đồng nghiệp của mình ?
Một giáo viên ở Hà Nội, muốn giấu danh tính, cho biết trường nào cũng có công đoàn. Nhưng việc làm chính của công đoàn chỉ là xem nhà ai có tang thì đi phúng viếng, xem ai nằm viện thì cho cái phong bì…
"Công đoàn không có tác dụng gì hết, hoàn toàn không bảo vệ được cho giáo viên. Thậm chí họ còn độc ác, trở thành cánh tay nối dài của lãnh đạo, rất độc ác và vô cảm".
Đồng nghiệp đồng cảm
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, từ Hà Nội, nói với RFA rằng ông phẫn nộ khi hay tin này :
"Cái chết của cô giáo ở Quy Nhơn vừa rồi gây phẫn nộ rất nhiều. Đối với chúng tôi đó là điều rất đau lòng.
Tuy nhiên giá như cô ấy đăng lên mạng xã hội, chia sẻ với các thầy cô khác trên cả nước, với gia đình, bạn bè để tìm ra cách đấu tranh tốt nhất để thoát khỏi các áp lực thì tốt hơn là cô ấy phải tự sát như vậy"
Giáo viên giấu tên chia sẻ rằng cô đồng cảm với nỗi uất ức mà giáo viên ở Quy Nhơn phải chịu đựng, bởi chính cô cũng đã từng trầm cảm vì những áp lực trong môi trường làm việc :
"Tôi hoàn toàn đồng cảm và hiểu được lý do vì sao cô giáo viên ấy lại nghĩ đến việc tự vẫn. Cho nên mấy ngày hôm nay tôi cứ suy nghĩ mãi rằng mình có nên lập nên một nhóm gồm những giáo viên bị chèn ép để chia sẻ với nhau hay không. Nhưng chỉ mới nghĩ tới ý đó, chỉ cần tôi nói ra ý nghĩ đó chắc có lẽ một tuần sau là tôi vào tù luôn".
Nữ giáo viên tên P., chết do uống thuốc tự tử, cùng với bức thư tuyệt mệnh của cô giáo này
Áp lực tứ phía
Với gần 20 năm trong nghề giảng dạy, cô giáo giấu tên cho biết một giáo viên bình thường hiện nay phải chịu áp lực từ "tứ phía", từ phía học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và cả dư luận xã hội :
"Một người không có chức vụ gì trong một cơ sở giáo dục thì họ phải làm rất nhiều việc. Họ phải trực tiếp dạy dỗ học sinh và đồng thời cũng phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm tất cả mọi thứ đối với học sinh và cả phụ huynh nữa.
Ví dụ như là điểm số, thành tích học tập, học sinh có ngoan hay không, làm sao để không ảnh hưởng đến thành tích chung cả lớp".
Chủ tịch Thành phố Quy Nhơn, vào ngày 26/9, lên tiếng với truyền thông trong nước rằng trước khi xảy ra vụ tự tử một ngày, cô P. phải kiểm điểm, giải trình về việc có phụ huynh buộc nhà trường làm rõ việc con của họ bị cô giáo P. đánh.
Nếu những áp lực từ khối lượng công việc, từ học sinh và phụ huynh mà được đồng nghiệp chia sẻ, cảm thông cho nhau thì cũng không đến mức đẩy cô giáo ở Quy Nhơn đến mức phải tự vẫn. Giáo viên giấu tên nói :
"Nhưng ngược lại, cái cơ chế này đã được định hình là những cá nhân không có tiếng nói phải tự tìm cho mình cách an toàn nhất để tự bảo vệ họ. Cho nên, khi đồng nghiệp bị vùi dập, bất công thì không ai dám lên tiếng".
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, từng là nạn nhân của sự trù dập, o ép trong môi trường sư phạm nói rằng tất cả các áp lực, từ công việc, từ đồng lương ít ỏi của nghề giáo, ông đều sẽ vượt qua được hết nếu được làm việc trong một môi trường giáo dục đúng nghĩa, mọi người biết tôn trọng nhau :
"Nhưng rất tiếc là có rất nhiều trường học trên cả nước, hiệu trưởng trở thành những tên côn đồ, lưu manh, đê tiện, tiểu nhân, hãm hại người, lừa đảo phụ huynh học sinh, hãm hại giáo viên. Chuyện đó là không hề thiếu và trường hợp của tôi có lẽ là một trường hợp điển hình".
Nói về trường hợp của mình, thầy Khoa cho biết do ông từng tố cáo hiệu trưởng nơi ông từng công tác làm việc sai quy định, quan hệ bất chính và có con ngoài giá thú… nên đã bị cô lập, trù dập, đe doạ suốt nhiều năm liền.
Dù có gởi đơn khiếu nại, tố cáo lên lãnh đạo Bộ giáo dục, thậm chí ra cả tòa án… nhưng cũng chẳng ai giải quyết cho.
Tính từ đầu năm 2020 cho đến nay, theo báo chí trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 5.500 viên chức nghỉ việc. Trong đó, khối ngành giáo dục chiếm hơn 2.400 người.
Ở Đồng Nai, từ đầu năm 2021 đến giữa năm 2022, có 1.218 giáo viên nghỉ việc. Cũng trong khoảng thời gian này, tỉnh Bình Dương có 527 giáo viên xin nghỉ.
Hà Nội, Gia Lai… cũng báo cáo nhiều trường hợp giáo viên nghỉ việc.
Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, thuộc Bộ Giáo dục, được Vietnamnet dẫn lời cho biết việc giáo viên chuyển việc, nghỉ việc có nhiều nguyên nhân như thu nhập thấp cộng thêm áp lực từ phụ huynh và xã hội rất lớn.
Làm gì khi bị o ép ?
Để tránh tình trạng đáng tiếc như trường hợp của cô giáo ở Quy Nhơn, khi giáo viên gặp phải những vấn đề như bị cấp trên đì, đồng nghiệp cô lập… theo nhà giáo giấu tên, điều cần thiết là cần tìm chia sẻ câu chuyện của mình cho cộng đồng giáo viên, sẽ có người đồng cảm và san sẻ với mình. Sau đó, giáo viên cần có kiến thức để đấu tranh đòi quyền lợi theo đúng pháp luật :
"Trước tiên phải có một cộng đồng hoặc những người đồng nghiệp ở xung quanh chia sẻ…
Sau đó, người giáo viên này phải biết cách tìm đến luật sư, tìm hiểu pháp luật để đấu tranh pháp lý với cấp trên. Hiểu rõ pháp luật và các quyền cơ bản của mình để soi ra được là các quy định do đơn vị mình làm việc ban hành nó đúng hay sai để mà đấu tranh lại".
Theo thầy Đỗ Việt Khoa, nếu muốn đấu tranh đòi quyền lợi, nhà giáo cần phải xác định luôn rằng phần thắng là rất khó. Nếu không chịu được áp lực thì hãy mạnh dạn tìm công việc khác :
"Đầu tiên là các thầy cô đó phải lượng sức đấu tranh trong phạm vi của mình.
Sau đó phải biết nhờ các nhà báo hay luật sư và các lực lượng xã hội có thể trợ giúp mình trong cuộc đấu tranh này, nhưng phải tôn trọng pháp luật.
Sau tất cả các biện pháp đấu tranh mà không được thì thầy cô nên dũng cảm rời bỏ ngành giáo dục, chuyển sang một môi trường khác".
Chuyện giáo viên kiện cấp trên mà giành phần thắng dù ít, nhưng cũng không phải là chưa từng có ở Việt Nam.
Điển hình là vụ năm giáo viên ở huyện Krong Pak, Đak Lak thắng kiện, buộc nhà trường và UBND huyện này bồi thường tổng cộng 1,2 tỷ đồng.
Do UBND tỉnh Đắk Lắk ồ ạt tuyển giáo viên khiến tỉnh này dư đến khoảng 600 giáo viên từ năm học 2011-2016, khiến lãnh đạo tỉnh này phải đơn phương chấm dứt hợp đồng với khoảng 500 giáo viên.
Năm người này khởi kiện vì bị cho nghỉ việc hồi năm 2018, dù không vi phạm kỷ luật.
Bài viết này, xin dành tặng cho các Nhà giáo U70 vẫn còn quan tâm tới nghề cao quý" (NTL)
Từ "Vụ nổ Big Bang" của lòng yêu nước…
Năm năm trước, giữa những ngày tháng 9/2012, cứ vào mỗi chủ nhật hàng tuần, Hà Nội lại liên tiếp nổ ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Có thể nói thời kỳ đó, Hà Nội xứng đáng là địa phương dẫn đầu cả nước trong phong trào phản đối những hành động xâm lấn biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Không ít lần tuy bị cầm chân, bị ngăn chặn thô bạo mà tôi vẫn đi đươc.
Giữa những ngày tháng 9/2012, cứ vào mỗi chủ nhật hàng tuần, Hà Nội lại liên tiếp nổ ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược
Tôi đi biểu tình là xuất phát từ ý thức công dân lúc quốc gia hữu sự, hoàn toàn không phụ thuộc vào ai. Tôi đã sống không trái với những gì mà thế hệ tôi tiếp thu được từ môi trường giáo dục thời còn lành mạnh. Tôi tự hào về những lần dấn thân như thế. Chính vì vậy mà sau mỗi cuộc xuống đường thành công và cả thất bại , tôi thường có bài tường thuật chi tiết, công khai danh tính trên các trang mạng xã hội.
Tôi thấy, thành phần tham gia biểu tình đa số là dân oan tự phát, một số hạn chế là sinh viên các trường cao đẳng và đại học gần Hà Nội. Nòng cốt cho các cuộc xuống đường này là nhóm No-U cùng các gương mặt trí thức đòi dân chủ, đòi nhân quyền nổi bật. Buồn thay, các đồng nghiệp của tôi cùng các học trò của họ hầu như là dửng dưng, đứng ngoài. Tuy vậy, trong các bài tường thuật, cụm từ "Học Sinh xuống đường" vẫn được tôi nhắc đến với tần suất hơi nhiều.
Đó là vì tôi quá bị ám ảnh bởi một "Vụ nổ big bang" của lòng yêu nước liên quan tới học sinh sinh viên trong quá khứ. Đó là cuộc xuống đường tuần hành hào hùng của người dân Sài Gòn để tang Trần Văn Ơn, học sinh thuộc thế hệ đàn anh tôi, bị thực dân Pháp bắn chết trên đường phố Sài Gòn 9/1/1950. Xin nhớ vào thời điểm đó dân số Sài Gòn chỉ khoảng 1.500.000 người (1,5 triệu) mà 300.000 (30 vạn) người đã xuống đường.
Còn học sinh sinh viên chúng ta hôm nay, thế hệ hậu duệ của một xã hội liệt kháng và một ngành Giáo dục và đào tạo đã "chết lâm sàng" thì làm sao mà họ dám xuống đường để bầy tỏ chính kiến. Họ ngoan ngoãn trong thân phận là những con Cừu nằm im trước lời giáo huấn của đảng cộng sản : "Tất cả đã có đảng và nhà nước lo…". Vậy là, với việc tôi cứ luôn mồm nhắc tới cụm từ "Học sinh sinh viên xuống đường biểu tình yêu nước", tôi đã tự biến mình thành kẻ chuyên kích động người khác đi biểu tình. Tôi trở thành cái gai trong con mắt của cơ quan an ninh thành phố…
Học sinh trường Petrus Ký tham gia tuần hành ngày 9/1/1950 tại SàiGòn.
Đến hình bóng học trò trong "trò chơi" nghiệp vụ
Và… điều phải đến đã đến.
Qua đường Gmail, tôi đã nhận được lá thư có lời lẽ lưu loát nhưng lại không dấu được những tình tiết thiếu chân thật. Làm như mình là người không sành về tin học văn phòng, người viết cố ý dùng phông chữ không dấu, nhận mình là một sinh viên của một Trường Cao Đẳng nào đó ở Hải Phòng. Thư được gửi qua tài khoản của một người cũng lại nào đó có nickname Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.. Trong thư người viết ký tên là K, nhân danh "Hội Hải Phòng yêu nước".
Thư không có địa chỉ ngoài đời của người gửi, không số phôn, tức là tôi hoàn toàn không có cơ sở nào để nhờ bạn bè ở Hải Phòng kiểm chứng hộ. Là người luôn cổ xúy cho quyền được biểu tình yêu nước ôn hòa và cũng là người trực tiếp đi biểu tình, lẽ ra tôi phải toại nguyện và sung sướng lắm khi có người lạ nhờ cậy, vậy mà tôi lại ngờ ngợ và linh cảm thấy ngay : Đây chỉ là trò chơi nghiệp vụ hết sức sơ cấp của lực lượng chống biểu tình đang rất khó chịu về tôi. Cái đích của trò chơi nghiệp vụ này là hoàn tất việc thu thập chứng cớ cho hồ sơ nhập "kho" của tôi.
Với những chứng cớ đó, tôi không thể thoát khỏi tội danh là kẻ cầm đầu, kích động biểu tình có tổ chức. Với tội danh đó, chắc chắn, tôi sẽ xộ khám-nhập kho với tội danh vi phạm điều 79 là tội lật đổ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với khung hình phạt bèo nhất cũng là bẩy tám cuốn lịch bóc chơi lúc tuổi già. Thực ra lúc đầu, tôi cũng định cho qua, không quan tâm đến lá thư này.
Nhưng… xét thấy việc bạch hóa một sự kiên có thật như thế, trước hết là gióng lên tiếng chuông cảnh báo cho tất cả mọi người : "Khi yêu nước lại là tội lỗi" thì "Các bạn hãy cảnh giác ! - Cạm bẫy là ở khắp nơi". Sau là tôi cũng muốn qua những đối đáp này mà những người đang khó chịu về tôi, đang muốn điều tôi vào sâu "cuộc chơi" của họ, hiểu đầy đủ hơn về tôi, vì hình như họ nghĩ tôi chỉ là một ông giáo già quanh quẩn trong con phố ngoại ô, biết gì đâu về thế thái nhân tình…
Thư đến :
Chau chao Bac. Truoc tien chau xin loi Bac ve viec gui mail ma khong co dau. (sic)
Chau la sinh vien cua mot truong cao dang o Hai Phong, vi tinh hinh hien nay khi to quoc dang lam nguy thi khong mot "tinh than Viet" nao co the ngoi im hay to ra vo cam voi su an nguy cua Dan toc duoc. Vay nen hoc sinh, sinh vien dai dien cho lop tre chung chau cung khong the lam ngo duoc !...
Vang ! Chau xin vao viec chinh, chau dang cung rat đong cac bạn hoc sinh, sinh vien khac o Hai Phong dang len ke hoach xuong duong bieu tinh phan doi TQ xam luoc lanh hai Viet Nam. Phan chuan bi cung kha day du roi a, nhung chung chau van thieu mot vai nhan to rat quan trong nua de tao len thanh cong. Hien tai chung chau chua co nhieu kinh nhiem va thieu su gop mat cua mot so nhan vat quan trong trong Cach Mang. Bac co the giup chung chau duoc khong a ? Chau cung man phep duoc xin so dien thoai cua Bac, de chau co the trinh bay ro hon voi Bac ve ke hoach cua chung chau. Thay mat gioi tre, chau rat cam on Bac !
Hoi Hai Phong yeu nuoc
Thư đi :
"Tôi nghĩ là cháu đã gửi nhầm địa chỉ rồi đấy".
(Nguyễn Thượng Long)
Thư đến :
Da. Thua Bac chau khang dinh la minh khong nham. Vi hom nay chau da doc bai bao do Bac viet ve su dan ap cua canh sat doi voi Nhung nguoi tham gia bieu tinh yeu nuoc. Ngay sau khi doc xong chau da voi vang ghi lai dia chi email cua Bac, nha bao Nguyen Thuong Long (Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.) va chau da hao huc cho doi de duoc noi chuyen voi Bac, mong duoc Bac chi va chinh sua vai dieu cho chung chau. Rat mong duoc Bac chi day. Vi to quoc, vi Dan toc Viet Nam Bac a. Chau K…
Thư đi :
Tôi không nhầm khi nói rằng, cháu chưa đọc bài viết của tôi về cuộc biểu tình của người Việt Nam yêu nước ở Hồ Hoàn Kiếm ngày 5/8/2012. Nếu cháu đọc rồi thì cháu xin số điện thoại của tôi làm gì nữa !. Nói thật với cháu thế này nhé : "Đất nước này không còn của người Việt Nam yêu nước và cả không yêu nước nữa đâu". Chúng ta đang dần dần sống như những kẻ lưu vong trên chính đất đai của ông bà, tổ tiên phải mất nhiều nghìn năm mới tạo dựng được.
Xã hội ta lúc này quá đông những người không còn biết xấu hổ trước tiền nhân, sẵn sàng tình nguyện "Cõng rắn..". vào nhà và quá nhiều những "Ông Sâu" đã nhờn thuốc… Chúng ta còn phải chứng kiến nhiều cay đắng nữa sẽ đến với dân tộc mình. Chúng ta có thể bị mất nước, bị biến thành ngôi sao thứ 6 trên lá cờ của người Tầu… thì lịch sử sẽ đời đời nguyền rủa những ai đã làm nên thảm cảnh này. Dù cho nghiệp chướng có thể đến với dân tộc còn nặng nề đến thế nào, tôi vẫn vững tin sẽ đến lúc người Việt Nam bừng tỉnh, để không đi vào vũng lầy vong quốc như Champa, Phù Nam – Thủy Chân Lạp trước Đại Việt và…xa hơn là Hồi, Mông, Mãn, Tạng trước nhà Đại Hán. Chúng ta sẽ bảo vệ được giang sơn này, đất nước này như bao lần tiền nhân chúng ta đã làm được.
Niềm tin đó trong tôi là mãnh liệt, không thể đổi khác. Cháu thử nghĩ mà xem : Có vô lý không khi người Việt Nam yêu nước rầm rập xuống đường biểu tình... thì người ta trải thảm đỏ, bắn đại bác chào mừng mỗi lần hoàng đế Tập Cận Bình vi hành xuống phương Nam, ngửa tay cầm những đồng tiền cuả kẻ không bao giờ từ bỏ tham vọng biến Việt Nam thành Quận Huyện.
Trong tòa Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội, tòa lãnh sự của họ ở Sài Gòn, người Trung Quốc bình thản mở rượu Mao Đài ra uống với nhau để xem người Việt Nam hận thù người Việt Nam, người Việt Nam nghi ngờ người Việt Nam, người Việt Nam đánh đập, bắt giữ, bỏ tù, ném cứt đái, mắm tôm, xăng, nhớt, đồ dơ bẩn vào nhà người Việt Nam nào dám đấu tranh với những điều sai trái…
Thử hỏi : Có sự ngu xuẩn và nghịch lý nào sánh bằng ? Cháu bảo rằng cháu đã đọc bài viết "Cuộc biểu tình yêu nước ngày 5/8/2012 đã bị các cơ quan chức năng Hà nội đập tan như thế nào ?" của tôi rồi thì cháu biết đấy, người ta đã coi người đi biểu tình là người xấu, là lực lượng thù địch, là đi biểu tình thuê. Các cháu đã chuẩn bị tâm thế của mình thế nào, khi vấp phải những nỗ lực bôi nhọ , thị phi độc ác như vậy của nhà cầm quyền ?
Từ "Quan Làm Báo" đến "Hội Hải Phòng yêu nước"…
Ngay ở lần lên mạng đầu tiên, Quan Làm Báo đã làm cộng đồng mạng rúng động với loạt bài viết về những điều thâm cung bí sử trong đời sống của cung đình cộng sản. Nào là tin ông Nguyễn Bá Thanh bị Nguyễn Xuân Phúc mượn tay Hoa Nam tình báo cục hạ độc thế này, ông Phùng Quang Thanh cùng vợ con đã bị bắn chết ở Pháp thế kia. Ông Nguyễn Xuân Phúc có con du học ở Mỹ mới tậu biệt thự vài triệu đô ở đó…
Tiếp theo Quan Làm Báo tung ra loạt bài sờ gáy các bố già tài phiệt ngân hàng Kiên Bạc, Nguyễn Văn Bình, Trầm B… Quan Làm Báo reo rắc nỗi lo sợ tới mọi người rằng cái chết có thể đến với bất cứ ai dù là một chính khách hay một người thường dân bởi sát thủ máu lạnh này, sát thủ phóng xạ kia hay trùm heroin gốc Hoa nọ ! Ai cũng nghĩ Quan Làm Báo là của những người cấp tiến trong nội bộ giới lãnh đạo cộng sản… muốn có một chuyển hướng cần thiết. Tuy chỉ là những thông tin rất có lý nhưng không thể kiểm chứng được…
Quan Làm Báo đã làm nhiều người Việt Nam lần đầu tiên thoát được ra khỏi những mê lú, ngộ nhận về đạo đức cách mạng của các lãnh tụ cộng sản, để quen dần với những sự thật phũ phàng, cay đắng đến bất ngờ về những con người này.
Thế mà ngày 29/8/2012 Quan Làm Báo lại bất ngờ cho đăng bài "Biểu Tình Kiểu Gì Đây ?"của Lê Đại, lên án gay gắt những người đã tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc trong những ngày đó. Đỉnh điểm của nỗ lực công kích, hằn học và bôi nhọ nhằm vào tôi và chỉ đích danh tôi là kẻ đầu sỏ…
Người đọc ngỡ ngàng trước việc Quan Làm Báo bất ngờ biến tấu, chơi lạc gam như thế… Trên các trang mạng, các blog… đắt khách lúc đó xuất hiện hàng loạt bài đặt ra câu hỏi Quan Làm Báo là ai ? 100% các Comments đã bầy tỏ sự thất vọng sâu sắc với Quan Làm Báo khi trang này đăng bài của Lê Đại.
Nhiều ý kiến thẳng thừng nói : Qua việc này, Quan Làm Báo đã tự bộc lộ căn cước của mình là căn cước có liên quan đến yếu tố "Nước Lạ !".
Thế lực nào đứng sau Quan Làm Báo ? Câu hỏi tưởng vô cùng khó cho tất cả mọi người, bỗng có câu trả lời thật là bất ngờ và đơn giản, khi cuộc dàn xếp ghế, ăn chia quyền lợi giữa các băng nhóm trong Đại hội 12 kết thúc và từ đó Lê Đại cùng với Quan Làm Báo cũng im hơi lặng tiếng, mất hút con mẹ hàng Lươn luôn, hay họ lại đang vận hành một "cuộc chơi mới", sứ mạng mới, nhưng lại núp dưới danh xưng nào đó cũng nên.
Quay lại với việc xuống đường của các cháu, nếu thực sự không phải là một "trò chơi" lắt léo của lực lượng chống biểu tình, không phải cái bẫy dăng ra để kết thúc một chuyên án… mà thực sự là sự thôi thúc của lòng yêu nước, lúc quốc gia hữu sự thì đất nước này vẫn còn hồng phúc. Theo tôi khả năng này chỉ là 1% mà thôi, tôi vẫn khuyên các cháu hãy cứ dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim, của lương tri mình. Tất cả chỉ đơn giản thế thôi cháu à. Dấn thân tranh đấu, tôi không chúc cháu thuận buồm xuôi gió, tôi chúc cháu luôn sống trung thực với cuộc đời này và luôn xứng đáng với thành phố mà cứ đến tháng 5 hàng năm, mọi người lại bồi hồi với câu ca "Tháng 5 rực mầu hoa phượng đỏ".
Sau khi lời chúc này của tôi được công khai đưa lên mạng xã hội, tuyệt nhiên không thấy cái gọi là "Hội Hải Phòng yêu nước" hồi âm tới tôi thêm một lần nào nữa. Hình như các "sinh viên cao đẳng" ở đó còn bận giao ban, bận rộn vì phải "Còn Đảng Còn Mình" nên không đi biểu tình được. Vậy là Hải Phòng, ngoài những gương mặt tranh đấu gạo cội cho sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ mà dư luận trong nước và ngoài nước đã biết tới, như Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Luật sư Trần Lâm, Cựu chiến binh Vũ Cao Quận, Blogger Phạm Thanh Nghiên và một số lão thành cách mạng khác mà tôi đã gặp nhưng không rõ tên…, đến nay đã là 5 năm có lẻ, tuyệt nhiên chẳng thấy xuất hiện trên trường tranh đấu một gương mặt trẻ nào trong giới học sinh sinh viên mà Hội Hải Phòng yêu nước đã nhắc tới. Đến đây câu hỏi "Hội Hải Phòng yêu nước" là ai ? Câu trả lời… thiết nghĩ là không cần thiết nữa.
Lời cuối
Tôi khép lại loạt bài viết về cái chết lâm sàng của nghề cao quý vào lúc mạng xã hội đang dậy sóng từng ngày vì những cuộc "biểu tình" của các Facebooker trong và ngoài nước giành cho công trình thay đổi bảng chữ cái tiếng Việt của Phó giáo sư Bùi Hiền. Tôi nín thở theo dõi từ những comments đầu tiên đến những comments gần đây nhất với niềm tin tiếng nói đầu tiên cũng như cuối cùng trong sự vụ này sẽ phải thuộc về những thầy cô dậy tiếng Việt, dậy ngữ văn trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Tôi đã thất vọng hoàn toàn. Ngoài một vài người bạn cùng chí hướng, không hề thấy sự lên tiếng nào trong nghề cao quý từ cấp Trường lên đến cấp Bộ mà tôi từng quen biết.
Theo tôi, chỉ những người hoàn toàn khiếm thị, người mù chữ mới dửng dưng trước sự kiện này. Ai đã từng cao đàm khoát luận trên bục giảng học đường : "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn - Tiếng ta còn, nước Nam còn" ?
Xin thưa : Thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô dậy Văn chứ còn ai khác. Vậy thầy cô sợ hãi điều gì mà không hề dám ọ ẹ lên một tiếng ? Chẳng lẽ họ không có chút băn khoăn nào khi tiếng Việt đang đứng trước một thử thách chí mạng ngay vào thời điểm cận kề năm 2020, năm mà thỏa ước Thành Đô sẽ có hiệu lực ! Thế ra chữ nghĩa thánh hiền trong tay họ chẳng khác gì cái nơm, cái vó… của kẻ đánh dậm để kiếm bữa thôi sao ? Là thầy, là cô mà liệt kháng đến như vậy thì trách gì mà lửa yêu nước trong học trò thời nay chỉ là lửa ảo - lửa lân tinh… và hành động "dấn thân" của họ nếu có thì cũng chỉ là một duộc với những "Cuộc chơi nghiệp vụ" trí trá của cái gọi là "Hội Hải Phòng yêu nước" mà phần trên của bài viết này tôi đã nói tới .
Hỡi những người đồng nghiệp của tôi ! Vì sinh kế của cá nhân mình, quý vị có thể vô cảm, đứng ngoài các cuộc xuống đường yêu nước, nhưng lại cũng vô cảm đứng ngoài các nỗ lực bảo vệ tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của mình, công cụ hành nghề hàng ngày của chính mình… thì chỉ với một tình tiết nhỏ thế thôi …cũng đủ sức để nói : "Nghề cao quý nếu chưa chết lâm sàng thì sự sống lay lắt của nó lúc này… chỉ là sự sống của loài thực vật bậc thấp mà thôi".
Khi lời cảnh báo này của tôi xuất hiện trên facebook cá nhân vào tối 29/11 thì ngay chương trình thời sự chiều 30/11/2017, VTV1 đã loan tin Bộ giáo dục Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố tôn trọng các hoạt động nghiên cứu ngữ học và khẳng định giai đoạn này, Bộ giáo dục không hề có chủ trương thay đổi mẫu tự tiếng Việt đang sử dụng.
Hoan hô thái độ dứt khoát của Bộ giáo dục qua lời tuyên bố muộn mằn này, nhưng muộn rõ ràng là hơn không.
Từ 11/ 2012 đến 11/2017
Nguyễn Thượng Long
Nguyên Giáo viên dậy Địa Lý của Hòa Bình và Hà Tây
Nơi ở : Số nhà 4 – Ngách 12 – Ngõ 102 – Đường Văn La – Hà Đông – Hà Nội
ĐT : 01652323836. - Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.