Diễn biến chính trị Việt Nam sau Hội nghị 9 (BBC, 30/12/2018)
Có những diễn biến gì đáng quan tâm sau hội nghị Trung ương lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu hai tiểu ban chuẩn bị Đại hội Đảng 13
Hội nghị Trung ương 9 diễn ra ngắn gọn, chỉ sau hai ngày làm việc từ 25 đến 26/12. Điều này khác với bài viết của BBC chạy ngày 23/12, dựa theo các nhà quan sát, cho rằng hội nghị diễn ra từ 25 đến 28/12.
Tuy vậy, toàn bộ ba chủ đề họp mà bài báo BBC chuyển tải ngày 23/12 cũng là ba nội dung chính được bàn tại hội nghị 9.
Đó là : Kỷ luật Đảng ; Lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị ; và bàn công tác nhân sự khóa sau.
Diễn văn bế mạc hội nghị của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ Ban Chấp hành Trung ương đã kỷ luật ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII ; Phó Bí thư thường trực Thành uỷ, Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015 - 2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm "rất nghiêm trọng".
Từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, chưa đầy ba năm, hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đã bị thi hành kỷ luật là con số chưa từng có, trong đó có 4 Ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm và 3 người trong số đó đã bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương.
Ông Trọng nhắc lại năm 2018, đã xử lý nhiều cán bộ cấp cao, kể cả cán bộ nghỉ hưu, cán bộ trong các cơ quan bảo vệ, thực thi pháp luật, sĩ quan cấp tướng thuộc các lực lượng vũ trang, có những trường hợp bị tước các danh hiệu, xử lý hình sự.
Ông Trọng khẳng định "phải làm, và sẽ còn tiếp tục làm trong thời gian tới".
Có những dấu hiệu cho thấy rằng việc kỷ luật đảng tại Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, sẽ còn chưa dừng lại.
Nhắc lại hôm 19/11, nguyên Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín và 2 người khác bị cảnh sát bắt tạm giam do sai phạm quản lý đất đai có liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ.
Ngày 8/12, cựu phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2015, Nguyễn Thành Tài, bị bắt và khởi tố bị can để điều tra những sai phạm trong việc giao, cho thuê không qua đấu giá khu đất 5.000 m2 số 8-12 đường Lê Duẩn, quận 1.
Lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị
Hội nghị 9 đã lấy phiếu tín nhiệm của Trung ương đối với các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Kết quả như thế nào không được công bố công khai cho công chúng ngoài hội nghị được biết.
Diễn văn bế mạc của ông Nguyễn Phú Trọng nói việc lấy phiếu tín nhiệm là sự đánh giá, ghi nhận của Ban Chấp hành Trung ương đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay đối với từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư ; đồng thời giúp cho người được lấy phiếu tín nhiệm "tự soi", "tự sửa", tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác.
Đây cũng là kênh thông tin "rất quan trọng để giúp Bộ Chính trị trong việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Các nhà quan sát mà BBC tham khảo sau hội nghị hầu hết cho rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm không có tác động gì, ít nhất trước mắt, đến chính trường.
Ông Trọng nói : "Mỗi đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hãy coi đây là dịp tốt để nhìn nhận lại mình, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao, cố gắng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, xứng đáng với niềm tin và hy vọng của Ban Chấp hành Trung ương, của toàn Đảng và toàn dân".
Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2021 - 2026
Tờ trình, Báo cáo và các tài liệu có liên quan về nhân sự quy hoạch đã được trình ra cho các ủy viên trung ương đảng xem xét.
Các ủy viên trung ương đã ghi phiếu và bỏ phiếu kín giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Diễn văn của ông Nguyễn Phú Trọng giải thích rõ danh sách quy hoạch trình ra tại hội nghị 9 chỉ liên quan cấp trung ương đảng, chưa bàn nhân sự cao hơn.
Ông nói : "Trung ương đồng tình cao việc Bộ Chính trị trình Trung ương tại Hội nghị này chỉ cho ý kiến về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026 với tinh thần là phải làm từng bước, từng việc, chắc chắn, chặt chẽ, công phu ; quy hoạch xong Ban Chấp hành Trung ương, mới làm quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư ; sau đó mới đến các chức danh chủ chốt".
Sau hội nghị 9, sẽ lại có quá trình rà soát, thẩm định trước khi trình tiếp cho Bộ Chính trị xem xét, quyết định nhân sự quy hoạch.
Ông Trọng nói với những người được đưa vào quy hoạch, nếu bị phát hiện sai phạm, thì phải "kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch".
Ông cũng nói các cơ quan có thể phát hiện, kiến nghị giới thiệu bổ sung quy hoạch báo cáo Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét ở các Hội nghị sau.
Tổ chức đại hội đảng bộ các cấp
2019 là năm thứ tư, chuẩn bị kết thúc của nhiệm kỳ 5 năm, và khởi đầu của quá trình chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2021.
Sang năm 2019, các nơi dự kiến chuẩn bị để tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.
Hôm 29/12, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc với sự chủ trì của ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Thưởng được dẫn lời nói Ban Tuyên giáo Trung ương đã xây dựng Đề án tăng cường thông tin tích cực, đấu tranh ngăn chặn xử lý thông tin tiêu cực trên Internet, mạng xã hội trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị.
Ông Thưởng yêu cầu ngành tuyên giáo phối hợp tốt với các cơ quan liên quan tham mưu các nội dung chuẩn bị dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, văn kiện đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.
Từ ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng của Việt Nam có hiệu lực.
Trong bối cảnh này, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, khi phát biểu tại hội nghị tuyên giáo nói trên, khẳng định phải đặc biệt quan tâm, tăng cường quản lý mạng xã hội.
Ông Vượng được dẫn lời : "Đây thực sự không phải là ảo nữa mà là đời sống thực tế, tác động rất lớn đến đời sống, tư tưởng".
Tác động của kinh tế
Chính phủ Việt Nam đã loan báo năm 2018 có tăng trưởng GDP đạt mức kỷ lục, ước đạt 7,08%, cao hơn mục tiêu 6,7% đề ra và cũng cao hơn mọi dự báo.
Trang chinhphu.vn khẳng định đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua, kể từ năm 2008, sau khi Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trang chính thức của chính phủ nói : "Điều đáng ghi nhận là, dù tăng trưởng GDP ở mức cao, song nền kinh tế vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 3,54% - đảm bảo mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%, nợ công giảm so với năm 2017..".
Chính phủ Việt Nam cũng cho hay kim ngạch xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm ước đạt trên 482,23 tỷ USD.
Lần đầu tiên, Việt Nam đạt mức xuất siêu 7,2 tỷ USD.
Liệu kinh tế Việt Nam năm 2019 có tác động thế nào đến tâm trạng đảng viên cũng sẽ là diễn tiến được quan tâm.
*********************
Việt Nam sắp có thêm nhà máy sản xuất vũ khí quân sự (RFA, 30/12/2018)
Bộ Quốc phòng Việt Nam hồi đầu tuần trước cho biết Việt Nam sắp thiết lập thêm một nhà máy sản xuất và sửa chữa vũ khí trong một loạt các nhà máy dự định được thiết lập trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2025.
Hình minh họa. Hình chụp hôm 3/1/2014 : tàu ngầm Kilo đầu tiên của Hải quân Việt Nam mang tên Hà Nội ở Vịnh Cam Ranh. AFP
Thông tin này được Bộ Quốc phòng đưa ra trong cuộc họp báo vào hồi đầu tuần trước.
Việc thiết lập các nhà máy này được Bộ Quốc phòng cho biết là nằm trong kế hoạch nhằm hiện đại hóa quân đội đến năm 2025.
Việt Nam trong các năm qua đã có sự gia tang đáng kể trong chi tiêu quốc phòng. Theo thống kê được trang tin export.gov của Mỹ công bố, trong giai đoạn từ 2005 đến 2014, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam đã gia tăng gần 400%.
Theo Viện Nghiên cứu Hoà bình Stockholm, trong năm 2016, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam là 5 tỷ đô la, chiếm 8% chi tiêu chính phủ, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 tỷ đô la vào năm 2020. Việt Nam đứng thứ 12 trong số các nước nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới trong giai đoạn từ 2010 - 2016.
Theo export.gov, Việt Nam trong các năm qua đã phát triển công nghiệp quốc phòng của chính mình bằng cách hợp tác với các nước khác và nhận chuyển giao công nghệ. Hãng đóng tàu Damen Shipyard của Hà Lan đã giúp Việt Nam thiết kế và sản xuất các tàu quân sự và thương mại. Trong năm 2016, Việt Nam cũng chế tạo thành công các tàu quân sự 600 tấn để chuyển cho Venezuela. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhận chuyển giao công nghệ từ Nga và đã bắt đầu sản xuất tên lửa KCT 15. Việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam cũng mở ra cơ hội cho việc hợp tác sản xuất.
******************
52 người chết vì tai nạn giao thông trong hai ngày nghỉ lễ (RFA, 30/12/2018)
Đã có ít nhất 52 người chết và 26 người khác bị thương do tai nạn giao thông trong hai ngày đầu nghỉ Tết dương lịch ở Việt Nam, Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia công bố hôm 30/12.
Hình minh họa. Một vụ tai nạn giao thông trên một đường cao tốc ở ngoại thành Hà Nội hôm 31/1/2008 - AFP
Cụ thể, trong ngày 30/12, cả nước đã xảy ra 40 vụ tai nạn giao thông đường bộ và 2 tai nạn đường sắt làm 25 người tử vong và 11 người bị thương.
Truyền thông trong nước trích thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông cho biết trong ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ, công an đã xử lý hơn 3.800 trường hợp vi phạm pháp luật, phạt hành chính trên 3,6 tỷ đồng.
Cũng trong ngày thứ hai, theo truyền thông trong nước, cảnh sát giao thông đã tạm giữ gần 600 phương tiện các loại, tước bằng lái 250 tài xế do không tuân thủ luật giao thông.
Ở Việt Nam, cứ vào các dịp nghỉ lễ dài, tình trạng tai nạn giao thông gây thương vong lại gây chú ý vì tăng cao hơn so với các ngày thường, đặc biệt là dịp nghỉ Tết âm lịch. Nguyên nhân thường được cho là do uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
Việt Nam từ trước đến nay vũ khí quốc phòng phụ thuộc khá nhiều vào Nga. Việc đẩy mạnh đa dạng quan hệ với Israel là một chủ trương đúng đắn.
Hướng đi đúng đắn
Tiếp tục chia sẻ ý kiến xung quanh triển vọng hợp tác sản xuất vũ khí cũng như lĩnh vực quân sự, quốc phòng giữa Việt Nam và Israel, trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Anh Sơn, nguyên Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khẳng định đây là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn.
Theo ông Sơn, trong những năm vùa qua, hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Israel đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt, Israel có 1 số lĩnh vực rất mạnh và có ưu thế lớn về khoa học công nghệ như : vũ khí điện tử, tác chiến điện tử, những vũ khí kỹ thuật cao.
"Để phát triển tiềm lực quốc phòng thì từ xưa đến giờ, Việt Nam khá phụ thuộc vào Nga. Cho nên nhiều khi chúng ta không chủ động được về vũ khí. Do đó việc đẩy mạnh, mở ra quan hệ hợp tác với một đối tác mới như Israel tôi nghĩ cũng rất phù hợp. Hơn nữa, đối với Israel, chúng ta không chỉ nhắc đến việc mua vũ khí mà mục tiêu hướng đến còn xa hơn, đó là hợp tác và chuyển giao về kỹ thuật", ông Sơn khẳng định.
Trong bối cảnh Israel bày tỏ thái độ cởi mở, mong muốn hợp tác với Việt Nam, chúng ta cũng không gặp phải những hạn chế, rào cản về mặt chính trị hay quân sự với các đối tác khác, ông Sơn đánh giá đây là cơ hội tốt để phía Việt Nam tận dụng cơ hội, đẩy mạnh hợp tác lên tầm cao mới.
Hệ thống radar EL/M-2022 của Israel được trang bị trên thủy phi cơ DHC-6-400.
"Tôi hi vọng việc này sẽ triển khai càng nhanh càng tốt. Trong vòng khoảng 3 năm trở lại nếu giữa 2 nước có những sản phẩm đầu tiên thì rất tuyệt vời. Việc này cũng cần có thời gian chứ không thể ngày một, ngày hai được", ông Sơn nhấn mạnh.
Cùng đưa quan điểm, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nguyên Tư lệnh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội khóa XIII, IX, X cho rằng việc đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng là hết sức cần thiết. Đặc biệt khi sự hợp tác đó nhằm mục đích đảm bảo hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và không đòi hỏi bất cứ một yêu cầu chính trị nào thì cần hoan nghênh.
"Việt Nam hiện đang mở rộng đối ngoại và đối ngoại quốc phòng theo tôi cũng là một kênh hết sức quan trọng. Chúng ta tăng cường sức mạnh quốc phòng của Việt Nam đồng thời gắn quốc phòng của Việt Nam với các nước để giữ gìn hòa bình nói chung, giữ gìn an ninh khu vực nói riêng và đặc biệt là giữ gìn yên bình Tổ Quốc. Đây là một chủ trương rất chính xác.
Tôi biết Israel là một quốc gia có nền khoa học công nghệ rất phát triển. Không chỉ trong lĩnh vực quốc phòng mà trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế và các hệ thống khoa học tiên tiến khác, Israel cũng thế mạnh. Các trang bị vũ khí phục vụ của họ cũng được đánh giá tốt, ngang hàng với các quốc gia sản xuất vũ khí khác.
Cho nên việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Israel mà có lợi cho 2 bên thì tôi rất hoan nghênh", Trung tướng Thước nêu quan điểm.
Theo tướng Thước, nếu Việt Nam chỉ duy trì một đối tác trong hoạt động an ninh, quốc phòng thì bên cạnh những thuận lợi cũng có nhiều điểm khó khăn. Vì vậy việc đa dạng hóa quan hệ quốc phòng đang là chủ trương được chúng ta hướng tới.
"Nếu chúng ta chỉ làm ăn với 1 quốc gia thì nếu quan hệ bình thường, tốt đẹp không sao. Tuy nhiên đến thời điểm nào đó có vấn đề khúc mắc, bất đồng thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua bán, hợp tác, chuyển giao công nghệ. Vì thế Việt Nam phải đa dạng mối quan hệ để phát triển công nghiệp quốc phòng", tướng Thước khẳng định.
Nếu thừa vũ khí sẽ bán
Ông Nguyễn Anh Sơn cũng nhắc đến việc hiện nay Việt Nam đã tự chủ một số thiết bị quân sự. Ngoài ra chúng ta cũng có sự hợp tác sâu rộng, bền chặt trong lĩnh vực quốc phòng với Nga, dần dần mở rộng quan hệ Israel hay thậm chí là Ấn Độ.
Từ những tiềm năng trên, ông Sơn bày tỏ hi vọng Việt Nam có thể sớm trở thành công xưởng sản xuất vũ khí của thế giới. Tuy nhiên điều cần thiết nhất vào thời điểm này theo ông Sơn đó là Việt Nam phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, kỹ thuật cũng như cần đầu tư thêm những khoản kinh phí khác để hỗ trợ.
"Nếu làm được việc này thì rất tốt. Tôi chỉ lo tiềm lực kinh tế, kỹ thuật cũng chưa đáp ứng ở mức cao. Bây giờ khi hợp tác với Việt Nam thì các quốc gia, trong đó có Israel cũng đòi hỏi rất cao chứ không phải câu chuyện công xưởng nhỏ.
Ngoài ra, về mặt kỹ thuật,dù chúng ta đã đạt được ở mức nhất định nhưng để có một quy mô đủ lớn đối với ngành công nghiệp quốc phòng, đáp ứng được yêu cầu hợp tác cũng là một việc chúng ta cần phải tích lũy và có sự đầu tư không nhỏ.
Đặc biệt, kỹ thuật công nghiệp quốc phòng đầu tư rất lớn không như các loại ngành nghề công nghiệp khác. Đây là lĩnh vực cần sự đầu tư lớn từ phía nhà nước, quân sự của quân đội. Việc này chúng ta phải định hướng và tìm cách khắc phục. Nếu không đến thời điểm mở ra được cơ hội hợp tác mà Việt Nam không thực hiện được hay nắm bắt được thì rất đáng tiếc", ông Sơn nhấn mạnh.
Từ những phân tích trên, nguyên Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đề nghị, Việt Nam nên tập trung vào các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, đòi hỏi chất xám chứ không chỉ đơn thuần đòi hỏi về nguyên liệu thô như : tác chiến điện tử, kỹ thuật viễn thông...
"Lĩnh vực này đòi hỏi hàm lượng chất xám rất cao. Tuy nhiên những thứ đó Việt Nam hoàn toàn có khả năng và thậm chí có thể có ngay được.
Nếu bây giờ chúng ta hợp tác và đòi hỏi những yếu tố liên quan như công xưởng, đầu tư máy móc, nguyên liêu, vật liệu chất lượng cao thì sẽ rất khó khăn. Tôi nghĩ mục tiêu để đưa Việt Nam trở thành công xưởng của thế giới cũng không hề đơn giản. Chúng ta cần phải tích lũy dần dần không thể vội vàng được", ông Sơn khẳng định.
Đưa ra quan điểm của riêng mình, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhắc lại lập trường của Việt Nam từ trước đến này, đó là chúng ta tiếp nhận những công nghệ tiên tiến về quốc phòng từ các nước để đảm bảo hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cũng như hiện đại hóa trang thiết bị chứ không chú trọng đầu tư sản xuất vũ khí để buôn bán.
"Việt Nam không có chủ trương buôn bán vũ khí làm mục tiêu phát triển kinh tế. Chúng ta tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ các nước về để sản xuất ra vũ khí thì mục đích đầu tiên và lớn lao nhất là bảo vệ hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ, tự chủ của đất nước.
Tôi chưa bao giờ nghĩ chúng ta sản xuất vũ khí để đi bán cho các nước khác. Bây giờ chúng ta lo cho bản thân chưa đủ thì lấy đâu ra mà bán ? Tuy nhiên đến khi chúng ta dư thừa ra và người ta cần thì chúng ta có thể giúp các nước khác", ông Thước nhấn mạnh.
Về lâu dài, tướng Thước cho rằng Việt Nam cần hết sức chú trọng vào việc trang bị các loại vũ khí và hiện đại hóa các lực lượng, đặc biệt là hải quân, phòng không không quân, phát triển thông tin liên lạc.
"Việc hoàn thiện các lực lượng trên là hết sức quan trọng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, công nghệ thông tin cũng phải hết sức đẩy mạnh, nhất là phối hợp với Israel vì đây là một quốc gia rất tiên tiến", Trung tướng Thước nhắn nhủ.
Bộ Quốc phòng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Israel
Chiều 23/2 tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tiếp ông Yitzhak Aharonovich, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Israel, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhiệt liệt chào mừng ông Yitzhak Aharonovich sang thăm Việt Nam đồng thời bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam-Israel nói chung, quan hệ quốc phòng song phương nói riêng.
Đánh giá cao kết quả hợp tác quốc phòng song phương giữa 2 nước thời gian qua, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ mong muốn Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Israel và cá nhân ông Yitzhak Aharonovich tiếp tục đóng góp, mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Israel trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi gặp, ông Yitzhak Aharonovich cảm ơn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã dành thời gian tiếp đoàn đồng thời thông báo về một số dự án hợp tác của Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Israel tại Việt Nam.
Ông Yitzhak Aharonovich khẳng định Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Israel mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực mà Tập đoàn này có thế mạnh, góp phần đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả.
Nguyễn Hoàn