Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đại sứ Mỹ gặp Giám mục Nguyễn Thái Hợp (VOA, 20/10/2017)

Đại s Hoa Kỳ ti Vit Nam Ted Osius va có cuc gp vi Giám mc Nguyn Thái Hp ca giáo phn Vinh.

vn1

Giám mục Nguyn Thái Hp và Đi s M Ted Osius ti Hà Ni. (nh chp t Facebook Ted Osius)

Hôm 19/10 đại s M thông báo trên Facebook : "Tht là tuyt vi được tiếp đón Đc Giám mc Nguyn Thái Hp t giáo phn Vinh".

Nhà ngoại giao M không tiết l chi tiết ni dung trao đi vi giám mc, nhưng không loi tr kh năng hai bên nói v v giáo dân khiếu kin nhà máy Formosa Hà Tĩnh vì gây ô nhim môi trường và vn đ t do tôn giáo ti Vit Nam.

Năm năm trước đây, Đi s Hoa Kỳ tin nhim, David Shear, khi hp vi cng đng Vit Nam Little Saigon, Nam California nói rng vào tháng 9 năm 2012 ông có vào Nghệ An đ thăm đc giám mc Hp nhưng khi đến nơi, ông được chính quyn thông báo là "cuc gp s không din ra được".

Trước đây, giám mc Hp đã công du Châu Âu và Đài Loan, vn đng quc tế, đng hành cùng các ngư dân các tnh min Trung, trong đó có giáo dân ở giáo phn Vinh b nh hưởng nghiêm trng trong v ô nhim môi trường bin do nhà máy Formosa gây ra.

Giám mục Nguyn Thái Hơp vào tháng 8 năm nay, viết thư cho Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn, đi din cho gn 600,000 giáo dân trong Giáo Phận Vinh, bao gm các tnh Ngh An, Hà Tĩnh và Qung Bình, nói : "Chúng tôi là nn nhân trc tiếp ca thm trng gây ô nhim ca công ty Formosa Hà Tĩnh vào ngày 6/4/2016".

Sau biến c ô nhim khng khiếp này, Giáo phn đã thành lp Ban H Tr Nn nhân Ô nhiễm Môi trường Bin vi mc đích h tr trc tiếp cho các nn nhân Formosa Hà Tĩnh đòi li công bng, công lý.

Trong thư, người đng đu giáo phn Vinh yêu cu chính ph Đài Loan xem xét s nghiêm trng ca vn đ này nhm đm bo các quyn con người và tránh tình trạng ô nhim môi trường.

Trả li phng vn VOA vào tháng 5, giám mc Nguyn Thái Hp nói nhng câu hi rt căn bn ca người dân như nguyên nhân ca thm ha, tác hi ca nó thế nào, kéo dài bao lâu, khi nào bin min Trung được khôi phc tr li… vẫn chưa được chính quyn tr li tha đáng.

"Cho tới hôm nay, tôi thy rng chúng tôi ch gp được nhng câu tr li mt cách rt m dân và vô trách nhim. Có nhng người tr li mt cách vô trách nhim rng bin min Trung cũng như dân tc Vit Nam oai hùng nên nó tự có th ty xóa được thm ha, nhng cht đc tr li tình trng ban đu".

Nguồn : VOA, 21/1/2017

****************

Việt Nam : Phụ nữ 'đành chịu' khi bị bạo lực tình dục ? (BBC, 20/10/2017)

Một tháng trước có người phụ nữ ở Long An để bảo toàn tính mạng cho bản thân và hai con nhỏ đã chấp nhận bị cưỡng hiếp đến hai lần.

vn2

Phản kháng tự vệ trước tấn công sàm sỡ, cô Trần Kim Ngân được thả sau 9 tháng giam giữ nay lại có thể phải đối mặt nhiều năm tù giam vì tội Giết người

Nhưng công lý cho bà đã không được thực thi vì cơ quan thẩm quyền cho rằng bà đã có cơ hội để tự chạy trốn, rằng bà đã tự nguyện…để bị hãm hiếp.

Và gần đây nhất, một cô gái trẻ ở TP Hồ Chí Minh vì phản kháng đã giết chết kẻ sàm sỡ mình, sau khi bị kề dao đe dọa cưỡng ép tình dục.

Cô Trần Kim Ngân (23 tuổi), tưởng chừng như đã được tự do sau khi thụ 9 tháng tù giam vì tội "Giết người trong tình trạng kích động", mới đây Viện Kiểm Sát Thành phố Hồ Chí Minh lại kháng nghị, yêu cầu xử theo tội "Giết người" khiến cô gái trẻ có thể lại rơi vào chốn lao tù.

Hai người phụ nữ gần như ở trong hai tình huống giống nhau, đã có hai cách ứng phó rất khác, nhưng kết cục mà họ nhận được, là ngọn nguồn của sự tranh cãi trong dư luận xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây.

Không kháng cự là đồng loã, kháng cự thì đi tù ?

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội Khuất Thu Hồng nói với BBC hôm 20/10 rằng phụ nữ Việt Nam nói riêng và các nạn nhân bạo lực tình dục nói chung đang lâm vào tình trạng rất bế tắc.

Bà cho BBC biết, những câu chuyện về xâm hại tình dục ở Việt Nam chẳng còn quá ngạc nhiên, vì nhiều người còn cho rằng việc quấy rối tình dục phụ nữ là một điều quá bình thường.

"Trong trường hợp của người phụ nữ ở Long An, trước tiên là bà ấy đã là nạn nhân của bạo lực tình dục nhưng bà ấy đã chấp nhận để bảo toàn tính mạng của bà và hai đứa con. Tôi thấy điều là hợp lý.

"Nếu nói rằng bà không phản kháng, không chi hô là bà đã đồng loã, thì tôi không đồng tình.

"Trong trường hợp của cô gái trẻ kia, vì tự bảo vệ mình khỏi bị cưỡng hiếp, và thậm chí là để khỏi bị đe doạ tính mạng khi người kia dùng dao để tấn công, thì cô phải được xét xử ở một góc độ khác chứ không phải tội 'Giết người'.

Dư luận lên tiếng về vụ việc của cô gái trẻ :

"Nếu họ phản kháng thì họ sẽ kết tội giết người hoặc tấn công bạo lực, nếu họ không phản kháng thì họ bị cho là đồng lõa, thế thì phụ nữ Việt Nam phải ứng xử như thế nào đây ?"

"Chẳng lẽ người phũ nữ phải đánh đổi lấy tình mạng của mình thì lúc đấy mới trở thành nạn nhân hay sao ?"

Pháp luật chưa bảo vệ, dư luận thì ác nghiệt

Bà Hồng cũng là một chuyên gia lâu năm về giới tính và sức khỏe tình dục dẫn chứng một nghiên cứu uy tín năm 2015, nói rằng có rất nhiều phụ nữ trẻ em gái bị quấy rối và những người xunh quanh hoàn toàn đều biết những vụ việc này vì có nhiều vụ việc xảy ra nơi công cộng, "nhưng ai không đứng ra bảo vệ họ cả".

vn3

Đơn xin đi tù của bà mẹ đơn thân ở Long An sau khị quá "uất ức" vì cơ quan điều tra từ chối khởi tố vụ việc bà bị hãm hiếp

Trong cả hai trường hợp của hai phụ nữ trên, bà nói bà không tán thành với cách ứng xử của phía cơ quan thẩm quyền cũng như là một số dư luận lên án những người phụ nữ.

"Cách ứng xử của pháp luật Việt Nam hiện tại thì không đem lại công bằng, công lý cho nạn nhân mà theo cái hướng xử lý giống như đỗ lỗi cho nạn nhân, giống như trường hợp của hai người phụ nữ trên. Luật pháp như vậy thì sẽ dung dưỡng cho những cái hành vi bạo lực đối với phụ nữ".

"Toà án ở các nước khác là khá nghiêm khắc, không bị ảnh hưởng vì địa vị của người đàn ông và một khi đã đưa ra thì phải làm đến cùng. Xã hội thì có nhiều người lên tiếng ủng hộ vạch trần lên án. Còn ở Việt Nam thì ngược lại. Nạn nhân lại bị đổ lỗi, lên án, những người dám lên tiếng thì nhiều khi bị nhìn nhận rất tiêu cực !

"Cho nên với vấn đề tình trạng tấn công tình dục ở Việt Nam thì rất là khó để người nạn nhân nhận được sự hỗ trợ".

"Và nếu một cái nền đạo đức mà đòi hỏi người phụ nữ phải hi sinh cái tính mạng của mình để chứng minh sự trong sạch của mình thì cái nền đạo đức phải xem lại, hay phải là vô đạo đức thì đúng hơn".

Luật sư Lê Văn Luân, một luật sư chuyên về các vụ án xâm hại tình dục đánh giá vụ việc của cô gái trẻ trên là tội "Giết người trong trạng thái bị kích động mạnh".

"Một người ở trong tình trạng bị đe dọa về sức khỏe và thân thể như thế thì chắc chắn người ta phải phòng vệ là đúng, nhưng mà như thế này thì vượt quá. Đáng ra là chỉ làm người ta bị thương thôi, không dẫn đến tử vong chỉ để chấm dứt hành vi phạm tội của người kia, đấy là pháp luật cho phép, đây là đã tước đi mạng sống của người khác rồi.

"Nhưng nói đây là tội 'Giết người' không thôi thì không đúng. Dù sao thì đây cũng chỉ là lời khai từ một phía. Nhưng truy tố vào tội 'Giết người bị kích động mạnh' là phù hợp nhất với tình tiết vụ việc theo thông tin báo chí đưa tin", Luật sư Luân nói.

Dư luận lên tiếng về vụ việc của bà mẹ đơn thân ở Long An :

Luật sư Luân cũng phải công nhận rằng pháp luật Việt Nam vẫn còn quá nhiều lỗ hổng trong việc bảo về quyền lợi của nạn nhân bị xâm hại tình dục, và những hiệp hội, tổ chức bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trẻ em vẫn chưa thực sự có hiệu quả.

"Nhiều người rơi vào tình trạng nạn nhân bị xâm hại thì không thể kêu cứu, không thể đòi hỏi quyền lợi chính đáng. Đây là một thực tế rất đau lòng", luật sư Luân nói thêm.

Cải thiện hệ thống pháp luật, nâng cao nhận thức

"Việt Nam, thứ nhất là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, phải có mức chi tiết, phân hóa cụ thể về hành vi, mức độ phạm tội. Thứ hai là chính quyền là phải xây dựng pháp luật và phải nâng cao nhận thức của người dân vì họ có công cụ trong tay. Từ công cụ thực thi pháp luật đến việc tuyên truyền với báo chí, và cải cách các tổ chức dân sự độc lập".

Chuyên gia Khuất Thu Hồng cũng đồng tình rằng vấn đề nhận thức là vấn đề cốt lõi.

Bà Khuất Thu Hồng đề cập đến phong trào #Metoo đang diễn ra ở Mỹ và Châu Âu, bắt nguồn từ khi các nữ minh tinh, diễn viên lên tiếng về việc họ quấy rồi tình dục.

Bất kể ai, những người từng là nạn nhân nạn quấy rối tình dục, sẽ đăng dòng #Metoo lên mạng xã hội của mình, để khiến công luận hiểu ra rằng "vấn đề này không chỉ xảy ra với một vài người, chỉ với những phụ nữ được cho là lẳng lơ, hư hỏng mà nó thực ra có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào, bất kỳ ai".

"Tôi muốn Việt Nam cũng có một phong trào như thế. Xã hội phải lên tiếng, và nhất những người phụ nữ. Họ phải tạo một làn sóng để thay đổi tình trạng hiện nay.

"Khi nhận thức được đây là vấn đề đạo đức, vấn đề xâm phạm quyền, nhân phẩm chứ không phải câu chuyện vui đùa thì mọi chuyện sẽ khác.

"Phụ nữ sẽ không bị đổ lỗi, nạn nhân không bị đổ lỗi, mà nạn nhân được bênh vực và thủ phạm sẽ bị đưa ra ánh sáng chứ không phải được bao che như hiện nay".

*****************

Vào ‘biên chế’ để ổn định cuộc sống đã lỗi thời ? (RFA, 20/10/2017)

Tại Việt Nam lâu nay có quan niệm cần vào biên chế Nhà nước để cuộc sống được ổn định. Tuy nhiên thực tế hiện nay khiến quan niệm đó thay đổi.

vn4

Công nhân khi tan ca. (Minh họa) - RFA

Đâu là con đường cho sự "ổn định" ?

Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xã hội tại Việt Nam xôn xao bàn tán về chuyện một thủ khoa tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội 2 không xin được việc làm mà ở nhà chăn lợn, làm nông. Đó là câu chuyện của cô Bùi Thị Hà, tại Hà Giang. Suốt hơn một năm sau khi tốt nghiệp với mong muốn được làm giáo viên dạy văn tại trường công lập trong tỉnh, nhưng chờ mãi vẫn chưa có đợt tuyển công chức. Cuối cùng cô quyết định ở nhà nuôi lợn, và chăn nuôi.

Câu chuyện của Bùi Thị Hà là một câu chuyện cá biệt, nhưng trong xã hội Việt Nam mong muốn được "vào biên chế" của nhà nước là phổ biến. Nhiều người nghĩ rằng làm việc trong khu vực nhà nước là "ổn định" về mức lương, chế độ hưu trí, bảo hiểm được bảo đảm. Nhiều gia đình còn phải "chạy" để con em của họ vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

Bạn Nguyễn Trường Sơn cho rằng, việc tìm kiếm sự "ổn định" trong nghề nghiệp là một nhu cầu chính đáng, đặc biệt với người có gia đình. Tuy nhiên, sự ổn định đó không nhất thiết phải vào biên chế, làm trong cơ quan, đơn vị của nhà nước mới có được.

"Đối với bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại thì trong lĩnh vực tư nhân, rất nhiều công tý, xí nghiệp họ cũng cung cấp bảo hiểm, rất nhiều phúc lợi, thậm chí còn tốt hơn cả nhà nước".

Chia sẻ quan điểm với Trường Sơn, bạn Minh Hiển – một người đã lập gia đình, có con nhỏ cho rằng, để có được sự "ổn định" trong cuộc sống, thì người trẻ cần phải chuẩn bị trước cho sự bất ổn. Họ cần linh hoạt, chủ động ứng phó với mọi hoàn cảnh, môi trường trong cuộc sống, thay vì đặt kỳ vọng vào biên chế trong cơ quan nhà nước.

"Tôi cho rằng, từ ngày trước, chúng ta vẫn luôn tư duy nhà nước là đầu tàu về kinh tế. Mà đầu tàu thì ta mặc nhiên gán cho nó là sự ổn định. Vậy thực tế nó có còn phù hợp với bối cảnh hiện nay hay không, thì cứ nhìn vào tình hình làm ăn của các công ty, tập đoàn nhà nước thì chúng ta sẽ rõ. Đấy là câu trả lời rõ nhất".

Trong mô hình kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, khu vực nhà nước được xem là chủ đạo, do đó, tư duy phải xin vào làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trở thành "thâm căn, cố đế" đối với nhiều thế hệ người Việt trong nước.

"Đất nước chúng ta mới chỉ có thực sự cho phép nền kinh tế tư nhân mới phát triển gần đây thôi. Còn suốt hàng mấy thập kỷ nay nhà nước độc quyền toàn bộ trong đời sống của xã hội. Cho nên, trải qua một vài thế hệ sống trong bối cảnh nhà nước kiểm soát toàn bộ như vậy thì việc người dân có suy nghĩ phải làm cho nhà nước mới là ổn định, thì là điều dễ hiểu thôi, không gì khó hiểu cả".

Bên cạnh đó, theo bạn Minh Hiển, tư duy mong muốn sự "ổn định" trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước còn xuất phát từ nền giáo dục "cứng nhắc, áp đặt" khiến cho người học không được trang bị những kỹ năng thích ứng trong môi trường sống và làm việc, nên sinh ra tâm lý kỳ vọng vào sự "an phận" trong môi trường được cho là ổn định.

"Tôi ngờ rằng triết lý sống của người Việt Nam luôn quá đề cao khuôn khổ và trật tự. Những cá nhân mà khác biệt thường phải gánh chịu những ánh nhìn rất khắc nghiệt, thậm chí là bị trừng phạt từ cộng đồng. Trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau thì động lực về đổi mới, sáng tạo bị sói mòn đi, dẫn tới tư duy thích sự ổn định ngày càng chiếm ưu thế".

Cả Trường Sơn và Minh Hiển đều cho rằng, quan niệm phải làm trong khu vực nhà nước mới được gọi là "ổn định" đã không còn phù hợp trong xã hội hiện đại và bộc lộ ra nhiều điểm tiêu cực.

"Bởi vì thử tưởng tượng, trong một xã hội mà bất cứ bạn trẻ nào cũng chỉ mong muốn làm trong một cơ quan chính quyền, thì rất là khó cho các ngành nghề khác trong xã hội có thể phát triển được. Ngoài ra, nếu mà như vậy, nó sẽ gây ra một tệ nạn là bộ máy nhà nước rất cồng kềnh, ngân sách nhà nước phải chi trả quá nhiều cho việc trả lương công chức, như vậy không còn đủ để triển khai các dự án khác có ích hơn cho xã hội".

Tuy nhiên, để thay đổi quan niệm và tư duy "ổn định" trong khu vực nhà nước đã "ăn sâu, bám rễ" trong một bộ phận không nhỏ người Việt qua nhiều thế hệ không phải là điều dễ dàng thực hiện một sớm một chiều.

"Tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ mất thời gian và phương cách đó là nền kinh tế tư nhân sẽ cần phải được chú trọng, đẩy mạnh phát triển hơn nữa. Ngoài ra, những biện pháp của nhà nước trong vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, dịch vụ công của nhà nước phải thực sự được chú trọng, đầu tư nhiều hơn để người dân cảm thấy rằng, không nhất thiết phải làm cho nhà nước thì họ vẫn có thể được bảo đảm được tiếp cận với những dịch vụ công như vậy".

Trên thực tế, mức thu nhập của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng được nâng lên, người lao động trong khu vực này được bảo đảm quyền lợi về an sinh, hưu trí thông qua việc doanh nghiệp và người lao động cùng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

******************

Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm bị khai trừ (RFA, 20/10/2017)

Vào ngày 19 tháng 10, Huyện ủy Mỹ Đức công bố quyết định kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư đảng ủy- Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Đồng Tâm và thông báo kết luận kiểm tra đối với Ban chấp hành Đảng bộ xã Đồng Tâm nhiệm kỳ 2015-2020.

vn5

Công an bị bắt làm con tin bước ra khỏi nhà văn hóa xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức hôm 22/4/2017 - AFP

Theo thông báo thì lý do khai trừ Đảng đối với bà bí thư xã Đồng Tâm, Nguyễn Thị Lan, là do bà này không chỉ đạo cán bộ, đảng viên cũng như người dân trên địa bàn xã được giao phụ trách thực hiện đúng tinh thần các văn bản của cấp trên khẳng định đất đai khu vực Sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng.

Vào dịp người dân bắt giữ 38 cán bộ, chiến sĩ công an, lãnh đạo chính quyền hồi trung tuần tháng tư năm 2017, bà bí thư đảng ủy xã Đồng Tâm bỏ vị trí công tác trong 3 ngày ; dù rằng bà biết rõ sự việc và điện báo cho cấp trên.

Cùng bị kỷ luật với bà Nguyễn thị Lan, bí thư đảng ủy – chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Đồng Tâm ; ba lãnh đạo xã khác cũng bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo và 1 người bị khiển trách. Ba người bị cảnh cáo gồm phó bí thư thường trực đảng ủy, ông Nguyễn Mạnh Tiến ; phó bí thư- chủ tịch xã Đồng Tâm ông Hoàng Thanh Hương, ; phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đồng Tâm ông Lê Trường Huy. Người bị khiển trách là ông Phạm Hồng Sỹ, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đồng Tâm.

Trong vụ khủng hoảng tranh chấp đất đai giữa người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm với Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, vào ngày 13 tháng 10 vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra thuộc Công an Hà Nội ra thư kêu gọi người dân Đồng Tâm đầu thú qua vụ bắt giữ cán bộ, chiến sĩ công an và lãnh đạo huyện Mỹ Đức.

Những người dân xã Đồng Tâm mà Đài RFA liên lạc đều phản đối biện pháp kêu gọi đầu thú như thế. Họ cho rằng vụ việc bắt giữ con tin là do phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp quân đội sai khi mời người dân đi giải quyết việc tranh chấp lại tiến hành bắt giữ người ; thậm chí còn gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình, vị cao niên đi đầu trong công cuộc tranh đấu giữ đất đồng Sênh tại thôn Hoành.

Dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm yêu cầu chủ tịch thành phố Hà Nội cần giữ đúng cam kết với người dân vào ngày 22 tháng tư khi đề nghị dân thả hết con tin ra. Một trong những cam kết là không truy cứu hình sự người dân trong vụ việc ; cũng như thanh tra đất đai tranh chấp một cách công tâm.

Published in Việt Nam