Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ban Phát triển Kinh tế tư nhân : Tích cực nhưng vẫn lẩn quẩn theo định hướng xã hội chủ nghĩa (RFA, 31/10/2017)

Tối 30 tháng 10, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban 4) chính thức ra mắt tại Hà Nội sau gần 1 tháng có quyết định thành lập.

kttn1

Các công nhân đang làm việc trong Công ty xuất nhập khẩu hải sản Khánh Súng, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng -  AFP

Kỳ vọng nào dành cho Ban 4 đối với sự phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung theo nghị quyết phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ?

Chính phủ lắng nghe

Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh, hiện là thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên hiệp quốc, từ Hà Nội nói với RFA về quan điểm của ông đối với việc thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân

"Đối với tôi đó là một nỗ lực, một ghi nhận đáng ghi nhận. Nó thể hiện sự quan tâm của Thủ tướng, Chính phủ muốn lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của những người đại diện cho kinh tế tư nhân, muốn lắng nghe những ý kiến, kiến nghị để cải thiện tình hình, môi trường kinh doanh và các điều kiện kinh doanh".

Ban gồm 6 người, là những người được mô tả là người đứng đầu các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, có nhiệm vụ nghiên cứu và tư vấn, đề xuất việc cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân.

Với sự tham gia của các doanh nhân có tiếng tại Việt Nam như ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin VN, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính ở vai trò Trưởng ban, ông Don Lam - Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, Phó chủ tịch Hội đồng Nghị sự Toàn cầu về ASEAN, Diễn đàn kinh tế thế giới làm Phó Trưởng ban, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân được đánh giá là có sự khác biệt rất quan trọng.

Theo phân tích của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, từ lâu nay, rất nhiều chuyên gia kinh tế đã nghiên cứu thực tiễn và thấy rõ khó khăn của kinh tế tư nhân. Họ đã có những kiến nghị, đề nghị cải thiện về môi trường kinh doanh như cắt giảm những giấy phép con, điều kiện kinh doanh.

"Kiến nghị đó cho đến nay, việc chuyển biến thực tế kể cả nỗ lực lớn của Thủ tướng, Chính phủ cũng chưa đem lại một cái sự chuyển biến gì rõ nét. Cho nên Thủ tướng, Chính phủ có đề nghị đích thân những người đại diện cho doanh nghiệp tư nhân, bản thân kinh doanh có ý kiến nêu lên và xem có thể thực hiện để tình hình tốt hơn không ?".

Do đó, theo ông, việc thành lập Ban 4 có thể xem như là một mô hình giúp cho chính phủ nghe và hiểu thêm những mong muốn của doanh nghiệp tư nhân.

Ông cho rằng điều này hứa hẹn sẽ mang đến những quyền lợi tích cực cho kinh tế tư nhân Việt Nam nói riêng và kinh tế thị trường Việt Nam nói chung.

Cùng có nhận định này là ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nói với báo giới rằng điều này chứng tỏ vị trí và vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã và đang có những thay đổi lớn.

Nhưng vẫn là vòng lẩn quẩn ?

Một vấn đề khác cũng được lưu ý là Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân được chính thức thành lập khoảng 4 tháng sau khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng vào ngày 3 tháng 6, 2017 ký quyết định ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW về "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Trước đây, khi bình luận về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với RFA, Tiến sĩ Ngô Trí Long từng nhận định "đấy là một cái vòng lẩn quẩn mà kinh tế Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam đang chạy quanh hơn thập kỷ nay để đi tìm một nét đặc thù, một nét riêng nào đó".

"Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ".

Nghị quyết 10-NQ/TW được đưa ra sau Hội nghị trung ương 5, nêu rõ những giải pháp để hoàn thiện cơ chế, chính sách nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, bãi bỏ các rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng...

Ý kiến của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng Việt Nam đang có quá nhiều các doanh nghiệp nhà nước lớn kinh doanh vào các lĩnh vực có tính chất thương mại. Theo ông, nhà nước nên tập trung vào những việc có hiệu quả và cần thiết. Còn các lĩnh vực thuần tùy thương mại thì nhà nước nên thoái vốn để tư nhân hoạt động.

"Việt Nam làm thì sẽ giảm bớt tham nhũng, quan liêu và các chi phí cho doanh nghiệp. Theo tôi các điều ấy rất là quan trọng".

Nên cạnh tranh công bằng

Ông Trương Gia Bình, Trưởng ban của Ban 4, trong buổi ra mắt vào tối 30 tháng 10 phát biểu rằng trước mắt sẽ chọn ba lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin. Ông Bình đặt kỳ vọng vào vai trò đóng góp của kinh tế tư nhân "từ 40% GDP hiện nay lên 60%".

Đáp lại niềm kỳ vọng này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh tin rằng sẽ có những thay đổi tích cực liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế chung.

"Nếu kinh tế tư nhân phát triển thì có thể nguồn thu của ngân sách tăng lên và điều đó sẽ đóng góp vào việc giảm bớt bội chi ngân sách và nợ công".

Chuyên kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành tuy nhìn nhận đây là "một quyết định đúng đắn và cần thiết dù khá chậm so với nhu cầu phát triển kinh tế" nhưng ông cũng đưa ra quan ngại về việc nên làm thế nào để có sự công bằng về vai trò và tiếng nói của tất cả doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.

Đây cũng chính là một thực tế mà Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói rằng cần phải có sự xem xét lại để có sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh.

"Đã có sự phát hiện là có những doanh nghiệp có thể sử dụng đến 100 lao động nhưng họ vẫn nói là hộ kinh tế gia đình nhỏ, không muốn đóng thuế 20% như Luật Doanh nghiệp. Đó là 1 vấn đề cần phải xem xét và xử lý để các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng và bình đẳng hơn. Bởi những doanh nghiệp này hiện nay đang cạnh tranh không lành mạnh với những doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, là một bất lợi cho sự tiến bộ của kinh tế tư nhân".

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hồi cuối tháng 9 năm nay đưa ra báo cáo cho thấy Việt Nam xếp hạng 60/138 nền kinh tế, so với vị trí 56/140 của năm 2015, tụt 4 hạng trên Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2016-2017.

Do đó, qua phát biểu của những chuyên gia kinh tế cũng như những người có vị trí chủ đạo của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân có thể thấy sự kỳ vọng của họ vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam khi kinh tế tư nhân thật sự được Thủ tướng, Chính phủ quan tâm.

Cát Linh

*******************

Thặng dư mậu dịch của Việt Nam năm 2017 (RFA, 31/10/2017)

Thặng dư mậu dịch trong 10 tháng từ đầu năm đến nay của Việt Nam ở mức một tỉ 230 triệu đô la Mỹ.

kttn2

Một dây chuyền sản xuất tại Công ty May 10 ở Hà Nội chụp hôm 20/10/2015. AFP

Thông tin này được Tổng cục Hải quan Việt Nam đưa ra. Theo đó tổng giá trị xuất nhập khẩu trong 10 tháng qua của Việt Nam đạt hơn là 346 tỉ đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu là 173 tỉ 720 triệu đô la Mỹ và nhập khẩu là 172 tỉ 490 triệu đô la Mỹ. Xuất khẩu tăng 20,7% và nhập khẩu tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam gồm điện thoại, hàng may mặc, vải sợi, máy tính, thiết bị điện tử, trong đó điện thoại là rất quan trọng, chiếm trị giá 36 tỉ 540 triệu đô la Mỹ, tăng đến 28,8%.

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như rau quả của Việt Nam cũng tăng đến 41,2% so với năm ngoái, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

Ngoài ra Việt Nam còn xuất khẩu các loại phụ tùng máy móc, đồ gỗ, hải sản, cà phê, dầu thô.

Ngược lại Việt Nam cũng nhập khẩu điện thoại, máy tính, vải sợi, quần áo, giày dép, thép, kim loại, các sản phẩm dầu, hóa chất.

******************

Du khách ngoại quốc có an toàn ở Việt Nam ? (VOA, 31/10/2017)

Ngành du lịch Vit Nam trong năm 2017 li khi sc và phát trin mnh. Theo các s liu ca Cc thng kê Vit Nam, lượng du khách nước ngoài trong na năm đu tăng hơn 30%, đa s đến t Châu Á. Riêng du khách Trung Quc ti Vit Nam tăng gn gp đôi. Báo Xinhua của nhà nước Trung Quc hôm 30/10/17 tường thut rng tính cho ti tháng 10, Vit Nam đã tiếp đón hơn 3 triu 200.000 khách du lch Trung Quc, tăng 45,6% so vi cùng kỳ năm ngoái.

kttn3

nh tư liu - Tính t đu năm cho ti hết tháng 10/2017, Vit Nam đã đón hơn 10 triu lượt khách du lch quc tế, tăng hơn 28% so vi cùng kỳ năm ngoái.

Theo các số liu ca Tng Cc Du Lch Vit Nam, lượng khách quc tế ti Vit Nam trong tháng 10 năm nay lên ti 1.024.899 lượt, tăng 5% so vi tháng trước và tăng 24,7% so vi cùng kỳ năm 2016. Tính chung 10 tháng năm 2017, ước đt 10.473.230 lượt khách, tăng 28,1% so vi cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng liu du khách nước ngoài có an toàn ở Vit Nam ? Gn đây, mt s v tn công nhm vào du khách nước ngoài được báo chí quc tế chú ý tường trình, đã khiến mt s người đt nghi vn v s an toàn ca khách du lch ti Vit Nam.

Bác sĩ Nguyễn, t Vit Nam du lch mt vòng các nước Bc Mỹ, cho rng nói chung, Vit Nam vn là mt đim đến an toàn dù ông tha nhn đã xy ra mt vài cuc tn công l t nhm vào người nước ngoài. Tuy nhiên trong khi vn đ an toàn cá nhân, theo ông, không phi là vn đ, du khách nước ngoài cn chú ý ti an toàn thực phm và an toàn giao thông.

Tại thi đim cui tháng 10, ngành du lch Vit Nam đã đón gn 10,5 triu khách nước ngoài, tăng 28,1% so vi cùng kỳ năm ngoái, và đang trên đà đt được ch tiêu là thu hút 13 triu du khách nước ngoài ti thăm Vit Nam trong năm nay, trong số đó có 4 triu du khách Trung Quc. Đ đt mc tiêu này, Vit Nam đã tăng cường các chương trình qung cáo ti các thành ph ln bên Trung Quc đ qung bá các đa đim du lch ăn khách Vit Nam.

Một khách du lch t Vit Nam ghé ngang qua thủ đô Washington trong mt chuyến du hành quanh các nước Bc M, Bác sĩ Nguyn, tha nhn là có nhng v tn công nhm vào khách du lch nước ngoài, nhưng ông nói đây ch là các cuc tn công ‘l t’ và so vi nhiu nước khác, Vit Nam vn an toàn đối vi du khách nước ngoài.

Bác sĩ Nguyễn nói :

"Điều đu tiên mà du khách ngoi quc đến Vit Nam thì h cm thy an toàn bi vì h không lo ti vn đ khng b ; th hai có nhng trường hp l t b mt tích, tai nn hay là b cướp, b k xu trn lột, cướp dây chuyn hay cướp bóp này kia, thì chuyn đó có xy ra ch không phi không, nhưng theo tôi biết, nhng trường hp du khách ngoi quc mà b làm phin như thế thì công an Vit Nam h rt nhanh chóng tìm ra th phm".

Bác sĩ Nguyễn nói có nhiu trường hp, công an đã tìm ra th phm ni trong 12 hoc 24 gi, và đòi k cp tr li nhng món đ b đánh cp.

"Cái nước Vit Nam mình thì nói tht ra thì phi nói như thế này, công an Vit Nam rt là gii trong vn đ tìm th phm, tôi không nói v vn đề chính trị, nhưng mà trong các vn đ liên quan ti du khách thì tôi cho là công an Vit Nam rt là gii, thành ra chng có lý do gì mà du khách ngoi quc phi e dè cái chuyn này hết. Rõ ràng là như vy".

Báo chí nước ngoài gn đây ra khuyến cáo v nhng trường hp du khách b tn công, có trường hp ph n nước ngoài b sách nhiu, tn công tình dc. Bác sĩ Nguyn nói ông có nghe v các trường hp này, nhưng vn đ phi được đt trong bi cnh ca nó.

"Tôi có nghe nói, nhưng mà s du khách mà b quy nhiu v tình dc hay b cướp git thì cái t l đó nếu mà so vi các nước khác, thì rt là ít. Không phi tôi đ cao s an toàn ca Vit Nam, nhưng mà nhng vn đ đó thì các nước đu có, thí d như n Đ chng hn, vn đ quy nhiu tình dc thì quá sc tưởng tượng, so vi Vit Nam thì nó gp 10 ln, 100 ln !"

Bác sĩ Nguyễn nói ngoài vn đ an toàn cá nhân, mà theo ông, không phi là mt vn đ ln, du khách nước ngoài, đc bit là nhng người ln đu tiên ti thăm Vit Nam, nên lưu ý ti mt s vn đ như :

"Thứ nht là, an toàn thc phm là du khách phi chú ý. An toàn giao thông, du khách cũng phi chú ý, ti vì Vit Nam vn đ giao thông nó kinh khng ! Cái th ba mà tôi nghĩ du khách nên làm là tìm hiu tp quán ca người Vit Nam mt chút, lý do là vì ở Việt Nam ý thc v văn hóa cũng như phép lch s nói chung, chưa đt mc tiêu đ ra. Rõ ràng là như vy, ti vì người dân Vit Nam hãy còn đông quá, và nn giáo dc Vit Nam hãy còn…chưa đng b, thành ra rt là khó. Mun cho nó hoàn ho thì chc phi 5, 10 năm nữa ch không th nào mt ngày mt ba mà có th gii quyết được vn đ".

Bác sĩ Nguyễn và các bn đng hành ca ông đơn c mt ví d nh : Vit Nam "không có văn hóa xếp hàng ch ti phiên mình", như các nước phương Tây, và mt vn đ nghiêm trọng hơn, là nhiu du khách nước ngoài d b nhim đc thc phm vì cơ th ca h "chưa quen" vi tình trng ô nhim Vit Nam :

"Thực tình mà nói vn đ đó là mt vn đ rt là hóc búa. Nếu mà du khách ln đu tiên đến Vit Nam mà ăn các quán ăn ngoài đường hay là những quán ăn bình dân thì nguy cơ h b nhim đc rt là cao. Th hai là du khách ngoi quc đến thăm Vit Nam, cơ th ca người ngoi quc "chưa làm quen" được vi cái ô nhim ca Vit Nam, thành ra h d b nhim đc hơn là người Vit Nam. Người Vit Nam h đã được "sng chung" vi cái ô nhim đó lâu thì h có nhng s min nhim, còn anh ngoi quc đến thì s min nhim đó thp lm và do đó d b nhim đc hơn. Cũng món ăn đó người Vit Nam ăn không sao, nhưng mà anh ngoi quc ăn thì nó li đau bụng".

Bác sĩ Nguyễn khuyến cáo v vn đ thc phm Trung Quc có chích hormone đ kích thích tăng trưởng tràn sang Vit Nam và được "đi lt" hàng sch Vit Nam.

"Khoai tây Trung Quốc đy, h đem lên Đà Lt, xong ri nó ph mt lp đt mn Đà Lt xong họ ch v Sài gòn, thì h nói đó là khoai tây Đà Lt và nhiu người b mc la. Thì ai cũng biết rng hàng Trung Quc đp, to, r.. nhưng mà đc vì lý do nó trng bng nhng thuc hormone, kích thích tăng trưởng này n, thành ra rt là nguy him".

Bác sĩ Nguyễn nói B Y tế có kim soát hàng hóa biên gii, nhưng nn nhp lu hàng Trung Quc quá tràn lan không sao kim soát được, và do đó nếu có chn cũng ch chn li được mt phn nh.

Ông nói :

"Nếu B Y tế kim soát thì tôi nghĩ ch được 20% thôi, còn li 80% là hàng nhp lu, phn ln hàng hóa nhp lu qua biên gii được hi quan tham nhũng cho qua. Thế thành ra điu đó theo Vit Nam mình nói là ‘bó tay’, chu, không làm được. Thành ra Vit Nam nhiu gia đình gi là có hiu biết, có điu kin, thì h bắt buc phi đi mua hàng hóa siêu th đ có hàng sch, hay là mua nhng người tin cy, quen biết. Tt nht là ăn cơm nhà thôi !".

Bác sĩ Nguyễn nói du lch Vit Nam phát trin chưa được như ý mun vì nhiu lý do, nhưng ông khng đnh rng Vit Nam vn là một nơi an toàn cho du khách nước ngoài.

"Vấn đ ô nhim, vn đ tiếp xúc, vn đ an toàn thc phm này kia thì hãy còn nhiu khiếm khuyết lm, nhưng v vn đ an toàn, thì tôi cho rng Vit Nam an toàn hơn nhiu nước".

 

Published in Việt Nam