Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đảng cộng sản Việt Nam đang rất ồn ào kỷ niệm 50 năm thi hành Di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019), nhưng lãnh đạo đảng lại bối rối trước sự bất động quá lâu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

vanhoi2

Đảng cộng sản Việt Nam bối rối trước sự bất động quá lâu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Kể từ trưa ngày 14/04/2019 là khi có tin ông bị đột quỵ (stroke) trong chuyến thăm tỉnh Kiên Giang, ông Trọng đã không có bất cứ hoạt động nào, dù trong cương vị Tổng bí thư hay Chủ trịch nước.

Sự vắng mặt quan trọng nhất trong thời gian này là ông đã không xuất hiện tại đám tang nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh hôm 03/05/2019 tại Hà Nội mặc dù ông là Trưởng ban Tang lễ.

Tuy nhiên, khi tường thuật lễ tang, báo chí của đảng không dám đề cập đến biến cố quan trọng này nhưng lại thông tin rộng rãi ông Trọng đã gửi vòng hoa phúng điếu khiền dư luận thắc mắc.

Vậy tình trạng sức khỏe của người lãnh đạo 75 tuổi Nguyễn Phú Trọng thực, hư ra sao mà phải giấu kín, theo quy định của Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước (Luật số 29/2018/QH14), ban hành ngay 15/11/2018, trong đó có khoản cấm ghi tại Điều 7 đối với "Thông tin bảo vệ sức khỏa lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước".

Ổn định hay không ?

Cho đến nay, báo chí nhà nước chỉ được phép đăng nội dung xuất xứ từ một nguồn của Ban Tuyên giáo đảng, theo đó, viết rằng : "Ngày 13 và 14/4, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có chuyến công tác tới Kiên Giang, trao đổi với lãnh đạo địa phương về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.

Xuống máy bay tại Cần Thơ, ông đi ngay về Kiên Giang, rồi di chuyển tiếp hơn 80 km về huyện Kiên Lương. Sau khi thăm cơ sở tôm đông lạnh, Tổng bí thư ra ngoài trời dưới nắng nóng 38 độ, do thời tiết thay đổi, sức khỏe của ông bị ảnh hưởng".

Ngày 26/04/2019, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói với cử tri Cần Thơ :

"Thời điểm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào Kiên Giang công tác thì thời tiết ngoài Bắc còn hơi lạnh, khi vào Nam thì thời tiết rất nóng và phải di chuyển rất nhiều, cường độ làm việc cao, có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được các bác sĩ chăm sóc kịp thời nên sức khỏe đã ổn định và sẽ sớm trở lại công việc để cho nhân dân yên tâm".

Trước đó vào ngày 25/04/2019, trả lời câu hỏi của Thông tín viên AFP (Agence France-Press), người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Lê Thị Thu Hằng nói :

"Do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng đến sức khỏe của đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm trở lại làm việc bình thường".

Bệnh "thời tiết nóng, lạnh" gì ở Việt Nam mà độc địa thế ? Nếu chỉ vì ra nắng, vào lạnh và phải di chuyển bằng xe 80 cây số nên bị mệt mà cảm cúm, hay hắt xì sổ mũi thì có nhằm nhò gì so với sự chịu đựng của người dân lao động, hay nhà nông chân lấm tay bùn chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối ?

Hơn nữa, trước "biến cố Kiên Giang" ngày 14/04/2019, ông Nguyễn Phú Trọng là người năng động. Ông đã tiếp khách nước ngoài và đi đó, đi đây chỉ đạo rất hăng, nhất là trong lĩnh vực xây dựng đảng, chọn lựa nhân sự cho Đảng khóa XIII và chống tham nhũng "đốt lò".

Vì vậy, sau gần một tháng mà chưa thấy ông Trọng xuất hiện, hay không có động tĩnh gì, nhất là chưa nhìn thấy ông nói năng bình thường tại các buổi làm việc hay tiếp khách như trước thì những lời trấn an dư luận của bà Ngân cho rằng "sức khỏe đã ổn định", hay của Bộ Ngoại giao hứa ông Trọng "sẽ sớm trở lại làm việc bình thường" phải "có vấn đề".

Giấu mà hở ?

Nhưng truyện dài đau ốm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không chỉ có nhiêu đó mà còn nhiêu khê lắm. Chẳng hạn như ông đã vắng mặt trong Đoàn Đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội thuộc đơn vị bầu cử số 1 trong cuộc tiếp xúc với cử tri ngày 04/05/2019, trước kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, dự trù khai mạc ngày 20/05/2019.

Đơn vị I gồm hai quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ có 3 Đại biểu. Ông Trọng là người đứng đầu, nhưng chí có 2 Đại biểu Trần Thị Phương Hoa, Bí thư Quận ủy Cầu Giấy và Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô gặp cử tri cùng với đại biểu Bùi Huyền Mai, Phó Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Hà Nội đến dự cho nổi đình đám.

Sau đó, vào chiều ngày 07/05/2019 báo chí trong nước lại đưa tin Bí thư thành ủy, Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng phải trấn an cử tri (quân 3) Đơn vị I về tình trạng sức khỏa của ông Trọng.

Cử tri Lê Thanh Tùng nói với ông Nhân :

"Bà con đề nghị nói rõ bệnh tình của đồng chí Nguyễn Phú Trọng như thế nào. Đó là lòng mong mỏi của người dân. Chứ để trên mạng nói lung tung thì không hay đâu, mà họ nói thì không cấm được".

Ông Nhân cho biết "Tổng bí thư, Chủ tịch nước bị mệt nhưng sức khỏe đang tiến triển ngày càng tốt lên".

Rồi ông nói như phân bua :

"Chúng ta cũng biết là, liên quan đến sức khỏe, mỗi người có một tốc độ, mức độ hoàn thiện khác nhau nên chúng ta chưa thể tự đưa ra thời hạn được. Tôi tin là các đồng chí sẽ sớm thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước xuất hiện và làm việc".

(theo VTCNews –Đài truyền hình KTS-VTC)

Lạ chưa ? Có ai, kể cả cử tri Tùng, muốn biết ngày nào ông Trọng có thể trở lại làm việc bình thường đâu ? Nhưng khi ông Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân lại hớ hênh nói "chưa thể tự đưa ra thời hạn" bình phục sức khỏe của ông Trọng, vì "mỗi người có một tốc độ, mức độ hoàn thiện khác nhau".

Ai mà chả biết vậy. Nhưng với đội ngũ bác sĩ thượng thặng nhất của Việt Nam gồm cả bác sĩ Đông y của Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ lãnh đạo thì hiển nhiên ông Trọng phải được chăm sóc trăm ngàn lần hơn bà con lao động.

Như thế mà ông Nhân lại bảo "chưa thể tự đưa ra thời hạn" thì có phải ông không biết nên nói mò, hay ông biết mà đã lỡ mồm lỡ miệng "tiết lộ bí mật quốc gia" ?

Thách đố của ông Trọng

Với những "cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo" như thế thì hẳn ông Nguyễn Phú Trọng phải bực mình khôn tả, hay ông đã phải gượng cười bỏ qua ?

Nhưng trước mắt, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ phải tự mình trả lời 3 câu hỏi, 2 gần và 1 xa, đó là :

1. Liệu ông có thể xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 10, Khóa đảng XII, dự trù diễn ra trong tháng 5/2019.

Theo ông Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nói tại Hội nghị trực tuyến Báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương ngày 8/5/2019 thì :

"Tại Hội nghị, Ban Chấp hành trung ương sẽ bàn, quyết định nhiều vấn đề quan trọng" (Tài liệu Ban Tuyên giáo).

2. Ông Trọng cũng phải chuẩn bị thể diện, áo mũ để tham dự hay khiếm diện tại buổi khai mạc Kỳ họp Quốc hội lần thứ 7, khai mạc vào ngày 20/05/2019.

3. Sau cùng, ông cũng cần phải trả lời cho Tòa Bạch Ốc biết là liệu ông có đủ sức khỏe thăm Hoa Kỳ trong năm 2019 như đã hứa với Tổng thống Donald Trump hay không ?

Trước đây vì lý do sức khỏe mà ông Trọng đã phải hủy 2 việc đã có trong chương trình làm việc của ông gồm :

Thứ nhất, hủy bỏ cuộc tiếp Phái đoàn 9 Thượng nghị sĩ lưỡng đảng Hoa Kỳ, ấn định vào ngày 18/4/2019 tại Hà Nội. Đoàn do Nghị sĩ Dân chủ Patrick Leahy (Tiểu bang Vermont), Phó Chủ tịch Ủy ban chuẩn chi Thượng viện cầm đầu thăm Việt Nam để thẩm định công tác tẩy xóa chất độc Da Cam và công tác giúp người khuyết tật.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, người đứng hàng thứ hai sau ông Trọng đã thay ông Trọng tiếp phái đoàn Leahy.

Thứ hai, ông Trọng không cầm đầu phái đoàn đi Trung Quốc họp Hội nghị thượng đỉnh "Vành đai-Con đường" lần 2 ở Bắc Kinh từ ngày 25 đến 27/04/2019, theo lời mời của Lãnh đạo đảng, nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông báo chính thức ngày 22/4/2019 cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cầm đầu phái đoàn Việt Nam. Cũng giống như nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thay mặt Việt Nam đọc diễn văn tại Hội nghị này hồi tháng 5/2017, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày quan điểm của Việt Nam vào ngày 26/04/2019. Sau đó, ông Phúc sẽ có các cuộc họp với Lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.

Đó là những diễn tiến quanh chuyện ông Nguyễn Phú Trọng có bị bệnh nặng phải chữa bằng nhiều phương pháp y học Đông-Tây dài hạn hay chỉ là bệnh già khi trái gió trở chiều như nhà nước nói ?

Hy vọng ông đã "ổn định" như bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói với cử tri, nhưng nếu người dân mà chưa sớm thấy ông trở lại làm việc như lời tiên đoán của "thầy bói" Bí thư thành Ủy Nguyễn Thiện Nhân thì ông có bỏ họ vào lò không ?

Phạm Trần

(09/05/2019)

Published in Diễn đàn

Ông Nguyễn Phú Trọng trong top tìm kiếm ở Việt Nam (VOA, 15/04/2019)

Tổng bí thư kiêm Ch tch Vit Nam Nguyn Phú Trng nm trong s các thông tin được tìm kiếm nhiu nht Vit Nam hôm 14/4, gia lúc mng xã hi tràn ngp các tin tc chưa được kim chng v tình hình sc khe ca ông.

thongtin1

Ông Nguyễn Phú Trng đng phát biu bên cnh Bí thư Tnh y Kiên Giang Nguyn Thanh Ngh, con trai ca cu Th tướng Nguyn Tn Dũng.

Theo trang Google, tên của nhà lãnh đo 75 tui nm trong 10 tìm kiếm nhiu nht trong ngày, cùng vi nhng người khác như ông Phm Nht Vũ, em trai t phú Vit Nam Phm Nht Vượng, b bt hôm 13/4 vì b cáo buc "đưa hi l" trong v MobiFone mua Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cu.

Cổng thông tin ca chính ph Vit Nam dn tin t Thông tn xã cho biết rng trong hai ngày 13 và 14/4, ông Trng "đã thăm, làm vic ti tnh Kiên Giang, v tình hình thc hin nhim v kinh tế - xã hi, an ninh quc phòng, đi ngoại, công tác xây dng Đng".

Một bc nh được VGP News đăng ti cho thy ông Trng đng phát biu bên cnh Bí thư Tnh y Kiên Giang Nguyn Thanh Ngh, con trai ca cu Th tướng Nguyn Tn Dũng.

Theo Cổng thông tin ca chính ph Vit Nam, ông Trng đã "nhắc nh, không ch riêng vi Kiên Giang mà vi c nước, là tuyt đi không được ch quan, tha mãn, vì sp ti yêu cu ngày càng cao, nhim v rt nng n, còn nhiu khó khăn, trăn tr".

VnExpress và nhiều t báo ca Vit Nam đăng li tin ca Thông tn xã Việt Nam v chuyến thăm ca ông Trng ti tnh Kiên Giang v trí đu tiên trên trang ch.

Tới ti ngày 14/4, chính ph Vit Nam chưa lên tiếng xác nhn hay bác b chuyn ông Trng phi "nhp vin" Kiên Giang như lan truyn trên mng xã hi.

Do là ngày nghỉ, VOA tiếng Vit không th liên lc được vi phía Vit Nam đ xác minh thông tin liên quan ti tình hình sc khe ca ông Trng.

******************

Tranh cãi về tình hình sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đâu là sự thật ? (RFA, 15/04/2019)

Trong hai ngày 14/4 và 15/4, các trạng mạng ở Việt Nam dồn dập đưa tin về tình trạng sức khỏe của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người vừa có chuyến thăm tỉnh Kiên Giang từ ngày 13/4 đến 15/4.

thongtin2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng AFP

Thông tin bắt đầu từ ngày 14/4 với dòng trạng thái trên trang facebook của một facebooker nổi tiếng cũng đồng thời là nhà báo, người thường xuyên đưa các tin về tình hình chính trường Việt Nam, Lê Nguyễn Hương Trà. Đoạn trạng thái viết : "Tổng bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đang ở Nội B, Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang. Cả Rạch Giá đang nóng rực, công an vây kín bệnh viện. Hiện nhiều bác sĩ ở Bệnh Viện Chợ Rẫyđang được điều xuống. Bí Thư Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng bay trực thăng"

Sau đó, một loạt các trang facebook khác cũng đưa lại thông tin này và facebook của Người Buôn Gió, một facebooker cũng thường viết về tình hình chính trường Việt Nam còn có nhiều thông tin cập nhật hơn sau đó mà Đài Á Châu Tự Do không thể kiểm chứng.

Một trong những đoạn trạng thái vào ngày 14/4 của Người Buôn Gió viết : "Do thời tiết nắng nóng đột ngột và di chuyển nhiều ông bị chóng mặt, choáng. Bác sĩ xác định cần chuyển viện về Chợ Rẫy để xử lý". Các thông tin được cập nhật sau đó trên trang facebook Người Buôn Gió cho biết Tổng bí thư bị chảy máu não nhưng tình hình đã dần ổn định và đang chuẩn bị chuyển ra Hà Nội.

Đài Á Châu Tự Do gọi điện thoại về bệnh viện Chợ Rẫy ở thành phố Hồ Chí Minh để xác định thông tin này nhưng không nhận được trả lời.

Các thông tin liên tiếp trên mạng về sức khỏe của người đứng đầu đất nước nhiều đến nỗi Google trend, một công cụ thống kê về số lượt tìm kiếm trên mạng hôm 14/4 cho thấy các tin về Nguyễn Phú Trọng đứng trong danh sách 5 từ khóa được tìm nhiều nhất với hơn 200 ngàn lượt tìm kiếm.

Trong khi đó, các báo trong nước không đưa bất cứ thông tin nào về sức khỏe của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng. Tất cả các báo chính thống đều đưa hình ảnh và tin về chuyến thăm vào buổi sáng ngày 14/4 của ông Nguyễn Phú Trọng với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang mà không có thêm hình ảnh và thông tin nào khác về các hoạt động của ông sau đó. Các thông tin và hình ảnh của truyền thông trong nước cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ vẫn khỏe mạnh vào buổi sáng ngày 14/4 khi làm việc ở Kiên Giang.

thongtin3

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước thăm Kiên Giang hôm 14/04/2019 Courtesy of nhandan.com.vn

Sang ngày 15/4, một loạt các trang mạng không phải chính thống nhưng thường xuyên đưa các bài viết ủng hộ chính quyền như nguyenphutrong.org, hay nguyenxuanphuc.org (các trang mang tên các lãnh đạo trong Bộ Chính trị) đưa bài phản bác các thông tin của các trang lề trái về sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bài viết trên các trang ủng hộ chính phủ có tựa "Hãy chấm dứt xuyên tạc sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng", chỉ trích các bloggers và facebooker là "tỏ ra hả hê, vui sướng mỉa mai về tình hình sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước".

Bài viết cho rằng "tất cả là một chiến dịch có chủ đích của các đối tượng. Tình trạng sức khỏe của lãnh đạo cấp cao ở quốc gia nào cũng luôn là vấn đề được quan tâm chú ý vì những quyết định của họ liên quan mật thiết đến đất nước, nên những lời đồn về sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước ít nhiều sẽ gây tâm lý hoang mang trong dư luận, gây nhiễu loạn chính sự, ảnh hưởng trực tiếp đến những câu chuyện ngoại giao. Thêm nữa, đây chính là miếng mồi ngon cho các cơ quan tình báo nước ngoài khai thác để tấn công Việt Nam".

Mặc dù vậy, bài viết trên các trang ủng hộ chính phủ cũng không đưa ra bằng chứng hay thông tin nào về tình hình sức khỏe thực sự của Tổng bí thư nay đã 75 tuổi.

Việt Nam thường coi các thông tin về sức khỏe của lãnh đạo là vấn đề bí mật quốc gia và vì vậy thường không công bố rộng rãi, ngay cả khi họ đã qua đời.

Ví dụ gần đây nhất là tình trạng sức khỏe của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người được cho là đã bị bệnh nhiều tháng trời và phải sang Nhật để điều trị theo các thông tin lề trái nhưng truyền thông trong nước cũng không đưa tin cho đến khi ông qua đời vào ngày 21/9/2018. Thông tin được công bố sau đó trên báo cũng chỉ nói rằng ông bị nhiễm một loại virut hiếm và độc nhưng không nói cụ thể là ông bị virut gì.

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm 15/11/0218, quy định thông tin cá nhân và bảo vệ sức khỏe lãnh đạo Đảng, Nhà nước thuộc bí mật nhà nước, vì cho rằng nếu bị lộ có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

******************

Mạng xã hội ồn ào tin sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng (BBC, 14/04/2019)

Công dân mạng người Việt trên Facebook và Google hôm Chủ nhật 14/4 xôn xao tìm kiếm tin về sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

thongtin4

Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Tên ông Nguyễn Phú Trọng có lúc đứng đầu trong danh sách tìm kiếm trên Google tại Việt Nam trong ngày 14/4.

Nguyên do là vì xuất hiện tin không chính thức nói ông Nguyễn Phú Trọng nhập viện sáng 14/4 trong lúc đang thăm tỉnh Kiên Giang.

Ông Trọng có hai ngày thăm Kiên Giang từ 13 đến 14/4, đúng dịp sinh nhật ông (14/04/1944).

Cùng ngày 14/4, bắt đầu xuất hiện tin đồn nói ông Trọng không khỏe, được đưa vào viện.

Truyền thông nhà nước không đề cập, nhưng tin đồn nhanh chóng loan ra trên Facebook, với tìm kiếm tăng mạnh trên Google.

Cây bút Lưu Trọng Văn, vào cuối ngày, nói rằng ông Trọng nhập viện nhưng sức khỏe đã ổn.

"Qua ba kênh có nguồn thông tin có uy tín mà gã dò hỏi thì cả ba đều nói :

- Việc ngài nhập viện là có thật.

- Hiện tại sk của ngài đã ổn. Một nguồn tin thân cận với ngài khẳng định là rất ổn.

"Khi gã viết những dòng kết này thì nhận một tin nhắn của người rất thạo tin cung đình báo là VTV sẽ có thông tin chính thức", ông Lưu Trọng Văn viết.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ông Trọng vào sáng 14/4 đã làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang ; nghe Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020.

Theo bản tin, tỉnh Kiên Giang kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo sớm cho chủ trương thành lập thành phố Phú Quốc và có nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Phú Quốc.

Tỉnh đề nghị xem xét chấp thuận chủ trương thành lập huyện đảo Thổ Châu theo Tờ trình số 49-TTr/TU ngày 5/04/2018 của Tỉnh ủy Kiên Giang.

Tỉnh cũng đề nghị Trung ương đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 dự án đường hành lang ven biển giai đoạn 2 (đoạn Rạch Giá-Hà Tiên) và Quốc lộ 61 (đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhứt).

Theo bản tin, ông Nguyễn Phú Trọng ghi nhận các kiến nghị của tỉnh và nêu rõ, cần có kế hoạch tổng thể, cân đối nguồn lực, tính toán từng bước đi cụ thể, chắc chắn.

********************

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng : Kiên Giang cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp (Nhân Dân online, 13/04/2019)

Chiều 13/4, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác của T.Ư đã đến thăm một số doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

thongtin5

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm mô hình nuôi tôm của Công ty cổ phần Trung Sơn, nói chuyện với lãnh đạo đơn vi. Ảnh Tài nguyên và môi trường 

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang, nằm trong Khu công nghiệp Thạnh Lộc (huyện Châu Thành). Đây là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào khu công nghiệp Thạnh Lộc, khu công nghiệp duy nhất ở Kiên Giang. Tại đây, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã tham quan dây chuyền sản xuất gỗ công nghiệp của doanh nghiệp.

Phát biểu với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và lãnh đạo, công nhân, người lao động, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã đặt câu hỏi tập trung vào vấn đề kêu gọi đầu tư, sản xuất kinh doanh, có chú ý đến sự hài hòa giữa lợi ích của địa phương và doang nghiệp.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, Kiên Giang có lợi thế về phát triển nông nghiệp, với cây lúa, con tôm và có tiềm năng về du lịch khi Phú Quốc đang phát triển mạnh. Vì vậy, Kiên Giang cần quan tâm phát triển lĩnh vực công nghiệp để có sự phát triển toàn diện hơn. Tuy nhiên, trong đầu tư phát triển, tỉnh Kiên Giang cần phải chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường….

Cũng trong chiều 13/4, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã đến tham quan mô hình nuôi tôm công nghiệp của Công ty cổ phần Trung Sơn, tại xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương. Công ty này hiện có hai khu sản xuất tôm giống chất lượng cao, với công suất 1,5 tỷ con tôm giống ; khu nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 1.000 ha và hai nhà máy chế biến, đang sử dụng 1.500 lao động với hơn 70% là người địa phương.

Việt Tiến

Published in Việt Nam