Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

kem1

Chỉ số văn minh lịch sự trong thế giới số : Vietnam xếp top 5 kém văn minh. Và góc nhìn văn hóa nói tục, chửi thề tục tĩu

Đây là nghiên cứu của Microsoft, về chỉ số DCI (Digital Civilized Index), để ghi lại hành vi người sử dụng internet, và xếp hạng mức độ văn minh, dựa vào 1 số tiêu chí.

Việt Nam, vô cùng ngạo nghễ, xếp hạng top 5 các quốc gia hành xử kém văn minh trên internet, đứng ngay sát bên cạnh là các anh cả nga xô "đầu trọc ở chợ vòm" (híc nghe đã rợn cả người…).

Các chủ đề mà người Việt hành xử thiếu văn minh trên không gian mạng gồm : các mối quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%).

Những bình luận khiếm nhã về ngoại hình, tấn công giới tính, màu da, chửi nhau về chính trị… tất cả đóng góp vào đây.

Trong số này, tôi ghi nhận : thể loại dư luận viên, trẻ trâu bị nhồi sọ, hấp nạp toàn thứ văn hóa đồi truỵ, học tập giang hồ (huấn hoa hồng, khá bảnh…).

Nền giáo dục Việt Nam thời "đảng cách mệnh" vốn theo kiểu đào tạo ra các Hồng Vệ Binh – sẵn sàng chửi bới, văng tục… với bất cứ ai bất đồng quan điẻm với mình.

Nước Anh, tất nhiên xếp top 1 văn minh cư xử lịch sự. Nói ra, thì lại bị bảo "thượng đẳng", "cút sang đấy mà sống. Ở đây thích cầm dao chửi nhau".

Nước Mĩ chỉ số 60%, vì quá đông, đủ thể loại. Tôi còn đang nghi vấn, trong số sắc tộc ở Mĩ :

+ dân Mễ với dân da đen, bên ngoài có thể rude, nhưng chủ yếu đi làm việc chân tay, ít thời gian lên mạng.

Để có chỉ số cao thế này, nước Mĩ có đóng góp không nhỏ của các cuộc chửi nhau xuyên quốc gia : từ các khúc ruột ngàn dặm, hướng về tổ quốc thân yêu. Chửi và bôi nhọ online, đó là 1 nét văn hóa chăng ?

Xin chúc mừng người Việt 5 châu. Tự hào được không ?

Đã quá phổ biến việc khán giả cổ động viên bóng đá người Việt vào tấn công trang cá nhân của những trọng tài, người nổi tiếng…những người mà họ cho là gây bất lợi đến "tinh thần dân tộc" của họ (ở đây là đội bóng đá).

kem2

Chúng có thể thấy những lời lẽ tục tỉu xuất hiện tràn lan cõi mạng Việt Nam đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội.

Nói về Việt Nam, người ta hay nhắc đến "Hà Nội thanh lịch", chốn kinh kỳ xưa kia là nơi hội tụ nhiều người có học ở khắp mọi miền lên kinh ứng thí, lan tỏa cái sự học (của nhà Nho) cái nho nhã đến xã hội. Thì thời sau này đã không còn như vậy.

Một nhà văn nói rằng : Những ai ở Hà Nội lâu lâu một chút đều hiểu người ta chỉ nói tục với những người tục tĩu. Còn người ta nói chuyện bình thường với những người bình thường. Không có lý gì phải nói chuyện tục tĩu với một người bình thường cả… Một người trong giới nghệ thuật trở lại đất văn hiến ngàn đời sau nhiều năm đưa ra nhận xét : Hà Nội giờ khác xưa nhiều, khác nhiều nhất trong đó là sự bạo dạn hơn, bỗ bã quá mức hơn của người sống ở vùng đất đó. Có người nhận xét – dù chưa hẳn là đúng nhưng vẫn thấy có lý ở mức độ nào đó : Ở Hà Nội giờ có hai lối văn hóa ứng xử rõ rệt, một là những người luôn sẵn sàng trực chiến đánh nhau, chửi nhau, hai là những người Hà Nội cũ với lối sống xởi lởi, nhiệt tình tiếp đón và chuẩn mực ; nhóm người thứ hai luôn sống văn hóa và luôn tâm niệm chả dây vào nhóm người thứ nhất làm gì !…

Trong một môi trường lành mạnh và đậm chất nhân văn, không lý do gì để mỗi con người tự biến mình thành kẻ thô lỗ, tục tằn. Môi trường sống tác động rất lớn đến hành vi, tính cách con người. Việc những con người "luôn sống văn hóa" trở nên vô cảm với những hành vi phản văn hóa, rất đáng phải suy nghĩ. Phải chăng cái sự chẳng muốn "dây" ấy là một trong nhiều nguyên nhân khiến người ta im lặng trước những thói hư, tật xấu ? Khi mỗi cá nhân không ý thức được những phát ngôn dung tục tác động thế nào đến đời sống cộng đồng, khi những người tử tế không tỏ thái độ bức xúc, không lên án những hành vi có thể hoặc sẽ làm vấy bẩn thuần phong, mỹ tục thì những "bún mắng, cháo chửi" vẫn còn đất sống. Và hơn thế, tệ nạn nói tục, chửi bậy sẽ lây lan, hủy hoại những nét đẹp truyền thống trong văn hóa ứng xử, cũng như sự trong sáng của tiếng Việt… Đáng quan ngại hơn, đây là những dấu hiệu cho thấy sự xuống cấp, sự tha hóa của văn minh xã hội.

"Tuyên chiến" với tệ nạn đã ngàn năm ăn sâu trong đời sống xã hội cũng có nghĩa là chấp nhận đối mặt với một vấn đề vô cùng nan giải. Thay đổi một cung cách ứng xử, một thói quen ngôn ngữ, một nếp tư duy không như việc cắt bỏ u nhọt trên cơ thể : Đau đớn nhưng mau lành. Càng không thể sử dụng "giải pháp mạnh" để giải quyết trong ngày một, ngày hai. Thay vì việc xử phạt hành chính – rất khó phát huy hiệu quả trong thực tế, nên chú trọng vào các biện pháp giáo dục. Ngạn ngữ có câu : Người ta sẽ trở nên tốt hoặc sẽ không ra gì, tùy theo nền giáo dục được hấp thụ. Những người làm cha, làm mẹ, làm thầy không chỉ chuyên tâm uốn nắn lời ăn tiếng nói của con em mình mà quan trọng hơn, họ phải thật sự là tấm gương về sự lịch thiệp, là mẫu mực trong văn hóa ứng xử. "Mưa dầm thấm lâu", cái đẹp nảy nở sẽ lấn át, đẩy lùi cái xấu. Một vấn đề nữa là xã hội cần có thái độ mạnh mẽ hơn đối với những hành vi nói tục, nói bậy, viết tục, viết bậy. Nếu giữ im lặng hoặc vô cảm với thói hư tật xấu cũng có nghĩa là đồng lõa với thói hư tật xấu. Nói như thế không có nghĩa là không cần có thiết chế văn hóa để hạn chế tình trạng này. Vấn đề là thiết chế đó như thế nào, có khả thi hay không lại là chuyện khác…

Đây chính là điểm trừ lớn nhất của giáo dục văn hóa trên đất nước này. Liệu chúng ta chạy theo thành tích giáo dục để làm gì, khi những hành xử văn minh lại không được đào tạo, giáo dục, để thấm vào trường lớp, để lan tỏa ra xã hội ?

Nguồn : Nam Le’s Liberal

Published in Việt Nam