Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Các "siêu" dự án ven biển miền Trung của FLC gây lo lắng (RFA, 04/06/2018)

Tập đoàn FLC, một tập đoàn được cho là phát triển nhanh như vũ bão trong vòng một thập niên qua, đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các dự án của tập đoàn này, chủ yếu là những dự án dọc 14 tỉnh ven biển miền Trung. Tuy nhiên, dư luận lại quan ngại về nhiều hệ lụy từ các dự án của FLC.

diaoc1

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết (áo sơ mi trắng bìa phải) trong chuyến khảo sát thực địa khu vực Tập đoàn FLC dự kiến đầu tư khu phức hợp du lịch, dịch vụ ven biển Cửa Tùng-Cửa Việt. Courtesy : Ảnh chụp màn hình quangtri.gov.vn

Phát triển thần tốc

Tập đoàn kinh doanh bất động sản FLC chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam vào năm 2008, trụ sở chính ở Hà Nội. Tiền thân của FLC là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Trường phú Fortune, với vốn điều lệ 18 tỷ đồng. Tính đến tháng 10 năm 2017, Công ty Quản lý quỹ Unicap định giá Tập đoàn FLC 9 tỷ đô la Mỹ. Cuối năm ngoái, Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết được xếp hạng là người giữ vị trí giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam trong năm 2017.

Các dự án nổi bật của Tập đoàn FLC như Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, khánh thành năm 2015 ; Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển Liên Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đánh giá về hiệu quả kinh tế của các dự án vừa nêu :

"Tập đoàn FLC cho đến nay những dự án họ đầu tư đều đem lại những kết quả rất tích cực. Ví dụ, dự án ở Sầm Sơn thì thay đổi hẳn hình ảnh của Sầm Sơn và hiện nay khách du lịch đến đó đông vô kể và làm cho khả năng thu hút khách du lịch của tỉnh Thanh Hóa tăng lên rất rõ rệt. Tương tự như vậy là dự án ở Quy Nhơn. Hiện nay, dự án ở Quy Nhơn lớn đến mức mà số khách du lịch đến đó cần phải tăng thêm các chuyến bay. Và vì vậy, Tập đoàn FLC đã lập ra một hãng hàng không gọi là Bamboo Airlines (Hãng hàng không Tre Việt) để chuyên chở khách và họ đang kết nối với Thái Lan để chuyển khách quốc tế từ Thái Lan đi đến những chỗ đó".

Là một trong 10 tập đoàn đầu tư bất động sản hàng đầu tại Việt Nam, truyền thông trong nước cho biết Tập đoàn này đã và sẽ có tổng cộng 11 dự án ven biển ở 14 tỉnh miền Trung. Tập đoàn FLC được ghi nhận là doanh nghiệp mà lãnh đạo địa phương đặc biệt ưu ái, trải thảm đỏ gọi mời đầu tư cho những "siêu" dự án ở các vị trí đắc địa, có thể kể tên một số dự án bao gồm Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quảng Bình, với diện tích hơn 1900 héc-ta ở hai xã Hải Ninh và Hồng Thủy và Quần thể du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái FLC Bình Châu-Lý Sơn, Quảng Ngãi với tổng diện tích lên đến 3.890 héc-ta. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận giao cho Sở Kế hoạch-Đầu Tư nghiên cứu hồ sơ đề xuất đầu tư dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng sinh thái và sân golf FLC Bình Thuận 1 với quy mô 300 héc-ta tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân và báo cáo trước ngày 15 tháng 6 tới đây. Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, hồi cuối tháng 5, cũng có chuyến khảo sát thực địa khu vực Tập đoàn FLC dự kiến đầu tư khu phức hợp du lịch, dịch vụ ven biển Cửa Tùng-Cửa Việt, với tổng diện tích 1000 héc-ta để xây dựng các hạng mục sân bay, sân golf, khu resort…

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đưa ra nhận định của ông về sự nồng nhiệt của chính quyền địa phương các tỉnh miền Trung chào đón Tập đoàn FLC đến đầu tư là lẽ đương nhiên, qua hiệu quả kinh tế mà điển hình là hai dự án ở Sầm Sơn và Quy Nhơn. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với RFA :

"Tôi xin đánh giá thuần túy từ mặt kinh tế đối với các địa phương thì tôi thấy tác động như vậy đối với các địa phương là tích cực và việc các địa phương mong muốn thu hút FLC đến đầu tư và thu hút khách du lịch là điều có thể hiểu được. Và một điểm đáng lưu ý nữa, du lịch được coi như một trong các ngành mũi nhọn của Việt Nam, cho nên việc phát triển du lịch và hoạt động của FLC như vậy có lẽ cũng là một điều có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế của Việt Nam".

Quan ngại hệ lụy

Bên cạnh những nhận xét tích cực về hiệu quả kinh tế của các dự án mà Tập đoàn FLC mang lại cho địa phương nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung, như của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận cũng có không ít ý kiến thắc mắc về hàng loạt các dự án của Tập đoàn FLC tập trung tại những khu vực biển miền Trung Việt Nam. Câu hỏi mà dư luận đặt ra vì sao Tập đoàn FLC có thể tiến hành thâu tóm và thực hiện các dự án một cách nhanh chóng, kể cả việc chính quyền địa phương của tỉnh Quảng Ngãi sẵn sàng ứng trước ngân sách khỏang 500 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cùng với 12 công văn hoả tốc trong vòng 45 ngày cho dự án ở Bình Châu-Lý Sơn ? Nỗi lo lắng của dư luận về hệ lụy từ các dự án này sẽ nghiêm trọng đến mức nào khi Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết tuyên bố tại một hội thảo diễn ra ở Nhật Bản, hồi năm ngoái rằng FLC có thể chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Chúng tôi nêu vấn đề với Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu biển Đông của Việt Nam, về mối quan ngại an ninh quốc gia trong trường hợp các khu vực biển miền Trung nằm trong những dự án của FLC được chuyển nhượng cho tập đoàn nước ngoài sở hữu và quản lý. Thạc sĩ Hoàng Việt nêu lên ý kiến cá nhân của ông :

"Khi người Pháp tấn công vào Việt Nam năm 1858 thì họ tấn công từ phía biển. Cho nên Việt Nam đối với chiều dài cả 3000km bờ biển thì có rất nhiều nơi gọi là phương yếu và quan trọng. Hải cảng Cam Ranh chẳn hạn, một hải cảng hết sức quan trọng và có vị trí chiến lược không chỉ của Việt Nam mà có tác động lớn trong khu vực. Thế thì phải xem tùy thuộc vào khu vực biển nào. Thứ hai nữa, khu vực biển mà nếu nước ngoài quản lý thì họ kiểm soát cái gì ? Thật sự, tôi cũng nghe thông tin các tập đoàn như FLC có thể gây ảnh hưởng rất nhiều. Tuy nhiên khoan hãy nói về vấn đề an ninh, vì cần phải có thông tin đầy đủ mới có thể nói được. Nhưng, ngay vấn đề quan trọng đầu tiên là ở Việt Nam bây giờ liên quan đến sở hữu đất đai và giải tỏa đất đai để làm dự án. Qua đó cho thấy vấn đề về dân sinh, làm sao khi giải tỏa họ vẫn có cuộc sống bình thường thì chương trình đó bị đảo lộn rất nhiều và điều này ảnh hưởng đến kinh tế-chính trị-xã hội của Việt Nam".

Vào ngày 4 tháng 6, báo giới quốc nội cho biết Tập đoàn FLC lần đầu tiên tổ chức một hội thảo ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ trong ngày 25 tháng 6 tới đây, với sự tham dự của 400 khách mời để kêu gọi đầu tư nước ngoài cho các dự án của tập đoàn này, trong đó có hơn 50 dự án với tổng diện tích gần 9000 héc-ta dọc bờ biển của Việt Nam. Trong năm 2017, Tập đoàn FLC cũng tổ chức hội thảo tương tự tại Singapore, Nhật Bản và Nam Hàn.

************************

Nhân viên rút ruột, ngân hàng chối bỏ trách nhiệm (RFA, 04/06/2018)

4.900 tỷ đồng chiếm đoạt của nhiều doanh nghiệp, ngân hàng, cá nhân mà chỉ riêng 1 trong số những bên bị hại là một doanh nghiệp Malaysia có nguy cơ mất trắng 10 triệu đô la Mỹ tiền gửi. Tuy nhiên, Vietinbank, ngân hàng chủ quản nơi nhân viên Huyền Như mượn danh để thực hiện những hành vi chiếm đoạt tài sản lại được tòa án Việt Nam xử vô can.

diaoc2

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa phúc thẩm hồi cuối tháng 5/2018 Vietnamnet

Trong một phán quyết được đưa ra hôm 30/5, Tòa án Nhân dân Tối cao thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ kháng cáo của các nguyên đơn trong đó yêu cầu ngân hàng Vietinbank hoàn trả số tiền lên tới 4.900 tỷ đổng (tương đương 215 triệu USD) mà bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm dụng. Thay vào đó, Tòa phúc thẩm quyết định thủ phạm chính Huỳnh Thị Huyền Như có trách nhiệm phải bồi thường một số tiền 1.085 tỷ đồng đã "chiếm đoạt" của 5 công ty là Công ty Hưng Yên, Công ty An Lộc, Công ty Phương Đông, Công ty Bảo Hiểm Toàn Cầu và Công ty SBBS (Malaysia).

Đại diện công ty SBBS, luật sư Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tòa phúc thẩm đã bác bỏ quyết định của tòa sơ thẩm và đưa ra một phán quyết có lợi hoàn toàn cho phía ngân hàng Vietinbank. Luật sư Tâm nói :

"5 công ty này họ mở tài khoản hợp pháp nên vì thế mà án phúc thẩm mới hủy án với nhận định là Huyền Như có dấu hiệu tham ô. Nếu xét xử Huyền Như về tội tham ô, có nghĩa rằng trách nhiệm dân sự của Vietinbank phải bồi thường cho khách hàng. Cho nên bây giờ để cứu Vietinbank, giải thoát cái trách nhiệm dân sự cho Vietinbank nên người ta không thay đổi tội danh cho Huyền Như mà vẫn để Huyền Như lừa đảo, và biến các công ty này thành nạn nhân của sự lừa đảo".

Tin cho biết Huỳnh Thị Huyền Như lấy danh nghĩa quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đi huy động tiền gửi cho Ngân hàng Vietinbank để trực tiếp gặp gỡ, thỏa thuận với các đối tượng môi giới, đại diện của 5 công ty vừa nêu về việc nhận tiền gửi với lãi suất ưu đãi vượt lãi suất trần Nhà nước quy định. Khi các đơn vị này chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của họ mở tại Vietinbank, Như đã lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống (là kiểm soát viên, Trưởng phòng giao dịch) trực tiếp thao tác chuyển tiền từ các tài khoản của khách hàng đi trả nợ cá nhân cho Như.

Do đó, việc Hội đồng xét xử bác kháng cáo của các nguyên đơn và cho rằng các nguyên đơn dân sự gửi tiền nhưng đã bỏ mặc cho Như chiếm đoạt nên phải chịu trách nhiệm về sai sót do lỗi của mình theo luật sư Nguyễn Minh Tâm là hoàn toàn thiếu thuyết phục. Luật sư Tâm nói tiếp :

"Ở đây không có chuyện Huyền Như lừa gì công ty cả, vì tiền được chuyển vào tài khoản một cách hợp pháp, nằm trong sự quản lý của Vietinbank, Huyền Như áp dụng các thao tác gian dối qua mặt Vietinbank để rút tiền ra, thì chủ tài khoản làm sao mà biết được. Điều này thì ai cũng biết, dân chúng kể cả những người chẳng cần hiểu biết gì về pháp luật họ cũng đều cho rằng đó là thuộc trách nhiệm của Vietinbank".

Trên thực tế, theo luật sư Tâm, bất cứ một giao dịch nào trên hệ thống ngân hàng cũng đều được phản ảnh trên hệ thống mạng quản lý của các ngân hàng. Do đó, ngân hàng này phải có trách nhiệm với hành vi của cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như như việc làm giả chữ ký, chứng từ và sau đó rút tiền… từ tài khoản của các doanh nghiệp đã gửi tiền trong phạm vi quản lý của ngân hàng Vietinbank. Bình luận về điều này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Linh Hiệp, giảng viên khoa Tài chính – ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng ngân hàng Vietinbank phải chịu một phần trách nhiệm nếu để nhân viên gây hậu quả dưới uy tín của chính ngân hàng. Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Linh Hiệp nói :

"Cô này đang làm việc ở ngân hàng, với danh nghĩa ngân hàng, rồi không vào sổ sách hay gì gì đó để mà lừa thì trách nhiệm của ngân hàng cũng phải có 1 phần vì cô này đang làm việc đó dưới danh nghĩa là một nhân viên ngân hàng, tại ngân hàng luôn. Bây giờ anh không theo dõi, không giám sát nhân viên cụ thể để nhân viên của anh gây ra việc phạm pháp như thế thì anh cũng phải gánh chịu một phần".

Không chỉ Vietinbank, một số vụ việc mất tiền khác trong thời gian gần đây như việc gần 300 tỷ đồng của khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng Eximbank không cánh mà bay, vụ 17 khách hàng mất gần 400 tỷ đồng tại ngân hàng Ocebank hay 26 tỷ đồng tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank bị rút khống…và đặc biệt là pháp lệnh hồi cuối năm 2017 quy định ngân hàng phá sản, người gửi tiền chỉ được bồi thường tối đa 75 triệu đồng đã khiến không ít người bày tỏ hoang mang và lo lắng về tính an toàn khi gửi tiền tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng đã không có những biện pháp tích cực và kịp thời trong việc thực hiện trách nhiệm bồi hoàn đối với khách hàng trong trường hợp xảy ra mất mát. Chị Thùy Linh, một người gửi tiền cho rằng đó là hành xử không công bằng đối với những người gửi tiền tại ngân hàng hiện nay :

"Trong trường hợp mình là người đi vay, không may mình bị lừa và không có khả năng trả tiền đúng hạn cho ngân hàng, thì mình phải chịu rất nhiều những khoản phí phát sinh… so với việc ngân hàng cầm sổ tiết kiệm của mình rồi lại chây ỳ trong việc trả lại tiền cho mình thì nó là không công bằng".

Các chuyên gia tài chính ngân hàng mà đài RFA đã có dịp tiếp xúc đều cho rằng, ngân hàng tại các quốc gia phát triển thường có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng trong vòng 24-72 giờ và cũng là pháp nhân chịu trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra việc mất tiền của khách hàng. Đặc biệt, trong các trường hợp ngân hàng có nhân viên gian dối, lừa đảo rút tiền của khách hàng thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bởi những cá nhân đó là người đại diện cho ngân hàng thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quá trình điều tra thường diễn ra quá lâu và ngân hàng chỉ chịu bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong điều kiện có quyết định của tòa án. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tâm lý cũng như kinh tế đối với khách hàng mà còn khiến cho chính uy tín của chính các ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng và rõ ràng sẽ là một tác động tiêu cực đến việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân và các doanh nghiệp đối với chính các tổ chức tín dụng, ngân hàng này.

******************

Việt Nam đặt chỉ tiêu tham vọng về điện mặt trời (RFA, 04/06/2018)

Việt Nam đang có kế hoạch tăng gấp ba lần năng lượng điện sản xuất từ các nguồn tái tạo và tăng 26% lượng tiêu thụ năng lượng mặt trời của hộ gia đình vào năm 2030.

diaoc3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại APEC, Đà Nẵng 2017. AFP

Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, hôm thứ Hai 4-6-2018 trả lời phỏng vấn Reuters với nội dung như trên, nhân sự kiện Việt Nam chuẩn bị tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada.

Ông Phúc còn bày tỏ hy vọng Việt Nam có thể sử dụng khoảng 20 triệu tấn dự trữ đất hiếm, mà ông nói là lớn nhất thế giới , trong việc xây dựng các công nghệ năng lượng mới.

Reuters trích phúc đáp bằng văn bản rằng : "Việt Nam được ưu đãi với tiềm năng to lớn để phát triển năng lượng tái tạo sạch".

Cũng theo ông Phúc, Việt Nam mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến của ngành khai thác và chế biến đất hiếm nhằm tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.

Mỏ đất hiếm lớn nhất của Việt Nam nằm ở tỉnh Lai Châu, gần biên giới với Trung Quốc. Đây là loại khoáng sản rất cần thiết cho các công nghệ như tua-bin gió, pin xe hơi điện, pin mặt trời và điện thoại thông minh.

Thủ tướng Phúc nhấn mạnh Việt Nam sẽ "tăng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn tái tạo từ khoảng 58 tỷ kWh (kilowatt giờ) trong năm 2015 lên 101 tỷ kWh vào năm 2020 và 186 tỷ kWh vào năm 2030".

**********************

Việt Nam đẩy mạnh năng lượng tái tạo với mục tiêu đầy tham vọng (VOA, 04/06/2018)

Việt Nam đang có kế hoch tăng gp ba ln đin năng sn xut t các ngun tái to và tăng 26% lượng tiêu th năng lượng mt tri ca các h gia đình trước năm 2030, Th Tướng Vit Nam nói vi hãng tin Reuters.

diaoc4

liu : Tua bin gió. nh chp ngày 3/11/2015 gn Steele City, Nebraska, Hoa Kỳ. (AP Photo/Nati Harnik)

Phát biểu trước Hi ngh thượng đnh G7 m rng ti Canada hôm 4/6/2018, Th tướng Nguyn Xuân Phúc nói Vit Nam hy vng có th s dng khong 20 triu tn đt hiếm d tr, mà theo ông là ln th ba trên thế gii, đ phát trin các công ngh năng lượng mi.

Trả li nhng câu hi ca Reuters bng văn bn, ông Phúc nói : "Vit Nam may mn được ưu đãi đ có tim năng to ln trong vic phát triển năng lượng sch".

Ông Phúc nói Việt Nam mong được hp tác trong các lĩnh vc nghiên cu, phát trin và chuyn giao các công ngh tiến tiến ca ngành khai thác và chế biến đt hiếm nhm to ra các sn phm giá tr gia tăng và thân thin vi môi trường".

Mỏ đt hiếm ln nht của Vit Nam nm tnh Lai Châu, sát biên gii vi Trung Quc. Đây là loi khoáng sn thiết yếu cho nhiu công ngh như tua-bin gió, pin xe hơi đin, pin mt tri và đin thoi thông minh.

Trong thời gian qua, Vit Nam đã tìm cách c vũ vic phát trin năng lượng tái to hu gim s l thuc vào than. Ông Phúc cho biết Vit Nam s tăng sn lượng đin sn xut t các ngun tái to t khong 58 t kilowatt gi vào năm 2015, lên 101 t kilowatt gi vào năm 2020 và 186 t kilowatt gi vào năm 2030.

Vào năm 2015, chỉ có 4,3% các h gia đình Vit Nam s dng các thiết b năng lượng mt tri. Vit Nam có kế hoch tăng vic s dng các thiết b này lên 12% trước năm 2020, và 26% trước năm 2030.

Published in Việt Nam