Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác báo chí (RFA, 14/04/2017)
Việt Nam và Trung Quốc vừa có hoạt động được nói nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực báo chí giữa hai phía.
Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân chụp hình lưu niệm với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm 12/4/2017. Photo courtesy of nhandan online
Tin tức cho biết vào ngày 12/4 đoàn đại biểu báo Nhân dân Việt Nam do ông Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam dẫn đầu sang thăm Trung Quốc, đã có cuộc gặp với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Tại cuộc gặp, ông Lưu Vân Sơn nhấn mạnh cả hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc đều là hai nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, và Trung Quốc sẽ luôn sát cánh cùng Việt Nam thực hiện các nhận thức chung quan trọng giữa Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để phát triển mối quan hệ Việt – Trung bền vững, ổn định.
Về phía Việt Nam, ông Thuận Hữu bày tỏ mong muốn được học hỏi những kinh nghiệm và thành tựu của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, đẩy mạnh việc giao lưu hợp tác với Nhân dân Nhật báo.
Báo Nhân dân tại Việt Nam cũng như Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đều là cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản. Lâu nay nhiều người đều cho rằng dù có nhiều báo cũng như kênh truyền thông khác nhau, thế nhưng ở Việt Nam cũng như tại Trung Quốc mọi thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông đều do đảng và Nhà nước chỉ đạo, kiểm soát ; chứ không độc lập.
Hiện nay qua mạng Internet, nhiều thông tin được cư dân mạng xã hội loan đi được gọi là ‘báo lề dân’. Cơ quan chức năng tìm cách kiểm soát nhưng không thể chặn hoàn toàn.
***************
Lại hoãn luật về lập hội (VOA, 14/04/2017)
Trong phiên họp tòa n thể lần thứ 5 vào ngày 13/4, Ủy Ban Pháp Luật Quốc hội quyết định hoãn dự luật về lập hội, theo đề nghị của Chính Phủ.
Ông Nguyễn Khắc Định đang phát biểu tại phiên họp tòa n thể của UB Pháp luật Quốc hội, ngày 13/4/2017 (Ảnh chụp từ Baotintuc.vn)
Ủy Ban Tư Pháp Quốc hội "cũng thống nhất với đề nghị của Chính phủ".
Quyết định này tạo ra nhiều câu hỏi từ dư luận.
Ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, được báo Thanh Tra trích lời, nói sẽ "đề nghị Chính Phủ cần có sự giải thích, làm rõ lý do" vì sao hoãn nhưng ông cũng phân bua "thà ít mà chất lượng còn hơn nhiều mà không làm được".
Báo chí Việt Nam cho biết thời gian qua, Chính Phủ đã giao Bộ Nội Vụ phối hợp các cơ quan liên quan tiếp thu, chỉnh lý dự luật này. Tuy nhiên, "theo Chính Phủ, đây là dự án phức tạp, còn có ý kiến khác nhau về một số vấn đề lớn, quan trọng cần tiếp tục nghiên cứu, hòa n thiện và xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền".
Theo Tạp Chí Cộng Sản, cùng số phận với 10 dự luật khác, dự luật về lập hội bị hoãn vì "việc chuẩn bị chưa đảm bảo chất lượng" và "quá phức tạp".
Một số Đại Biểu Quốc hội cũng lên tiếng chỉ trích việc hoãn trình dự luật, một dự luật được kỳ vọng sẽ được thông qua vào tháng 6 này.
Báo Dân Trí trích lời đại biểu Quốc hội, Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy Ban Pháp Luật : "Luật về Hội đáng lẽ đã thông qua mà cuối cùng dừng lại. Dư luận cử tri rất bức xúc về vấn đề này, nhiều nơi muốn thành lập Hội nhưng không được vì đã có luật đâu". Ông Hòa nói : "Tại sao chúng ta đã làm 2 năm nay rồi mà cuối cùng lại rút với chỉ một lý do là… phức tạp ?"
Theo VietnamNet, đại biểu Nguyễn Thanh Bình (tỉnh Quảng Nam) đề nghị "nhiều nội dung thay đổi lớn như Luật về Hội, Quốc hội đã cho ý kiến rồi, vậy nếu không đưa vào chương trình năm 2017 để thông qua thì phải cho vào năm 2018 chứ không thể rút luôn".
Một tuần trước chuyến thăng Hoa Kỳ vào tháng 10 năm ngoái của Ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban bí Thư, Đinh Thế Huynh, Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội ra thông báo sẽ thông qua Luật về lập hội, nhưng khi ông Huynh đang ở Washington ngày 25/10 thì tại Việt Nam, Bộ Trưởng Nội vụ, Lê Vĩnh Tân, được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "xin lùi" dự luật do "còn nhiều tranh cãi".
Ông Lê Vĩnh Tân, người đứng đầu cơ quan trên danh nghĩa chủ trì soạn thảo dự luật về Hội, thừa nhận : "Việc chuẩn bị dự án luật chưa được chu đáo, và vì còn nhiều ý kiến khác nhau về dự thảo Luật nên cần có thời gian chuẩn bị tiếp để trình Quốc hội tại kỳ họp sau, tạo sự đồng thuận cao mới thông qua Luật lập Hội".
Khi ấy Luật Sư Trần Vũ Hải, thuộc Đòa n Luật Sư Hà Nội, nói với VOA rằng động thái của Bộ Trưởng Tân là "dấu hiệu theo chiều hướng tốt" vì theo luật sư Hải dự luật này còn nhiều hạn chế :
"Đề nghị của ông Bộ Trưởng Nội Vụ cũng là thích đáng. Việc không thông qua được lần này tất nhiên là có tích cực là vì nếu thông qua luật với nội dung như vậy là hạn chế quyền lập hội. Nhưng nếu không thông qua cũng là bằng chứng rằng Quốc hội và chính quyền đã nợ người dân rất nhiều về những luật liên quan đến quyền tự do của người dân đã được Hiến Pháp quy định".
Một số tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam cũng mô tả dự luật này là vi hiến, cảnh báo rằng dự luật có thể buộc đóng cửa nhiều nhóm xã hội dân sự chuyên bênh vực cho một loạt các vấn đề từ bảo vệ quyền của người tàn tật đến thúc đẩy nhân quyền.
Các tổ chức này lập luận rằng mối đe dọa cấm các tổ chức chưa đăng ký có thể vi phạm quyền của người dân theo Hiến Pháp năm 2013 của Việt Nam và Công uớc Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết.
Tháng 12 năm ngoái, Tòa Án Nhân Dân tỉnh Thái Bình kết án hai cựu Tù Nhân Lương Tâm là ông Nguyễn Anh Kim 13 năm tù giam và ông Lê Thanh Tùng 12 năm tù với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ Luật Hình Sư, do có ý tưởng thành lập Hội "Lực lượng Quốc dân Dựng cờ Dân chủ" với lực lượng nòng cốt là sỹ quan và hạ sĩ quan trong quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Luật sư Võ An Đôn, người bào chữa cho ông Tùng được báo mạng Thanh Niên Công giáo trích lời nói rằng cả hai ông, ông Tùng và ông Kim thừa nhận có ý tưởng thành lập hội, nhưng chưa có hoạt động cụ thể nào thì đã bị kết án.
Cách nay hơn 10 năm, dự luật về hội đã được đưa vào chương trình nghị sự của quốc hội, nhưng rồi đã bị "xếp lại".
Vào đầu những năm 1990, Chính phủ bắt đầu soạn thảo luật về lập hội. Một dự thảo được đưa ra vào cuối năm 2005 bao gồm các điều khoản rất hạn chế và kiểm soát quá nhiều quyền tự do của người dân, đã bị các hội đòa n lúc ấy phản đối quyết liệt. Dự này lần đầu đã bị hoãn vào năm 2006.
Theo các nhà hoạt động xã hội bám sát quá trình soạn dự luật, dự luật mới nhất đề ngày 16/9/2016 của Bộ Nội Vụ có nhiều điểm tích cực sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu quốc hội kỳ trước, của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế và của người dân.
Theo tuần báo The Economist, Việt Nam "với sức ép kinh tế, nợ công đang sắp chạm ngưỡng 65% GDP, các quan chức cao cấp của Đảng cộng sản có thể đã tính toán rằng sẽ dễ nhận diện các nhóm hoạt động hội công khai hơn là để họ tổ chức ngòa i luồng trên Internet".
Tờ Economist cũng viết : "Xã hội dân sự sẽ là bà đỡ cho những phong trào có thể đe dọa sự kiểm soát của chính quyền".
"Cái chết của Hiệp định TPP làm giảm hẳn ham muốn cải tổ ở Việt Nam. Việc trì hoãn thông qua Luật về Hội lại càng giảm khả năng Việt Nam thực thi cam kết mạnh mẽ rằng họ sẽ bao dung với các nghiệp đòa n độc lập, một trong những điều mà Hà Nội đã nói khi đàm phán TPP".
***********************
Tàu ngư dân Việt Nam bị ‘tàu lạ’ đưa đi (BBC, 14/04/2017)
Một tàu cá của ngư dân với bảy lao động khi đang hoạt động trong vùng biển của Việt Nam thì bị một tàu không mang số hiệu và quốc tịch bắt và dẫn giải đi.
Tranh chấp đánh bắt cá tại Biển Đông thường xảy ra. (Ảnh minh họa)
Truyền thông trong nước cho hay vụ việc xảy ra vào sáng 12/04.
Nhân chứng nói rằng tàu cá của ngư dân, thuyền trưởng Nguyễn Văn Tý, từ Tuy Hòa, bị tàu lạ bắt, dẫn giải và mất thông tin liên lạc.
Nhà chức trách tỉnh Phú Yên gồm Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã được thông báo về sự việc.
"Tàu lạ trên ban đầu được xác định không rõ số hiệu, quốc tịch, nên cũng chưa thể khẳng định đó là tàu của nước nào, nên chưa thể thực hiện các biện pháp can thiệp theo quy định được.
Bên Ban chúng tôi cũng đã hòa n thành văn bản, sáng hôm nay gửi lên Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia và một số cơ quan chức năng khác đề nghị được phối hợp giúp đỡ tìm kiếm và điều tra, vì đây là trường hợp đặc biệt.
"Về phía địa phương thì Bộ đội biên phòng tỉnh vẫn đang tiếp tục theo dõi, thông báo cho các tàu cá ngư dân đánh bắt trên biển phối hợp tìm kiếm, nhưng đến nay vẫn chưa có thêm thông tin gì mới", bà Đặng Thị Lành, cán bộ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, được báo Đất Việt dẫn lời.
Tuy nhiên, tới cuối chiều thứ Sáu 14/4, nhà chức trách đã tìm ra manh mối, với việc đã xác minh được chiếc tàu cá Việt Nam bị tàu tuần tra của Indonesia bắt giữ, trang web của Đài truyền hình trung ương, VTV, đưa tin.
Hồi tháng Một năm nay, một tàu cá của ngư dân Vũng Tàu bị một chiếc tàu lạ đâm chìm ở vị trí cách Vũng Tàu 44 hải lý về phía tây nam nhưng may mắn vì được một chiếc tàu cá khác đánh bắt gần đó cứu sống 9 ngư dân.
Mới đây Indonesia đã cho phá hủy 81 tàu cá mang quốc tịch nước ngòa i, bị bắt giữ do 'đánh bắt cá' trái phép trong vùng biển Indonesia, đưa tổng số các tàu cá nước ngòa i bị giới chức Indonesia phá hủy, đánh chìm nay lên tới 317 chiếc kể từ khi Tổng thống Joko Widodo ra chiến dịch đối phó nạn đánh bắt cá trộm, hồi tháng Mười 2014.
Trong số các tàu bị Indonesia tịch thu và phá hủy, chủ yếu là các tàu mang quốc tịch Việt Nam, 142 chiếc, Philippines, 76, Malaysia, 49, và có ít nhất một tàu Trung Quốc, theo Strait Times.