Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhiều tổ chức và cá nhân kêu gọi Hà Nội hợp tác với Mỹ đối phó tình hình Biển Đông (Người Việt, 29/07/2019)

Mười tổ chức xã hội dân sự và hàng chục cá nhân đã ký tên trên một bản tuyên bố về Biển Đông, đòi nhà cầm quyền thả tù chính trị và đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Mỹ.

my1

Một cuộc biểu tình của người dân Việt Nam bày tỏ lòng yêu nuớc, chống Trung Quốc. (Hình : BBC)

Trên các mạng xã hội lan truyền một bản "Tuyên bố về Biển Đông" của 10 tổ chức xã hội dân sự độc lập và hàng chục cá nhân đã ký tên, trong đó có nhiều người từng là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam nay đã phản tỉnh.

Bản tuyên bố xuất hiện lúc đang có cuộc đối đầu giữa lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt Nam với lực lượng hải giám và "dân quân biển" của Trung Quốc trên Biển Đông từ những ngày đầu tháng Bảy, khu vực bãi Tư Chính, thuộc đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Báo chí chính thống của nhà cầm quyền Hà Nội chỉ cho dân chúng biết lờ mờ qua những lời tuyên bố của Bộ Ngoại Giao phản đối Trung Quốc khi đưa tàu khảo sát địa chất đến hoạt động khu vực vừa kể. Nhưng phải theo dõi các nguồn thông tin quốc tế người ta mới biết là các tàu Trung Quốc đến đó để quấy nhiễu, cản trở hoạt động khoan dò dầu khí của Việt Nam tại Lô 6.2.

Bắc Kinh lấy cớ hoạt động của phía Việt Nam nằm trong phạm vi chủ quyền "Lưỡi Bò" ngang ngược của họ trên biển Đông và đòi phía Việt Nam phải tôn trọng dù phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế năm 2016 đã tuyên bố cái 9 vạch "Lưỡi Bò" đó là vô giá trị.

Trước sự việc đang diễn ra và nếu leo thang căng thẳng có thể dẫn đến chiến tranh, các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam cũng như các người Việt yêu nước khắp nơi ra tuyên bố kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội "Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, sửa các luật phản dân chủ như : luật đất đai, luật báo chí, luật an ninh mạng, ban hành luật lập hội, luật biểu tình… Tiến tới một Nhà nước Việt Nam có thể chế dân chủ pháp quyền phổ quát. Nâng cao sức chiến đấu và lòng trung thành bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân của Quân đội, đặc biệt là Hải quân, Cảnh sát biển".

Đồng thời họ kêu gọi "Trong các mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại, phải hết sức cẩn trọng, đề cao cảnh giác, đặt quyền lợi quốc gia trên hết".

Bản tuyên bố khuyến cáo "Khẩn trương đấy mạnh hợp tác quốc phòng với Mỹ và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế và hiện không cưỡng chiếm đất đai biển đảo của Việt Nam nhằm bảo vệ tổ quốc một cách hiệu quả". Bên cạnh đó là "Lên tiếng tố cáo trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây… vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế thích hợp".

Sau cùng họ đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội "Thông tin thường xuyên và kịp thời diễn biến tình hình biển Đông cho toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới, tranh thủ sự đồng thuận của công luận cho cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặt khác, Nhà nước Việt Nam không được ngăn cản quyền công khai bày tỏ một cách ôn hòa lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc của người dân Việt Nam".

Khi Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 tới phía nam quần đảo Hoàng Sa dò tìm dầu khí, hàng chục ngàn người dân đã biểu tình khắp nơi từ Sài Gòn đến Hà Nội, Bình Dương đến Hà Tĩnh chống bá quyền bành trướng Bắc Kinh.

Một số cuộc biểu tình đã biến thành bạo động, đốt phá hàng trăm cơ sở mà Trung Quốc đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Hàng trăm người đã bị nhà cầm quyền kết án tù nặng nề. (TN)

********************

Trung Quốc khoe tàu khảo sát đại dương mới bị nghi sẽ dùng ở Biển Đông (RFI, 28/07/2019)

Trung Quốc hôm 27/07/2019 lại phô trương chiếc Đại Dương Hiệu (Da Yang Hao), một con tàu khảo sát đại dương cỡ lớn được cho là sẽ khai mở một "kỷ nguyên mới" cho việc nghiên cứu biển khơi. Theo giới quan sát chiếc tàu này cũng sẽ là công cụ giúp Bắc Kinh áp đặt yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.

my2

Tàu khảo sát Đại Dương Hiệu. Ảnh chụp qua màn hình đài CCTV. Nguồn : CCTV

Trích dẫn truyền thông Trung Quốc, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post cho biết chiếc tàu khảo sát mới này của Trung Quốc có trọng tải 4.600 tấn, tầm hoạt động khoảng 14.000 hải lý, chạy được với tốc độ tối đa 16 nút (hải lý/giờ). Con tàu có khả năng thăm dò tài nguyên ở sâu dưới đáy bất kỳ đại dương nào trên thế giới.

Báo chí Trung Quốc không ngần ngại cho rằng con tàu sẽ đưa năng lực thăm dò và nghiên cứu tài nguyên biển của Trung Quốc vào một "kỷ nguyên mới" và sẽ giúp duy trì lợi ích của Bắc Kinh trên các vùng biển quốc tế.

Theo một số nhà quan sát, Bắc Kinh ngày càng tăng cường đội tàu khảo sát đại dương và dùng các chiếc tàu dân sự này để áp đặt yêu sách chủ quyền Trung Quốc trên biển, nhất là ở Biển Đông. Trong bối cảnh đó, tàu Đại Dương Hiệu rất có thể sẽ được triển khai xuống Biển Đông.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã hai lần đội lốt hoạt động dân sự để tìm cách xâm chiếm vùng biển của Việt Nam, một lần vào năm 2014, với việc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển gần Hoàng Sa, và lần mới đây là triển khai chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 tại khu vực Bãi Tư Chính gần Trường Sa.

Trả lời tờ SCMP, ông Collin Koh chuyên gia về hàng hải tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công Nghệ Nanyang ở Singapore, cho rằng nếu chiếc tàu này được triển khai xuống Biển Đông, điều đó sẽ tăng cường sự hiện diện trên biển của Trung Quốc trong khu vực.

Không chỉ là hiện diện đơn thuần, theo chuyên gia Collin Koh, tại Biển Đông, con tàu sẽ còn có nhiệm vụ thu thập những thông tin và dữ liệu hải dương quan trọng, giúp Trung Quốc tăng cường hiểu biết về vùng biển, cho phép Bắc Kinh tối ưu hóa phạm vi các hoạt động dân sự và quân sự trong vùng, qua đó khẳng định thêm yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Còn theo ông Tống Trung Bình (Song Zhongping), một nhà bình luận quân sự tại Hồng Kông, việc tăng cường năng lực trên biển trong lãnh vực dân sự rất quan trọng nếu Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc hàng hải. Trong chiều hướng đó, chuyên gia này cho rằng hoạt động của chiếc Đại Dương Hiệu sẽ không giới hạn ở Biển Đông.

Trọng Nghĩa

*******************

Trung Quốc khai trương tàu mới : Biển Đông sẽ tiếp tục nóng lên ? (BBC, 27/07/2019)

rung Quốc vừa tổ chức giao nhận một tàu khảo cứu đại dương qui mô mà Bắc Kinh nói là dạng tàu "kỷ nguyên mới" về thám hiểm hàng hải, Tân Hoa Xã đưa tin.

my3

Việc bàn giao tàu đánh dấu kỷ nguyên mới về năng lực thăm dò và nghiên cứu tài nguyên biển của Trung Quốc, theo truyền thông Trung Quốc

Tàu 4.600 tấn này tiếp sức đáng kể cho Bắc Kinh trong nỗ lực khuynh đảo ở khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông, theo giới quan sát.

Bản tin dựa trên hình ảnh từ Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm thứ Bảy 27/07 nói với tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ và tầm hoạt động khoảng 14.000 hải lý, tàu Da Yang Hao (Đại Dương Hiệu) có khả năng tiến hành thăm dò tài nguyên tầng sâu ở bất kỳ đại dương nào trên thế giới.

Bản tin nói con tàu Đại Dương Hiệu cũng đại diện cho "đỉnh cao" của công nghệ khảo sát đại dương của Trung Quốc.

"Việc bàn giao tàu đánh dấu kỷ nguyên mới về năng lực thăm dò và nghiên cứu tài nguyên biển của Trung Quốc và [sẽ giúp] duy trì lợi ích của quốc gia trên khu vực biển quốc tế", Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lại truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Bắc Kinh liên tục xây dựng đội tàu thám hiểm đại dương của mình như một phần trong lập trường ngày càng quyết đoán ở Biển Đông, và các nhà quan sát cho rằng tàu Đại Dương Hiệu có thể được triển khai đến vùng biển đang có tranh chấp.

Collin Koh từ Viện Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, được SCMP dẫn lời nói rằng nếu tàu được điều đến Biển Đông thì sẽ tăng cường sự hiện diện trên biển của Bắc Kinh trong khu vực, nhưng sự hiện diện này mới là "một phần của câu chuyện".

my4

Tàu được cho là làm nhiệm vụ "nhiều hơn khảo sát" và cũng có các phòng thí nghiệm trên tàu để thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu khoa học biển.

"Nhìn chung thì tàu không chỉ làm nhiệm vụ khảo sát mà là tàu nghiên cứu hải dương học. Tàu thường vượt quá nhiệm vụ khảo sát và cũng có các phòng thí nghiệm trên tàu để nghiên cứu khoa học biển", ông Koh nói.

"Nếu được triển khai đến Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam), con tàu giúp thể hiện sự hiện diện hàng hải của Trung Quốc. Nhưng ngoài ra việc thu thập thông tin và dữ liệu hải dương quan trọng của tàu sẽ giúp Trung Quốc tăng cường hiểu biết về vùng biển, và điều này sẽ giúp tối ưu hóa phạm vi hoạt động dân sự và quân sự - tựu chung là giúp Trung Quốc khẳng định về các tuyên bố chủ quyền của mình".

Kể từ đầu tháng Bảy, Trung Quốc và Việt Nam đã và đang "đối đầu căng thẳng" tại bãi Tư Chính ở Biển Đông (trong tiếng Anh gọi là Vanguard Bank).

Vào tuần này Hà Nội nói đã thực hiện các hình thức "giao thiệp ngoại giao phù hợp", trao công hàm phản đối và yêu cầu tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc "rút ngay khỏi vùng biển của Việt Nam".

Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gọi sự việc này là 'nghiêm trọng' và nói "Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật".

"Việt Nam coi hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam", người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam được dẫn lời nói thêm.

Bill Hayton, học giả và cũng là phóng viên BBC, người vừa dự Hội thảo về Biển Đông tại Washington DC của trung tâm CSIS, nói với BBC rằng Trung Quốc, qua vụ Tư Chính, muốn "phủ quyết quyền thăm dò, khai thác dầu khí của các nước ASEAN".

Ông Hayton cũng tin rằng Bắc Kinh muốn "trừng phạt" Việt Nam vì đã bắt đầu công tác thăm dò thương mại"ở vùng mà Trung Quốc cho là thuộc 'đường chữ U' Bắc Kinh nêu ra.

*****************

Biển Đông : Lãnh đạo đối ngoại Hạ Viện Mỹ lên án Trung Quốc xâm lấn Việt Nam (RFI, 27/07/2019)

Vụ Trung Quốc cho tàu vào khảo sát và sách nhiễu giàn khoan dầu của Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính, phía nam Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tiếp tục bị tố cáo. Sau bộ Ngoại Giao Mỹ, ngày hôm qua 26/07/2019, đến lượt Hạ Viện Mỹ lên tiếng. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ đã ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam và lên án hành vi "xâm lấn" của Trung Quốc.

my5

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Mỹ Eliot L. Engel. Ảnh minh họa

Trong một bản thông cáo về vụ "Trung Quốc can thiệp vào vùng biển do Việt Nam kiểm soát, dân biểu bang New York thuộc đảng Dân Chủ Eliot L. Engel, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Mỹ trước hết ghi nhận rằng : "Hành vị xâm lấn mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông là một minh chứng đáng lo ngại về việc một quốc gia công khai chà đạp luật pháp quốc tế".

Đối với vị dân biểu Mỹ, căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các hành động của Trung Quốc "đã cấu thành tội vi phạm chủ quyền và các quyền chính đáng của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)". Theo nhân vật này, quan trong không kém là hành vi của Trung Quốc cũng đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ nhắc lại rằng vào tuần trước, đã có nhiều thông tin về việc tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chính quyền Việt Nam đã liên tiếp đòi Trung Quốc rút đi nhưng bị Bắc Kinh làm ngơ.

Theo ông Engel : "Kiểu sách nhiễu mà Trung Quốc thực hiện là một mối đe dọa đối với Việt Nam và là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng. Những sự cố như thế chứng tỏ Trung Quốc đã ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế.

Bản thông cáo kết luận : "Tôi sát cánh cùng Việt Nam và các đối tác khu vực của Mỹ để lên án hành vị xâm lược này. Cộng đồng quốc tế phải tiếp tục duy trì trật tự dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế".

Người phụ trách Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc "lập tức rút ngay mọi tàu thuyền ra khỏi lãnh hải của các nước láng giềng và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp đó".

Trọng Nghĩa

*******************

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ lên án Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam về Biển Đông (VOA, 27/07/2019)

Dân biểu Eliot L. Engel, Ch tch y ban Đi ngoi H vin M, hôm 26/7 ra tuyên b v vic Trung Quc "can thip vào vùng bin do Vit Nam kim soát", trong đó ông "lên án Trung Quc" và bày t ng h Vit Nam.

my6

Dân biểu Eliot L. Engel, Ch tch y ban Đi ngoi H vin M

Mở đu tuyên b ca mình, ông Engel cho rng sự hung hăng ca Trung Quc gn đây Bin Đông là "mt minh chng đáng lo ngi v mt quc gia công khai xem thường lut pháp quc tế".

Vị Ch tch y ban Đi ngoi H vin M khng đnh là chiu theo Công ước Liên Hip Quc v Lut Bin, các hành đng ca Trung Quc "cu thành s vi phm ch quyn ca Vit Nam và các quyn hp pháp ca Vit Nam trong vùng đc quyn kinh tế (EEZ)".

Bên cạnh đó, ông Engel cũng lưu ý rng điu quan trng không kém là hành vi ca Trung Quc "đe da li ích ca các công ty Hoa Kỳ hoạt đng trong khu vc".

Tin tức ca các báo đài khác nhau trong tun qua cho biết các tàu thăm dò du khí ca Trung Quc hot đng Bãi Tư Chính thuc vùng EEZ ca Vit Nam. V phn mình, Vit Nam nhiu ln yêu cầu Trung Quc rút các tàu đó ra, song Trung Quc b ngoài tai li yêu cu này.

Trước din biến như vy, Ch tch y ban Đi ngoi H vin M Eliot L. Engel bình lun trong tuyên b ca mình rng đng thái quy ri hin nay ca Trung Quc là "mi đe da đối vi Vit Nam", đng thi cũng là bng chng cho thy Trung Quc "sn sàng bt nt các nước láng ging".

Ông Engel nhấn mnh thêm rng nhng s c như thế này chng t Trung Quc "ngang nhiên coi thường lut pháp và ngoi giao quc tế".

Vị Ch tch y ban Đối ngoi H vin M đưa ra thông đip rõ ràng trong phn cui tuyên b : "Tôi đng v phía Vit Nam và các đi tác trong khu vc ca chúng ta đ lên án s hung hăng này". V dân biu M đưa ra li kêu gi Trung Quc "rút ngay lp tc tt c các tàu khi lãnh hải ca các nước láng ging và chm dt các chiến thut bt nt bt hp pháp này".

Ông Engel cũng kêu gọi cng đng quc tế "phi tiếp tc duy trì trt t da trên các quy đnh, và duy trì lut pháp quc tế".

*********************

Hành động của Trung Quốc 'đẩy Việt Nam vào vòng tay của Mỹ' (VOA, 27/07/2019)

Trung Quốc và Vit Nam l ra là nhng đi tác t nhiên ca nhau bi vì hai nước chia chung ý thc h cng sn, nhưng theo mt chuyên gia ca Vin nghiên cu Đông Nam Á Singapore (ISEAS Yusof Ishak) thì nhng hành đng ca Bc Kinh trên Bin Đông đang đy Việt Nam, mt nước cu thù tr thành mt đng minh ca M.

bd1

liu : B ngoi giao Vit Nam tuyên b v bin Đông trên Twitter (@PressDept_MoFA)

Đó là ý kiến ca Tiến sĩ Lê Hng Hip thuc Vin Nghiên cu Đông Nam Á Singapore (ISEAS Yusof Ishak) trong mt bài bình lun đăng trên báo South China Morning Post ngày 25/7/2019.

Bài báo lược qua những din biến mi đây trên Bin Đông.

Đối đu trên bin

Căng thẳng không ngng leo thang gia hai nước anh em xã hi ch nghĩa sau khi Trung Quc điu tàu kho sát đa cht Hi dương 8 vào hot đng trong vùng đc quyn kinh tế Vit Nam, cn tr các hoạt đng thăm dò du khí ca Vit Nam liên doanh vi các nước khác trên các vùng bin thuc thm lc đa Vit Nam, theo đnh nghĩa ca Công ước Quc tế v Lut bin 1982.

Hà nội t cáo Bc Kinh xâm phm ch quyn ca Vit Nam ti bãi Tư Chính, lt thm trong vùng đặc quyn kinh tế 200 hi lý được quc tế công nhn, trong khi Bc Kinh vn đơn phương tuyên b ch quyn trên hu hết din tích Bin Đông.

Việt Nam ln này phn ng mnh m và công khai mt cách bt thường. Mt mt gi tàu cnh sát bin ti bãi Tư Chính để thách thc tàu hi cnh Trung Quc, mt khác chính thc phn đi Trung Quc, và còn kêu gi "tt c các bên liên quan trong cng đng quc tế hãy góp phn duy trì trt t, hòa bình và n đnh trên Bin Đông".

Người phát ngôn ca B Ngoi giao Việt Nam Lê thị Thu Hng cho biết Vit Nam đã liên lc vi phía Trung Quc và "mnh m đòi Trung Quc phi ngưng mi hot đng bt hp pháp, rút tàu ra khi các vùng bin ca Vit Nam".

Ngày hôm sau, dường như đ đáp ng li kêu gi ca phía Vit Nam, B Ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố bày t quan tâm v "hành đng cy mnh đe da Vit Nam và ngăn cn các hot đng t lâu ca Vit Nam, thăm dò và khai thác tài nguyên du khí Bin Đông". Tuyên b ca M hi thúc Bc Kinh hãy "ngưng hành vi bt nt ca mình và t chế, tránh các hot đng có tính cách khiêu khích và gây bt n".

Tuyên bố ca M mun ch ra rng các quyn li ca Hà ni và Washington gi đã t v mt đim. Hai bên đu mun thách thc các tuyên b ch quyn phi lý ca Trung Quc trên Bin Đông, mà c hai nước cho là quá tham lam. Vit Nam l đương nhiên mun bo v ch quyn và các li ích hàng hi ca mình trong Bin Đông, trong khi Hoa Kỳ đang tìm cách kim hãm cao vng bành trướng ca Trung Quc trong khu vc, thách thc v thế cường quc s 1 ca Hoa Kỳ.

bd2

Tiến sĩ Lê Hng Hip, nhà nghiên cu thuc Vin ISEAS-Yusof Ishak Singapore. (Facebook)

Tiến sĩ Lê Hng Hip đt nghi vn v tính hp lý ca chính sách đối ngoi ca Trung Quc, ông nói vào thi đim khi mà cường quc đang lên Châu Á cn đến các nước bn và đng minh đ đi phó vi nhng s đi đu ca Hoa Kỳ, thì Bc Kinh li đy Vit Nam ra xa, vào vòng tay ca M.

Ông đặt câu hi, ti sao Vit Nam phải cân nhc nhng s nhy cm v an ninh ca Trung Quc, trong khi nước này không lý gì ti nhng quan tâm an ninh chính đáng ca Vit Nam ? Trong khi đó thì Hoa Kỳ đang m rng vòng tay, mi gi Vit Nam tham gia mt cu trúc an ninh liên kết khu vc, có thể giúp Vit Nam mc c vi Trung Quc và được hưởng nhng li ích qua các n lc ca Hoa Kỳ tăng sc cho các đi tác khu vc, v c mt kinh tế ln quân s, đ kim hãm Trung Quc.

Nguy cơ xung đt

Hệ thng truyn thông ABC ca Úc bày t lo ngi v nguy cơ xung đt bùng n trong khu vc vì nhng s xung đt c Bin Đông và bin Hoa Đông. Bài báo "‘Ready to fight’ : Tensions escalate in South China Sea", tạm dch "Sn sàng úng chiến : Căng thng leo thang Bin Đông" đăng ngày 26/7, viết :

"Châu Á đã nhảy vt mt bước ti gn thm ha. Máy bay chiến đu ca 4 nước đi đu nhau trên không phn mt hòn đo đang tranh chp. Vit Nam đang thách thc mt tàu trinh sát có hành vi khiêu khích ca Trung Quc, và Philippines kêu gi Hoa Kỳ, nước đã ký hip ước phòng vệ h tương, hãy bo v Philippines".

********************

Việt Nam hy vọng Mark Esper thúc đẩy quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ (VOA, 26/07/2019)

Hôm 25/7, Người Phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng bày t hy vng tân B trưởng Quc phòng M Mark Esper s thúc đy quan h quc phòng vi Vit Nam.

bd3

Tổng thng M Donald Trump và ông Mark Esper, hôm 25/7/2019.

VNExpress dẫn li bà Hng nói : "Chúng tôi mong trên cương v mi, B trưởng quc phòng M sẽ tiếp tc đóng góp vào quan h gia hai nước, đc bit là trong lĩnh vc quc phòng".

Bà Hằng cho biết thêm : "Quan h Đi tác toàn din Vit Nam – Hoa Kỳ đang phát trin tt đp trên nhiu lĩnh vc, trong đó có lĩnh vc an ninh quc phòng".

Hôm 23/7, ông Esper được Thượng vin Hoa Kỳ phê chun vi t l 90-8 sau gn by tháng xáo trn lãnh đo ti Ngũ Giác Đài k t khi quyn B trưởng Patrick Shanahan bt ng t chc hi tháng 6.

Năm nay 55 tuổi, ông Esper tng phc v quân đi và cũng tng phc v trong chính quyn ca cu Tng thng George W. Bush. Ông tr thành B trưởng lc quân k t tháng 11/2017.

Kể t khi ông Jim Mattis t chc vào tháng 12 năm ngoái vì khác bit trong quan điểm chính sách vi ông Trump, Lu Năm Góc vn chưa có ông ch chính thc. Nhiu thành viên ca Quc hi và hai đng đã thúc gic ông Trump phi nhanh chóng tìm người cho v trí này.

Trong thời gian gi chc người đng đu Lu Năm Góc, ông Mattis đã hai ln đến thăm Vit Nam.

Theo VnExpress, hợp tác quc phòng Vit - M không ngng gia tăng trong thi gian gn đây. Vit Nam năm 2017 tiếp nhn mt tàu tun tra 3.250 tn ca lc lượng Tun duyên M và biên chế vào Cnh sát bin Vit Nam.

Trong hai năm qua, Mỹ cũng đã chuyn giao tng cng 12 xung tun tra Metal Shark cho Cnh sát bin Vit Nam.

Đô đốc Phil Davidson, ch huy B tư lnh n Đ - Thái Bình Dương (USINDOPACOM), hi tháng 2 cho biết Washingtion có th chuyn giao cho Vit Nam thêm mt tàu tun tra của Tun duyên M, cùng mt s máy bay không người lái (UAV) ScanEagle và phi cơ hun luyn sơ cp T-6 Texan II.

Hôm 1/6, Bộ Quc phòng M xác nhn tp đoàn Boeing đã được giao hp đng chế to 6 UAV ScanEagle cho chính ph Vit Nam, cũng như cung cp linh kiện ph tùng, hun luyn và c chuyên gia h tr k thut.

Published in Việt Nam