Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam tụt hạng môi trường kinh doanh, bị bỏ xa trong khu vực (The Leader, 01/11/2018)

Mặc dù có điểm số cao hơn năm ngoái nhưng Việt Nam vẫn tụt 1 bậc trên bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (World Bank).

tuthang1

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm

Theo "Báo cáo Môi trường kinh doanh 2019 : Đào tạo để cải cách" (Doing Business 2019) của World Bank, Việt Nam đạt 68,36 điểm tăng 1,59 điểm so với năm ngoái, tuy nhiên về xếp hạng lại tụt 1 bậc, ở vị trí 69/190 nền kinh tế.

Xét trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng mức giữa và bị bỏ khá xa so với những cái tên đứng đầu như Singapore (2/190), Malaysia (15/190), Thái Lan (27/190) và Brunei (55/190).

Với 10 chỉ số đánh giá, Việt Nam có 7/10 chỉ số tăng điểm nhưng xét về thứ hạng chỉ có 4/10 chỉ số gia tăng vị trí bao gồm : Khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện, đăng kí tài sản và giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Tiếp cận điện là chỉ số gây chú ý nhất trong các chỉ số Việt Nam được đánh giá khi tăng tới 37 bậc trên bảng xếp hạng, dừng ở vị trí 27/190.

Mặc dù có sự tụt hạng nhưng Việt Nam vẫn được World Bank đánh giá là nền kinh tế có nhiều cải cách cùng với Indonesia và Philippines. Ở Việt Nam, các cải cách giúp thuận tiện hơn trong thực thi hợp đồng, trả thuế và thành lập doanh nghiệp.

Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố hồi giữa tháng 10 cũng trong tình trạng tương tự khi tăng điểm như sụt giảm 3 bậc.

Báo cáo của World Bank ghi nhận, các nền kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tiếp tục có sự cải cách mạnh mẽ, tăng cường sự thuận tiện trong kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

Trong 25 nền kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có 2 nền kinh tế lọt vào top 10 thế giới là Singapore và Hồng Kông. Với kỷ lục 7 cải cách trong năm qua, Trung Quốc vươn lên vị trí 46 trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu.

Bà Rita Ramalho, Quản lý cao cấp nhóm Chỉ số toàn cầu của World Bank, nhóm biên soạn báo cáo Môi trường kinh doanh đánh giá : "Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân. Với đà cải cách tiếp tục được phát triển, các nền kinh tế còn tụt hậu trong khu vực sẽ có cơ hội học hỏi những thực tiễn tốt từ các quốc gia lân cận".

Hương Vũ

********************

Việt Nam tụt 3 bậc trong chỉ số cạnh tranh toàn cầu (The Leader, 17/10/2018)

Mặc dù có sự tăng trưởng điểm, Việt Nam vẫn sụt giảm 3 bậc trong xếp hạng cạnh tranh toàn cầu.

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh Toàn cầu (Global Competitiveness Report) năm 2018 mới được công bố bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 77 trong tổng số 140 quốc gia được xếp hạng, tụt 3 bậc so với năm trước đó.

tuthang2

Tuy nhiên năm ngoái bảng xếp hạng của WEF chỉ có 135 quốc gia. Năm nay, Việt Nam đạt 58,1 điểm, tăng nhẹ so với mức 57,9 của năm trước.

Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của WEF năm 2018 đánh giá 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thang điểm 0 – 100 dựa vào 12 yếu tố chính.

Theo đó, Việt Nam đạt điểm số cao nhất ở trụ cột "sức khỏe" trong mục liên quan đến vốn nhân lực với 81 điểm, gia tăng so với mức 80,3 điểm của năm ngoái.

"Năng lực sáng tạo" là yếu tố Việt Nam được đánh giá thấp nhất, với 33,4 điểm, xếp thứ 82 trên toàn cầu.

WEF năm nay đã sử dụng một phương pháp xếp hạng mới nhằm nắm bắt toàn bộ động lực của nền kinh tế toàn cầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhận định các yếu tố có tác động lớn nhất đến việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong tương lai, bao gồm sản sinh ý tưởng, văn hóa kinh doanh, sự cởi mở và nhanh nhẹn.

Chỉ số này cũng cho thấy tầm nhìn chung về năng lực cạnh tranh đã bị thay đổi bởi làn sóng của công nghệ mới.

Với mức điểm 85,6/100, Mỹ được đánh giá là quốc gia tiệm cận gần nhất với sự cạnh tranh, quay trở lại vị trí đầu tiên sau 1 thập kỷ. WEF cho biết hiện còn quá sớm để xem xét ảnh hưởng từ chính sách thương mại của chính quyền Donald Trump đến xếp hạng của quốc gia này.

Ngoài Mỹ, nhiều nền kinh tế G20 khác cũng lọt vào top 10 như Đức (vị trí thứ 3), Nhật Bản (thứ 5), Vương quốc Anh (thứ 8). 

Hoài An

******************

Việt Nam tăng cường 'soi quét' không gian mạng (BBC, 02/11/2018)

Đang và sẽ có thêm các biện pháp mới để kiểm soát thông tin trên mạng xã hội tại Việt Nam, theo trả lời chấn vấn trước Quốc hội của lãnh đạo ngành công an và công nghiệp thông tin Việt Nam.

tuthang3

Việt Nam tăng cường công cụ 'càn quét' không gian mạng (ảnh minh họa)

Công cụ 'quét rác' không gian mạng

Công cụ này là công nghệ của Trung tâm Quốc gia Giám sát An toàn Thông tin trên không gian mạng, được Bộ Thông tin & Truyền Thông (Thông tin và truyền thông) xây dựng.

Công cụ "quét rác không gian mạng" này có thể đọc, phân tích, đánh giá, phân loại khảng 100 triệu tin mỗi ngày, theo lời bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trên truyền thông Việt Nam.

Thông tin này được bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội hôm 31/10.

Lý giải sự cần thiết của trung tâm này, ông Hùng nói do mỗi ngày mạng xã hội tiếng Việt có tới hơn 100 triệu thông tin nên không thể dùng nhân lực để giám sát mà phải dùng công nghệ.

Ông Hùng gọi công nghệ này là "công cụ quét rác".

Ngoài ra ông nói phải định nghĩa thế nào là thông tin sai, tin giả bằng pháp luật. Như vậy cần ban hành một số quy định pháp luật liên quan, và phải có đầu mối tiếp nhận các thông tin phản ánh từ người dân, người bị hại.

Xử lý hành vi 'vu khống trên không gian mạng'

Trong khi đó, lãnh đạo bộ Công an, ông Tô Lâm, cho hay đã xử lý được một số đối tượng "vu khống trên không gian mạng". Nhưng ngăn chặn hành vi vu khống trên mạng xã hội thì chưa thực hiện được do một số trở ngại.

Thứ nhất là về mặt địa lý, thông tin 'nặc danh' có tính xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội không chỉ xuất phát từ Việt Nam mà xuyên quốc gia.

Thứ hai là về mặt pháp lý còn chưa hoàn thiện, mỗi khi xử lý những thông tin vu khống, xuyên tạc thì cần có chứng cứ số, phải được cơ quan chức năng giám định mà ta lại chưa có.

Câu trả lời của ông Tô Lâm được đưa ra trước chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương hôm 31/1.

Theo tường thuật của Zing.vn, ông Cương nói trên mạng xã hội lâu nay có tình trạng một số người "cho mình quyền" nói và xúc phạm người khác. Ông lấy ví dụ sau phiên lấy phiếu tín nhiệm đại biểu Quốc hội đã xuất hiện các phát ngôn "xúc phạm bộ trưởng".

Do đó ông Cương muốn biết Chính phủ và bộ Công an có xử lý được tình trạng này hay không.

Ông Tô Lâm thừa nhận xử lý các trường hợp "nói xấu", "bôi nhọ" không dễ, nhất là khi người thực hiện 'xuyên tạc', 'vu khống' để chế độ 'nặc danh'.

Ông Lâm cũng nói sẽ tiếp tục thu thập chứng cứ về các "đối tượng có hoạt động tuyên truyền chống nhà nước" ; "đối tượng bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự trên không gian mạng" để xử lý.

Bộ Công an hiện đang phố hợp với nhiều ban ngành để tuyên truyền, phản bác các hoạt động chống đối, bôi nhọ, xuyên tạc trên không gian mạng, ông Tô Lâm cho hay trong phiên trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội hôm 1/11.

Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ gỡ bỏ thông tin sai

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói thách thức hiện nay là mạng xã hội xuyên biên giới. Các thông tin từ nước ngoài cung cấp về Việt Nam.

Do đó, cần phải "mạnh tay" "yêu cầu các nhà cung cấp tuân thủ pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong việc gỡ bỏ thông tin".

Ông Hùng nói cái này Việt Nam có thể học từ các nước EU, trong Asean đã làm với Facebook và Youtube.

Ông Hùng cũng đề nghị cần có chế tài xử lý người đưa thông tin sai trên mạng để 'thượng tôn pháp luật'.

Theo ông Hùng, thông tin trên mạng xã hội không ảo, mà là thật. Do đó người dân và chính quyền "phải sống nhiều hơn tren mạng xã hội" và "không phải xem cái gì cũng tin ngay".

Bộ trưởng Tô Lâm hôm 1/11 cũng cho hay bộ đang phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông để yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông Internet ngăn chặn truy cập từ trong nước khoảng gần 3.000 trang mạng "có nội dung xấu".

Luật An ninh mạng được thông qua tháng 6/2018, sẽ chính thức có hiệu lực tháng 1/2019, được cho là 'nhái' của Trung Quốc, và làm dấy lên lo ngại từ Mỹ, cộng đồng Châu Âu và các nhóm nhân quyền quốc tế, theo AFP.

Mới đây, dự thảo Nghị định hướng dẫn thực thi luật An ninh mạng được đưa ra lấy ý kiến cũng vấp phải nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng.

Theo dự thảo Nghị định này, các nhà cung cấp dịch vụ mạng nước ngoài sẽ buộc phải đặt văn phòng tại Việt Nam và phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam.

Các dữ liệu của người dùng được đề nghị lữu trữ gồm có thông tin sinh trắc học, lịch sử tài chính, quan điểm chính trị, và tôn giáo.

************

Việt Nam tiếp tục gia tăng kiểm soát mạng viện lẽ chống "tin giả" (RFI, 01/11/2018)

Vào ngày 31/10/2018, chính quyền Việt Nam cho biết đã thiết lập một đơn vị giám sát mạng internet, có khả năng "quét", tức là rà soát, đến 100 triệu tin tức mỗi ngày, để tìm ra các "thông tin sai lệch".

tuthang4

Một người dùng iPad trong quán cà phê tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 18/05/2018 Reuters/Kham/File Photo

Theo hãng tin Pháp AFP , đây là một động thái mới của Nhà nước Việt Nam trong việc tung ra những công cụ nhằm siết chặt hơn nữa quyền kiểm soát thông tin, hạn chế quyền tự do internet.

Trích lời bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng được đăng trên trang web chính phủ, hãng tin Pháp ghi nhận là phương tiện mới nhất là một loại phần mềm được cho là có thể đọc mỗi ngày 100 triệu thông tin trực tuyến, "để phân tích, đánh giá và phân loại".

Theo lời ông Hùng, việc rà soát lượng thông tin khổng lồ này là một điều cần thiết để có thể "trừng phạt một cách hợp pháp" những người loan truyền tin giả trên các mạng xã hội.

Bộ trưởng Thông Tin Việt Nam tuy nhiên không cho biết chi tiết về cách thức vận hành của bộ phận "chống tin giả" gọi là "trung tâm quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng" - và nhất là nhờ đâu mà bộ phận đó có thể ra soát được một khối lượng thông tin khổng lồ cả "trăm triệu thông tin" như vậy.

Trong thời gian gần đây, Nhà nước độc đảng tại Việt Nam đã lần lượt triển khai một loạt biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát thông tin trên mạng, một động thái bị giới chỉ trích cho là nhằm trấn áp giới bất đồng chính kiến, đang sử dụng Facebook và YouTube làm công cụ hoạt động.

Trong chiều hướng đó, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua một luật an ninh mạng ngặt nghèo vào tháng Sáu vừa qua, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải lưu trữ dữ liệu về người dùng Việt Nam ngay tại Việt Nam, và phải xóa các "nội dung độc hại" nếu được yêu cầu. Các tập đoàn internet như Facebook và Google cũng sẽ phải bàn giao dữ liệu người dùng nếu được chính quyền yêu cầu.

"Trung tâm quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng" là một công cụ được loan báo ít lâu sau khi chính quyền tiết lộ là đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm Internet có đến 10.000 người, chuyên trách việc theo dõi các bài đăng trên mạng.

Theo AFP, một số nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam đã cho biết là ​​các thành phần gọi là dư luận viên đó đã ồ ạt tung bình luận ủng hộ chính phủ trên các trang Facebook của họ.

Nhận xét chung của các nhà quan sát là trong lãnh vực kiểm duyệt Internet, Việt Nam đã rập khuôn theo mô hình chuyên chế của Trung Quốc, và Luật An Ninh Mạng của Việt Nam đã bắt chước luật của Trung Quốc.

Báo cáo thường niên công bố vào hôm qua, 31/10 của tổ chức bảo vệ dân chủ Freedom House, do chính quyền Mỹ tài trợ, đã nêu bật vai trò "đầu têu" của Bắc Kinh trong việc đề ra những luật lệ ngặt nghèo về Internet, luật lệ mà Trung Quốc đã "xuất khẩu" qua hơn một chục nước. Trung Quốc còn xuất khẩu công nghệ kiểm duyệt thông tin, và nhất là cố vấn cho các "khách hàng".

Báo cáo của Freedom House đã dựa trên thông tin từ báo chí và chính phủ Trung Quốc để tiết lộ rằng Việt Nam cùng với Uganda, Tanzania, hai quốc gia Châu Phi, là nơi mà các biện pháp về an ninh mạng đều được đưa ra sau những cuộc thảo luận với các quan chức Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

****************

Việt Nam thuộc nhóm nước cản trở thương mại điện tử của Mỹ (VOA, 01/11/2018)

Việt Nam nm trong nhóm th phm hàng đu cn tr thương mi đin t ca M, theo phát hin ca Hip hi Internet (IA) đ trình cho Báo cáo Ước đnh Thương mi Quc gia 2019 (NTE) ca Đi din Thương mi M.

tuthang5

Ngoài Việt Nam, các quc gia dng nên rào cn nhiều nht cho các công ty M b nêu tên trong văn bn IA công b ngày 31/10 còn có n Đ, EU, Indonesia, và Trung Quc.

"Thương mi đin t là tương lai ca kinh tế M", giám đc ph trách chính sách thương mi ca IA Jordan Haas nói. "Chúng ta đã to dng được thng dư thương mi 196 t đô la vn đem đến li ích cho tt c các thành phn ca nn kinh tế chúng ta nh vào khung chính sách cho phép doanh nghip có quy mô khác nhau cnh tranh và tiếp cn được các th trường trên toàn thế gii. Báo cáo NTE ca IA đã nêu rõ vì sao Đại din Thương mi M nên ng h s thành công tiếp din ca M trong lĩnh vc k thut s và giúp cho nn kinh tế k thut s ca M được phn thnh".

Văn bản ca IA nêu chi tiết nhng rào cn thương mi đin t mà các công ty internet đối mt trong vic làm ăn hay cnh tranh trên mt sân chơi bình đng trên 50 quc gia. Nhng rào cn này ngăn tr các công ty M trong vic cung cp dch v đến vi người dân s ti và kết ni h vi phn còn li ca thế gii.

Danh sách các rào cản được nêu trong báo cáo của IA bao gm : h thng bo v d liu mang tính phân bit đi x và to gánh nng ; rào cn hi quan đi vi s phát trin thương mi đin t ; hn chế dòng d liu và ngăn chn dch v ; áp dng các quy tc cnh tranh mt cách không khách quan và phân biệt đi x ; lc ; kim duyt ; chn dch v ; hn chế các nhà cung cp dch v đám mây ca M, nhng quy đnh gii hn quá mc v các dch v trc tuyến ; khung bn quyn và trách nhim mt cân đi, h thng thuế mt chiu và phân bit đi x.

Việt Nam lâu nay b ch trích v các n lc kim duyt internet mà gn đây nht là Lut An ninh mng được Quc hi Vit Nam thông qua hi tháng 6.

Published in Việt Nam