Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giới trẻ chia sẻ việc đưa thông tin lên mạng xã hội (RFA, 31/03/2017)

Một số facebookers và nhà hoạt động bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt giam trong thời gian ba tháng gần đây. Cáo buộc mà Hà Nội đưa ra là họ phổ biến thông tin bị nói là "độc hại". Chính phủ Việt Nam cũng áp đặt việc ngăn chặn thông tin từ những kênh truyền thông lớn như Youtube, Facebook.

chiase1

Youtube là một trong những kênh chuyển tải thông tin thông dụng. Ảnh chụp một người dùng Youtube trên smart phone tại Paris hôm 27/1/2010. AFP photo

Các bạn trẻ đang sử dụng hình thức mạng xã hội để lên tiếng nói/ chia sẻ cách thực hiện và đăng tải video làm sao để tránh bị gây áp lực bởi lực lượng an ninh.

Phải lên tiếng

Vỏn vẹn chỉ trong vòng 90 ngày đầu năm 2017, bốn Facebookers và ba nhà hoạt động dân sự bị bắt theo điều 88, tuyên truyền chống nhà nước ; 258 – lợi dụng các quyền tự do dân chủ và đều 79 – âm mưu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, theo Bộ luật hình sự Việt Nam.

Bên cạnh đó là hàng loạt các vụ bắt bớ, đánh đập, ngăn chặn người tham gia biểu tình đòi môi trường sạch, các cuộc tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma, cuộc chiến biên giới 1979.

Có thể nói, ba tháng đầu năm 2017, mạng xã hội không một ngày yên ổn. Rất nhiều video, hình ảnh về thực trạng xã hội được đăng tải và lan truyền nhanh chóng với số lượng người xem ngày một tăng.

Một trong những người dùng hình thức đó để lên tiếng là Trần Tùng. Kể lại nguyên nhân dẫn đến việc làm của mình, Trần Tùng cho biết :

"Trước giờ mình rất bức xúc nhưng mình không đưa lên vấn đề gì hết vì mình suy nghĩ là mình còn cuộc sống của mình, còn gia đình, nhưng đến thời điểm ông (Thượng tọa) Thích Chân Quang thả mấy tấn cá xuống sông Hồng, Hà Nội thì mình quá bức xúc vì chuyện này quá trái lương tâm, trái đạo đức. Mình đăng một bài viết về sự bức xúc của mình cho bạn bè coi, chỉ trong vòng 24 tiếng thì lượt xem là được mười mấy, hai chục ngàn thì bộ an ninh mạng ở Việt Nam báo cáo tài khoản của mình".

Tương tự với video trên facebook hoặc Youtube, một hình thức được khá nhiều bạn trẻ hiện nay thích thú và thực hiện, đó là Vlog. Hoàng Thành, một bạn trẻ ở Hà Nội, cũng là gương mặt rất quen thuộc trên mạng xã hội. Hoàng Thành thực hiện nhiều chương trình Vlog để nói lên chính kiến của mình về những vấn đề không được truyền thông báo chí trong nước đề cập đến.

"Em là một người trẻ có quan tâm đến vấn đề của xã hội thì em chọn internet là một nơi mà giải bày mong muốn thông điệp của mình được truyền tải đến những người còn mơ hồ, hoặc chưa biết một địa chỉ tin tưởng nào. Vì internet cũng là một nơi mà thông tin rất nhiễu".

Qua các trang mạng xã hội lớn là Facebook, Youtube, những người như Hoàng Thành, Trần Tùng… và những facebookers đang bị chính quyền giam giữ đã công khai đăng tải những bài viết hoặc những video (có thể là livestream, Vlog) chia sẻ, bày tỏ tiếng nói của chính họ về vấn nạn xã hội. Những cuộc biểu tình diễn ra trong nước được mọi người biết đến qua video clip, hình ảnh lan truyền trên mạng. Người xem chứng kiến những gì diễn ra ngay tại nơi biểu tình.

Do đó, hành vi bắt bớ, đánh đập, ngăn cản mà lực lượng an ninh, công an áp dụng đối với người dân đã không thể che dấu được.

Như định luật bổ sung, khi nhà cầm quyền càng gây áp lực cho người dân, thì càng có nhiều tiếng nói cất lên để bày tỏ bức xúc. Ngày càng có nhiều video được thực hiện livestream công khai lên tiếng cho mọi người hiểu về dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận.

Những điều đó chứng minh, tuy chính quyền Việt nam tìm mọi cách ngăn cản, bằng nhiều hình thức khác nhau, thông tin về những sự việc đó hoàn toàn không được các cơ quan truyền thông nhà nước đưa tin, nhưng đã không thể ngăn cản được sức lan toả của mạng xã hội.

Không lo ngại

BRITAIN-US-TECHNOLOGY-INTERNET-FACEBOOK

Biểu tượng Facebook trên màn hình trước buổi họp báo ra mắt sản phẩm mới Workplace tại London vào ngày 10 tháng 10 năm 2016. AFP photo

Việc bắt giữ những facebookers gần đây cùng với việc gây áp lực cho các doanh nghiệp trong nước phải ngưng quảng cáo trên Yotube, Facebook và cả các trang mạng xã hội khác cho đến khi nào họ chắc chắn rằng những nội dung đang tải không "độc hại" cho nhà nước, theo ông Phil Robertson, "là nhằm hạn chế quyền tự do thông tin, ngăn cản những luồng thông tin khác đến người dân qua mạng xã hội mà họ không thể kiểm soát nổi".

Không những thế, ông còn nói rằng hành động bắt các facebookers là một hình thức răn đe những người còn lại.

Biết rõ điều này, Trần Tùng có nói.

"Việc đầu tiên là khi mình chấp nhận chia sẻ những thông tin của mình, suy nghĩ của mình, hoặc video của mình, có nghĩa là mình đã chấp nhận sự thật đó. Khi mình nói lên tiếng nói đó là mình biết ngày mai hoặc ngày mốt mình sẽ bị như chị Trần Thị Nga, Mẹ Nấm, nhưng mà thứ nhất, mình là thanh niên, thứ hai cái bức xúc của mình nó đã quá lớn, vượt mức sợ hãi, buộc mình phải nói lên".

Hoàng Thành cũng như thế. Anh không ngại việc đưa hình ảnh của mình lên mạng xã hội những khi nói về một thực trạng đang xảy ra ngay trên đất nước mình. Những Vlog Hoàng Thành làm chưa bao giờ bị che mờ gương mặt của chủ nhân.

Chính vì vậy, thông điệp về môi trường, về bảo vệ cây xanh, về quyền dân chủ do Hoàng Thành truyền tải mang rất rõ giá trị tiếng nói của cá nhân anh.

"Em nghĩ rằng hình ảnh thực của mình mà xuất hiện thì sẽ đảm bảo cho lượng thông tin và những thông điệp mình đưa ra. Nếu mình chỉ viết không, em nghĩ rằng người Việt Nam, đặc biệt các bạn trẻ rất lười đọc, nhìn cái gì dài họ e ngại, nên em chọn hình thức lên hình, là Vlog để mình nói những vấn đề rõ hơn, và thông điệp cũng dễ dàng chạm đến những người mình muốn hướng đến".

Phải nói sự thật

Để có thể tiếp tục bày tỏ chính kiến và quyền lên tiếng của mình, những thanh niên đang dùng mạng xã hội sẽ có những cách ứng phó khác nhau.

Không nêu tên cụ thể của nhân vật mình muốn nói, là một trong những cách Trần Tùng cho rằng có thể đối phó lại với lực lượng an ninh

"An ninh Việt Nam không đủ cơ sở để cấu thành tội phạm. Thứ hai nữa, mặc dù mình rất ghét nhưng mình phải nói theo sự thật chứ không được nói cực đoan.

Khi nói thật thì người ta không làm gì được mình. Ví dụ như ông Nguyễn Văn A, là Bộ trưởng gì đó ăn hối lộ, thì tôi nói ăn hối lộ. Nhưng nếu người ta ăn hối lộ có 100 tỷ mà mình nói lên 1000 tỷ thì là cực đoan. Phải có thông tin chính xác. Cùng lắm thì an ninh mạng hoặc cảnh sát địa phương đâm sau lưng mình thôi".

Nói thêm về tính chất cực đoan của các nội dung trên mạng xã hội, Trần Tùng nhận thấy có một số thành phần nào đó muốn sự việc "máu lửa" hơn, thu hút nhiều người xem hơn thì họ sẽ có những cách nói nghiêng về suy nghĩ cá nhân nhiều hơn. "Và như thế thì không tránh được tinh thần cực đoan trong truyền tải thông tin", theo Trần Tùng nhận định.

Hoàng Thành, người có những nội dung Vlog thu hút nhiều lượt xem đưa ra quy tắc cách làm của anh.

"Em có lựa chọn ngôn từ, có kịch bản sẵn, có tính thời sự trong đó. Mức độ thông tin em đưa ra không quá nặng nề. Và em nghĩ rằng độc giả có thể đánh giá về lượng thông tin mà mình truyền tải".

"Mức độ mà mình phản biện hay nói tới một vấn đề nào đó thì phải trong tầm khả năng của mình, và đặc biệt phải nói sự thật. Em thấy nhiều người trên mạng xã hội có nói quá, như thế thì nguy hại cho bản thân họ. Quy tắc của em là nói đúng. Không nói quá, không nói xàm những vấn đề đã là sự thật rồi".

Bằng nhiều cách, từ cấm đoán, xử phạt cho đến bắt giam theo Bộ luật Hình sự với những facebookers, bloggers, Chính quyền Việt Nam đã ra sức ngăn chặn những thông tin được cho là "độc hại và xấu". Tuy nhiên, qua chia sẻ của những người đang dùng Youtube, Facebook hoặc các mạng xã hội khác thì sự thật vẫn là sự thật. Mạng xã hội vẫn đang và sẽ là hình thức truyền tải thông tin phổ biến nhất, đặc biệt trong tình trạng có nhiều sự việc không được báo chí trong nước đăng tải.

Cát Linh, phóng viên RFA

*******************

Người trong cuộc nói về một phóng sự của VTV1 (RFA, 31/03/2017)

chiase3

Tàu cá nằm bến ở một tỉnh miền Trung sau thảm họa Formosa. RFA photo

Truyền thông Nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương trong thời gian qua loan tin cho rằng những ngư dân là giáo dân Công giáo tại các tỉnh miền Trung nghe lời xúi giục của các vị linh mục quản xứ.

"Dối dân"

Vào ngày 24/3/2017 vừa qua, trong bản tin lúc 19h tối trên kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam có loan tải một phóng sự nói về việc biển miền Trung đã sạch sau thảm hoạ môi trường Formosa, ngư dân Hà Tĩnh đã trở lại biển, đánh bắt được sản lượng lớn, bán được giá ; công việc chi trả bồi thường, hỗ trợ đã thoả đáng ; đặc biệt là nhắc đến giáo dân Nghệ An "bị xúi giục, kích động gây rối" bởi các linh mục, tu sỹ, với hình ảnh Cha J.B. Nguyễn Đình Thục trên đường dẫn người dân đi khởi kiện Formosa ngày 14/2/2017.

Ông Mai Quang Hanh - một ngư dân 53 tuổi tại xã Kỳ Lợi nói rằng, ông không thể chấp nhận với nội dung phóng sự trên của VTV1.

"Thực chất chúng tôi đã và đang sống trong thiệt hại của Formosa xả thải đây. Biển chưa bao giờ sạch cả mà cứ nói biển đã sạch, tôi không thể nào chấp nhận được. Ngay cả chính quyền, ông nào cấp nào nói biển sạch tôi không thể chấp nhận cách nói như thế, nói như thế là dối dân, là không đúng".

Theo ông Hanh, có thể những con thuyền đánh cá mà VTV quay trong phóng sự là đánh ở ngoài khơi xa, cách bờ hơn 20 hải lý hoặc vùng ngư trường khác - những vùng không bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra. Còn tại vùng biển ngay sát khu kinh tế Vũng Áng không có cá để đánh bắt, mà nếu có đánh bắt được cũng không tiêu thụ được.

Còn ông Hoàng Trinh Danh - một ngư dân lão luyện 64 tuổi thì nói sẵn sàng tiếp đón phóng viên VTV để chỉ cho họ thấy thực tế :

"Nếu muốn chính xác thì về tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh. Nguồn hải sản bây giờ cạn kiệt, mực bây giờ ngày càng hiếm, tôm hùm thậm chí không có một con, còn ghẹ cua dọc biển chết sạch, chỉ mấy con cá trích chạy lăng nhăng chạy bên ngoài thôi, về đây tôi chỉ cho thấy".

Linh mục Phê-rô Trần Đình Lai - quản xứ Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết thu nhập của người dân giảm sút và chưa dám ăn hải sản được đánh bắt.

"Bây giờ rất hiếm cá. Nếu bắt được thì bán cũng chỉ được 1/3 hoặc cùng lắm là một nửa thôi. Nhưng họ bán chứ đâu dám ăn, một số người dám ăn nhưng vẫn nơm nớp lo sợ "

Còn tại cảng cá xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, chúng tôi gặp gỡ một số ngư dân đang sửa soạn lưới.

"Dầu đắt. Mọi khi 1 tấn cá đi được 2, 3 ngày dầu. Còn giờ đi 1 tấn cá có ai bù dầu cho ?"

Theo những gì họ chia sẻ, tuy giá cá rẻ hơn trước khi có thảm hoạ Formosa, nhưng cũng rất khó tiêu thụ, vì không có người mua. Bên cạnh đó, nhiều người lao động chính trên các tàu cá chưa nhận được tiền hỗ trợ, bồi thường theo quyết định 1880 của Thủ tướng.

Mục đích của VTV1 là gì ?

chiase4

Một cảng cá ở miền Trung với những chiếc tàu không ra khơi sau thảm họa Formosa. RFA photo

Về nội dung hàng trăm giáo dân xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An bị "xúi giục, kích động" tụ tập, khiếu kiện "trái pháp luật", trong đó sử dụng nhiều đoạn clip có hình ảnh của Linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục - quản xứ Song Ngọc đi cùng người dân đưa đơn khởi kiện, yêu cầu Formosa Hà Tĩnh bồi thường thiệt hại ngày 14/2/2017 trong phóng sự của VTV1, Linh mục Nguyễn Đình Thục cho rằng, từ xưa đến nay, hệ thống truyền thông quốc doanh luôn nói có lợi cho chính quyền và đảng cộng sản, kể cả vu khống, bôi nhọ, mạ lị người khác :

"Việc tôi cùng với người dân và tôi giúp người dân trong việc đi kiện Formosa là việc được pháp luật quy định, nhưng chính phủ không làm nên người dân trong cộng đoàn của chúng tôi bị thiệt hại và đau khổ, thì tôi phải làm. Tôi làm lẽ ra họ khuyến khích, đằng này thì họ lại vu khống bảo tôi rằng làm như vậy là kích động quần chúng. Tôi chẳng có gì kích động cả".

Linh mục Nguyễn Đình Thục nhấn mạnh, ông đã khuyên răn, hướng dẫn người dân đi khởi kiện tuân thủ an toàn giao thông, giữ tinh thần ôn hòa, không được gây ra bạo động, nhằm giữ gìn hình ảnh đẹp.

Linh mục An-tôn Đặng Hữu Nam - quản xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, người từng bị truyền hình tỉnh Nghệ An làm điều tương tự như với Linh mục Nguyễn Đình Thục khẳng định rằng, người dân có quyền khởi kiện đòi Formosa bồi thường thiệt hại, việc VTV "kết tội" các vị linh mục là hoàn toàn sai trái.

"Tôi cũng cần họ trung thực bằng cách những gì tôi nói thì đưa lên đừng cắt xén, đừng vu khống, đừng chụp mũ".

Một số nhà quan sát cho rằng, VTV1 hay truyền hình Nghệ An có những bài phóng sự như vậy nhằm dọn đường dư luận cho 1 số hành động nào đó nhắm vào các linh mục, hoặc ngăn cản người dân Quỳnh Lưu khởi kiện Formosa :

"Vì lương tâm, vì trách nhiệm, vì tình thương với người dân của chúng tôi thì chúng tôi giúp dân nên tôi chẳng lo sợ gì chuyện đó. Một khi họ muốn bắt chúng tôi thì họ không cần phải có bằng chứng".

Linh mục Nguyễn Đình Thục nhắc lại thêm về sứ mệnh của một người mục tử, lắng nghe tiếng nói của Chúa, của lương tâm, nên bất chấp mọi trấn áp, hiểm nguy để nói điều đúng và làm điều tốt.

Công luận cho rằng một phóng sự cần phải đa chiều, khách quan và trung thực. Thế nhưng phóng sự ngày 24/3/2017 của VTV1 như vừa nêu bị chính những người trong cuộc và người nắm rõ vấn đề chỉ rõ có quá nhiều ngụy tạo, qui chụp. Họ có thể được chứng minh những điểm sai trái đó một cách dễ dàng vì không gì có thể che đậy sự thật mãi được !

********************

Nạn nhân Formosa trong tình cảnh ngặt nghèo (RFA, 31/03/2217)

chiase5

Cảnh mua bán hải sản tại một cảng cá ở Đà Nẵng trước khi có thảm họa Formosa. AFP photo

Thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh xả hóa chất ra biển khiến cá, hải sản chết hằng loạt gây tác động nặng nề đến cuộc sống người dân sống ven biển các tỉnh miền Trung.

Sau cả năm chịu tác động, đến nay cuộc sống của họ ra sao ?

Một người dân tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào chiều 30 tháng 3 cho Gia Minh biết về tình cảnh hiện nay của họ. Trước hết ông này thông tin về hành xử của chính quyền đối với người dân ra xã biểu tỉnh từ ngày 28 tháng 3 :

Ba ngày vừa rồi thì trước hết có dân quân của xã cũng như công an xã đàn áp dân. Sau khi được tin như vậy bà con vào nhiều hơn, gây áp lực thì họ lẩn trốn. Dân chúng bây giờ rất phẫn nộ đợi Ủy ban nhân dân xã ra để hỏi. Và bây giờ họ lẩn trốn không ra gặp dân.

Gia Minh : Lâu nay báo Nghệ an, báo Hà Tĩnh, Đài truyền hình Trung ương cho rằng người dân bị các linh mục ở Vinh kích động để đi biểu tình. Là người đang đòi hỏi quyền lợi thì ông thấy điều mà báo chí và truyền hình nhà nước nói ra sao ?

Người dân Thạch Bằng : Thưa anh, hiện nay truyền hình nhà nước bảo vệ chính quyền chứ không bảo vệ cho người dân cho nên bây giờ nói sai lệch thông tin tất cả. Mong toàn thế giới hiểu cho rằng thông tin của nhà nước sai lệch, bóp méo sự thật.

Gia Minh : Suốt cả năm nay không có công ăn việc làm, không có kế mưu sinh thì làm sao mà sống được ? Và mọi người có cách nào để mà tồn tại trong thời gian qua ?

Người dân Thạch Bằng : Hiện nay người dân không có việc làm. Biển cả đi đánh bắt về không ai mua để ăn vì cũng sợ cho nên mất việc hoàn toàn, thất nghiệp. Nói chung, người đi biển cũng như người buôn bán tại chợ đi các tỉnh thì hiện nay đang bị thất nghiệp. Thời gian vừa qua có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Bây giờ người dân trông chờ ở biển, trông chờ đi chợ, buôn bán… Các ngành nghề bị ‘dập tắt’ tất cả nên có nguy cơ dẫn đến tình trạng chết đói.

Trong xã Thạch Bằng, hiện nay người đông mà đất thì chật. Nếu mà chuyển đổi ngành nghề thì không có vì đất chật mà người thì đông.Vốn thì nhà nước nói cho vay nhưng cũng không có cho vay để phát triển các nghề nghiệp khác. Dân chúng tôi, riêng ở đây không có ngành nghề nào khác ngoài đi biển và buôn bán. Và bây giờ trông chờ ở biển bình yên và biển phải sạch thì mưu sinh của chúng tôi mới có được, cuộc sống mới bình yên.

Gia Minh : Thực tế lâu nay làm sao sống được khi không có gì để sống và lấy gì mà sống ?

Người dân Thạch Bằng : Bây giờ cuộc sống của người dân coi như là đói hẳn rồi. Giờ lấy gì mà ăn ? Mọi người vay mượn kiếm kế để đủ sống hằng ngày. Bây giờ đang đi vay mượn. Anh thì mượn em ; Em thì mượn chị ; Chị thì mượn bác ; Bác thì mượn cô… Anh em mình ở xa quê cung cấp về để anh em mình có cuộc sống tạm qua những ngày tháng vừa rồi.Tính đến nay, không có nghề nghiệp gì nữa thì có thể là chuyển di cư vào miền Nam hoặc là đi Thái Lan hay Campuchia làm ăn chứ ở đây không thể đảm bảo cuộc sống được.

Nghề nghiệp hiện nay đã là thất thu hoàn toàn. Bây giờ giới trẻ một số đã đi Thái Lan, Campuchia để kiếm việc làm. Và hiện nay tương lai ăn học của các em cũng không còn nữa. Cha mẹ không có tiền cung cấp cho con ăn học. Nguy cơ ảnh hưởng rất lâu dài sau nầy. Một số các em trung cấp, đại học đã bỏ học. Chương trình 3 năm mà mới học có 2 năm cũng đã bỏ. Và sẽ dẫn đến thất học hoàn toàn.

Gia Minh : Ngay sau khi thảm họa xảy ra thì có một số tổ chức cứu trợ. Vậy lúc nầy ông thấy chuyện cứu trợ có còn không ?

Người dân Thạch Bằng : Khi bắt đầu chịu ảnh hưởng từ tháng 4 thì đến tháng 5 thì có một số hội Chữ Thập Đỏ, Địa phận Vinh rồi một số hội Bác Ái ở các vùng Sài Gòn ra. Tháng 5, tháng 6, các nhà Tình Thương cho mỗi gia đình từ 5 kilô gạo đến 1hoặc 2 yến. Cuộc sống từ tháng 4 cho đến tháng 8 cuộc sống cũng qua ngày được nhờ sự cứu trợ của các hội Chữ Thập Đỏ, của các ân nhân, của Mái ấm tình Thương ; nhất là ở địa phận Vinh cũng như của các xứ ở gần tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã cung cấp gạo cho bà con tạm ổn mấy tháng vừa qua. Bây giờ thì đã cạn kiệt cũng như địa phận Vinh cũng đã cạn kiệt, không có để mà cứu trợ cho dân.

Gia Minh : Cảm ơn ông rất nhiều về những thông tin mà ông vừa cho biết.

Gia Minh, RFA

********************

Tình trạng ‘sếp nhiều như nhân viên’ trong bộ máy hành chính Việt Nam (VOA, 30/03/2017)

chiase6

Quốc hi Vit Nam hp (nh tư liu, 4/2016)

Trong những ngày cui tháng 3, các đoàn giám sát ca Quc hi Vit Nam v ci cách b máy hành chính đã làm vic vi mt lot các tnh. Đu tháng này, các đoàn giám sát cũng làm vic vi mt s b.

Báo chí Việt Nam tường thut rng sau các cuc làm vic này, các đoàn giám sát mt ln na xác đnh rng mt s tnh, b có s lượng lãnh đo đông bng hoc hơn nhân viên, mt tình trng đã tn ti trong nhng năm gn đây và hin chưa có du hiu gì s ci thiện.

Chưa có thng kê đy đ được công b chính thc v tình trng ti các b và các tnh, nhưng thông tin trên báo chí nêu lên nhng con s b đánh giá là "khó coi".

Tại B Giao thông Vn ti, V Pháp chế có 6 lãnh đo, 8 chuyên viên ; V T chc Cán bộ có 8 lãnh đạo, 14 chuyên viên, Cc Đường st 30 lãnh đo, 72 chuyên viên. Nhiu đơn v s lãnh đo vượt c s nhân viên, như Thanh tra B có đến 20 lãnh đo qun lý, trong khi ch có 18 chuyên viên và người lao đng. Tương t, Cc Qun lý Xây dng và Cht lượng Công trình Giao thông có t l lãnh đo trên nhân viên là 41/31. Thm chí Cc Qun lý Xây dng Đường b có s lượng lãnh đo gn gp đôi nhân viên là 28/15.

Tình trạng B Giáo dc và Đào to cũng không sáng sa hơn. T l lãnh đo so vi chuyên viên, người lao đng V T chc cán b 11/11, Cc kho thí và kim đnh cht lượng giáo dc là 20/26.

Trong số các tnh, Thanh Hóa gây chú ý vì có nhiu đơn v có s lãnh đo cao hơn nhân viên. S Tư pháp tnh có 25 lãnh đo cp phòng tr lên và ch có 18 công chức vi mt người lao đng. S Tài nguyên và Môi trường có ti 6 phó giám đc, S Nông nghip và Phát trin Nông thôn đến cui năm 2016 có 5 phó giám đc.

Không dừng đó, mt s đơn v ca tnh ch có lãnh đo mà không h có nhân viên, như Qũy Bo trợ Tr em ch có mt cp trưởng, mt cp phó và không có nhân viên. Ban Nghiên cu và Biên son Lch s cũng có mt cp trưởng và hai cp phó.

Hai tỉnh khác được báo chí nhc đến vì có vn đ tương t là Qung Ninh và Hi Dương vi các tít báo như nghị Qung Ninh không đ tình trng lãnh đo nhiu hơn nhân viên" trên báo Tin Phong, hay "Hi Dương : Lãnh đo nhiu gp 2 ln nhân viên" trên báo Người Lao Đng.

Giải trình vi đoàn giám sát ca Quc hi, lãnh đo tnh Hi Dương nói vic b nhim cán b của họ là theo đúng quy đnh ca chính quyn trung ương.

Lý giải v điu tưởng như là nghch lý này, chuyên gia Đinh Duy Hòa viết trong mt bài đăng trên trang VietnamNet : "Tnh quyết s y có bao nhiêu biên chế, ví d s A có 45 người. Theo quy đnh ca trung ương, s A được t chc 5 phòng. Như vy tng lãnh đo ca s A s gm giám đc s, cng 3 phó giám đc s, cng 5 trưởng phòng, cng 10 phó trưởng phòng, bng 19 người (công chc lãnh đo phòng ti đa là 3). Trong thc tế s có phòng có 4 hoc 5 biên chế, như vy rõ ràng công chc lãnh đo là nhiu hơn nhân viên, nhưng vn đúng quy đnh".

Từng là V trưởng V Ci cách Hành chính, B Ni v, đã ngh hưu năm 2014, chuyên gia Hòa cũng gii thích v công tác nhân s cp b trong bài viết ca mình : "Mi b được t chức bao nhiêu v, cc ; v nào được t chc bao nhiêu phòng [điu đó] được quy đnh trong ngh đnh ca Chính ph. Cái này thì b cũng như tnh đu chp hành nghiêm chnh. Chuyn còn li là ca b : Quyết đnh v B bao nhiêu người, b nhim v trưởng và phó vụ trưởng, trưởng và phó trưởng phòng trong v (gi s theo quy đnh ca Chính ph, v có 3 phòng thì công chc lãnh đo ca v s là : 1 v trưởng, 3 phó v trưởng, 3 trưởng phòng và 6 phó trưởng phòng, [tng cng] bng 13, trong khi biên chế chung c v được duyt là 18 hoc 20). Cui cùng li là lãnh đo nhiu hơn nhân viên mà vn đúng quy đnh".

Ông Hòa cho rằng các cơ quan trung ương và đa phương làm đúng theo quy đnh hin hành dn đến tình trng "hòa c làng". Ông gi ý rng cách làm khác đi là nghiêm túc định nghĩa li "nhng cái tưởng đơn gin như phòng là gì, v là gì, cc là gì, lúc nào thì t chc phòng, lúc nào thì t chc v, làm thế nào ra chính xác s lượng người trong mt phòng, mt v". Chuyên gia này nhn đnh làm như vy "s ra ngay s lượng hp lý lãnh đo trong mt phòng, mt v".

Từ góc đ tng là Phó Ch nhim Văn phòng Quc hi, lut sư Trn Quc Thun thành ph H Chí Minh nhn xét vi VOA rng cũng như nhiu lut khác, các quy đnh v b máy hành chính Vit Nam đã được xây dng "thiếu cơ s thc tế" nên dn đến lãnh đo đông bng hoc hơn nhân viên. Ông nói :

"Tất c nhng ch trương đó là nhng ch trương mà ban bành thiếu kho sát, cho nên đưa ra nhng ch trương trên tri. Nhng quyết đnh, chính sách điu chnh mi quan h xã hội thì cần phi kho sát, điu tra và nht là cn phi hi các đi tượng đy. Ban lut trên tri thì làm sao thc thi được. Đt ra t chc là vì công vic, b trí con người là vì vic ch không vì người, nhưng cái đó cũng nói trên lý thuyết ch không thc hiện được".

Tình trạng b máy hành chính các cp có quá nhiu lãnh đo làm cho nhiu người phi than trên mng xã hi ln báo chí chính thng rng "quan nhiu như thế, dân làm sao sng ni".

Theo số liu trên báo chí trong nước, Vit Nam ước tính có 2,8 triu cán b, công chc và viên chc. Bên cnh đó là nhiu người đã ngh hưu và nhng người hưởng lương, tr cp t ngân sách nhà nước, con s này lên ti 7,5 triu người, chiếm 8,3% dân s c nước. Toàn b s người "hưởng lương và mang tính cht lương" lên ti 11 triu người. Trong mt cuc phng vn vi mt báo Vit Nam hi gia năm ngoái, chuyên gia kinh tế Phm Chi Lan nói "không ngân sách nào nuôi ni b máy ăn lương ln như vy".

chiase7

Việt Nam cn ci cách b máy hành chính đ thúc đy kinh tế (nh tư liu, Hà Ni, 2/2013)

Việc tinh gin biên chế trong nhng năm gn đây ngày càng tr nên cp bách Vit Nam. B Chính tr ca Đng Cng sn đã ra mt ngh quyết v vn đ này hi tháng 4/2015. Nhưng trên thc tế, các con s cho thy dường như đang có din biến ngược chiu.

Tại mt hi tho v ci cách bộ máy hành chính nhà nước do đoàn giám sát ca quc hi t chc hi cui tháng 2, thông tin được công b cho biết vào năm 2016, các cơ quan trung ương được giao qun lý 3.725.559 người. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/10/2016, tng s người hưởng lương, phụ cp thc tế là 3.734.302 người, vượt 8.743 người.

Luật sư Trn Quc Thun nói nhà nước Vit Nam đã đt ra gii pháp là thay thế chế đ biên chế sut đi bng hp đng lao đng, nhưng vic thc hin còn chưa nghiêm chnh. Ông nói :

"Tất c chuyn sang hp đng. Gi nhng người đã làm lâu thì có th hp đng 5 năm là dài nhất. Ri 3 năm, 2 năm, 6 tháng. T nhiên cái hp đng nó s loi nhng người vô tích s ra. Thiếu gì gii pháp nhưng mà người ta không làm, bi vì người ta quen cái thói là nói mt đng, làm mt no".

Hội tho v ci cách b máy hành chính nhà nước ch ra rng vì có "tâm lý ngi va chm" nên các cơ quan, t chc "chưa thc hin nghiêm túc ch trương v qun lý biên chế và tinh gin biên chế". Trong khi đó, công tác thanh tra, kim tra, giám sát vic thc hin biên chế và qun lý biên chế "còn buông lỏng" và "chưa có chế tài c th đ mnh".

*********************

Thực phẩm bẩn chạm ngưỡng báo động đỏ (RFA, 30/03/2017)

chiase8

Một quầy bán thịt heo ở chợ nhỏ thành phố Lào Cai ngày 2 tháng 11 năm 2014. AFP photo

Tình trạng vi phạm về quy định an toàn thực phẩm khá phổ biến, an toàn thực phẩm có lúc, có nơi đã đến giới hạn báo động - giới hạn đỏ. Đó là thông tin được các thành viên đoàn giám sát của Quốc hội Việt Nam đưa ra trong Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.

Bản báo cáo cũng nêu rõ số cơ sở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm trong 5 năm qua là hơn 670 ngàn , chiếm 20,5% số cơ sở tiến hành kiểm tra. Báo cáo nhận định đây là con số vi phạm rất cao song vẫn chưa phản ánh hết tất cả các vi phạm về an toàn thực phẩm trong thực tế.

Bộ Y tế cũng ra báo cáo cho biết đến nay đã có hơn 100 ngàn cơ sở ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn trong lĩnh vực Bộ này quản lý. Tuy nhiên, số hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ lên đến 8,6 triệu, và số hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ lại lên đến 500.000.

Kết quả giám sát cũng cho thấy hiện chưa kiểm soát được an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm sản xuất từ khu vực kinh doanh nhỏ, lẻ, thủ công. Ngoài ra, biện pháp và công cụ quản lý còn hạn chế ; việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn hầu như chưa được thực hiện.

Đoàn giám sát được thành lập theo Nghị quyết số 19 của Quốc hội và đã làm việc với 21/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với số lượng 210 cơ sở khảo sát thuộc 8 loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

*******************

Nông sản tồn kho vì Trung Quốc ngưng thu mua (RFA, 30/03/2017)



chiase9

Dưa hấu bán Tết ở Hà Nội, ảnh chụp ngày 5/2/2016. AFP photo

Hàng loạt sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đang bị ép giá và lâm vào tình trạng tồn hàng do phát triển tự phát và phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết những tháng đầu năm, đặc biệt là dịp giáp tết nguyên đán, giá thành thịt heo giảm sút mạnh do Trung Quốc bất ngờ ngừng mua khiến người dân phải chịu thua lỗ nặng. Hiện tại giá heo đã tăng lên nhưng không đáng kể và người dân vẫn chưa dám nuôi nhiều vào thời điểm này.

Gà lông trắng cũng bị giảm giá mạnh hồi đầu tháng 3 do số lượng gà quá nhiều mà Trung Quốc lại hạn chế mua. Hiện tại giá gà mới bắt đầu rục rịch tăng lên do nhu cầu tăng và gà Mỹ đang tạm dừng nhập khẩu.

Nhiều mặt hàng nông sản khác bị ảnh hưởng do Trung Quốc đột ngột ngừng mua, bị ép giá hoặc không tiêu thụ được dẫn đến tồn hàng như dưa hấu ở Sóc Trăng, chuối ở Đồng Nai, chanh dây ở Gia Lai…

Published in Việt Nam