Hà Nội xác nhận tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam (03/04/2020)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, tại cuộc họp báo vào ngày 3/4, cho báo giới biết theo thông tin từ các cơ quan chức năng thì tàu hải cảnh Trung Quốc vừa mới đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc truy đuổi tàu Việt Nam hồi tháng 6 năm 2014 - AFP
Cụ thể theo lời Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tàu cá QNg 90617 TS cùng 8 ngư dân trên đó khi đang hoạt động bình thường tại vùng biển của quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.
Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và trao công hàm phản đối yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm nhân viên công vụ và tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Vào ngày 3/4, Hội Nghề Cá Việt Nam gửi văn bản đến Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông thông tin sự việc tàu cá Quảng Ngãi QNg 90617 TS bị tàu Trung Quốc đâm chìm khi đang đánh bắt tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa.
Vụ việc xảy ra vào lúc khoảng 3 giờ sáng ngày 2/4. Tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 4301 cố tình đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS tại khu vực biển gần đảo Phú Lâm. Tàu này do ông Trần Hồng Thọ,33 tuổi ngụ tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi làm chủ tàu.
Ba tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi khi hay tin đã đến để cứu nạn. Ba tàu cá này gồm chiếc QNg 90045 do ông Đặng Tằm làm chủ, chiếc QNg 90399 do ông Đặng Dũng làm chủ; và chiếc QNg 90929 do ngư dân Nguyễn Thành Linh làm chủ.
Tuy nhiên đến khoảng 6 giờ sáng ngày 2/4, phía Trung Quốc cho điều thêm 2 tàu hải cảnh 4001 và 4002 đến để vây bắt tàu của hai ngư dân Đặng Dũng và Nguyễn Thành Linh đưa vào đảo Phú Lâm. Tại đó hai tàu này bị lục soát; trang thiết bị trên tàu bị đập phá, tịch thu.
Trong khi đó tàu cá của ngư dân Đặng Tằm bị tàu Trung Quốc sử dụng vòi rồng truy đuổi làm hư hỏng nhiều tài sản trên tàu và tàu này buộc phải quay về bờ.
Đến chiều cùng ngày phía Trung Quốc trao 8 ngư dân trên tàu bị đâm chìm cho hai tàu cá của ông Đặng Dũng và Nguyễn Thành Linh; mỗi tàu 4 người rồi đuổi đi, buộc phải rời khu vực Hoàng Sa.
Hội Nghề cá Việt Nam phản đối hành động đó của Trung Quốc.
****************
Trung Quốc ‘trao trả’ ngư dân Việt sau khi đâm chìm tàu cá ở Hoàng Sa (VOA, 03/04/2020)
Trung Quốc vừa trao trả 8 ngư dân Việt Nam vào tối 3/4 sau khi đâm chìm tàu cá của họ tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền song trên thực tế nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc từ năm 1974.
Tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đâm chìm ở gần quần đảo Hoàng Sa vào năm 2014. Trung Quốc thường xuyên đâm chìm tàu cá và bắt ngư dân Việt Nam trong khu vực này.
Trước đó, tối 2/4, giới hữu trách tại Quảng Ngãi thông tin cho báo chí về sự kiện một tàu cá của ngư dân Trần Hồng Thọ trong tỉnh này đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở gần đảo Phú Lâm.
Nhận tin tàu cá của ông Thọ bị đâm chìm, 2 tàu cá của các ngư dân khác gần đó đã đến cứu hộ, nhưng khi đến nơi, họ không thấy ngư dân lẫn tàu cá của ông Thọ đâu, mà “chỉ thấy một tàu sắt màu trắng của Trung Quốc đang kiểm soát tại đây”, Thanh Niên tường thuật.
Sau đó, các tàu cá đến cứu hộ đã bị tàu Trung Quốc “truy đuổi và lai dắt về đảo Phú Lâm”, báo Công An TP.HCM cho biết thêm.
Tin cho hay sau khi đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt, tàu Trung Quốc đã vớt các ngư dân lên, và trao trả toàn bộ 8 ngư dân này cho 2 tàu cá “cứu hộ” còn lại của Việt Nam vào tối 3/4.
“Sức khỏe của các ngư dân đều ổn và họ đang di chuyển về đất liền”, báo Công an TP.HCM dẫn lời ông Bùi Hồng Vân, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu cho biết thêm.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục có những động thái gây căng thẳng tình hình ở Biển Đông. Một số nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng Bắc Kinh đang tranh thủ tình hình cả thế giới đang vật lộn với đại dịch Covid-19 để “lấn tới” trong quyết tâm xâm chiếm khu vực biển đầy tiềm năng ở châu Á.
Mới nhất, hôm 24/3, Trung Quốc làm lễ khánh thành hai “trạm nghiên cứu”, mà báo chí quốc tế gọi là các cơ sở quân sự mới, trên Đá Chữ Thập và Đá Subi ở Trường Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền, khiến Hà Nội sau đó phải lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh “tôn trọng chủ quyền”.
*****************
Tàu Trung Quốc tông chìm tàu cá Quảng Ngãi tại Hoàng Sa (RFA, 02/04/2020)
Một ngư dân Quảng Ngãi vừa báo tin bị tàu cá bị tàu Trung Quốc tông chìm tại khu vực ngư trường truyền thống Hoàng Sa.
Một trong những lần tàu Trung Quốc bám sát và đâm thẳng vào tàu Việt Nam hồi đầu năm 2015 - File photo
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 2/4/2020. Theo đó ngư dân tên Đặng Tằm, đang đánh cá tại vùng biển thuộc Quần đảo Hoàng Sa đã gọi điện về cho người nhà tại địa phương xã Bình Châu thông báo bị một tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Ngày 02/04/2020 Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Bình Châu, ra công bố số 47/BC về việc tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài tông chìm.
Theo báo cáo, tàu cá bị đâm chìm mang số hiệu QNg-90767-TS do ông Trần Hồng Thọ, sinh năm 1987, trú tại thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi làm chủ sở hữu. Tàu xuất bến tại trạm kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ ngày 20/3/2020 với 8 lao động.
Tàu bị tàu Trung Quốc tông chìm ở đảo Phú Lâm, có tọa độ 16042 N - 112025’44" E. Sau khi bị tông chìm, tàu được 3 tàu cá khác cũng thuộc tỉnh Quảng Ngãi cùng đến cứu hộ.
Báo cáo cũng cho biết thêm, tàu cá của ông Trần Hồng Thọ có công suất 420 CV, đăng ký hành nghề lặn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 5/12 lên tiếng phản ứng trước thông tin Trung Quốc cho triển khai khinh khí cầu ra Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, và cho biết sẽ xác minh thông tin về việc tàu hải cảnh Trung Quốc quay lại vùng biển của Việt Nam.
Hình minh họa. Hình chụp hôm 14/5/2014 : Tàu hải cảnh của Trung Quốc đang đuổi theo tàu cảnh sát iển Veiejt Nam gần giàn khoan dầu Trung Quốc triển khai vào vùng biển của Việt Nam AFP
Trước đó, các báo của Philippines và trang tin South China Morning Post đăng các ảnh vệ tinh chụp được hôm 18/11 cho thấy Trung Quốc đã triển khai khinh khí cầu ra quần đảo đang tranh chấp để thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo phục vụ mục đích quân sự tại đá Vành Khăn.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói : "Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế và có những đóng góp trách nhiệm, xây dựng trong việc duy trì an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định ở Biển Đông".
Bà Hằng đông thời cũng khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền đối với toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.
Trả lời câu hỏi về việc tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc vừa quay lại vùng biển Việt Nam vào hồi cuối tháng 11 đầu tháng 12 vừa qua, bà Hằng nói : "chúng tôi sẽ xác minh thông tin này". Bà Hằng cũng nói các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tàu hải cảnh 35111 là tàu đã vào vùng biển gần Bãi Tư Chính của Việt Nam từ hồi giữa tháng 5 cho đến tháng 10 vừa qua để quấy nhiễu các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam tại đây.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ chính thức lên tiếng xác nhận vài tuần sau khi có tin trên các trang mạng xã hội về sự xuất hiện của các tàu hải cảnh Trung Quốc ở vùng biển Việt Nam.