Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Pháp-Việt ký nhiều hợp đồng hàng tỷ USD (BBC, 27/03/2018)

Tập đoàn Bouygues vừa ký hợp đồng 1,5 tỷ euro để xây dựng và vận hành một tuyến metro cho Hà Nội nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

npt1

FLC đã ký hợp đồng thỏa thuận chính thức về việc mua 24 máy bay với Airbus cho hãng hàng không Bamboo Airways

Tin từ Phủ Tổng thống Pháp đưa ra chiều 27/03 cũng nói một tập đoàn khác của Pháp là EDF đồng ý tham gia tổ hợp xây dự án nhiệt điện chạy bằng khí đốt trị giá 1,5 tỷ euro ở Sơn Mỹ, theo Reuters.

npt2

Vietjet của Việt Nam và Tập đoàn Safran - CFM của Pháp đã ký biên bản ghi nhớ về cung cấp động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho máy bay của hãng trị giá 6,5 tỷ USD

Cùng ngày, cũng hãng Reuters đưa tin từ Paris cho hay nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phúc Trọng, hãng hàng không VietJet của Việt Nam và Tập đoàn Safran - CFM của Pháp đã ký biên bản ghi nhớ về cung cấp động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho máy bay của hãng trị giá 6,5 tỷ USD, theo báo chí Việt Nam.

Tập đoàn GECAS của Pháp cũng ký hợp đồng leasing để VietJet nhận về sáu chiếc Airbus 321 loại mới, theo thông tin từ VietJet.

Vẫn về quan hệ thương mại trong ngành hàng không, Air France KLM hôm thứ Hai 26/03 cũng ký hợp đồng trị giá 500 triệu USD với Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam để bảo dưỡng máy bay cho phía Việt Nam.

Chuyến đi mở cửa

Hai lãnh đạo Việt Nam và Pháp trước Điện Elysée. Là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Pháp có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình giúp Việt Nam mở cánh cửa vào Châu Âu, theo nhà báo Lisa Sankari

npt3

Hai lãnh đạo Việt Nam và Pháp trước Điện Elysée.

npt4

Hội đàm Việt - Pháp hôm 27/03 : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron tại Điện Elysée, Paris

Nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang Pháp, một biên tập của tờ báo L'Humanite thuộc đảng Cộng sản Pháp, Việt Nam, bà Lisa Sankari, nói với BBC Tiếng Việt hôm 26/03 rằng chuyến thăm diễn ra vào thời điểm quan trọng.

"Pháp, thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình giúp Việt Nam mở cánh cửa vào Châu Âu".

Ngoài các vấn đề chính trị, bà Sankari nói hai nước có nhiều lĩnh vực có thể hợp tác như năng lượng và môi trường.

Cùng ngày 26/03, truyền thông Việt Nam đăng tải bài của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà họ nói là đã đăng trên tờ Le Monde ở của Pháp, trong đó Giáo sư Trọng viết :

"Hai nước có đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế lớn, nhất là trong các vấn đề liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững, phát huy sự đa dạng văn hóa và vai trò của các thiết chế đa phương trong việc điều tiết, quản lý tiến trình toàn cầu hoá".

"Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng cho quan hệ giữa Pháp với ASEAN, và mong rằng, Pháp cũng sẽ là cầu nối hiệu quả cho quan hệ giữa Việt Nam với EU".

Nguồn tin từ Bộ Công thương Việt Nam được báo nước này đăng tải hôm 24/03/2018 nói tổng kim ngạch thương mại Việt Nam và Pháp vào năm 2016 đạt 4,136 tỷ USD.

Sang năm 2017, con số này tăng lên, đạt hơn 4,6 tỷ USD.

******************

Việt Nam đặt mua 24 phi cơ Airbus trị giá hơn 3 tỷ đô la (RFI, 27/03/2018)

Kinh tế là một trong những trong tâm của chuyến thăm Pháp của tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 26/03/2018, tập đoàn máy bay Airbus cho biết FLC đã ký biên bản ghi nhớ về việc mua 24 chiếc Airbus A321Neo. Thỏa thuận đã được chính thức ký kết dưới sự chứng kiến của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch Quốc Hội Pháp ông François de Rugy.

npt5

Airbus A321 LR Neo bán cho tập đoàn FLC của Việt Nam. ERIC PIERMONT / AFP

Tổng trị giá hợp đồng theo giá catalog lên đến 2,5 tỷ euro, tương đương với hơn 3,1 tỷ đô la. Thông cáo của Airbus cho biết thêm là các chiếc Airbus đời mới này sẽ được giao cho một hãng hàng không mới Bamboo Airways.

Hãng hàng không này đang chờ được cấp phép hoạt động vào năm 2019, chủ yếu khai thác các tuyến bay thẳng từ quốc tế tới các điểm du lịch Việt Nam, và một số đường bay quốc nội.

Cuộc gặp với chủ tịch Quốc Hội Pháp là một phần trong chương trình làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng vào hôm qua, bao gồm nhiều cuộc tiếp xúc với các yếu nhân Pháp, từ thủ tướng Edouard Philippe, cho đến chủ tịch Thượng Viện Gérard Larcher, bên cạnh các cuộc đi thăm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm thị xã Choisy Le Roi, và Montreuil ở ngoại ô Paris, hai nơi từng gắn bó với Việt Nam.

Một sự kiện hiếm thấy là nhật báo Le Monde rất có uy tín tại Pháp đã giành nguyên một trang quảng cáo đăng bài của tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nêu bật "Triển vọng tươi đẹp cho quan hệ Việt-Pháp", khẳng định rằng quan hệ đối tác chiến lược song phương sẽ tiếp tục phát triển một cách bền vững và có hiệu quả trong những thập niên tới đây.

Vấn đề nhân quyền tại Việt Nam cũng đã được 3 tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Pháp nêu bật vào hôm qua. Trong một lá thư ngỏ gởi tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Liên Đoàn Quốc Tế Nhân quyền FIDH (Fédération Internationale des Droits de l’Homme), Liên Đoàn Nhân Quyền LDH (Ligue des Droits de l’Homme) và Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã yêu cầu tổng thống Pháp gây sức ép trên lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam để đòi Việt Nam tôn trọng và bảo đảm "các quyền căn bản" tại Việt Nam.

Trọng Nghĩa

**********************

VN Airlines, Air France KLM ký hợp đồng bảo dưỡng trị giá 500 triệu đô (VOA, 27/03/2018)

Vietnam Airlines và Công ty kỹ thut và bo dưỡng máy bay ca Air France (AFI KLM E&M) va ký kết hợp đng bo dưỡng tr giá 500 triu đôla, tương đương vi hơn 11.000 t đng.

npt6

Một máy bay 787-9 Vietnam Airlines mua ca Boeing, M

Một thông cáo ca hãng hàng không quc gia Vit Nam cho hay trong khuôn kh hp đng ký hôm 26/3 Paris, AFI KLM E&M s bo dưỡng đng cơ GEnx ca máy bay Boeing 787 trong đi bay của Vietnam Airlines trong 12 năm.

Tổng cng s có 20 đng cơ được hãng Pháp bo dưỡng, trong đó có đng cơ ca 8 máy bay mà Vietnam Airlines đang khai thác, còn li là đng cơ ca 4 máy bay d phòng.

Ngoài việc bo dưỡng, hãng Pháp cũng cam kết h trợ cung cấp thêm đng cơ d phòng cho Vietnam Airlines trong trường hp cn thiết.

Vietnam Airlines và AFI KLM E&M đã có 25 năm hợp tác cùng nhau. Trước đây, hãng ca Pháp đã cung cp dch v bo dưỡng toàn b cho đng cơ GE90 ca đi máy bay Boeing 777-200ER.

Năm 2015, hai bên cũng đã thỏa thun AFI KLM E&M cung cp các dch v h tr ph tùng, vt tư cho đi máy bay 787 ca Vietnam Airlines.

(Reuters, Enternews.vn)

**********************

Biểu tình chống Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Paris (RFA, 27/03/2018)

Theo lời mời của Tổng thống Pháp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng một phái đoàn gồm nhiều viên chức cao cấp đến Pháp nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ Pháp-Việt và 5 năm đối tác chiến lược. Chuyện viếng thăm kéo dài từ ngày 25-28/3. Sáng ngày 26/3, người Việt tại Pháp đã biểu tình để phản đối chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng.

npt7

Người Việt tại Pháp biểu tình phản đối Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Paris hôm 26/3/2018 Tương Anh - Screen capture

Sáng thứ hai 26/3, từ 6 giờ sáng, dọc từ tòa đại sứ Việt Nam tại Pháp ở đường Miromesnil cho đến Phủ Tổng thống ở điện Elysée, cảnh sát canh chừng nghiêm ngặt. Trong khi đó, tại Place du Pérou, góc đường Miromesnil và Messine, người Việt tại Paris đang chuẩn bị cho cuộc biểu tình để phản đối sự hiện diện của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Pháp từ ngày 25-28/3 theo lời mời của Tổng thống Pháp Emanuel Macron nhân dịp kỷ niệm 45 quan hệ Pháp-Việt và 5 năm đối tác chiến lược.

Từ 3 giờ sáng, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã lái xe từ Rennes lên Paris để tham dự cuộc biểu tình. Ông Nghĩa cho biết tại sao ông nhất quyết vượt đoạn đường trên 400 cây số để có mặt ở đây :

"Chúng ta biết là người tị nạn không thể nào nói chuyện với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, cho nên chúng tôi chỉ muốn nhắn nhủ với vị Tổng thống của nước Pháp : Mỗi sự bang giao, nhất là vấn đề thương mại, những người cộng sản Việt Nam luôn luôn tìm những nguồn lợi cho cá nhân họ và cho đảng phái của họ chứ họ không vì người dân. Và điểm thứ nhì mà quan trọng nhất : Tổng thống Pháp cần phải phân biệt giữa người dân Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam thì lợi dụng lòng yêu nước của người dân cũng như dùng mọi phương thức để bóc lột người dân và hiện nay người dân đang là nạn nhân thì họ đang cố gắng để chống lại".

Là một ngày thứ hai trong tuần, dù bận đi làm, nhưng anh Phan Lâm Khanh cũng lấy ngày nghỉ để :

"Phản đối những hành động phản nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với những người yêu nước, phản đối sự đàn áp dã man những người dân đòi hỏi nhân quyền, công quyền và công lý tại Việt Nam, để cho Trung cộng tàn phá môi trường Việt Nam".

Đoàn biểu tình đưa cao hình ảnh của các tù nhân lương tâm cũng như những biểu ngữ bằng tiếng Pháp và tiếng Việt nói lên chính kiến của mình. Những khẩu hiệu đòi Nhân quyền, Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam cũng được hô vang.

Dù bệnh, bà góa phụ Đoàn văn Linh cũng đến để góp tiếng nói :

"Hôm nay chị có bệnh hoạn gì chị cũng phải tới. Họ dâng đất cho Tàu, họ dâng nước Việt Nam cho Tàu, họ làm tay sai cho Tàu. Cho nên bổn phận người Việt Nam ngày hôm nay là phải tố cáo bọn bán nước cộng sản Việt nam. Chị nói thật ngày hôm nay chị bệnh nhưng chị ráng chị bò tới đây…".

Một người mới đến Pháp được 3 năm, tình cờ thấy biểu tình, sau khi hỏi lý do và được giải thích, cô cũng đồng ý về việc lên tiếng nói này :

"Hay quá hả cô ? Tự nhiên cháu vô tình lên cháu thấy, nếu mà lát cháu có thời gian cháu đi với cô ! Con thấy bên đây mình có tự do nên mình phải tận dụng nó để mình làm chứ ở Việt Nam bị cái này, cái kia… Ở Việt Nam thì vì nhân quyền, vì môi trường, tất cả các thứ đều không có. Con bên công giáo thì con thấy công giáo bị chèn ép nhiều quá".

Trước đó, 3 tổ chức nhân quyền tại Pháp, các hội đoàn người Việt tại Pháp và Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã gửi 2 thư ngỏ và Thông cáo báo chí với nội dung yêu cầu Tổng thống Macron áp lực Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm, chấm dứt mọi sách nhiễu, bạo hành công an đối với các người hoạt động xã hội dân sự, cũng như chấm dứt các cuộc đàn áp tôn giáo và hủy bỏ mọi điều luật chống-nhân-quyền, yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng đầy đủ Hiệp Ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế.

Chị Dung Nghi bày tỏ cho biết lý do tham gia cuộc biểu tình này :

"Bổn phận của tất cả người Việt Nam đã bỏ xứ ra đi vì 2 chữ tự do phải có mặt tại buổi biểu tình này để lên tiếng cho những người Pháp biết là chúng tôi phản đối Nguyễn Phú Trọng tại Pháp. Chúng tôi luôn nghĩ về những người trong nước và cùng đồng hành với các anh em dân chủ trong nước".

Trước đó, Văn Phòng Liên Lạc các Hội đoàn tại Paris đã gửi thư yêu cầu được gửi một Thư Ngỏ đên tận tay Tổng thống và Quốc hội Pháp. Đúng 9g20, một nhân viên của Bộ Nội Vụ đã tiếp xúc với đại diện của đoàn biểu tình là ông Nguyễn Quốc Nam. Người đại diện đã được dẫn đến điện Elysée và trao tận tay văn phòng thư ký của Phủ Tổng thống Thư Ngỏ của các hội đoàn tại Pháp.

"Khi đến cửa Elysée thì có người ra mở cửa vì mình đã xin phép đem Thỉnh nguyện thư đó đến. Chúng tôi đã trao Thư đó lại cho Văn phòng của Phủ Tổng thống"

Ông Nguyễn Quốc Nam cho đài RFA biết nội dung của Thư Ngỏ gửi lên Phủ Tổng thống và Quốc hội :

"Đây có lẽ là Thỉnh nguyện Thư số 4. Thỉnh nguyện thư gồm có nhiều phần : Phần thứ nhất là mình thông tin cho phủ Tổng thống biết Nguyễn Phú Trọng là ai. Nước Việt Nam có 4 người đứng đầu trong nước nhưng Nguyễn Phú Trọng là người cầm quyền. Thứ hai : Đảng cộng sản đã làm gì trong nước Việt Nam ? Mình đưa ra những chứng cớ từ những vụ đàn áp nhân quyền, có những người chỉ vì viết một bài báo mà có thể ở tù từ 9-10 năm. Bên cạnh đó, họ đã cấu kết với hiểm họa phương Bắc mà ai cũng biết đó là Trung Cộng. Sau nữa là vấn đề ô nhiểm môi trường lớn nhất của nước Việt Nam là Formosa. Vì Đảng cộng sản Việt Nam không cho biết nên chúng ta phải báo động với thế giới mà nước Pháp là một trong những quốc gia đã ký kết hiệp định về khí hậu tại Paris thì nước Pháp cần phải biết những thông tin đó. Kết luận của mình là khi quý vị biết những thảm trạng đó đối với nước Việt Nam của chúng tôi thì mỗi khi trao đổi bất kỳ về phương diện gì, từ thương mại, kinh tế cho đến khoa học với Việt Nam thì quý vị quan tâm đến vấn đề nhân quyền cho đất nước của chúng tôi vì Biển Đông là nơi mà quý vị cũng có quyền lợi ở đó. Hy vọng rằng những thông tin đó sẽ hữu ích cho họ khi họ trao đổi với chính quyền Việt Nam hiện nay".

Được biết phái đoàn của ông Nguyễn Phú Trọng đã không đi trên đoạn đường từ tòa đại sứ đến Phủ Tổng thống ngang qua đoàn biểu tình mà đã dùng một con đường khác. Cuộc biểu tình chấm dứt lúc 10g30 cùng ngày.

Tường An

*******************

Đăng bài của Tổng bí thư Trọng trên báo Pháp tốn 4 tỉ đồng ? (VOA, 27/03/2018)

Một s trang tin ln ca Vit Nam ti 26/3 tường thut rng báo Le Monde đã đăng mt bài viết dài ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng trong thi gian ông đi thăm nước Pháp. Không lâu sau, nhiu người s dng mng xã hi ch ra rng bài viết được in trên trang quảng cáo ca t báo rt có uy tín ca Pháp, vi chi phí có th lên đến hơn 4 t đng.

tbt1

Bài viết ca Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyn Phú Trng đăng trên trang qung cáo (Publicité) ca báo Pháp Le Monde

Dưới hàng tít "Trin vng tt đp ca quan h Vit - Pháp", bài viết hơn 2.400 t ca người đng đu Đảng cộng sản Vit Nam nhn mnh là trong sut 45 năm qua, "Pháp luôn là đối tác hàng đu ca Vit Nam", và nhn đnh rng trong giai đon hin nay hai nước "có nhiu điu kin thun li đ tăng cường quan h".

Theo quan điểm ca ông Trng, vic tăng cường quan h hp tác Vit-Pháp nay tr thành "mt yêu cu khách quan và cần thiết vì li ích ca c hai nước".

Nhà lãnh đạo đng – người có thc quyn cao nht trong h thng chính tr Vit Nam – kêu gi hai nước "cn to đng lc mi làm sâu sc hơn quan h đi tác chiến lược Vit-Pháp". Ông nêu ra mt lot các vic cn làm gồm tăng cường s tin cy chính tr ; m rng hp tác trên các lĩnh vc chính tr, ngoi giao, quc phòng, an ninh ; thúc đy mnh m hp tác kinh tế, thương mi, đu tư, khoa hc-công ngh, năng lượng, y tế, văn hoá, giáo dc, du lch, tư pháp, và bo vi trường, bên cnh mt s lĩnh vc khác.

Vài giờ sau khi bài viết ca ông Trng xut hin trên t Le Monde xut bn chiu ngày 26/3 nhưng đ ngày 27/3, trang mng Din Đàn có giy phép Pháp tung ra thông tin cho thy bài viết đã được in trên trang qung cáo, nm gia trang 10 và 12.

Theo biểu giá ca báo, s tin đ đăng mt bài dài trên c mt trang như vy lên đến khong 151.000 Euro, tương đương hơn 4 t 200 triu đng.

Từ Paris, nhà báo Bùi Tín xác nhn thông tin này vi VOA :

"Đúng như thế. Đăng trang qung cáo. Không nhng là cái điu này nó l thường mà còn đáng chê trách. Đây là mt vic làm đáng xu h. Báo Le Monde mà trng th thì phi đăng trên trang chính ch, sao li đăng trên trang qung cáo ? Có th nói là mt vic làm tôi có th nói là kỳ quc và ô nhc na".

VOA không thể kết ni liên lc vi quan chc ph trách truyn thông ca Đảng cộng sản Vit Nam đ hi ý kiến ca h v vn đ này.

Ngoài bàn luận v vic đng chi mt s tin ln đ đăng bài ca ông tng bí thư, người dùng mng xã hi cũng bình phm v thc tế là báo chí Pháp dường như không đưa tin v chuyến thăm ca ông Trng ti nước h.

Ông Bùi Tín, người cũng thường bình lun về chính tr Vit Nam và thi s quc tế, nói v vn đ này :

"Chuyến đi ca ông Trng, sut 3 ngày hôm nay trên TV Pháp không có mt giây phút nào có hình nh ca ông y c".

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyn Phú Trng bt đu thăm chính thc Cng hòa Pháp t ngày 25 đến ngày 27/3. Mt thông báo ca đin Elysée nói Tng thng Pháp Emmanuel Macron d kiến ăn trưa vi ông Trng và s ra mt tuyên b chung vi ông vào ngày 27/3.

Trước khi ông Trọng đến Paris, T chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) có tr s ti Pháp hôm 24/3 kêu gi chính ph Pháp lên tiếng vi v tng bí thư đng cng sn v vic Vit Nam trn áp các nhà báo và blogger đc lp.

Published in Việt Nam