Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dự án hủy hoại sinh kế, môi trường – Ngân hàng không vô can

RFA, 26/04/2021

Khối ngân hàng thương mại Việt Nam nắm giữ khoảng 70% lượng tín dụng của cả nước ; do vậy có những ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế, góp phần quyết định nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển theo hướng xanh và bền vững hay chỉ tập trung vào tăng trưởng. Mặc dù có vai trò lớn như vậy nhưng hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa quan tâm đầy đủ tới các vấn đề môi trường xã hội trong hoạt động tín dụng, thường coi đây là trách nhiệm của người vay vốn.

moitruong1

Nhà dân tan hoang sau đợt xả lũ ngày 28/10/2020 của Thủy điện Đắc Mi 4 - Ảnh : http://baoquangnam.vn

Các cam kết xã hội môi trường còn mờ nhạt

Mặc dù ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới đã công bố các kế hoạch hoạt động phù hợp với thỏa thuận Paris và cam kết trách nhiệm xã hội của mình và coi đây là một lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì đưa ra các cam kết về môi trường – xã hội của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện còn khá mờ nhạt.

Theo một nghiên cứu công bố vào giữa tháng 4/2021 của sáng kiến Tài chính Công bằng Việt Nam (Fair Finance Vietnam – FFV) về các cam kết xã hội – môi trường – quản trị (ESG) của 10 ngân hàng thương mại lớn nhất và/hoặc đã từng hoặc đang đầu tư, cho vay vào các dự án nhiệt điện than, các cam kết ESG của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện vẫn còn khá hạn chế và đang ở mức khởi đầu. Trong ba lĩnh vực được khảo sát, cam kết về môi trường của các ngân hàng hiện đang có số điểm thấp nhất, với điểm trung bình của các ngân hàng thương mại chỉ đạt 0,3 trên thang điểm 10 và điểm trong các lĩnh vực xã hội và quản trị lần lượt là 1,3 và 1,6. Tuy điểm về các tiêu chí quản trị là điểm cao nhất nhưng số điểm này của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn thua kém khá xa điểm của một số nước trong khu vực đã tiến hành khảo sát như Indonesia (3,0) và Thái Lan (3,5).

moitruong2

Điểm số về các cam kết ESG của 10 ngân hàng thương mại Việt Nam – Trích nghiên cứu của Sáng kiến Công bằng Tài chính Việt Nam

Đi sâu vào lĩnh vực môi trường, báo cáo cho biết các ngân hàng thương mại này chỉ đạt điểm 0,1 điểm trong những cam kết về thiên nhiên, 0,2 điểm ở biến đổi khí hậu và 0,5 điểm trong ngành sản xuất điện. 

Bà Hoàng Thu Trang, Đại diện sáng kiến FFV cho biết điểm số về cam kết thiên nhiên và biến đổi khí hậu thấp như vậy là do các ngân hàng thương mại chưa có những quy định yêu cầu hay khuyến khích doanh nghiệp vay vốn không được thực hiện những hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học, các di sản văn hóa thế giới cũng như chưa chưa yêu cầu doanh nghiệp công bố về lượng khí thải nhà kính, khuyến khích chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, bản thân chính các ngân hàng cũng chưa công bố thông tin về lượng khí thải nhà kính từ hoạt động của chính ngân hàng.

angang cũng cho biết chỉ có VPBank là ngân duy nhất trong 10 ngân hàng được khảo sát đã có điểm ở tiêu chí biến đổi khí hậu tuy chưa cao (1,2 điểm). Lý do tạo nên sự khác biệt này là ngân hàng này đã đưa ra được sản phẩm "Khung tín dụng xanh" (GLF), khuyến khích khách hàng vay vốn giảm khí thải nhà kính, thực hiện các quy định bảo vệ động vật hoang dã, không cung cấp tín dụng cho các dự án khai thác gỗ thương mại trong rừng nhiệt đới nguyên sinh…Tuy nhiên bà cũng lưu ý rằng đây chỉ là một sản phẩm tính dụng của VPBank, các sản phẩm khác không áp dụng những tiêu chí này.

"Tuy nhiên tôi cũng cần phải nói thêm đây chỉ là một sản phẩm nhỏ trong số nhiều sản phẩm cho vay của VP Bank thôi. Cam kết này không thể hiện trong tất cả sản phẩm khác của VPBank" – bà Trang nói.

Trong lĩnh vực năng lượng, bà cho rằng mặc dù rất nhiều định chế tài chính lớn của thế giới đã tuyên bố dừng cung cấp tài chính cho các dự án nhiệt điện than nhưng dường như các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa đi theo xu thế này. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tín dụng dành cho các dự án trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của các ngân hàng thương mại gia tăng trong những năm gần đây nhưng "hiện chưa có ngân hàng thương mại nào có cam kết chính sách công khai về ngừng cấp tín dụng cho hoạt động sản xuất điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch hay tăng mức tín dụng cho các dự án năng lượng tái tạo".

"Trong số các ngân hàng này, có ngân hàng nào nói từ nay trở đi chúng tôi sẽ tăng dư nợ cho năng lượng tái tạo không ? Rất tiếc là chúng tôi chưa thấy" – angang khẳng định đồng thời cho biết rằng chưa có bằng chứng để khẳng định việc các ngân hàng cho vay trong lĩnh vực năng lượng tái tạo là do họ quan tâm tới phát triển bền vững, mong muốn nền kinh tế chuyển đổi sang hướng sử dụng năng lượng tái tạo hay chỉ đơn thuần nhìn nhận rằng đây là một cơ hội kinh doanh tốt.

moitruong3

Ngân hàng Standard Chartered rút ra khỏi dự án Nghi Sơn 2. Ảnh bên : Công trình thi công Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2. Ảnh : Nippon Steel

Trong lĩnh vực xã hội, theo bà Trang, các cam kết của các ngân hàng thương mại cũng rất mờ nhạt. 10/10 ngân hàng đều chưa có quy định công khai yêu cầu hay khuyến khích khách ang doanh nghiệp thực hiện những cam kết về bình đẳng giới. Hầu hết các ngân hàng thương mại chưa công bố những cam kết về quyền lao động, quyền con người và vũ khí.

"Tài chính toàn diện là mảng đáng ghi nhận nhất trong các yếu tố xã hội" – Bà Trang nói và cho biết ở lĩnh vực này, mức điểm trung bình của cả 10 ngân hàng đạt 5/10 vì hầu hết các ngân hàng đã ghi được điểm do có chi nhánh tại khu vực nông thôn, có các khoản cho vay cho người nghèo, nhóm dễ bị tổn thương, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ…. Bà cho rằng kết quả này có được phù hợp với những chính sách chú trọng vào tài chính toàn diện được đưa ra trong quyết định và chiến lược của Chính phủ, trong đó có quyết định 149/QĐ-TTg ra ngày 22/01/2020 của Thủ tướng chính phủ về Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025.

Quản trị là lĩnh vực ghi điểm cao nhất của các ngân hàng thương mại với điểm số trung bình đạt 1,5/10. Theo bà Trang, hầu hết các ngân hàng đều đưa ra các cam kết bảo vệ quyền lợi và bảo mật thông tin của khách ang, nghiêm cấm nhân viên nhũng nhiễu khách ang, công khai báo cáo tài chính đồng thời cam kết chống tham nhũng và rửa tiền. Tuy nhiên bà cũng lưu ý cam kết phòng chống tham nhũng của các ngân hàng hiện vẫn chưa đủ sâu.

"Rất ít ngân hàng quy định các công ty nhận các khoản vay của mình cũng phải có những cam kết phòng chống tham nhũng. Hầu hết các ngân hàng không để ý đến điều này và cho rằng đây là trách nhiệm của chính công ty nhiều hơn". – bà Trang nói.

Ngân hàng & cả nền kinh tế phải trả giá

Phát biểu tại Hội thảo Hướng tới tài chính bền vững, cam kết Môi trường – Xã hội – Quản trị của ngân hàng thương mại Việt Nam diễn ra ngày 19/4/2021, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước khẳng định : Ngành ngân hàng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng đầu tư của nền kinh tế. Ông cho rằng chiếm tới 70% kênh đầu tư của nền kinh tế, ngành ngân hàng không khác gì một chiếc vòi nước to đưa tài chính chảy vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Theo ông, nếu vòi nước đó được vặn chuẩn, đưa tài chính chảy đúng vào những dự án có trách nhiệm với môi trường và xã hội thì tự nhiên đất nước sẽ phát triển xanh và bền vững và ngược lại nếu các ngân hàng không ý thức được trách nhiệm của mình hoặc chạy theo lợi ích trước mắt thì cả đất nước và ngân hàng đều phải trả giá.

 Theo ông Hòe nếu các ngân hàng thương mại tiếp tục thờ ơ và cho rằng việc cân nhắc các tác động môi trường – xã hội của dự án là việc của nhà đầu tư thì họ đã sai lầm vì thực tế cho thấy chính họ sẽ phải hứng chịu rủi ro. Ông đơn cử một số doanh nghiệp đầu tư vào thủy điện hay nhiệt điện than gây thiệt hại về môi trường và sức khỏe trong thời gian gần đây đã vấp phải sự phản đối mãnh liệt của cộng đồng, khiến dự án đứng trước nguy cơ chậm tiến độ, thua lỗ hay bị đóng cửa và hậu quả là ngân hàng không thể thu hồi vốn.

"Hãy lấy [thủy điện] Đắc Mi 4 ra làm ví dụ. Hiện nay UBND huyện đã yêu cầu các chủ đầu tư phải đền bù cho người dân 17 tỷ đồng do quyết định xả lũ, đã có quyết định hành chính rồi mà chủ đầu tư đang trù trừ. Nếu ông ấy [chủ đầu tư thủy điện] thua lỗ thì điều đầu tiên là không có khả năng trả nợ ngân hàng. Nếu các NH không quan tâm tới rủi ro về môi trường, sinh kế, cảnh quan thiên nhiên… thì tất cả câu chuyện đó đều ảnh hưởng chất lượng tín dụng và hoạt động của ngân hàng"– ông Hòe nói và nói ang rằng việc người dân biểu tình, yêu cầu đóng cửa nhà máy gây ô nhiễm môi trường và doanh nghiệp không có tiền trả nợ có thể xem là một áp lực lớn đối với các ngân hàng hiện nay.

moitruong4

Thủy điện Đắc Mi 4 xả lũ. Ảnh : Tuoitrethudo.com.vn

Chuyên gia ngân hàng này cũng cho rằng trong bối cảnh ý thức của người dân trong nước và quốc tế ngày gia ang, việc đầu tư vào các dự án có rủi ro về môi trường xã hội còn gây ảnh hưởng tới những vấn đề cốt tử của ngân hàng như uy tín và khả năng hợp tác kinh doanh.

"Ông [ngân hàng] cứ mải mê đầu tư vào những danh mục gây ra vô vàn những mâu thuẫn về xã hội, người dân sẽ biểu tình, sẽ đi theo xu hướng thế giới là không gửi tiền vào ngân hàng cho vay vào nhiệt điện than hoặc những dự án có rủi ro về môi trường xã hội lớn. Vậy là ông sẽ mất khách ang, mất danh tiếng. Mất danh tiếng rồi thì các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán sẽ không muốn nắm giữ cổ phiếu hay trở thành đối tác. Vì vậy tôi nghĩ các ngân hàng thương mại cần phải định vị lại". – ông Hòe nói và cho biết hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư, các công ty quản lý quỹ đang sử dụng báo cáo về việc thực hiện ESG của các ngân hàng để đánh giá rủi ro trước khi đưa ra quyết định đầu tư hoặc lập quan hệ đối tác.

Ông Hòe còn đặc biệt bày tỏ sự lo lắng về xu hướng tiếp tục đầu tư vào nhiệt điện than của Việt Nam vì ngoài những tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe và sinh kế người dân, nhiệt điện than trong thời gian không xa sẽ trở thành nguyên nhân khiến các mặt ang xuất khẩu của Việt Nam bị đánh thuế các-bon và giảm khả năng cạnh tranh.

"Nếu cứ đầu tư vào nhiệt điện than, gây ô nhiễm môi trường như thế này thì tới đây khi EU đánh thuế các-bon, toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam sử dụng năng lượng không sạch phải đóng thuế gia ang các-bon thì ang ang hóa sẽ không xuất được sang Châu Âu. Toàn bộ cơ sở khách ang đó mà bị rủi ro thì chất lượng tín dụng liệu có ổn không ? Lúc đó rủi ro mới đổ dồn về phía ngân hàng" – ông Hòe nhận định đồng thời khẩn khoản đề nghị "các NH cần có góc nhìn xa hơn một chút, sâu hơn một chút và đừng chạy theo lợi nhuận trước mắt".

Một số dự án điện than mà nhà đầu tư nước ngoài đã thoái vốn do áp lực thực hiện các cam kết về môi trường và biến đổi khí hậu

- Tháng 4/2018, ngân hàng Standard Chartered rút ra khỏi dự án Nghi Sơn 2 vì lượng phát thải CO2 của dự án vượt quá mức phát thải mà ngân hàng đặt ra. 

- Tháng 12/ 2019, ngân hàng Standard Chartered và 2 ngân hàng Singapore là DBS và OCBC đã rút khỏi dự án nhiệt điện Vũng Ánh 2.

- Tháng 1/2020 và tháng 2/2021, Ngân hàng HSBC và Misumitshi lần lượt rút khỏi dự án này Vĩnh Tân 2 – Theo thống kê của tổ chức GreenID

Cần đưa vào luật định

Ngành ngân hàng Việt Nam đã có những chính sách và hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường xã hội từ khá sớm và toàn diện như Chỉ thị số 03  về Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng (ban hành tháng 3/2015) ; Quyết định số 1552  về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 (8/2015) ; Quyết định 1731  về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững (8/2018) hay Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 10 ngành kinh tế do Ngân hàng nhà nước và IFC phối hợp ban hành (8/2018)…

Theo các chuyên gia tại hội thảo, nguyên nhân khiến cam kết chính sách môi trường – xã hội – quản trị của ngân hàng thương mại hiện nay còn mờ nhạt là do hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật nói trên mới chỉ có tính chất định hướng chứ chưa phải là khung pháp lý bắt buộc. Trong khi đó, đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là nguồn thu chính, chiếm tới 80% lợi nhuận nên các ngân hàng có xu hướng sẵn sàng cho vay vốn nếu dự án khả thi và không vi phạm pháp luật. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần phải luật hóa các quy định về môi trường –xã hội trong ngành ngân hàng.

Bàn sâu hơn về những việc cần làm, nhóm nghiên cứu thuộc Sáng kiến FFV đề xuất cùng với việc xây dựng bộ tiêu tăchuẩn chung về ESG theo tiêu chuẩn quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên tăng mức độ áp dụng các cam kết ESG từ mức khuyến khích trong hai năm đầu sang mức độ bắt buộc trong các năm tiếp theo. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị rằng bên cạnh việc xếp hạng các ngân hàng thương mại dựa trên tăng trưởng tín dụng, quy mô tài sản như hiện có, hàng năm, Ngân hàng nhà nước nên tổ chức xếp hạng 10 ngân hàng thương mại tốt nhất gắn với thực hiện trách nhiệm ESG vì điều này sẽ thúc đẩy các ngân hàng thương mại hoàn thành trách nhiệm của mình cũng như tạo dựng hình ảnh ngân hàng hoạt động có trách nhiệm trong mắt người dân và nhà đầu tư.

Nguồn : RFA, 26/04/2021

*********************

Làm sao để giải quyết nạn ô nhiễm ở các khu làng nghề ?

RFA, 23/04/2021

Số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho thấy hiện Việt Nam có khoảng 2.790 làng nghề, riêng ở Hà Nội có 1.160 làng nghề. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển kinh tế làng nghề, người dân sinh sống gần các làng nghề đang phải chịu những ảnh hưởng về môi trường như tiếng ồn, mùi sơn, khói thải độc hại, nguồn nước thải ô nhiễm… do việc sản xuất của các làng nghề đa số nằm trong khu dân cư.

moitruong5

Làng nghề Mẫn Xá ở xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nổi tiếng ở Việt Nam bởi được nhắc đến như một điển hình về ô nhiễm môi trường làng nghề. RFA PHOTO

Ông Tôn Gia Hóa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, khi trả lời RFA từ Hà Nội hôm 23/4/2021, nhận định :

"Chính phủ bắt đầu có những biện pháp đồng bộ từ năm 2001-2002... và bắt đầu có những quyết định riêng cho phát triển làng nghề nông thôn, sau này là nghị định 66, bây giờ là nghị định 52... Trong đó, vấn đề hay được nhắc đến nhất là vấn đề về môi trường. Vì Chính phủ đã quan tâm nên tất cả các bộ ngành đều phải hướng vào, Bộ Khoa học- Công nghệ, Bộ Tài nguyên- Môi trường, Bộ Công thương... đều có dự án để xử lý. Nhưng theo tôi hiểu quả chưa được cao, vì vốn đầu tư của mình cho làng nghề còn ít. Nếu là các khu công nghiệp tập trung thì có thể đầu tư, mà ngay cả các khu công nghiệp tập trung thì cũng còn có vấn đề môi trường... nói chi các làng nghề rải rác phân tán như thế, rồi nơi sản xuất là trong nhà dân, vấn đề tập trung các nguồn thải, vấn đề xử lý chung cho cả cộng đồng rất là khó".

Theo Bộ Tài nguyên- Môi trường, tình trạng ô nhiễm do các làng nghề gây nên đã được các địa phương thừa nhận, vì quá chạy theo lợi nhuận của các gia đình làm nghề, mà quên đi trách nhiệm xử lý những chất thải ra trong quá trình sản xuất.

Cơ quan chức năng cho rằng các làng nghề tái chế mỗi năm sản xuất từ 900 đến 1.000 tỷ đồng, nên người dân đã sản xuất với bất kỳ giá nào, không chú ý gì đến ô nhiễm môi trường. Các làng nghề này phần lớn tập trung ở những tỉnh miền bắc như Bắc Ninh. Tại đó có làng nghề tái chế sản phẩm nhôm Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong ; làng tái chế sắt thép Đa Hội, giấy Phong Khê... Còn Hà Nội có những làng nghề gây ô nhiễm tập trung tại khu vực Hoài Đức chuyên chế biến sắn, hay làng sản xuất tương Cự Đà...

Anh Tô Thanh Sơn, một nghệ nhân làm gốm tại làng Bát Tràng - Hà Nội, thành viên hội nghệ nhân thành phố cho RFA biết về thực tế làng nghề của anh hôm 23/4/2021 :

"Làng nghề gốm Bát Tràng nổi tiếng với viên gạch Bát Tràng là đốt bằng củi và rơm. ‘Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông’... Gạch gốm Bát Tràng đã đi vào thơ ca huyền thoại và đi theo với thương hiệu làng nghề gốm Bát Tràng. Sau một thời gian lò củi lò rơm, đến một giai đoạn chuyển sang lò ga. Từ đó đến nay có thể nói cái lò ga đã đem lại môi trường rất tốt cho làng nghề. Lò ga có hai môi trường, một môi trường lửa ôxy, một môi trường lửa hàn nguyên, thế giới gọi là lửa khử, và lửa rút... thì đã cho kết quả mặt men rất ưu việt".

Ở một chừng mực nào đấy theo anh Tô Thanh Sơn, có thể nói là Làng nghề gốm Bát Tràng đã khởi sắc. Trước kia thì da của người làng gốm bị đổi màu do ô nhiễm, cây cối không thể mọc xanh tốt. Anh giải thích thêm :

"Trước kia màu da của người sản xuất gốm thì hay bị xám, da bị xám là do đốt than, do nhiều lưu huỳnh, do carbon... thải trong khí độc từ lò củi lò than ra, nghi ngút khói đen, cho nên cây cối cũng không tốt. Nhưng sau này thì có thể nói cây cối đã tốt tươi, và da dẻ của người sản xuất gốm, người lao động đã rất là đẹp".

moitruong6

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng - Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP.

Nhưng không phải nơi nào cũng có thể cải thiện môi trường như nơi anh Tô Thanh Sơn làm việc. Đơn cử như làng Mẫn Xá ở xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nổi tiếng ở Việt Nam bởi được nhắc đến như một điển hình về ô nhiễm môi trường làng nghề.

Ở làng Mẫn Xá có tới 400 lò luyện thủ công, hàng trăm ống khói cứ hàng ngày nhả khói lên trời cùng với những bãi xỉ than, xỉ nhôm... Theo mô tả của người dân địa phương, ở làng khét lẹt mùi khói bụi, mùi nhôm nấu...

Trả lời RFA TV mới đây, một người dân giấu tên ở làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, cho biết về tình trạng ô nhiễm làng nghề ở đây :

"Chúng tôi chỉ muốn chuyển đi nơi khác chứ không muốn ở nữa... khói nhiều lắm... nó làm cả đêm đến sáng khói cuộn lên lắm hôm đi không nhìn thấy, sương mù kín. Chính quyền nhắc mà ăn thua gì, chúng tôi không mong gì cái làng nghề ấy. Người ta mua sỉ nhôm các nhà máy vứt thải về nó sàng lọc ra, nó cô lại làm... thế rồi cái loại đồ trong khu công nghiệp dầu mỡ lung tung dính vào. Mỗi ngày phải khoảng 60 tấn về, 60 tấn phế liệu mà chỉ lấy được khoảng một hai tấn thôi".

Còn tại Hà Nội, có làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng - một làng cổ thuộc huyện Hoài Đức, có tới hơn 4.000 lao động, với khoảng 500 hộ chuyên làm sản phẩm mỹ nghệ truyền thống, sản phẩm tượng, đồ thờ điêu khắc - thếp vàng, bạc... Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển kinh tế, làng nghề Sơn Đồng đang chịu những ảnh hưởng về môi trường như tiếng ồn, mùi sơn… vì việc sản xuất nằm trong khu dân cư.

Trong khảo sát do Sở Tài nguyên- Môi trường Hà Nội thực hiện theo Đề án "Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030", Hà Nội có 57 làng nghề ô nhiễm môi trường nước, 22 làng nghề ô nhiễm môi trường không khí, về môi trường đất chỉ kiểm tra 37 làng nghề và có năm làng nghề ô nhiễm.

Tuy nhiên một số địa phương cho rằng không phải tất cả các làng nghề đều gây ô nhiễm, mà chỉ có những làng nghề tái chế nhựa, gạch ngói, sắt thép với lợi nhuận cao nên họ bất chấp môi trường.

Ông Tôn Gia Hóa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, không đồng tình việc chỉ có làng nghề tái chế gây ô nhiễm :

"Những làng nghề tái chế thì nó gây ảnh hưởng nhiều, nhưng nhìn tổng thể nói chung vì làng nghề xuất phát từ sản xuất thủ công, tự phát, từ quy mô rất nhỏ và bây giờ tự nhiên phát triển quy mô lớn... cho nên nói chung làng nghề đều có vấn đề gây ô nhiễm. Số lượng làng nghề tái chế trên cả nước không nhiều, nhưng ô nhiễm của nó có tính chất độc hại và nguy hiểm hơn. Nhưng nếu nói chỉ làng nghề tái chế gây ô nhiễm thì không đúng. Thật ra nếu chỉ có làng nghề tái chế gây ô nhiễm thì lại dễ giải quyết, mình sẽ hạn chế cái đấy".

Theo ông Tôn Gia Hóa, có những làng nghề mà Việt Nam rất muốn phát triển, ví dụ như làng nghề thực phẩm, hay thủ công mỹ nghệ... chính những làng ấy khi phát triển sẽ nảy sinh vấn đề môi trường nghiêm trọng như làng nghề làm bánh, bún... Ông Tôn Gia Hóa cho biết, những làng nghề này hồi xưa làm với sản lượng nhỏ thì không có quá nhiều vấn đề về ô nhiễm. Nhưng giờ đây các làng này làm số lượng lớn thì gây độc hại nhiều hơn, ví dụ như các làng nghề thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, tẩm sấy mây tre bằng hóa chất. Đây là vấn đề khó nhất, theo ông Hóa, nếu muốn phát triển làng ngành nghề nông thôn. Ông nói tiếp :

"Thực ra Chính phủ đã có những chính sách, nhưng thực thi các chính sách ấy còn nhiều vấn đề, vì đối với địa phương thì nhiều vấn đề còn nan giải hơn... cho nên thứ tự ưu tiên chưa được quan tâm một cách thật sự, và chưa đúng tầm của nó để giải quyết. Bây giờ Chính phủ đã thấy là đầu tư cho làng nghề rất ít, nhưng hiệu quả rất lớn, nên đã tập trung rất nhiều chương trình như mỗi xã một sản phẩm, nông thôn mới... Trong nông thôn mới, các làng nghề cũng được hưởng lợi, và khi hạ tầng nông thôn tốt thì vấn đề môi trường sẽ được giải quyết".

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam - Tôn Gia Hóa, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cố gắng giải quyết những thách thức ô nhiễm môi trường trong việc phát triển làng nghề. Nhưng ông Hóa cho rằng những cố gắng này chưa được như mong đợi.

Nguồn : RFA, 23/04/2021

Published in Việt Nam