Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phúc trình Freedoom House 2018 : Việt Nam không có tự do (VOA, 16/01/2018)

Feedom House, một t chc giám sát đc lp Hoa Kỳ công b phúc trình năm 2018 v t do toàn cu ca 195 quc gia trên thế gii, trong đó Vit Nam vn gi nguyên v trí là mt nước không có t do và không có du hiu ci thin.

tudo1

Các nhà hoạt đng đang b chính quyn Vit Nam giam cm, t trái sang : Phm Văn Tri, Nguyn Bc Truyn, Nguyn Trung Tôn, và Trương Minh Đc.

Trong số 195 quc gia trên thế gii, 88 nước được công nhn là có t do, 58 nước ch phn nào có t do, 49 nước còn li hoàn toàn không được tự do về nhiu mt, trong đó có Vit Nam.

Theo thang điểm t 1 ti 7 ca Feedom House, vi 1 là mc t do cao nht và 7 là thp nht, quyn tham gia các vn đ chính tr Vit Nam b xâm phm mc cao nht, tc là 7/7, các quyn t do dân s mc 5/7 và quyn t do nói chung b xâm phm mc 6/7.

Ngoài ra, phúc trình Freedom House còn nói rằng Vit Nam không có t do báo chí và t do Internet.

tudo2

Việt Nam tiếp tc giám sát thông tin trên mạng xã hi.

Freedom House nói rằng các nguyên tc dân ch như s trung thc ca bu c và t do báo chí đang suy yếu trên toàn cu liên tiếp trong 12 năm qua.

Ông Arch Puddington, nhà nghiên cứu v T do Dân ch ca Freedom House, nói vi VOA trước khi phúc trình được ph biến nói rng, "quyn t do nhiu quc gia đang đi xung, không thy ci thin gì so vi năm trước đó".

Trong phúc trình nói về Trung Quc, t chc Freedom House nêu rõ s đàn áp dưới s lãnh đo ca Ch tch Tp Cn Bình như là mt nhân tố góp phn vào xu hướng gim chung cho tình hình t do ca c nước và b xếp hng "không t do".

Myanmar, một trong các quc gia được xếp hng "phn nào có t do", các chuyên gia nói rằng nhng đánh giá này mang tính hn hp, phn ánh s chuyn đi ca đt nước t quân đi cai tr sang nn dân ch, trong lúc cuc khng hong nhân đo ngày càng ti t sau cuc tháo chy t ca người Hi giáo Rohingya sang nước láng giềng Bangladesh.

Về phn Hoa Kỳ, bn phúc trình năm 2018 nói s suy yếu v t do ca Hoa Kỳ, mà trước đây vn là mt nhà vô đch ca chế đ dân ch, cho thy mt tình trng phc tp hơn đang din ra do cuc điu tra ca công t viên đc bit v s can thiệp ca Nga vào cuc bu c tng thng năm 2016.

Trong đánh giá của Freedom House, chính quyn hin ti ca Hoa Kỳ gp phi nhng vn đ bt n v đo đc, bao gm mi quan h kinh doanh ca gia đình tng thng Donald Trump và nguy cơ v xung đt li ích, cũng như quyết đnh ca tng thng không tiết l bn khai thuế cá nhân.

*****************

Việt Nam tiếp tục bị xếp hạng là quốc gia không có tự do (RFA, 16/01/2018)

Việt Nam không phải là một quốc gia tự do. Đó là xếp hạng của Tổ chức theo dõi tự do và dân chủ, Freedom House, có trụ sở tại Hoa Kỳ, công bố trong báo cáo thường niên 2018, vào ngày 16 tháng Một, năm 2018.

tudo3

Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động xã hội bị bắt bỏ tù. Ảnh chụp phiên tòa xử bà Nga ngày 21/12/2017.  AFP

Theo tổ chức này, tại Việt Nam, quyền tự do được xếp hạng 6/7, trong đó hạng 7 là những quốc gia mất tự do nhất. Tương tự, quyền chính trị của người dân được xếp hạng 7/7 tức là không có quyền hạn chính trị nào. Lĩnh vực khá nhất của Việt Nam là các quyền dân sự được xếp hạng 5/7.

Theo báo cáo của Freedom House, năm 2017 là năm mà nền dân chủ gặp khủng hoảng trên toàn thế giới, trong đó có cả Hoa Kỳ quốc gia được xem là mẫu mực của dân chủ. Cụ thể chính phủ của tổng thống Donald Trump xâm phạm những chuẩn mực đạo đức, cũng như làm giảm tính minh bạch của họ.

Theo báo cáo mới công bố, trong tổng số 195 quốc gia được khảo sát chỉ có 88 quốc gia được gọi là tự do, chiếm 45% các quốc gia trên thế giới ; Số có phần nào tự do là 58, tức 30% và số không có tự do là 49 nước, chiếm 25%.

Các quốc gia được xếp hạng tệ nhất là Syria, Bắc Hàn, và một số nước khác vùng Trung Đông, Trung Á và Châu Phi.

Tại Châu Á có những sự kiện sau đây được Freedom House nêu ra như là minh chứng cho sự thoái trào của nền dân chủ, đó là các nghị sĩ ở Hong Kong bị bãi chức, các thủ lĩnh đối lập bị bỏ tù, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục tăng cường sự kiểm sóat đối với truyền thông, Chính phủ Cam Pu Chia giải tán đảng đối lập.

*******************

Hai nhà hoạt động phản đối Formosa sẽ ra tòa ngày 25/1 (RFA, 16/01/2018)

Hai nhà hoạt động tham gia khởi kiên nhà máy Formosa gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung sẽ phải ra tòa vào ngày 25/1/2018 tới đây.

tudo4

Anh Hoàng Đức Bình (phải) và Bạch Hồng Quyền (trái). Courtesy FB Bạch Hồng Quyền

Quyết định do Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu, Nghệ An đưa ra ngày 12/1/2018.

Hai người hiện đang bị giam giữ và phải ra tòa gồm anh Hoàng Đức Bình, Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt, và anh Nguyễn Nam Phong, vốn là tài xế chở linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh. Anh Hoàng Đức Bình bị cáo buộc tội "chống người thi hành công vụ" và "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 của Bộ luật hình sự. Anh Nguyễn Nam Phong bị truy tố về tội "chống người thi hành công vụ" theo điều 257.

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, bị bắt vào ngày 15/5/2017 tại Diễn Châu, Nghệ An khi đang đi trên một chiếc xe cùng linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục.

Anh Nguyễn Nam Phong bị bắt vào ngày 28 tháng 11 năm ngoái.

Sau khi có quyết định của Tòa án Nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An về ngày xét xử, linh mục Nguyễn Đình Thục đã gửi lên tòa án 1 lá đơn đề nghị được làm chứng tại phiên toà. Linh mục Nguyễn Đình Thục yêu cầu viện kiểm sát nhân dân huyện Diễn Châu trả tự do vô điều kiện cho anh Nguyễn Nam Phong và Hoàng Đức Bình và cho ông được tham dự phiên tòa với tư cách là người làm chứng.

Nội dung lá đơn cũng được linh mục Nguyễn Đình Thục đăng tải trên trang cá nhân của ông, trong đó ghi rõ : "Tôi là người có trách nhiệm trực tiếp giúp đỡ bà con giáo dân Song Ngọc kiện Formosa, theo sự hướng dẫn của Ban Hỗ trợ Các Nạn nhân ô nhiễm biển Giáo phận Vinh. Do vậy, anh Hoàng Đức Bình chỉ là người cộng tác giúp tôi trong công việc này ; anh Nguyễn Nam Phong đi cùng với tôi để lái xe giúp tôi mỗi khi tôi mệt hoặc cần làm công việc khác".

*********************

Dân biểu Úc lên tiếng về tình trạng nhân quyền Việt Nam (RFA, 16/01/2018)

Ông Chris Hayes, một dân biểu Úc vừa gửi thư cho Ngoại trưởng Úc Julia Bishop, yêu cầu bà thúc giục chính quyền Hà Nội trả tự do cho ba nhà hoạt động Việt Nam là cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Trần Thị Nga và anh Nguyễn Văn Oai.

tudo5

Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên tòa phúc thẩm Tòa án tỉnh Khánh Hòa ngày 30 tháng 11 năm 2017. AFP

Trong bức thư gửi cho bà ngoại trưởng vào ngày 16 tháng 1 năm 2018, dân biểu Úc Chris Hayes nói rõ là một công dân Úc được sống trong tự do, dân chủ và thể chế tam quyền phân lập, ông quan ngại trước tình trạng đàn áp, bắt bớ và bị kết tội với những điều luật mơ hồ ngày càng nhiều ở Việt Nam.

Ông Chris Hayes mong mỏi bà ngoại trưởng Úc mạnh mẽ thúc giục chính quyền Việt Nam trả tự do cho ba nhà hoạt động trên.

Thư của dân biểu Chris Hayes nhắc đến Cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với bút danh "Mẹ Nấm" bị chính quyền Việt Nam bắt giữ từ tháng 10 năm 2016 và bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù giam tại phiên tòa sơ thẩm hôm 29 tháng 6 năm 2017 với tội danh tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Trước phiên xử phúc thẩm Mẹ Nấm vào tháng 11 năm 2017, luật sư bào chữa cho bà là luật sư Võ An Đôn đã bị kỷ luật xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên.

Một nhà hoạt động xã hội khác cũng được ông nói tới là bà Trần Thị Nga bị chính quyền bắt giữ vào tháng 1 năm 2017 và bị Tòa án tỉnh Hà Nam tuyên án 9 năm tù giam tại phiên sơ thẩm vào tháng 7 năm 2017 và tuyên y án vào phiên phúc thẩm hôm 22 tháng 12 năm 2017. Bà cũng bị kết tội vi phạm điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam.

Dân Biểu Úc Chris Hayes cũng nói tới trường hợp mới nhất là nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai, vừa bị tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An y án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế tại phiên xử phúc thẩm hôm 15 tháng 1 năm 2018.

Tại phiên sơ thẩm hôm 18 tháng 9 năm 2017 diễn ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An, anh Nguyễn Văn Oai bị truy tố tội Không chấp hành án theo Điều 304 Bộ luật Hình sự và tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 257 Bộ Luật hình sự.

Anh Nguyễn Văn Oai là thành viên của nhóm Thanh niên Công giáo và Tin Lành ở vụ xử "âm mưu lật đổ chính quyền" hồi 2013 tại Việt Nam. Anh bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào tháng 1 năm 2017.

Published in Việt Nam