Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam gây được thiện cảm và mở rộng ảnh hưởng ngoại giao trong năm 2020. Bắt đầu từ kinh nghiệm xử lý dịch Covid-19 được báo chí quốc tế liên tục đưa tin, đến vai trò chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và ASEAN được đánh giá cao và tổ chức thành công lễ ký kết trực tuyến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định thương mại chiếm 30% GDP toàn cầu (*).

vietnhat1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và bộ trưởng Thương mại Trần Tuấn Anh hoan nghênh đồng nhiệm Nhật Bản, thủ tướng Yoshihide Suga và bộ trưởng Thương mại Hiroshi Kajiyama ký hiệp định tự do thương mại RCEP gồm 10 nước ASEAN và 5 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, ngày 15/11/2020. AP - Hau Dinh

Viện Lowy, chuyên nghiên cứu chính sách đối ngoại của Úc, xếp Việt Nam ở hạng thứ 12 trong bảng Chỉ số quyền lực tại Châu Á năm 2020 (Asia Power Index, công bố ngày 19/10/2020, tăng một hạng so với năm 2019 và đứng sau 4 nước Đông Nam Á) trong tổng số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá. Bảng xếp hạng được dựa theo 8 nhóm nội dung, trong đó có tầm ảnh hưởng ngoại giao, năng lực kinh tế, năng lực quân sự…

Từ một nước nghèo, Việt Nam đã đạt ngưỡng quốc gia có thu nhập trung bình và ngày càng ít phụ thuộc vào viện trợ, theo nhận định của cựu đại sứ Anh Mark Kent. Tuy nhiên, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để có thể thực hiện được tham vọng là một nền kinh tế trỗi dậy, một quốc gia tầm trung về địa-chính trị.

Những điểm này được giáo sư Eric Mottet, Viện Quan hệ Quốc tế, đại học Québec ở Montréral (UQAM), Canada, phân tích trong hội thảo trực tuyến "Sự trỗi dậy của Việt Nam và cơ hội kinh doanh cho Québec" (Emergence du Vietnam et occasions d’affaire pour le Québec), do đại học Laval tổ chức ngày 22/10/2020. RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với giáo sư Eric Mottet về chủ đề này.

****

RFI : Thưa giáo sư Eric Mottet, trong bài tham luận tại hội thảo "Sự trỗi dậy của Việt Nam và cơ hội kinh doanh cho Québec", ông phân tích Việt Nam là "một sức mạnh đang trỗi dậy" nhưng cũng là "một con hổ giấy". Trước hết, những yếu tố nào cho thấy Việt Nam là một sức mạnh đang trỗi dậy ?

Eric Mottet : Việt Nam là một sức mạnh đang trỗi dậy về mặt kinh tế, có thể thấy điều này qua các chỉ số kinh tế : GDP tăng nhanh đáng kể, tăng gấp 3 lần trong vòng 15 năm gần đây ; tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cũng rất cao, dao động 7% trong khoảng 30 năm trở lại đây - tỉ lệ này khiến nhiều nước, kể cả các nước phương Tây, phải ghen tị ; khối lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu đã tăng gấp 5 lần trong vòng 10 năm ; khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên gấp 10 lần trong vòng 15 năm gần đây.

Ngoài ra, có thể căn cứ vào một chỉ số khác, đó là trong vòng 10-15 năm gần đây, Việt Nam đã ký rất nhiều thỏa thuận thương mại song phương hoặc đa phương. Nếu tôi nhớ không nhầm thì Việt Nam hiện có khoảng 80 hiệp định đối tác ký với các đối tác nước ngoài. Gần đây, Việt Nam tham gia vào hai hiệp định thương mại lớn ở Châu Á-Thái Bình Dương : Thứ nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam tham gia từ năm 2018 và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Có thể thấy là về phương diện kinh tế, Việt Nam trở thành một phần của khu vực Châu Á trỗi dậy đầy năng động này. Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay cởi mở hơn, đa dạng hơn rất nhiều, đặc biệt với điểm mới là những khoản đầu tư lớn vào nghiên cứu phát triển, trong đó có kinh tế kỹ thuật số. Tôi nghĩ là mọi người ở Việt Nam hiện nay đều nhận thấy rằng kinh tế kỹ thuật số ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

RFI :Vậy tại sao Việt Nam lại là một "con hổ giấy" ?

Eric Mottet : Thuật ngữ "con hổ" muốn nói đến một nhóm nước công nghiệp Châu Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và giờ là Việt Nam. Những nước này được gọi là những "con hổ Châu Á". Còn từ "giấy" muốn nói đến những yếu kém dai dẳng của nền kinh tế Việt Nam, cũng như những tồn đọng về vấn đề xã hội, chính trị và môi trường. Những ai sống ở Việt Nam và những người từng đến Việt Nam đều biết là Việt Nam có nhiều điểm yếu, cả về chính trị lẫn xã hội và kinh tế.

Tôi có thể đưa ra một vài dẫn chứng. Trước hết là thiếu cơ sở hạ tầng, cảng biển. Nếu Việt Nam muốn trở thành một quốc gia trỗi dậy, một quốc gia tầm trung thì phải có các cảng biển để xuất khẩu hàng hóa với khối lượng lớn. Thế nhưng, hiện giờ Việt Nam chưa thể làm được. Đúng là Việt Nam có nhiều cảng biển nhưng không có được quy mô như khoảng 10, 15 cảng hàng đầu của Trung Quốc.

Tiếp theo là những vấn đề liên quan đến xung đột đất đai, có thể thấy thực tế này qua những cuộc biểu tình thường xuyên ở Việt Nam về những dự án đặc khu kinh tế cho phép các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng cơ sở ở đó. Những xung đột quanh vấn đề này ngày càng nhiều ở Việt Nam.

Ngoài ra, dĩ nhiên phải kể đến sự thiếu minh bạch, tình trạng quan liêu và thủ tục hành chính vô cùng phức tạp. Đối với những doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, họ phải vượt qua hàng loạt cửa ải phức tạp và khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài nản lòng. Vấn đề này vẫn tồn đọng.

Việt Nam sẽ trở thành một sức mạnh kinh tế, trước mắt là trong khu vực và mang tầm quốc tế trong tương lai. Chúng ta cùng chờ xem ! Hiện tại Việt Nam cũng gặp khó khăn về năng lượng và tình trạng thiếu hụt ngày càng thấy rõ. Lĩnh vực này hiện thu hút được đầu tư ồ ạt, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng xanh. Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, trong đó phải kể đến hàng loạt vụ tai tiếng ô nhiễm trong những năm gần đây.

Việt Nam cũng là nước không đáp ứng đủ phần lớn những yêu cầu về luật lao động và sở hữu trí tuệ. Điều này đặt ra nhiều vấn đề đối với một doanh nghiệp đa quốc gia muốn hoạt động ở Việt Nam.

Cần phải nhắc lại một lần nữa là khi sử dụng cụm từ "hổ giấy", tôi muốn nói đến việc Việt Nam hiện nằm trong số những nước công nghiệp mới ở Châu Á, nhưng vẫn còn rất nhiều điểm yếu phải giải quyết trong ngắn hạn và trong tương lai nếu Việt Nam muốn trở thành một sức mạnh kinh tế lớn trong vùng Thái Bình Dương.

RFI : Việt Nam cũng đặt mục tiêu trở thành một sức mạnh tầm trung ? Đâu là chiến lược của Hà Nội để thực hiện tham vọng này ?

Eric Mottet : Đúng thế. Tham vọng mà Việt Nam hướng tới, đó là trở thành một cường quốc bậc trung về địa-chính trị, chứ không phải về kinh tế. Bởi vì Việt Nam chưa phải một sức mạnh kinh tế trung bình nhưng sẽ đạt được mục tiêu đó trong tương lai. Tôi cho rằng các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về kinh tế không nghi ngờ gì về khả năng này.

Nhưng Việt Nam có thể trở thành một cường quốc tầm trung về địa-chính trị hay không ? Dù sao chúng ta thấy là Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều theo hướng này trong những năm gần đây. Năm 2020, Việt Nam giữ chức chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong tư cách này, Hà Nội đã có rất nhiều bước tiến ngoại giao để cải thiện hình ảnh Việt Nam trên thế giới. Việt Nam cũng đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong tháng 01/2020, nên hiện có ảnh hưởng lớn hơn ở Liên Hiệp Quốc.

Chúng ta còn thấy là Việt Nam tham gia rất nhiều hội nghị quốc tế lớn, như tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, được mời đến G20 - Diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - tại Nhật Bản (28-29/06/2019), tham gia ngày càng thường xuyên hơn các hội thảo và hội nghị về biến đổi khí hậu… Gần đây, Việt Nam còn tham gia chương trình Gìn giữ Hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Quân nhân Việt Nam làm nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi.

Chúng ta có thể thấy là Hà Nội đang từng bước cải thiện hình ảnh về mặt địa-chính trị của mình trên trường quốc tế. Điều này cũng cho phép cải thiện tính chính đáng trên quy mô quốc tế của Đảng cộng sản Việt Nam và đặt Đảng cộng sản Việt Nam như là một nhân tố có trách nhiệm và bao dung. Vì vậy, nếu dần cải thiện được hình ảnh này, Việt Nam có thể trở thành một sức mạnh địa-chính trị tầm trung.

RFI :Liệu tham vọng trở thành sức mạnh địa-chính trị tầm trung của Hà Nội có bị tác động vì sự cạnh tranh Mỹ-Trung hiện nay hay không ? Việt Nam làm gì để tránh bị kẹt giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới ?

Eric Mottet : Trước tiên, cần phải nói là mối quan hệ của Hà Nội hiện rất tốt với chính quyền Mỹ của tổng thống Donald Trump. Tốt là nhờ vào việc tổng tống Trump, một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của thế giới tấn công trực tiếp Trung Quốc. Điều này khiến người dân Việt Nam hài lòng.

Nhưng đó không phải là lý do duy nhất mà còn nhiều lý do khác. Trước tiên là vào năm 2018, có thể nhận thấy nhiều doanh nghiệp Mỹ tăng tốc di dời cơ sở sang Việt Nam. Việt Nam được hưởng lợi phần nào đó từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Ngoài ra còn có nhiều sự kiện mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn cho Việt Nam, như việc tổng thống Trump đến Việt Nam hai lần : Lần đầu trong khuôn khổ APEC năm 2017 và thăm chính thức Việt Nam ; lần thứ hai, ông đến Hà Nội vào tháng 02/2019 trong khuôn khổ thượng đỉnh nổi tiếng với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Tất cả những sự kiện này đã ghi dấu ấn lớn đối với người dân và chính phủ Việt Nam.

Tuy nhiên, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn tồn tại một số điểm bất đồng về ý thức hệ, nhân quyền, tự do tôn giáo... Và từ tháng 09/2020 xuất hiện một số quan ngại về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ-Việt. Tôi từng nêu trong một bài phỏng vấn với RFI Tiếng Việt (26/10/2020) là thâm hụt thương mại giữa hai nước ngày lớn với việc Việt Nam xuất siêu sang Mỹ. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu chính quyền Joe Biden sẽ theo đuổi chiến lược này của tổng thống Trump hay sẽ có những chính sách khác hoặc sẽ tập trung vào những nhân tố khác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ?

Về mối quan hệ giữa hà Nội và Bắc Kinh, đây là mối quan hệ vô cùng nhập nhằng. Chúng ta biết Trung Quốc là đối tác công nghiệp và thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, giữa hai bên luôn có những bất bình, trong đó có cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông. Tôi nghĩ là không cần phải phân tích nhiều ở đây vì vấn đề này được biết đến rộng rãi.

Vậy Việt Nam cần phải làm gì để tránh mắc kẹt giữa hai cường quốc ? Việt Nam đã liên tục đa dạng hóa quan hệ đối tác chiến lược và kinh tế với nhiều nước từ vài năm gần đây, kể cả trong nội bộ ASEAN, đặc biệt với Singapore và nhiều tác nhân nhỏ khác ở Đông Nam Á. Ngoài ra, Hà Nội mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và chiến lược với nhiều nước khác, như xích lại mạnh mẽ hơn với Nhật Bản trong những năm gần đây, cũng như với Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ, thậm chí là với những đối tác xa xôi hơn như Nga, hiện trở lại Việt Nam mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực quân sự và năng lượng. Ngoài ra còn phải kể đến quan hệ đối tác với Liên Hiệp Châu Âu và trong tương lai là với Anh Quốc hậu Brexit…

Có thể nói Hà Nội đang tiến hành "chiến lược chia sẻ, giảm bớt rủi ro" bằng cách đa dạng hóa đối tác kinh tế và an ninh để không bị kẹt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Eric Mottet, Viện Quan hệ Quốc tế, đại học Québec ở Montréral (UQAM), Canada.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 14/12/2020

Additional Info

  • Author Eric Mottet, Thu Hằng
Published in Diễn đàn

Cựu Đại sứ Mỹ : Luật An ninh mạng sẽ làm chậm phát triển kinh tế của Việt Nam (RFA, 09/08/2018)

Luật An ninh mạng, mà Quốc Hội Việt Nam vừa thông qua, là một bước thụt lùi gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn chiếm đến 98% tổng số các doanh nghiệp ở quốc gia này.

anm1

Ông David Shear, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn 2011-2014. AFP

Ông David Shear, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn 2011-2014, nhận định như vừa nêu trong một bài viết, vừa được phổ biến trên The National Interest.

Quốc hội Việt Nam hôm 12 tháng 6 vừa qua đã thông qua luật An ninh mạng vốn bị cộng đồng quốc tế và nhiều người dân trong nước phản đối vì lo ngại luật mới sẽ hạn chế quyền tự do biểu đạt của người dân.

Đại sứ David Shear cho rằng Luật An ninh mạng mà Quốc Hội Việt Nam thông qua là một cú sốc đối với những gì mà Chính phủ Việt Nam đang cố gắng phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0.

Cựu Đại sứ Hoa Kỳ David Shear trích dẫn số liệu được ghi nhận bởi Temasek và Google, cho thấy nền kinh tế internet của Việt Nam tăng từ 3,3 tỷ đô la Mỹ (USD) lên 5,7 tỷ USD, tính từ năm 2015 đến năm 2017. Số liệu báo cáo của Bộ Công Thương về tăng trưởng doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 sẽ đạt 20% mỗi năm.

Ông David Shear cho rằng Luật An ninh mạng làm suy yếu tiềm năng to lớn của công nghệ kỹ thuật số và truyền thông, đặc biệt ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi phải tiếp cận thị trường và công nghệ toàn cầu vì các doanh nghiệp cần phải sử dụng nhiều dữ liệu hơn để duy trì tính cạnh tranh, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, thương mại điện tử và điện toán đám mây để tăng năng suất. Yêu cầu nội địa hoá dữ liệu chặt chẽ của Luật An ninh mạng mới sẽ khiến các doanh nghiệp không thể truy cập dữ liệu tốt nhất và các dịch vụ điện toán mà thế giới cung cấp.

Theo ước tính của Trung tâm Châu Âu về Kinh tế Chính trị Quốc tế đưa ra hồi năm 2014, việc nội địa hóa dữ liệu toàn bộ sẽ khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm 1,7% mỗi năm và giảm đầu tư nội địa khoảng 3,1%.

********************

Cựu đại sứ Mỹ : Luật An ninh mạng 'là bước lùi lớn' (BBC, 09/09/2018)

Cựu đại sứ Mỹ nhận định rằng việc Quốc hội Việt Nam thông qua luật An ninh mạng là "bước lùi lớn" và làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

anm2

"Năm ngoái, Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 6,8%, một phần là nhờ sự sôi nổi của nền kinh tế Internet"

Viết trên trang National Interest, ông David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 2011 đến 2014, tiết lộ : "Trong nhiệm kỳ của mình, tôi luôn phải tự trấn an khi đối mặt với trở ngại ngoại giao là Việt Nam cứ tiến thêm được hai bước là lùi lại một bước. Tuy nhiên, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật An ninh mạng và đó là "bước lùi lớn" - gây hệ lụy là khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tốn thêm chi phí".

Hồi tháng 5/2017, Chính phủ Việt Nam ban hành chỉ thị đầy tham vọng : "Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0".

Chỉ thị này hướng dẫn các cơ quan chính phủ cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam bằng cách tận dụng công nghệ số và truyền thông. Văn bản này cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ bị tụt hậu và khuyến khích các cơ quan chính phủ "cho phép mọi người và doanh nghiệp nắm bắt cơ hội phát triển nội dung số một cách dễ dàng và công bằng".

Chỉ thị này đánh giá những đóng góp tiềm năng đáng kể của ngành công nghệ thông tin và truyền thông đối với nền kinh tế của Việt Nam.

Năm ngoái, Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 6,8%, một phần là nhờ sự sôi nổi của nền kinh tế Internet và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Theo nghiên cứu gần đây của Temasek và Google, nền kinh tế Internet tăng từ 3,3 tỷ đôla lên 5,7 tỷ đôla trong giai đoạn 2015 - 2017. Thương mại điện tử cũng là lĩnh vực đặc biệt đầy hứa hẹn tại Việt Nam.

Bộ Công thương báo cáo rằng tăng trưởng doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 dự kiến đạt 20% mỗi năm.

"Do đó, việc luật An ninh mạng được thông qua là một đòn giáng đáng ngạc nhiên với quỹ đạo tích cực này", ông Shear bình luận.

Vị cựu đại sứ Mỹ nhấn mạnh : "Luật này sẽ làm suy yếu tiềm năng to lớn của ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Nó ngăn cấm những nội dung trên Internet bị coi là đe dọa chế độ hoặc xã hội Việt Nam. Nó yêu cầu các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho người dùng Việt Nam phải lập văn phòng đại diện trong nước. Đáng lo ngại nhất, nó cũng yêu cầu các công ty đó lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam".

anm3

Ông David Shear, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trong sự kiện giao lưu quân sự Việt-Mỹ ở Đà Nẵng hồi tháng 4/2012

'Gánh nặng không cần thiết'

"Luật An ninh mạng biến Việt Nam thành nơi bị cô lập trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải tiếp cận thị trường và công nghệ toàn cầu".

"Cách mạng công nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải thu thập, phân tích dữ liệu nhiều hơn để duy trì tính cạnh tranh, dùng truyền thông xã hội, thương mại điện tử và điện toán đám mây để tăng năng suất".

"Nhưng một khi buộc phải nội địa hóa dữ liệu chặt chẽ, họ không thể truy cập dữ liệu và các dịch vụ điện toán đám mây mà thế giới cung cấp".

"Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ bị ảnh hưởng vì khả năng hạn chế trong việc giảm thiểu những thiệt hại do luật này. Ví dụ, nghiên cứu của hãng bảo mật Leviathan Security Group phát hiện rằng việc nội địa hóa dữ liệu có thể làm tăng chi phí máy tính của một công ty nhỏ khoảng 30 đến 60%".

"Không có gì ngạc nhiên khi việc thực thi luật An ninh mạng có thể đem lại những hậu quả tiêu cực đáng kể đối với nền kinh tế Việt Nam".

Ngay từ năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Chính trị Châu Âu (ECIPE) ước tính rằng các biện pháp nội địa hóa dữ liệu đầy đủ sẽ làm giảm tăng trưởng GDP của Việt Nam thêm 1,7% mỗi năm.

Các biện pháp này cũng có khả năng sẽ làm giảm 3,1% đầu tư trong nước.

"Đó là lý do tại sao các hiệp hội ngành công nghiệp Việt Nam cùng các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu quốc tế công khai bày tỏ sự quan ngại với luật mới", ông Shear viết thêm.

"Bây giờ là thời điểm để Việt Nam tự tin bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngày nay, luồng dữ liệu tự do rất quan trọng đối với dòng chảy tự do thương mại và luồng dữ liệu xuyên biên giới là rất cần thiết cho các hoạt động kinh doanh. Một luật đưa ra yêu cầu nội địa hóa dữ liệu thì áp đặt gánh nặng không cần thiết cho doanh nghiệp".

"Hơn nữa, các quốc gia cản trở luồng dữ liệu sẽ ít được các công ty quốc tế phục vụ tốt. Chính quyền Việt Nam đã thừa nhận tầm quan trọng của công nghệ số và truyền thông đối với tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ. Họ cũng nên nhận biết những rủi ro về kinh tế của việc nội địa hóa dữ liệu".

"Một Việt Nam tự thoát khỏi các luồng dữ liệu toàn cầu là một Việt Nam tự đẩy mình ra khỏi sự phát triển toàn cầu", cựu đại sứ Mỹ kết luận.

*****************

Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam : Luật an ninh mạng mới sẽ cản đà tăng trưởng kinh tế (VOA, 09/08/2018)

Cựu Đi s M ti Vit Nam David Shear nói lut an ninh mng mi được Quc hi Vit Nam thông qua là mt bước lùi ln – s làm tn thương các doanh nghip nh và va ca Vit Nam. Trong mt bài viết đăng trên trang mng t The National Interest, ông David Shear nói luật an ninh mng mi ca Vit Nam s biến nước này thành mt thành trì b cô lp ngay gia lúc các doanh nghip Vit Nam, nht là các doanh nghip va và nh, cn tiếp cn th trường và công ngh toàn cu".

anm4

liu : Giáo sư Đng Hu và các chuyên gia kêu gi quc hi Vit Nam sa mt s điu trước khi thông qua d lut an ninh mng, 5/6/2018

Tháng 5 năm 2017, chính phủ Vit Nam ban hành một ch th đy tham vng - được gi là Ch th 16, đ dn dt đt nước qua cái gi là cuc cách mng công nghip ln 4 (4IR), giúp Vit Nam ci thin kh năng cnh tranh bng cách tn dng công ngh s và truyn thông xã hi, thương mi đin t vv.. và tránh nguy cơ Vit Nam b tt hu.

Tuy nhiên chỉ th này thiết lp các quy đnh cm truy cp các ni dung internet được coi là có th tr thành mt mi đe da đi vi nhà nước hoc xã hi Vit Nam. Lut mi còn đòi hi các công ty nước ngoài cung cp dịch v ICT cho người tiêu dùng Vit Nam phi thiết lp văn phòng đi din ti Vit Nam, và phi lưu tr các d liu ca người s dng mng Vit Nam trong lãnh th Vit Nam.

55555555555555

Ông David Shear, cựu Đi s Hoa Kỳ ti Vit Nam, hin là Tr lý B Trưởng Quc Phòng đc trách Châu Á-Thái Bình Dương

Ông David Shear, Đại s Hoa Kỳ ti Vit Nam t 2011-2014, khuyến cáo :

"Cách mạng công nghip đòi hi các doanh nghip phi thu thp và phân tích các d liu nhiu hơn đ duy trì tính cnh tranh, dùng truyn thông xã hi, thương mi đin t và k thut đin toán đám mây đ tăng năng sut".

Ông Shear nói những quy đnh nghiêm ngặt s cn tr vic tiếp cn các ngun d liu và dch v công ngh đám mây tt nht mà thế gii có th cung cp. H qu là Vit Nam s chu thit thòi mt cách vô lý, "tác đng tiêu cc đáng k ti nn kinh tế quc gia".

Cựu Đi s David Shear trích dn mt phúc trình năm 2014 ca Trung tâm Nghiên cu Kinh tế Chính tr Châu Âu (ECIPE) ước lượng rng các bin pháp quy định phi ni đa hóa hoàn toàn các d liu s làm gim đà tăng trưởng GDP ca Vit Nam khong 1,7% mi năm, đng thi có th gim đu tư trong nước khong 3,1%.

Năm ngoái, Việt Nam đt tăng trưởng GDP 6,8%, mt phn là nh s năng đng ca nn kinh tế Internet và đầu tư trc tiếp nước ngoài. Đi s Shear khuyến cáo nếu Vit Nam hn chế các lung d liu toàn cu thì cũng s t đy mình ra khi s phát trin toàn cu.

Published in Việt Nam