Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Xut khu thy sn Vit Nam sang M rơi t do ti gn 60% trong 4 tháng đu năm

VOA, 05/05/2023

Kim ngch xut khu thy sn ca Vit Nam sang M gim sâu ti 51% trong tháng 4/2023, trong khi đó, tính tng cng 4 tháng đu năm, xut khu thy sn sang M ước tính ch đt 418 triu đô la, tương đương mt cú rơi t do ti hơn 57% so vi cùng k năm trước, theo s liu được công b trên trang web ca Hip hi Chế biến và Xut khu Thy sn Vit Nam (VASEP).

danglo1

Hot đng sn xut ti hãng Vina Cleanfood, theo VASEP.

Vì vy, vào tháng 4, trong s các th trường nhp khu nhiu thy sn ca Vit Nam, M ch còn đng v trí th 3, sau Nht Bn và Trung Quc.

VASEP nói rng nguyên nhân đưa đến các con s m đm k trên là th trường M "ngày càng lún sâu vào tình trng giá thc phm tăng, tiêu th gim".

"Các gia đình M đã quá ngao ngán vi thc trng giá thc phm lên quá cao. Gi đây, người dân M đã tính ti vic ct gim chi tiêu c nhng mt hàng giá tr thp, h mua ít hàng tp hóa không thiết yếu hơn, mua s lượng ln và các sn phm không có thương hiu và tp trung vào các mt hàng ch lc", theo bài viết có tiêu đ "Xut khu thy sn tháng 4/2023 tiếp tc gim 28%" đăng trên website ca VASEP hôm 5/5.

"Mt s người thm chí còn mua và ăn ít hơn. Người tiêu dùng đang tìm cách ch chi tiêu cho nhng hàng hóa mà h thc s cn", bài viết nói tiếp v người M.

Trên bình din rng hơn, bài viết ca VASEP cho hay tng xut khu thy sn ca Vit Nam ra thế gii tiếp tc st gim và riêng trong tháng 4 đã gim 28% so vi cùng k năm 2022, ch đt 810 triu đô la. Còn tính lũy kế trong 4 tháng đu năm, xut khu thy sn đt trên 2,6 t đô la, thp hơn 31% so vi cùng k năm trước.

"Doanh nghip thy sn vn b áp lc nng n vì th trường tiêu th lao dc, giá xut khu st gim mnh trong khi sn xut, chế biến trong nước b gánh nng chi phí sn xut tăng cao, nht là thc ăn, con ging và các chi phí cơ bn khác", VASEP ch ra các yếu t tác đng.

Theo quan sát ca VOA, xut khu thy sn nói riêng ca Vit Nam sang M gim là mt phn trong tình trng tng xut khu nói chung ca Vit Nam sang M đã đi xung t đu năm đến nay.

Con s thng kê do B Công thương Vit Nam công b hôm 5/5 cho thy xut khu ca Vit Nam sang M trong 4 tháng đu năm nay ước đt 28,45 t đô la, gim 21% so vi cùng k năm ngoái. Mc dù vy, M vn là th trường xut khu ln nht ca Vit Nam, chiếm 26% tng kim ngch xut khu.

Vn B Công thương nói thêm rng kim ngch xut khu ca Vit Nam ti hu hết các th trường, đi tác thương mi ln đu gim trong mt phn ba thi gian đu tiên ca năm.

***********************

Việt Nam "hụt hơi" trước Bangladesh trong cuộc đua gia công

RFA, 04/05/2023

Trong khi ngành công nghiệp gia công của Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu việc làm, công nhân mất việc hàng loạt, thì Bangladesh vẫn "làm không ngơi tay".

giacong1

Một xưởng may tại tỉnh Bắc Giang - Reuters

Đơn hàng chạy sang Bangladesh

Theo Tổng cục thống kê, trong ba tháng đầu năm nay, Việt Nam có 149 ngàn lao động, tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Giang đã mất việc do doanh nghiệp bị cắt đơn hàng.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu hôm 1/5 : "Chưa bao giờ trong suốt mấy chục năm qua, ngành may mặc xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn và chịu áp lực lớn như bây giờ. Hai tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiếp tục giảm 20%. Hiện giờ đơn hàng đặt cho tháng 6 và tháng 7 vẫn chưa có".

Một số chuyên gia kinh tế từng nhận định với RFA rằng, tình trạng thiếu đơn hàng ở Việt Nam là do tình trạng khó khăn kinh tế chung trên toàn cấu khiến nhu cầu và sức mua ở các thị trường như Mỹ hay Châu Âu sụt giảm.

Tuy nhiên, nhìn sang đối thủ cạnh tranh của Việt Nam là Bangladesh thì họ vẫn nhận được nhiều đơn hàng trong thời điểm này. Thậm chí, mạng báo The Business Standard có một bài viết hồi tháng 7/2022, nhận định rằng trong ngành công nghiệp thời trang, dự báo trong hai năm tới, Bangladesh sẽ nhận nhiều đơn hàng hơn cả Trung Quốc và Việt Nam.

Mạng báo này dẫn Báo cáo do Hip hi Công nghiệp Thời trang Hoa Kỳ (USFIA) công bố, có khoảng 55% giám đốc điều hành ngành may mặc Hoa Kỳ có kế hoạch tìm nguồn cung ứng từ Bangladesh nhiều hơn từ Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Campuchia và các đối thủ cạnh tranh khác trong hai năm tới.

Giảm năng lực cạnh tranh

Lý giải cho thực trạng này, tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ cho biết thứ nhất là do chi phí trả cho nhân công ở Bangladesh hiện nay thấp hơn nhiều so với Việt Nam :

"Chi phí sản xuất ở Bangladesh thấp hơn Việt Nam, tiền nhân công ở Bangladesh thấp hơn Việt Nam khoảng 50%. Các ngành sản xuất hàng may mặc gia dụng đòi hỏi chủ yếu là chi phí cho nhân công, cho nên giá nhân công thấp thì giá thành sản xuất ở Bangladesh thấp hơn Việt Nam".

Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4,09 ngàn USD, trong khi Bangladesh chỉ đạt khoảng 2,73 ngàn USD.

Thứ hai, theo ông Huy Vũ, Bangladesh có lợi thế về nguồn nguyên liệu thô tại chỗ, do đó giảm được chi phí vận chuyển và minh bạch về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu sản xuất :

"Ở một số nước thì vấn đề nhân quyền bắt đầu tăng lên, họ muốn là xem nguồn gốc sợi vải ở đâu, nhân công sản xuất ra hàng hóa có bị bóc lột lao động nô lệ nhưng ở Tân Cương Trung Quốc hay không. Những nhóm nhân quyền lên tiếng rất nhiều cho nên những nhà sản xuất hàng hóa, chủ yếu là hàng may mặc, rất là nhạy cảm với nhu cầu của khách hàng.

Cho nên họ tìm kiếm tới những nơi mà xem xét thấy được nguồn gốc của hàng hóa và họ nhìn thấy Bangladesh có nguồn hàng nguyên liệu rồi chuyển gia công thành phẩm và họ kiểm soát hết được dây chuyền đó".

Thứ ba là Việt Nam đang dần mất đi năng lực cạnh tranh khi mức lương trung bình của Việt Nam bắt đầu tăng lên. Trong khi đó, theo tiến sĩ Huy Vũ, Mỹ lại ở cách rất xa Việt Nam cho nên các doanh nghiệp của Mỹ hiện nay có xu hướng chuyển các cơ sở sản xuất của mình đến những vùng gần hơn ở Nam Mỹ. Chi phí nhân công ở đó cao hơn Việt Nam không bao nhiêu nhưng họ tiết kiệm được tiền vận chuyển từ Mỹ qua Việt Nam.

Thiếu đầu tư công nghệ xanh

giacong2

Các công nhân trong một xưởng may tại Dhaka, Bangladesh năm 2020. Ảnh : Reuters

Ông Đình Đệ, chủ một doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nguyên nhân khác khiến nhiều nhà đầu tư quay lưng với thị trường Việt Nam là bởi Chính phủ Việt Nam thiếu sót trong việc đầu tư vào công nghệ xanh, sạch :

"Phải đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng có thể tái tạo chứ cứ sử dụng năng lượng hóa thạch thì các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới họ sẽ quay lưng thì Việt Nam mình khi đó sẽ mất đi đơn hàng". 

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tậđoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định trên Tạp chí Thương gia rằng hiện nay, xu thế thế giới là cắt giảm tối đa lượng phát thải, chuyển đổi sản xuất xanh để tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường hay mô hình kinh tế tuần hoàn.

Ông thừa nhận rằng các doanh nghiệBangladesh, từ rất sớm, đã chuyển đổi ngành dệt may theo "tiêu chuẩn xanh" nên hiện là nơi được các thương hiệu ưu tiên lựa chọn để đặt hàng.

Bangladesh đã nhìn thấy và hướng tới sự phát triển bền vững bằng cách thực hiện xanh hoá quy trình sản xuất. Từ năm 2008, Hội đồng Công trình Xanh Bangladesh được thành lập, với mục tiêu là làm cho đất nước trở nên "xanh hơn", theo một bài báo được phát hành trên The Business Standard hồi tháng 9/2022.

Trong thập kỷ qua, có 122 tòa nhà được chứng nhận LEED ở quốc gia này. Tiêu chuẩn LEED là bộ tiêu chuẩn được ban hành bởi Hội đồng công trình xanh tại Mỹ, là bộ tiêu chuẩn quốc tế tiên phong và phổ biến nhất về vấn đề xây dựng các công trình để tiết kiệm năng lượng.

Ông Đình Đệ bày tỏ sự tiếc nuối khi Chính phủ Việt Nam đã không hành động nhanh chóng để bắt kịp xu hướng toàn cầu :

"Tôi nghĩ là Chính phủ mình đã phải thấy vấn đề này từ lâu rồi, cũng không hiểu sao tới giờ này mà vẫn đầu tư cho các nhà máy nhiệt điện, than dầu…"

Vấn đề khác cũng quan trọng để kéo đơn hàng quay trở lại, theo ông Đệ là Việt Nam phải đáp ứng được các chế độ phúc lợi và phải có công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ông nói :

"Hoặc các vấn đề đạo đức, ví dụ như người công nhân phải được hưởng lương bao nhiêu, rồi chế độ nghỉ ngơi sinh nở của phụ nữ như thế nào, và vấn đề về công đoàn tự do nữa… Đó là những điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư vào Việt Nam".

Theo tiến sĩ Huy Vũ, hiện nay, Việt Nam đã không còn cạnh tranh được với Bangladesh về chi phí nhân công. Vì vậy, Việt Nam buộc phải tiến lên bằng cách nâng cao kỹ năng sản xuất, tiếp cận với những thị trường ngách, thị trường đòi hỏi giá trị gia tăng cao, kỹ năng tay nghề người lao động cũng cao hơn :

"Điều đó buộc chính quyền phải đầu tư nhiều hơn nữa về giáo dục, kinh tế và cơ sở hạ tầng để kích thích mở ra các ngành khác để doanh nghiệp chuyển hướng sang lĩnh vực khác sản xuất. Nếu không thì Việt Nam sẽ bị kẹt trong cái bẫy thu nhập trung bình".

Additional Info

  • Author VOA, RFA
Published in Việt Nam

WHO đề nghị Việt Nam tăng thuế thuốc lá để giảm người dùng (RFA, 25/09/2018)

Các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới WHO đề nghị Việt Nam tăng thuế thuốc lá để giảm tỷ lệ người hút, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Đề nghị được đưa ra tại Hội nghị cung cấp thông tin về phòng chống tác hại của thuốc lá, diễn ra hôm 25/9 tại Hà Nội.

vn1

Người sử dụng thuốc lá tại Việt Nam. AFP

Truyền thông trong nước dẫn lời bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, một chuyên gia của WHO cho biết ; thuốc lá có chứa 7000 hóa chất và trong đó 69 loại gây ung thư. Do đó, nhưng chất này khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và gây nguy cơ ung thư rất cao.

Tại hội nghị, các chuyên gia của tổ chức phòng chống tác hại thuốc lá quốc tế đưa ra nhiều giải pháp cho phía Việt Nam, trong đó đáng chú ý là giải pháp tăng thuế thuốc lá để hạn chế người hút mới, giảm thiểu nguy cơ tử vong sớm cho con người.

Theo các chuyên gia, hiện nay Việt Nam có mức thuế đối với thuốc lá rất thấp, tức khoảng 35% giá bán lẻ so với các nước trong khu vực. Vì vậy việc tăng thuế có thể tăng doanh thu thuế, đồng thời giảm đi lượng người tiêu dùng nên đề xuất cho rằng tăng thuế đến 70% hoặc hơn trong giá bán lẻ.

Điều tra được tiến hành ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 45% và nữ giới là 1,1%. Trung bình cứ hai nam giới trưởng thành thì có một người hút thuốc.

Thống kê cũng cho biết Việt Nam có số lượng người hút thuốc đứng thứ ba trong khu vực ASEAN với 15,6 triệu người trên 15 tuổi đang hút thuốc. Ngoài ra có khoảng 28,5 triệu người không hút thuốc phải tiếp xúc với khói thuốc tại nhà và 5,9 triệu người không hút thuốc phải tiếp xúc với khói thuốc tại nơi làm việc.

Tại Việt Nam, thuốc lá gây ra hơn 40.000 ca tử vong mỗi năm và có thể tăng lên 70.000 vào năm 2030. Việc sử dụng thuốc lá gây ra gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế ước tính hơn 24.000 tỷ đồng mỗi năm.

***************

Petrolimex kiến nghị dừng dự án lọc hóa dầu Nam Vân Phong (RFA, 25/09/2018)

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex đã kiến nghị Chính phủ cho dừng dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong tỉnh Khánh Hòa, với lý do đưa ra là để tập trung nguồn lực thực hiện các dự án khác.

vn2

Buổi làm việc giữa Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Petrolimex và Tổ Công tác của Thủ tướng ông Nguyễn Xuân Phúc diễn ra vào ngày 25 tháng 9. Ảnh chụp màn hình Vietnambiz.vn

Kiến nghị này được Petrolimex đưa ra trong buổi làm việc với Tổ Công tác của Thủ tướng ông Nguyễn Xuân Phúc diễn ra vào ngày 25 tháng 9.

Trước đề nghị của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam,, đại diện Vụ Văn phòng Chính phủ cho biết đang chờ báo cáo của Bộ Công thương về kiến nghị dừng dự án này, và sẽ quyết định khi có báo cáo của Bộ công thương.

Về phía Bộ Tài chính, ông Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đồng tình với kiến nghị của Petrolimex và nói thêm trước đây Bộ Tài chính đã từng đề xuất cho dừng dự án hóa dầu Nam Vân Phong.

Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong do Petrolimex làm chủ đầu tư, được Chính phủ Hà Nội phê duyệt năm 2008, dự tính đặt tại huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 4,4 đến 4,8 tỷ đô la.

Cũng tại buổi họp, Tổ Công tác của Chính phủ đã yêu cầu Petrolimex trong thời gian tới thực hiện thoái vốn, cổ phần hóa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Theo đó, một số ý kiến đề cập đến việc cổ phần hóa, thoái vốn tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam,. Thứ trưởng Bộ Công thương ông Trần Quốc Khánh cho biết hiện đang có vướng mắc trong việc vừa yêu cầu thoái vốn, tức là phải thu hút các nhà đầu tư ngoài nhà nước, nhưng đồng thời lại yêu cầu Petrolimex phải rút ra khỏi một số ngành nghề kinh doanh. Điều này có thể làm một số nhà đầu tư lưỡng lự. Theo ông Khánh, nên để các cổ đông của Petrolimex tự quyết định kinh doanh gì, bởi vì nhà nước chỉ nắm giữ 51% cổ phần hoặc thậm chí thấp hơn khi cổ phần hóa tập đoàn này.

******************

Thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU giảm sâu vì ‘thẻ vàng’ (RFA, 25/09/2018)

Xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang EU sau khi bị thẻ vàng gặp nhiều khó khăn.

vn3

Ảnh minh họa - VASEP

Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết thông tin vừa nêu tại hội nghị Đánh giá một năm triển khai Chương trình "Doanh nghiệp Hải sản cam kết chống Khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không quản lý (IUU)" diễn ra hôm 25 tháng 9 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo VASEP, trong tám tháng đầu năm xuất khẩu hải sản giảm 25% so với cùng kỳ năm 2017, chỉ đạt 252 triệu USD. Xuất khẩu có chiều hướng giảm sâu trong năm 2018. Trong đó, mực và bạch tuộc xuất khẩu sang EU giảm liên tục từng tháng, có tháng giảm tới 41%.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP giải thích, khi EU cảnh cáo thẻ vàng, xuất khẩu hải sản của doanh nghiệp qua khu vực này giảm do các khách hàng rất e ngại việc bị phạt theo quy định IUU. Thậm chí họ có thể sẽ ngừng mua hàng. Ngoài ra, 100% hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam, sẽ bị EU giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác trong thời gian bị thẻ vàng. Điều này sẽ làm tăng chi phí.

Chưa kể là khi bị thẻ vàng, nguy cơ hàng bị trả về rất cao, khi đó một container hàng hải sản xuất sang EU phải chịu thêm chi phí từ 5.000 đến 10.000 euro. Nếu tiếp tục vi phạm và bị thẻ đỏ, coi như hải sản Việt bị cấm xuất khẩu vào EU thì thiệt hại còn nhiều hơn.

Được biết Thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ quay lại Việt Nam để xem xét vấn đề "thẻ vàng" hải sản vào tháng 1 năm 2019 sau khi có chuyến làm việc vào trung tuần tháng 5 vừa qua.

Cũng tin liên quan, vào ngày 21 tháng 9, tại buổi gặp gỡ với Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam đã và đang nỗ lực để xử lý vấn đề đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không được quản lý, đề nghị EU xem xét sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" đối với hải sản đánh bắt của Việt Nam.

Cũng tại buổi gặp gỡ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ vui mừng trước việc Việt Nam và EU đã kết thúc quá trình rà soát pháp lý tiến tới ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do EVFTA.

Ngoài ra, ông Phạm Bình Minh cũng mong muốn các nước EU ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

****************

Tình cảnh ‘Ô-sin’ Việt ở Saudi : bị bóc lột, bỏ đói (VOA, 25/09/2018)

Một ph n Vit Nam sang Saudi Arabia, giúp vic nhà nói bà b ch nhân ngược đãi và bóc lt sc lao đng. Trang mng Asia Times trích mt bài phóng s ca Al-Jazeera, kết lun rng rt nhiu ‘ô-sin’ Vit Nam đang b ngược đãi đằng sau những cánh ca đóng kín vùng Vnh bên Trung Đông, trong khi không được nhn đng lương xng đáng như đã được ha hn.

vn4

Bà Pham Thi Dao, 46 tuổi, nói bà phi làm vic hơn 18 gi mt ngày mà ch được ăn mt ba ăn. [Yen Duong/Al Jazeera -Screenshot]

Trong một cuc phng vn do đài Al Jazeera thc hin, bà Phm Th Đào cho biết bà phi làm vic t 5g sáng ti 1g sáng ngày hôm sau. Mỗi ngày ch được ăn mt ba cơm duy nht vào lúc 1g chiu. Tác gi bài báo, Yen Duong, nhà báo kiêm phóng viên nhiếp nh, cho hay bà Đào, 46 tui, làm ô-sin ti Saudi Arabia trong hơn 7 tháng trước khi tr v Vit Nam vào tháng Tư năm nay.

Phóng sự điều tra của t Al Jazeera, cơ quan truyn thông tiếng Rp, mang ta đ : "Ô-sin Vit Saudi Arabia : Lao đng quá sc, b ngược đãi, b b đói".

Một s ph n được phng vn nói h b buc phi làm vic ít nht 18 tiếng mt ngày, b b đói, đánh đp và ngăn cản, không cho v nước.

Một trường hp khác là trường hp ch Trnh Th Linh, đến t Hà Nam. Ch Linh cho biết như nhiu người đng cnh ng ch đã gp bên Saudi Arabia, h chiếu ca ch b tch thu ngay khi ti Riyadh.

Chị Linh, 30 tui, k li vi Al-Jazeera rằng ch được ha mc lương 388 USD /tháng, và mi đu rt mng bi vì già đình nghèo, và mc lương tháng đó cao hơn thu nhp ca gia đình trong hai v mùa.

Chị phi làm vic 18 gi mt ngày, và như bà Đào, mi ngày ch được ăn mt ba. Khi ch Linh xin đổi ch, là mt quyn ca người lao đng da trên hp đng, thì b nhân viên ti công ty môi gii Vit Nam quát tháo và da nt.

Rốt cuc ch phi tuyt thc cho ti khi ch nhân đng ý tr ch li cho công ty môi gii Saudi Arabia.

Nhưng tht không may, bà chủ ca gia đình th nhì còn t hơn nhiu.

"Bà chủ gi vali ca tôi, ly h chiếu, không cho tôi dùng đin thoi và không cho tôi nu ăn ly. Tôi không có c băng v sinh đ dùng, tôi phi ra chân cho các ch nhân và đm bóp h. Có lúc, bà ch vt thc ăn còn tha, thay vì cho tôi ăn".

Ông Nguyễn Đình Hùng, Ch tch Liên đoàn Lao Đng Vit T do có tr s ti Úc, là t chc giúp lao đng Vit Nam ra nước ngoài làm vic b ngược đãi, nói tình cnh va nêu không ch xy ra cho nhng người giúp vic Saudi Arabia.

Ông Hùng nói :

"Trường hp này xảy ra nhiu nước khác nhau ch không riêng gì Saudi Arabia. Có nhiu trường hp ngược đãi là bi vì nhng người này là công nhân nghèo dưới quê, có người không biết ch, không rành v các hp đng. Hp đng mà h ký không phi là hp đng vi các chủ nhân, mà là do những người môi gii Vit Nam ký. Nhiu người không biết ni dung hp đng nói gì. Khi đến nơi thì ch nhân nói hp đng không có giá tr. Vì vy h đi là toàn b lưà gt. H sang bên đó vi hy vng có th được đi x tt và đem nhiu tiền về nuôi gia đình nhưng thc s ra hu hết nhng công nhân Vit Nam đi gp nhng hoàn cnh b ngược đãi và b bóc lt rt là nhiu".

Có lẽ tình cnh người lao đng Vit Nam Saudi Arabia còn khó khăn hơn nhng nước khác vì lut kafala ca Saudi Arabia cm người giúp vic đi vic và ri Saudi Arabia nếu không được phép ca ch nhân. Đây là mt quy đnh nhm trói chân các nn nhân phi tiếp tc làm vic vi ch, dù b ngược đãi.

Nhiều người lâm vào tình trng tuyt vng ti mc h thà b cnh sát bt gi và trục xut v nước, ch không còn chu đng được cnh b bóc lt và ngược đãi như thế.

Tờ Asia Times dn li bà Nguyen Thi May Thuy thuc Văn Phòng Lao đng nước ngoài Vit Nam, nói rng môi trường làm vic đi vi nhng người giúp vic nhà hn chế nhng s tiếp xúc vi thế gii bên ngoài và vì thế, các nn nhân b ngược đãi rt khó có th thu thp chng c đ chng minh là qu tht, h đã b ngược đãi.

Một s hiếm hoi may mn thoát được k li nhng điu kin sinh sng tương t như nhng nô l.

Trên trang Facebook riêng, chị Phm Th Đào chia s kinh nghim cay đắng ca mình. Ch nói :

"Tôi biết rng trong tư cách là nhng người giúp vic, chúng tôi phi làm quen vi nhng điu kin làm vic khó khăn. Chúng tôi không đòi hi nhiu. Xin đng b đói, đng đánh đp chúng tôi, cơm ngày 3 ba. Nếu đt được nhng điu đó, chúng tôi đã không phi kêu cu".

Bà Bảo Khánh, Trưởng đài Vietnam Sydney Radio Úc, nói người Vit khp nơi phi lên tiếng đ giúp đng hương trong nước tránh b la gt.

"Mọi người cn phi lên tiếng v vn đ này. Nếu chúng ta không lên tiếng thì người lao đng Vit Nam s b gt đ mà ly tin, b d d đ đưa đi lao đng nhưng thc ra ch giúp nhà cm quyn hoc các nhóm tham nhũng giàu thêm mà người dân thì kh thêm".

Saudi Arabia là mt trong nhng nước nhp khu người giúp vic ln nht thế gii.

Dựa trên các s liu ca B Lao đng Vit Nam thì hin nay có khong 20.000 lao đng người Vit Saudi Arabia , ước lượng trong s này có 7000 người được mướn làm 'ô-sin', phc v các gia đình rp. Hi năm 2014, Saudi và Vit Nam ký tha thun 5 năm, cho phép thêm nhiều công dân Vit Nam sang lao đng ti vương quc Saudi Arabia.

Hoài Hương

*****************

Bị cắt điện vì than phiền trên Facebook (BBC, 25/09/2018)

Ý kiến luật sư nói chính quyền 'lạm quyền nghiêm trọng' khi cắt điện của dân vì họ phàn nàn trên Facebook về giá cả và chất lượng dịch vụ.

vn5

Văn bản thông báo cắt điện của hộp tác xã Điện Thành Tâm với lý do người dân viết chỉ trích lên Facebook

Hàng chục hộ dân tại Hà Tĩnh mới đây bị cắt điện vì đã phàn nàn trên Facebook về dịch vụ cung cấp điện tại của hợp tác xã, theo truyền thông Việt Nam.

Theo tờ Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hoa, sống tại xóm Tân Hải, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, viết lên Facebook ngày 13/9 phàn nàn rằng tiền điện ba tháng của gia đình tăng bất thường.

Bà nói trước đây nhà bà chỉ xài hết 500 - 700 ngàn đồng tiền điện mỗi tháng. Nhưng từ tháng 6-8/2018, mỗi tháng bà phải đóng hơn một triệu đồng, mà lại không được nêu lý do.

Bà còn đăng ảnh chụp hóa đơn lên Facebook.

Chia sẻ của bà Hoa nhận được nhiều ý kiến đồng tình từ người dân cùng xã.

Nhưng chỉ hai ngày sau, bà Hoa bất ngờ nhận thông báo cắt điện từ Hợp tác xã Thành Tâm.

Bà Tâm cũng nói sau đó hợp tác xã cho người đến tháo đồng hồ đo số điện khi chưa được sự đồng ý của gia đình.

Cùng với bà Hoa còn có bà Nguyễn Thị Anh (thôn Xuân Nam) cùng một số hộ gia đình khác nhận được thông báo cắt điện của Hợp tác xã Thành Tâm vì đã bình luận về tiền điện trên Facebook, theo thông tin từ Đời Sống Pháp Luật.

Bà Anh phát biểu trên tờ Đời Sống Pháp Luật rằng người dân vùng biển như bà cần điện để đông lạnh hải sản. Chỉ mất điện một tiếng là hải sản hư hỏng.

Bà Anh cũng nói trước đây có gì bức xúc về dịch vụ điện của xã, ai cũng phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" vì bị hợp tác xã dọa cắt điện.

Cũng theo bà Anh, giá điện của Hợp tác xã Thành Tâm thu cao hơn giá niêm yết của Nhà nước.

Còn theo ông Nguyễn Thanh Tâm (SN 1956), Trưởng thôn Tân Hải nói trên trang Người đưa tin, có rất nhiều hộ khác có tiền điện ba tháng gần đây tăng vọt bất thường.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Dũng, Chủ nhiệm hộp tác xã Thành Tâm thừa nhận với truyền thông trong nước việc thông báo cắt điện 20 hộ dân.

Ông nói là do không nhận được phản ánh trực tiếp mà người dân lại viết lên Facebook nên ông cho tháo đồng hồ để mang đi thẩm định, xong sẽ lắp lại.

Văn bản của Hợp tác xã Điện Thành Tâm do ông Phó Giám đốc Trương Văn Hòa ký đăng trên Người đưa tin cũng cho hay cắt điện để chờ thẩm định đồng hồ và "ngừng cấp điện để đảm bảo khách quan, trung thực, cũng như danh dự trong kinh doanh".

Đây không phải lần đầu người dân gặp rắc rối với chính quyền do đăng ý kiến trên Facebook về những vấn đề họ bức xúc, đặc biệt sau khi Luật An ninh mạng được ban hành.

Mới cách đó một tuần, bà Lê Thị Mai ở Thanh Hóa bị công an địa phương mời lên làm việc sau khi đăng ý kiến lên Facebook về cuộc họp phụ huynh.

Bà Mai cho BBC biết một cán bộ công an nói với bà là họ 'phụ trách an ninh mạng' và 'làm theo luật'.

"Nhưng luật an ninh mạng còn chưa đi vào hiệu lực cơ mà !", bà Mai đặt câu hỏi trong cuộc phỏng vấn với BBC trước đó.

'Lạm quyền nghiêm trọng'

"Thông thường công ty điện làm hợp đồng cung cấp điện cho dân, nhưng ở các vùng quê, công ty điện thuê hợp tác xã làm việc với dân. Như vậy lại thêm một bước, thêm chi phí và gây nhiều phiền hà cho dân.

Điều này rất phổ biến ở các vùng quê Việt Nam", luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC từ Hà Nội hôm 23/9.

"Trong trường hợp ở Hà Tĩnh, việc cắt điện với lý do người dân than phiền trên Facebook là hành vi lạm quyền nghiêm trọng".

"Dù chỉ là quan hệ dân sự, nhưng trên thực tế, điện vẫn là mặt hàng độc quyền, không có giải pháp thay thế nêu người dân không hài lòng về chất lượng dịch vụ".

"Điều này chỉ được cải thiện nếu hai bên, từ khi làm hợp đồng, có thỏa thuận kỹ là khi nào thì cắt điện, khi cắt phải đền bù ra sao, v.v.".

"Tuy nhiên, về mặt quyền hạn, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền phản ánh, than phiền về dịch vụ họ sử dụng bằng nhiều hình thức"

"Không thể sử dụng sự độc quyền của mình để ngăn cản quyền cơ bản của con người là nói ý kiến của mình. Điều này hoàn toàn trái với quy định của pháp luật".

"Người dân trong trường hợp này hoàn toàn có quyền liệt kê các thiệt hại do bị cắt điện để buộc cơ quan có trách nhiệm phải bồi thường", luật sư Tuấn nói.

"Cần phổ biến kiến thức về luật an ninh mạng cho quan chức'

Theo luật sư Ngô Anh Tuấn, hai vụ điển hình gần đây là 'cắt điện' và 'mời lên phường' dù tình tiết khác nhau, nhưng đều liên quan đến việc người dân vì bày tỏ ý kiến trên Facebook mà gặp rắc rối với chính quyền.

Ông Tuấn cho rằng điều này cho thấy hiện Luật An ninh mạng đang chưa được hiểu đúng, và có nguy cơ bị áp dụng kiểu 'suy diễn' khi đã được chính thức có hiệu lực.

"Tôi cho rằng hiện rất nhiều người, trong đó có giới thực thi luật pháp, chưa hiểu đúng luật An ninh mạng".

"Dù mới thông qua thôi nhưng những trường hợp xảy ra vừa qua cho thấy việc chính quyền cấp huyện, xã đang áp dụng luật này một cách bừa bãi".

"Việc phổ biến kiến thức luật cho người thực thi luật pháp là rất cần thiết và cần tiến hành ngay".

"Ngoài ra, cần đưa ra những quyết định để giới hạn quyền của các cơ quan chức năng địa phương trong việc thực thi luật an ninh mạng nhằm ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong thi hành luật", luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC từ Hà Nội.

Published in Việt Nam

Nông dân miền Trung điêu đứng (RFA, 21/05/2018)

Đầu năm 2018, giá rau củ quả rớt thê thảm, tiếp theo, những tháng giữa năm, giá heo rớt thê thảm, giá dưa hấu rớt thê thảm, giá ớt rớt thê thảm. "Rớt thê thảm" như một khái niệm gắn liền với nhà nông miền Trung nói riêng và nhà nông Việt Nam nói chung. Có thể nói rằng chưa có năm nào nhà nông Việt Nam lại cõng cái cục nạn "rớt thê thảm" nặng nề như năm nay.

vn1

Giá ớt rớt thê thảm khiến người nông dân miền Trung điêu đứng - RFA

Từ rau củ quả đến dưa hấu

Một nông dân tên Việt, ở ngoại ô Hà Nội, chia sẻ : "Nhiều sản phẩm làm ra mà không có chỗ bao tiêu thì vất vả đấy ! Thành phố cũng có hỗ trợ cho nông dân đấy nhưng chỉ mang tính hỗ trợ để êm chuyện thôi. Vì không có chính sách tiêu thụ hợp lý, không có thị trường nên nông sản phải chết. Chuyện hỗ trợ chỉ là làm cho dân người ta bớt nói nhiều thôi"...

Ông Việt tỏ ra thất vọng với mọi chính sách hỗ trợ của nhà nước. Bởi theo ông, các chính sách hỗ trợ của nhà nước đóng vai trò truyền dịch nhiều hơn là tạo môi trường sức khỏe. Nghĩa là khi nông dân không còn đường ra cho nông sản, mọi chuyện rơi vào tình trạng bế tắc, thì nhà nước kêu gọi hỗ trợ nông dân bằng nhiều cách, trong đó có cả kêu gọi thị trường Trung Quốc mở cửa cho nông sản Việt Nam. Cách làm này chẳng khác gì truyền dịch để cứu bệnh nhân thoát chết.

Nhưng cái mà người nông dân cần nhất là môi trường làm việc và đầu ra của sản phẩm, nói nôm na là thị trường nông sản ổn định. Bởi thị trường nông sản ổn định đối với nhà nông cũng giống như môi trường tốt để phát triển và duy trì sức khỏe của con người. Người ta không thể sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại cho đến bệnh để được truyền dịch. Đầu ra của nông sản không có, thị trường nông sản bấp bênh và đối tác thu mua nông sản mờ ám là một môi trường xấu và độc hại trong sản xuất nông nghiệp.

Cứ lẩn quẩn trong điều kiện thị trường đó cho đến lúc ngã quị để được truyền dịch từ phát động/kêu gọi của chính phủ thì cơ thể nông nghiệp Việt Nam sẽ càng ngày càng xuống cấp, trì trệ, mệt mỏi…

Ông Nguyễn Á, nông dân trồng ớt và dưa hấu ở Quảng Ngãi, chia sẻ : "Dưa năm ngoái khá hơn, năm ngoái tám, chín ngàn mỗi ký thì năm nay chỉ còn một ngàn, một ngàn rưỡi trên mỗi ký thôi. Năm ngoái thương lái Trung Quốc còn mua chút ít, năm nay thương lái bỏ hết nên chắc là dân Quảng Ngãi chúng tôi khổ lắm"...

Ông Á cho biết thêm là từ đầu năm 2018 đến nay, dường như nhà nông Quảng Ngãi chưa có vụ nào là không đụng thương lái Trung Quốc chơi khăm. Khác với nhiều năm trước là nông dân trồng các loại giống theo đơn đặt hàng của thương lái Trung Quốc, năm nay, nông dân trồng cây giống theo đơn đặt hàng của thương lái Việt Nam và loại bỏ yếu tố Trung Quốc ra khỏi sản xuất nông nghiệp.

Những tưởng như vậy sẽ tốt hơn, đến khi cuối vụ mới thấy mối nguy càng cao hơn trước. Bởi vì nông dân trồng theo thương lái Việt nhưng thương lái Việt lại chọn nhà buôn Trung Quốc làm đối tác. Cuối cùng, cái lệnh chọn giống cao nhất đến với người nông dân Việt lại nằm trong tay thương lái Trung Quốc. Và thị trường, đầu ra lớn nhất cho nông sản Việt vẫn là Trung Quốc.

Một khi Trung Quốc không nhập nông sản Việt Nam, thương lái Việt Nam sẽ rơi vào ế ẩm, không có lối thoát và kéo theo hậu quả cho nông nghiệp Việt Nam. Dưa hấu rớt xuống còn 1.500 đồng mỗi ký lô, ớt chìa vôi rớt xuống còn 2.500 đồng mỗi ký lô và cũng không tiêu thụ được hàng… Đó là tình trạng chung hiện nay của nông sản Việt Nam.

Với mức giá 1.500 đồng mỗi ký dưa và 2.500 đồng mỗi ký ớt thì nông dân Việt Nam không có đường sống, nhìn đâu cũng thấy cửa tử. Thua lỗ từ phân bón, giống cây, điện tưới tiêu, công lao động cho đến tiền thuê đất để canh tác… Nhiều nông dân phải bán bò, bán trâu để trả nợ cho vườn ớt, bãi dưa.

Ớt, nỗi ám ảnh của nông dân miền Trung

Ông Lê Cả, nông dân ở Quảng Nam, chia sẻ : "Cái công đầu tư cho một sào ớt thì không thể tính được, nhiều công lắm, còn giá phân thì đắt đỏ. Ớt nếu như giá năm ngàn đồng, sáu ngàn đồng mỗi ký lô thì dân còn lãi được chút đỉnh chứ giá có hai ngàn rưỡi, ba ngàn thì nông dân chỉ có nước bán bò để bù lỗ thôi chứ không còn nước cứu nữa rồi !".

Ông Cả cho biết thêm là tình hình thị trường ớt rớt giá một cách thê thảm đang làm cho người nông dân điêu đứng. Riêng với gia đình ông, con số thiệt hại có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Bởi từ đầu năm 2018, ông đã thuê hàng chục hecta đất màu để trồng ớt, và số tiền đầu tư cho hàng chục hecta ớt này lên đến 120 triệu đồng. Nhưng đến vụ thu hoạch, ớt chín trên đồng mà thương lái không đến mua, rồi thêm phần giá ớt vớt vát với 2.500 đồng trên mỗi ký lô do thương lái Việt Nam mua cầm chừng như vậy thì người nông dân sẽ thua lỗ thấp nhất là 1,5 ngàn đồng trên mỗi ký lô ớt.

Bởi vì theo thống kê sơ bộ của ông Cả, mỗi ký lô ớt phải đạt giá trung bình 4.000 đồng thì người nông dân mới huề vốn, nếu mỗi ký ớt cao hơn 4.000 đồng thì người nông dân có lãi chút đỉnh. Có những năm trước đây, giá ớt tăng lên 20.000 đồng mỗi ký lô, người nông dân bội thu. Nhưng đó là câu chuyện xưa cũ của nhà nông Việt Nam. Hiện tại, người nhà nông đã trải qua liên tục ba năm thất thu và cầm cự trên cánh đồng của mình như đang chống chọi với cái chết trên giường bệnh.

Đến bao giờ nông sản Việt Nam thôi rên xiết vì gia nông sản rớt thê thảm ? Đến bao giờ thị trường nông sản Việt nam thôi điêu đứng vì yêu tố Trung Quốc ? Đến bao giờ các cánh đồng Việt Nam trở lại thời trong lành, hiền hòa và thân thiện ? Tất cả những câu hỏi đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam đều có thể đi vào bế tắc một khi tình hình thị trường nông sản Việt Nam ngày càng xấu đi và hơn hết là cánh cửa ra ngoài của nông sản Việt Nam ngày càng bó hẹp trong tầm nhìn Trung Quốc. Hơn bao giờ hết, nông nghiệp Việt Nam cần được sống một cách trọn vẹn và lành mạnh !

Nhóm phóng viên

*******************

Việt Nam tăng xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nga trong năm nay (RFA, 21/05/2018)

Kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng mực ống và bạch tuộc của Việt Nam sang Nga tăng mạnh trong ba tháng đầu năm nay.

vn2

Hình minh họa. Công nhân ở xưởng cá thuộc công ty Faquimex, tỉnh Bến Tre hôm 18/4/2008. AP

Mạng VietnamNews loan tin vào ngày 21 tháng 5 nêu rõ giá trị xuất khẩu hai mặt hàng vừa nêu đạt 1 triệu đô la Mỹ trong ba tháng đầu năm, tăng gần đến 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

VietnamNews dẫn nguồn Hiệp Hội Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam VASEP cho biết Nga là một trong 9 thị trường nhập khẩu lớn nhất về mực ống và bạch tuộc của Việt Nam. Riêng sản phẩm bạch tuộc cả tươi sống, đông lạnh hay ướp muối mà Việt Nam xuất sang Nga chiếm đến 90% tổng lượng bán ra nước ngoài của Việt Nam.

Tin cũng nói Việt Nam tăng cường xuất khẩu hai mặt hàng mực ống và bạch tuộc sang Nga để giành lại thị phần trước những đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Peru, Belarus, Thái Lan…

********************

Cá chết hằng loạt trên sông La Ngà chưa rõ nguyên nhân (RFA, 21/05/2018)

Hàng trăm tấn cá chết nổi trắng khu vực sông La Ngà huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai đang được cơ quan chức năng tìm hiểu nguyên nhân.

vn3

Thu dọn cá chết tại Hồ Tây, Hà Nội hôm 3/10/2016. AFP

Theo người dân ở đây, đêm 20/5, gần 300 tấn cá của các hộ dân nuôi bè có biểu hiện lờ đờ, đớp bọt khí, bơi nổi đầu lên mặt nước rồi chết ồ ạt, người dân không kịp trở tay. Đến sáng 21/5, hàng chục bè cá chết gần hết. Có hộ thiệt hại hàng chục tấn cá. Cá đến thời kỳ thu hoạch chiếm 70% nên thiệt hại rất nặng.

Hiện người dân tiếp tục gom xác cá bán cho thương lái đem về ủ phân với giá được nói là rẻ mạt, từ 2.000 đồng đến 8.000 đồng/kg. Mục đích để vớt vát tài sản cũng như tránh ô nhiễm môi trường. Người dân trong khu vực thì mua cá về làm thức ăn cho gia súc.

Làng bè sông La Ngà kéo dài khoảng 1km ở vùng hạ lưu và có khoảng 500 lồng bè nuôi cá Lăng, cá Diêu Hồng, cá Chép.

Thảm họa cá chết hàng loạt lớn nhất tại Việt Nam cho đến nay xảy ra vào tháng 4 năm 2016 tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Nguyên nhân là do của Công ty Formosa Hà Tĩnh xả chất thải chứa độc tố trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

Lâu nay cũng có những vụ cá chết hằng loạt được báo chí loan tin ; nguyên nhân chủ yếu do hóa chất từ các nhà máy thải ra nguồn nước.

******************

Quảng Nam : Người dân ở khối phố Quảng Lăng 2 trước giờ cưỡng chế… ! (CaliToday, 21/05/2018)

Vậy là sau khoảng thời gian mấy năm đấu tranh để yêu cầu chính quyền thực hiện việc đền bù giá đất đai đúng luật thì nay một số hộ dân ở tuyến đường 607, đoạn khối phố Quảng Lăng 2, P. Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đối diện với lệnh cưỡng chế đến từ chính quyền thị xã . Tình hình hiện tại được người dân cho biết là khá căng thẳng…

vn4

Không chấp nhận giá đền bù quá nhiều thua thiệt, người dân ở tuyến đường 607 nhiều lần lăn ống betong để chặn xe (ảnh Lan Anh- báo Tai nguyen moi truong)

Tại bài báo có tiêu đề "Quảng Nam : Người dân ở huyện Điện Bàn chặn đường vì ô nhiễm môi trường" được Cali Today đăng vào ngày 7/12/2017, phản ánh vụ việc một đoạn đường dài khoảng mấy trăm mét (m) nhưng việc thi công kéo dài mấy năm liền vẫn chưa xong khiến cuộc sống của các hộ dân ở hai bên tuyến đường 607, đoạn khối phố Quảng Lăng 2, P.Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam phải gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và tai nạn giao thông. Chính quyền thị xã Điện Bàn cho rằng việc thi công mở rộng đoạn đường này kéo dài là vì người dân không chịu giao đất để nhà thầu thực hiện dự án. Trong khi đó, theo tìm hiểu ban đầu của Cali Today có khoảng 140 hộ dân không đồng tình giao đất nhưng nay theo thông tin từ chính quyền thị xã Điện Bàn thì còn khoảng mười mấy hộ. Từ đầu chí cuối sở dĩ các hộ dân không giao đất vì cho rằng chính quyền các cấp ở Điện Bàn đã áp dụng giá đền bù không đúng luật, gây thiệt thòi cho các hộ dân này quá lớn.

Sau khi Cali Today phản ánh vụ việc cho dư luận khắp nơi được biết thì khoảng mấy tháng nay người viết nhận thấy vụ việc có vẻ im lặng, báo đài Việt Nam cũng ít đề cập đến nên cứ nghĩ là giữa người dân và chính quyền thị xã Điện Bàn tìm được phương án giải quyết ổn thỏa vướng mắc. Bất ngờ, mấy ngày qua người viết được các hộ dân nằm trong dự án mở rộng tuyến đường 607 thông báo là chính quyền Điện Bàn đang chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế để lấy đất của dân để giao cho nhà thầu đặng tiếp tục thi công dự án.

Theo thông báo số : 244/TB-UBND ký ngày 17/05/2018, của Ủy ban thị xã Điện Bàn thông báo về việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông (bà) Võ Như Ái và bảo vệ thi công đối với 13 hộ ảnh hưởng dự án Nâng cấp và mở rộng tuyến đường ĐT 607-giai đoạn 3 (km14+000-km14+565), đoạn qua phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn. Thông báo cho biết, việc tiến hành cưỡng chế, lấy đất được chính quyền thị xã Điện Bàn tiến hành vào lúc 8 giờ ngày 22/5/2018.

Báo Quảng Nam cho biết hộ ông Võ Như Ái (có tổng diện tích đất 1.290m2, trong đó 646m2 bị ảnh hưởng bởi dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường 607 đoạn qua phường Điện Nam Trung và 76,6m2 bởi dự án khu công viên cây xanh. Ngoài ra, loa phát thanh của thị xã còn thông tin đại khái có nội dụng nói ông Ái có hành vi chống đối trong khi ông Ái cho biết không những bản thân không chống đối mà còn ủng hộ việc mở rộng đường nhưng chỉ yêu cầu chính quyền làm đúng theo pháp luật, giảm bớt thua thiệt cho gia đình ông.

Như Cali Today phản ánh vụ việc trước đây, Dự án mở rộng tuyến đường 607 do Ban Quản lý các Dự án công trình giao thông Quảng Nam làm chủ đầu tư ; đơn vị chịu trách nhiệm thi công là Công ty 545 bắt đầu triển khai từ năm 2014, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 09/2017. Tuy nhiên, hiện đã bước sang gần nữa năm 2018, dự án mở rộng tuyến đường 607 vẫn thi công chưa biết khi nào hoàn thành. Sự chậm trễ này kéo theo hệ lụy là người dân sinh sống hai bên đường chủ yếu đoạn thuộc khối Quảng Lăng 2 phải hít thở bầu không khí đầy bụi bặm, tiếng ồn của xe cộ, tai nạn giao thông và bệnh tật… Người dân đã nhiều lần phản ứng bằng cách lăn ống betong ngăn chặn lưu thông.

Theo người dân ở khối phố Quảng Lăng 2, chính quyền các cấp ở thị xã Điện Bàn và nhà đầu tư đã áp giá đền bù không đúng luật. Cụ thể thời gian nhà đầu tư bắt đầu lấy đất của dân tại khu vực này để làm dự án rơi vào thời điểm luật Đất đai 2013 đã được thông qua và có hiệu lực, thay vì áp dụng giá đền bù cho các hộ dân theo luật mới 2013 thì nhà đầu tư và chính quyền thị xã Điện Bàn lại áp dụng luật Đất đai 2003, điều này khiến người dân có đất nằm trong dự án thấy bị thua thiệt, mỗi m2 đất được bền bù khoảng mấy trăm ngàn trong khi giá thực mà người dân cho biết là tầm 3.000.000đ/m2. Vì lẽ này mà các hộ dân chủ yếu là ở khối phố Quảng Lăng 2 không chấp nhận giao đất cho nhà đầu tư để giải phóng mặt bằng. Chính quyền các cấp ở thị xã Điện Bàn đã nhiều lần đưa phương án nâng giá đền bù thậm chí lên mức 1,7 lần nhưng các hộ dân vẫn không đồng ý vì thấy giá ấy vẫn còn quá thấp, còn quá nhiều thua thiệt và hiện tại đang phải đối diện với biện pháp cưỡng chế do chính quyền áp dụng. Một số hộ dân đã cho Cali Today biết là tình hình hiện tại được số người dân cho biết là khá căng thẳng, không gian khá nặng nề và đang tiến dần đến giờ "G".

Thiên Hà

*************************

Kiến nghị giảm 120 năm thu phí với 40 dự án BOT (RFA, 21/025/2018)

Vừa có thêm 40 dự án BOT bị kiểm toán nhà nước kiến nghị giảm 120 năm thu phí. Trước đó đã có kiến nghị giảm hơn 107 năm thu phí đối với 27 dự án khác.

vn5

Hình ảnh các tài xế "đóng chốt" ở BOT Cai Lậy đêm 4 tháng 12, 2017. Ảnh : Trần Tiến gửi RFA

Tin trong nước cho biết như trên vào ngày thứ Hai 21/5/2018.

Theo báo cáo kết luận của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thì vị trí đặt một số trạm thu phí chưa phù hợp, 31/87 trạm không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm là 70 km.

Từ năm 2002 đến nay, Bộ Giao thông và vận tải kêu gọi các nhà đầu tư triển khai thực hiện 75 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó có 68 dự án BOT- Xây dựng- Vận hành- Chuyển giao.

Ngày 20/5/2018 vừa qua, Báo Vietnamnet trích lời của Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải, Nguyễn Nhật, cho biết có khả năng trạm thu phí BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang sẽ thu phí trở lại trong tháng 6 tới.

BOT Cai Lậy là nơi đã xảy ra nhiều cuộc phản đối gay gắt giữa lái xe và chủ đầu tư hồi tháng 8 và cuối tháng 11 năm ngoái gây ách tắc giao thông nhiều ngày liền. Các cuộc biểu tình phản đối của các lái xe với chủ đầu tư cũng kéo dài nhiều tuần lễ với lý do do các tài xế đưa ra là trạm thu phí đặt không đúng nơi quy định.

Published in Việt Nam