Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ca sĩ Mỹ Linh bị ‘ném đá’ vì bảo vệ dự án nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm (VOA, 10/10/2018)

Ngôi sao nhạc pop hàng đu Vit Nam, ca sĩ M Linh, đang b dư lun mng xã hi công kích d di vì chia s quan đim bo v d án xây dng nhà hát giao hưởng trị giá hơn 1.500 t đng (khong 65 triu đôla) Khu đô th mi Th Thiêm.

nang1

Ca sĩ Mỹ Linh.

Trong lúc một s người đ ngh mi "diva" này v "ăn vi dân oan mt thi gian cho sáng mt", thì các nn nhân mt đt khu vc Th Thiêm nói vi VOA rng h mun gp trc tiếp ca sĩ Mỹ Linh đ hi rõ lý do vì sao cô ng h cho vic xây dng nhà hát "trên xác người" này.

"Cô ca sĩ Mỹ Linh đang ch nào ? Tôi cn gp cô đó. Lý do gì mà c ng h nhà hát đó trong khi tài sn ca nhân dân chúng tôi b cướp hết ? Người dân chúng tôi phải sng kh s, lm than, đói khát. Tài sn ca dân thì không tr, mà chính quyn li ct nhà hát giao hưởng 1.500 t trên phn đt ca dân chúng tôi, ct nhà hát giao hưởng trên xác người, trên m hôi nước mt ca nhân dân", bà Trương Th Yến, mt đi din ca nhóm dân oan Trường Thnh-Th Thiêm, bc xúc nói vi VOA.

Trong ảnh chp màn hình bài viết đang lan truyn nhanh chóng trên mng xã hi ca Facebooker Linh M Đ (ca sĩ M Linh) có đon viết : "Ngày xưa nhà mình thiếu đói quanh năm, go ăn đong tng bữa mà đến kỳ lương m vn mua hoa v cm, l hoa bé gin d thôi mà nó ngi lên. C góc nhà hy vng, Tết thiếu miếng tht nhưng ch thiếu cành đào đón xuân, tt thy ch vì yêu cái đp thôi. Ai dám phán xét người nghèo không có cái quyn yêu cái đp ?".

Bài viết sau đó tiếp tc chia s câu chuyn ca mt người khác k v vic mt nhóm nhà giàu, là ch các báo đa phương M, đi tham quan các tnh nghèo b nh hưởng chiến tranh Vit Nam. Trong nhóm này, có mt người thay vì tng tp v, bút, bánh quy, qun áo… thì lại tng nhng l nước hoa bé tí "xa x" cho nhng đa tr nghèo.

Cuối câu chuyn, người viết nói rng "Các bn phn đi xây nhà hát Th Thiêm, mình tôn trng. Nhưng đng phn đi vì lý do "dân không cn ba lê và nhc giao hưởng""… Ai cho các bn quyền phán xét đó. Rt có th nước mình bây gi nhiu s vô cm, thô l, vì ngày xưa có nhng nhà cách mng vô sn đã nghĩ đúng như vy : Dân ch cn cày cuc không cn ba th tư sn như ca hát múa may !"

nang2

Khu đô thị mi Th Thiêm trong tương lai.

Bài viết trên Facebook Linh M Đ đã được rút khi chế đ công khai cho mi người xem, nhưng nhng tm nh chp màn hình đã được chia s khp nơi. Không ít nhà báo, gii trí thc t ra bc xúc và đòi khơi li v ca sĩ này đã xây bit th khu rng cm Sócn, Hà Ni, trước đây. Facebooker An Nguyen đ ngh "cưỡng chế" bit th xây dng trái phép này đ ca sĩ M Linh "hết múa mép !"

Bà Bích Phượng, mt cư dân Hà Ni, nói vi VOA rng bài viết cho thy quan đim "ngh thut v nhân sinh" ca ca sĩ hàng đu này quá kém.

Bà nói : "Cô ta cho rằng bt c ai, dù nghèo, cũng có quyn được hưởng nhng cái tinh túy ca ngh thut. Nhưng cô không hiu rng khi bng đói, rét, không có nhà thì còn tâm trng đâu đ thưởng thc ngh thut".

Bà Phượng nói thêm rng ngh thuật ca nhng người nghèo có chăng ch là ngh thut dân gian, ngh thut đường ph, "ch không phi th ngh thut cao siêu mà bn thân nhng người trí thc thành ph cũng chưa chc cm nhn được".

"Tôi tin chắc rng ngay c các quan chc ca chính quyn này cũng không đ trình đ đ thưởng thc nhc giao hưởng", bà Phượng nói.

VOA đã liên lạc vi ca sĩ M Linh đ tìm hiu thêm v quan đim ca cô nhưng chưa nhn được tr li.

nang3

Người dân Th Thiêm kêu gào đòi gp quan chc chính quyn sau hàng chc năm đi khiếu kin.

Những sai phm nghiêm trng trong vic quy hoch đt cho Khu đô th mi Th Thiêm đã đy hàng trăm người dân nơi đây lâm vào cnh màn tri chiếu đt sut gn 20 năm qua. Trong lúc sai phm còn chưa được gii quyết, UBND Thành phố Hồ Chí Minh li đ xut ý tưởng xây nhà hát trị giá 1.508 t đng và cho rng công trình này là đ "đáp ng và nâng cao trình đ thưởng thc" ca hơn 10 triu dân.

Các quan chức thành ph còn nhn mnh đây là mt nhu cu "cn thiết và cp bách", "mang tính biu tượng ca thành ph", theo Soha.

Sau khi công bố công khai trên báo chí vào ngày 9/10, d án nhà hát giao hưởng đã b người dân phn đi mnh m. Bên cnh nhng ý kiến ch trích s "vô cm" ca các quan chc, nhiu người đ ngh chính quyn hãy s dng tin đ xây bnh vin, trường hc, chng ngập lt hay xây dng nhng công trình dân sinh đang rt thiếu thn ti thành ph đông dân.

Bản thân nhng nn nhân mt đt Th Thiêm nói rng chính quyn trước tiên hãy bi thường công bng nhng phn đt đã ly ca dân, ri sau đó "mun xây gì thì xây".

"Trước mt, h không có quyn làm như vy. Chúng tôi s đi kin h na", bà Lê Th The, mt người m có con trai đã chết vì tht c sau khi ngôi nhà bà b cưỡng chế, nói vi VOA.

Người ph n 75 tui này t ra nghi ng "có âm mưu v tài chính" trong dự án xây dựng nhà hát nghìn t trên mnh đt thm đm m hôi, nước mt và c máu ca người dân.

https://youtu.be/o7uThBAjo2I

*********************

Yên Bái : Bức xúc vì xô xát núi Nà Kèn ? (BBC, 10/10/2018)

Đến ngày 9/10, một số người dân nói họ không dám lên tiếng về vụ việc, nhưng hàng ngày, một tốp người vẫn cứ lên núi, túc trực để canh giữ.

nang4

Vụ việc tại Nà Kèn được chính người dân đăng tải trên mạng xã hội Facebook, gây ra phản ứng từ chính quyền

"Nếu mà thấy người của nhân viên R.K là dân sẽ hô hoán báo cho nhau lại kéo lên núi", một người dân ở Yên Bái xin giấu tên nói cho BBC biết.

Gần đây nhất, hôm 3/10, một số người dân Nà Kèn lại bày tỏ bức xúc vì một công văn của chính quyền yêu cầu công an "tổng hợp các chia sẻ, bình luận tiêu cực liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản tại khu vực trên mạng xã hội…".

Viết trên Facebook, một người dân Yên Bái viết :

"Nói lấy dân làm gốc mà lời nói của dân có ai nghe, giờ dân bức xúc thì bảo cấm không cho bình luận chia sẻ trên mạng vậy công bằng ở đâu ?"

Theo tờ Người Lao Động (01/10), đến chiều 30/09, vẫn có hàng trăm người dân vẫn "túc trực tại các lều lán trên núi đá Nà Kèn để ngăn cản doanh nghiệp khai thác đá", từ vụ việc hôm 2709.

Sự việc xảy ra khi Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam tổ chức thăm dò khai thác đá ở Nà Kèn, gây ra phản đối của dân địa phương, theo tờ báo.

Phản đối trở thành xô xát giữa dân và nhóm vệ sĩ do công ty R.K. thuê.

Người dân phản đối vì cho rằng họ sống dựa vào nguồn nước trong lòng núi để sinh hoạt và tưới tiêu, và công tác thăm dò, xúc rửa máy làm dầu loang gây ô nhiễm nguồn nước, làm cá và vịt của dân bị chết.

Bắt đầu năm 2014, công tác này bị tạm ngưng.

Nhưng đến năm 2016 : Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn cấp giấy phép cho R.K. thăm dò khai khác mỏ đá hoa trắng tại núi Nà Kèn, với thời hạn đến 2020.

Tháng 9/2018 : Yên Bái vẫn đồng ý cho thăm dò, vụ việc trở nên bạo lực hơn.

Ngày 30/9/2018 : Yên Bái ra công văn "Tạm dừng công tác khảo sát phục vụ thăm dò khoáng sản".

Tỉnh cũng giao cho huyện Lục Yên lấy ý kiến dân, báo cáo lại trước ngày 05/10.

"Nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu của xã Lâm Thượng không phải từ núi Nà Kèn, mà từ một con suối khác cung cấp", theo chủ tịch UBND huyện Lục Yên, ông Bùi Văn Thịnh nói với báo Nông Nghiệp Việt Nam.

nang5

Đã xảy ra va chạm giữa nhóm vệ sĩ do công ty R.K thuê, được trang bị dùi cui điện và gậy gộc với người dân địa phương ở Nà Kèn

"Đối với việc một người dân xã Lâm Thượng đang bị công an huyện tạm giữ, tôi đã chỉ đạo lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, xác minh. Việc xô xát giữa vệ sĩ Cty Đông Á, được Công ty R.K thuê, cũng sẽ được điều tra làm rõ, xử lý triệt để",

"Huyện kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, nhưng không chấp nhận bất cứ hành vi nào hành xử theo kiểu luật rừng", ông Thịnh nói.

Về việc thăm dò, UBND tỉnh trước đó cũng nói rằng doanh nghiệp mới chỉ thăm dò và nếu có thể thì hai năm nữa mới quyết định cho khai thác hay không.

"Để có được giấy phép khai thác thì bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường, lúc đó sẽ có sự tham vấn, lấy ý kiến của người dân. Ngay từ bây giờ, công ty đã sẵn sàng cam kết bằng văn bản đáp ứng đủ nguồn nước đến khi được cấp giấy phép khai thác", ông Thịnh nói thêm.

Đầu tư lớn được quan tâm

R.K Việt Nam là có 100% vốn đầu tư của Tập đoàn R.K Marble Ấn Độ.

Theo công ty này, họ đã tạo việc làm cho hơn 600 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.

27/11/2017 : Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị Trần Quốc Vượng ghé thăm công ty.

1/08/2018 : Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiền, nguyên là Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Bí thư tỉnh đến thăm R.K.

Các dự án đầu tư lớn luôn được lãnh đạo Việt Nam quan tâm vì góp phần vào thúc đẩy nền kinh tế, tạo việc làm nhưng trong nhiều trường hợp lại vướng phải vấn đề tranh chấp đất và môi trường.

*******************

Năng lượng tái tạo thay vì điện than (RFA, 09/10/2018)

Nam An : Thưa Giáo sư, năm 2014, Giáo sư đã có dịp bình luận về kế hoạch 7 phát triển năng lượng và điện năng của Việt Nam (giai đoạn 2011- 2020 hướng đến 2030.) Nay xin Giáo sư cho biết quan điểm về kế hoạch 7 này đã được chính phủ sửa đổi và công bố ngày 18/3/2016 ra sao ?

nang6

Những người biểu tình tụ tập gần nhà chính phủ để phản đối việc xây dựng một nhà máy điện than ở Bangkok, Thái Lan vào hôm thứ Ba, ngày 20 tháng 2 năm 2018. AP

Nguyễn Khắc Nhẫn : Kế hoạch 7 sửa đổi về phát triển điện năng của Việt Nam tăng cường xây dựng các nhà máy điện chạy than. Dù giảm 5.3% vào năm 2020, sản lượng điện từ than vẫn chiếm tỉ lệ quá lớn (49,3% vào năm 2020, 55% vào năm 2025, và 53,2% năm 2030)

Mục tiêu của chính phủ về Năng lượng tái tạo vẫn quá khiêm tốn, nếu xét đến tiềm năng to lớn của đất nước về tài nguyên thiên nhiên.

Không kể thủy điện, tổng sản lượng gió, mặt trời và sinh khối chỉ chiếm

6,5% vào năm 2020, 6,9% năm 2025 và 10,7% năm 2030.

Trên các lưới truyền tải và phân phối, sự tổn hao còn lớn.

Hệ số đàn hồi (tỉ lệ giữa tăng trưởng của sự tiêu thụ điện và tăng trưởng PIB) giảm không đáng kể. Tiết kiệm năng lượng không vượt quá 10% tổng tiêu thụ và tỉ lệ tăng trưởng hằng năm về tiêu thụ điện còn quá cao (13% từ 2006 đến 2010 và 10% từ 2010 đến 2015). Tính trung bình, tỉ lệ này sẽ khoảng 8,2% trong suốt 20 năm tới.

Tổng công suất đặt năm 2016 xấp xỉ 40.000 MW (thủy điện : 17.022 MW, nhiệt than : 12.705 MW, khí : 7.684 MW, dầu : 1.154 MW, gió : 140 MW)

Từ 2016 đến 2030, công suất đặt cần thiết của Việt Nam sẽ vào khoảng 90.000 MW, tức là hơn gấp đôi con số hiện nay.

Nam An : Vậy Giáo sư có những đề xuất gì mới không ?

Nguyễn Khắc Nhẫn : Sau COP 21 tại Paris, phần lớn các nước trên thế giới từ bỏ dần việc xây dựng các nhà máy điện than, thay vào đó là phát triển năng lượng tái tạo. Việt Nam chọn con đường ngược lại, với lí do kinh tế. (Dư luận lên tiếng chỉ trích Trung quốc đã xuất khẩu máy móc cũ và than xấu trong lúc họ tiến hành việc đóng cửa hàng loạt nhà máy điện ô nhiễm).

Ưu tiên ngắn hạn mà không nghĩ đến tương lai có nguy cơ khiến đất nước phải trả giá đắt. Đó là chiến lược hết sức nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe người dân.

Lượng khí thải CO2 hiện nay của lĩnh vực điện đã chiếm một nửa lượng khí thải quốc gia. Nó sẽ còn tăng 3 đến 4 lần vào năm 2030. Trong giai đoạn quá độ chờ đợi năng lượng tái tạo, chính quyền nên khuyến khích xây dựng nhà máy điện chạy bằng khí đốt, ít ô nhiễm hơn nhiều so với nhà máy điện than (350g C02/kWh đối với khí, trong khi 950g CO2/kWh đối với than). Điều này thật đáng tiếc vì Điện lực Việt Nam có nhiều kinh nghiệm với tua-bin khí, vốn được thiết kế nhanh hơn.

Việt Nam cần theo đuổi gấp một chiến lược mới về năng lượng, dựa trên ba trụ cột chính : Năng lượng tái tạo, Tiết kiệm năng lượng, và Hiệu quả năng lượng.

A. Năng lượng tái tạo :

Ngay trước COP21, ngày 25/11/2015, Thủ tướng Việt Nam công bố một văn bản luật rất quan trọng, nêu rõ chiến lược phát triển Năng lượng tái tạo đến năm 2030, với tầm nhìn 2050. Tất cả mọi chủ đề đều được đề cập cụ thể (các mục tiêu được lượng hóa, công việc bắt buộc với các bộ, cơ quan hành chính, đại học, cao đẳng…).

Đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo, trong khuôn khổ của phát triển bền vững trước biến đổi khí hậu, sẽ cho phép đáp ứng nhiều mục tiêu dài hạn : đảm bảo an ninh năng lượng, giảm mạnh khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm không khí, giảm tỉ lệ thất nghiệp, và cũng không quên mục tiêu chính bảo vệ sức khỏe người dân.

Có thể khai thác với số lượng nhỏ, ở mức độ hộ gia đình, hay địa phương với các dự án của người dân, các nguồn thông lượng phù hợp với hệ thống phân tán, mà ở đó người tiêu thụ cũng là người sản xuất. Mỗi vùng, mỗi thành phố, mỗi địa phương có trách nhiệm tìm mọi cách để đạt được tự chủ năng lượng.

Sự giảm ấn tượng về chi phí sản xuất năng lượng tái tạo đến từ hiệu ứng số lượng lớn và đột phá về công nghệ (từ nghiên cứu – đổi mới).

Những tiến bộ khoa học kĩ thuật nhanh chóng và liên tục trong các phương pháp mới về lưu trữ năng lượng, cho phép giải quyết vấn đề gián đoạn, đồng thời đẩy mạnh công suất và vai trò quan trọng của năng lượng tái tạo.

Từ nay trở đi, cách thức sản xuất và tiêu thụ năng lượng phải được chuyển đổi.

Tất nhiên, đưa năng lượng tái tạo vào hệ thống điện sẽ làm cho việc quản lý mạng lưới thêm phức tạp, do đặc tính gián đoạn của nó. Nhờ công nghệ thông tin và truyền thông, lưới điện thông minh sẽ cho phép tối ưu toàn bộ các nút trong hệ thống điện, đồng thời cải thiện hiệu suất của các nhà máy điện và giảm tổn hao đường dây.

Ngày nay, giá thành mỗi kWh điện gió đất liền và pin mặt trời đã cạnh tranh được với các nhà máy điện chạy dầu, than, khí và ngay cả với nhà máy điện hạt nhân. (Điện gió ngoài khơi vẫn còn đắt nhưng tiềm năng ở Việt Nam đầy hứa hẹn).

Giá năng lượng tái tạo tiếp tục hạ thấp trong khi đó giá của các nguồn năng lượng khác tăng nhanh vì tài nguyên thiên nhiên khô cạn hoặc vì phải tăng cường mức an toàn ở các nhà máy điện hạt nhân.

B. Tiết kiệm năng lượng :

Sử dụng năng lượng một cách điều độ liên quan đến việc loại bỏ lãng phí ở tất cả các khâu trong hệ thống tổ chức của xã hội và trong hành vi của mỗi cá nhân. Điều độ không phải là hạn chế quá mức hay dè xẻn. Nó đơn giản là bắt buộc xây dựng tương lai của chúng ta trên nền tảng nhu cầu năng lượng không quá mức độ, kiểm soát tốt hơn, và cân bằng hơn.

Việt Nam còn có thể tiết kiệm nhiều hơn nữa. Chúng ta phải tiết kiệm điện mọi nơi (cơ quan hành chính, hộ gia đình, trung tâm thương mại, công nghiệp, giao thông, chung cư…).

Tùy theo quốc gia, có thể giảm tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu từ 2 đến 3 lần nhờ vào các kĩ thuật đã được chứng minh cụ thể.

Những kWh không tiêu thụ là tốt nhất.

C. Hiệu quả năng lượng :

Hiệu quả năng lượng liên quan đến việc làm giảm nhiều nhất có thể sự tổn hao so với tài nguyên sử dụng. Tiềm năng cải thiện trong công nghiệp, đời sống, giao thông và thiết bị là rất lớn.

Nâng cao hiệu suất của thiết bị và máy móc cho phép giảm mạnh tổn hao.

Cần khuyến khích cải thiện hiệu suất năng lượng trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, kinh tế, và hành chính.

Nam An : Muốn thành công, theo Giáo sư phải giải quyết những vấn đề gì ?

Nguyễn Khắc Nhẫn :Trong bài báo của tôi được công bố trên trang web của Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và Forum Diễn Đàn : Việt Nam có thể đạt 100% Năng lượng tái tạo năm 2050, tôi đã liệt kê một số đề xuất phần lớn được ghi trong danh sách sau đây :

Sự thành công phụ thuộc phần lớn vào quyết tâm chính trị của Chính phủ.

Thành lập Bộ Năng lượng tái tạo

Cần có sự quan tâm đặc biệt của chính phủ, các cơ quan hành chính, doanh nghiệp và người dân.

Thực hiện gấp các giải pháp

Dừng xây dựng các nhà máy điện than

Giảm tỉ lệ tăng trưởng hằng năm về tiêu thụ điện (mục tiêu ngắn hạn :

dưới 5 %)

Huy động toàn xã hội

Quảng bá rộng rãi, thông tin và truyền thông

Giáo dục ở các cấp tiểu học, trung học và đại học

Thay đổi hành vi, suy nghĩ

Tinh thần trách nhiệm chung

Giảm tác động của mỗi cá nhân đến môi trường

Thay đổi quan điểm tăng trưởng, bỏ những hạn chế của mô hình hiện tại

Quy hoạch đất đai một cách thông minh

Phát triển giao thông công cộng và chia sẻ, giao thông sạch, và xe đạp điện

Ưu tiên thiết bị và sản phẩm địa phương (tránh quãng đường xa)

Bỏ rào cản hành chính và pháp lý cứng rắn

Chính sách mua lại giá thấp, hỗ trợ thuế

Giá carbon

Ủng hộ đổi mới và sáng kiến ở địa phương

Triển khai các dự án thăm dò về "năng lượng dương"

Phát triển thành phố thông minh

Đầu tư vào các phương pháp lưu trữ năng lượng, đặc biệt là STEP (Trạm chuyển năng lượng bằng bơm)

Dừng xây dựng các đường dây truyền tải dài 500 kV

Phân tán, xây cất các nhà máy điện nhỏ, tự chủ năng lượng của các vùng

Chống lãng phí ở mọi cấp độ

Đưa ra chính sách, mục tiêu, đầu tư nhằm sử dụng năng lượng điều độ và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng

Chương trình kiểm định, chuẩn mới, và luật phù hợp

Phát triển điều hòa nhiệt độ sinh học (điều hòa nhiệt độ hiện nay tốn quá nhiều điện)

Tìm cách bổ sung cho khí đốt và điện

Vai trò lớn của rừng và nông nghiệp (giảm khí thải nhà kính, lưu trữ carbon)

Kinh tế vòng (tái chế và sản xuất vật dụng và thiết bị bền vững)

Nếu có thể thì nên sửa chữa, thu hồi, tái sử dụng, tái chế sản phẩm

Nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu (dầu, khí) chỉ dành cho các mục đích không liên quan đến năng lượng

An ninh lương thực và đa dạng sinh học :

Nam An : Khí thải CO2 của điện than có ảnh hưởng lớn đến hiện tượng thay đổi khí hậu và các lĩnh vực lương thực, đa dạng sinh hoc và sức khỏe như thế nào thưa Giáo sư ?

Nguyễn Khắc Nhẫn : Việt Nam là một trong những nước dễ bị ảnh hưởng nhất trước biến đổi khí hậu.

Việt Nam (xếp thứ 26) nằm trong nhóm các nước có rủi ro đặc biệt cao. Cũng như một số nước Châu Á khác, các nguy cơ chính là : nắng nóng, mưa lớn, bão mạnh và thường xuyên hơn, ngập nước và lụt, xâm nhập mặn, sạt lở đá, xói bờ biển, sạt lở đất, đất đai khô cạn, cháy và mất rừng, giảm tài nguyên nước và dự trữ nước ngọt, nước biển dâng cao, hiệu suất nông nghiệp giảm, tàn phá hệ động thực vật, đói, di dân, an ninh bị đe dọa, côn trùng di cư, bệnh mới, dị ứng, tỉ lệ chết tăng liên quan đến tiêu chảy, dịch tả lan rộng do nhiệt độ tăng…

Ở những vùng nguy hiểm, cần làm ngay các công việc sau : xem lại kế hoạch đô thị hóa và dự báo, nên xây dựng lại nhà cửa và cầu đường, bảo vệ các cơ sở, làm sạch nguồn nước, bảo vệ hồ, đê, đập (khoảng 1200). Không nên quên rằng nông nghiệp là nguồn sản xuất metan rất lớn (độc hại hơn 40 lần so với CO2). Gia súc ăn cỏ, đồng ruộng, rơm, sự lên men tự nhiên của rau cỏ thừa cũng tạo ra metan.

Với dân số tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi của Việt Nam thấp, do thiếu quyết tâm chính trị và tài chính.

Cần nhắc lại ở đây rằng ngày vượt ngưỡng của năm 2018 đã đến từ ngày 1/8. Đó là ngày nhân loại đã xài hết tổng tài nguyên mà trái đất có thể tạo ra trong một năm. Ngày này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo : cách chúng ta sử dụng tài nguyên (nguyên vật liệu, nước, năng lượng) không còn có thể chịu được nữa.

Từ nhiều năm, Việt Nam đã chịu đựng biết bao nhiêu ảnh hưởng tệ hại của biến đổi khí hậu (đường phố thành sông ngòi, hàng trăm tấn cá chết, cháy rừng, bão thường xuyên…).

Những tín hiệu cảnh báo đã xuất hiện khắp nơi, nhưng hành động lại chưa được tương xứng với những thách thức như vậy.

Theo doanh nhân người Mỹ hoạt động trong lĩnh vực môi trường Paul Hawken, chủ dự án Drawdown, trong số 100 giải pháp hiệu quả nhất đối với biến đổi khí hậu, có cả sự giảm lãng phí thực phẩm và giảm tiêu thụ thịt. Ta đã lãng phí quá mức. Trên thế giới, hằng năm khoảng 1600 tỉ tấn thực phẩm bị bỏ đi, chiếm 1/3 lượng thực phẩm được tạo ra. Lượng carbon liên quan đến số thực phẩm sản xuất ra nhưng không tiêu thụ ước tính là 3.3 Gt CO2, tức 1/3 lượng khí thải nhà kính của Trung Quốc.

Từ hơn 20 năm nay, theo Alain Gojon, giám đốc trung tâm nghiên cứu về hóa sinh và sinh lý học phân tử cây trồng (CNRS -INRA- Sup Agro, Université de Montpellier), chúng ta biết rằng CO2 làm giảm chất dinh dưỡng trong gạo.

Trong tạp chí Revue Nature Climate Change, 27/8/2018, hai nhà nghiên cứu người Mỹ của trường Đại học Harvard đã tuyên bố rằng sự gia tăng CO2 trong không khí sẽ dẫn đến một lượng lớn cây trồng bị thiếu protein, sắt, kẽm, gây hậu quả xấu đối với sức khỏe. Ảnh hưởng rộng lớn này tác động đến tất cả các loại cây trồng ở tất cả các quốc gia, đặc biệt các nước ở Nam Á và Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi. Việc trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Mekong ở Việt Nam bị tác động mạnh nhất, do sự thay đổi thất thường giữa ngập nước trong mùa mưa và xâm nhập mặn vào mùa khô. FAO (Tổ chức Lương nông của Liên Hiệp Quốc) vừa lên tiếng cảnh báo. Trong báo cáo ngày 11/9/2018, FAO cho rằng các hiện tượng khí hậu bất thường là nguyên nhân chính gây ra mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng trên thế giới. Sự mất mùa ngũ cốc ở Châu Á là một vấn đề nóng, liên quan đến carbon, cách dùng nước và đất trồng trọt. Nguyên do chính là sản lượng quá lớn và vai trò của trồng lúa, nguồn tạo ra metan lớn. Ở Châu Á, việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên vẫn tiếp tục : 60 % đồng cỏ bị thoái hóa, 25 % loài đặc trưng bị đe dọa, phần lớn sông ngòi bị ô nhiễm vì rác thải nhựa. Sự tăng nhiệt độ quá 1.5°C sẽ tàn phá đa dạng sinh học. Với tốc độ hiện nay, đến cuối thế kỉ, vùng đất tự nhiên với cây cỏ và động vật sẽ thoái hóa mạnh (hơn một nửa đối với 2/3 các loài côn trùng và cây cỏ, và hơn 40% đối với động vật có vú).

Sự suy giảm của đa dạng sinh học đe dọa cả trái đất. Ngày 19/03/2018, Ngân hàng thế giới cảnh báo những đợt di cư lớn do khí hậu. Từ đây đến 2050, ba vùng : Nam Á, Mỹ Latin và Châu Phi hạ Sahara, có 143 triệu dân di cư. Ngày 13/11/2017, tạp chí Bioscience đưa ra lời cảnh báo của 15.000 nhà khoa học của 184 quốc gia về trạng thái đáng báo động của trái đất, do sự suy thoái nghiêm trọng của môi trường dưới tác động của con người. Lời cảnh báo đầu tiên của 1.700 nhà nghiên cứu, trong đó có hàng chục nhân tài đạt giải Nobel, được đưa ra vào năm 1992, sau hội nghị thượng đỉnh về Trái đất tại Rio (Braxin). Lời cảnh báo như sau : loài người và thế giới tự nhiên đang trên đường va chạm nhau. Đáng tiếc là một phần tư thế kỉ sau, con đường đó vẫn không có gì thay đổi. Trong thời gian đó, khoảng một phần ba số động vật có vú, bò sát, lưỡng cư, cá và chim đã biến mất.

Tác hại về sức khỏe :

Đáng tiếc là trên các phương tiện truyền thông, ta thường nghe nói về biến đổi khí hậu mà gần như không nghe những tác hại về sức khỏe. Nhưng, đối với dân chúng, sức khỏe là vấn đề quan trọng nhất.

Dân chúng ở Việt Nam không nên quên rằng ô nhiễm không khí giết người hàng loạt. Theo bản tổng kết gần nhất, ngày 2/5/2018, của OMS (Tổ chức y tế thế giới), mỗi năm, 7 triệu người chết trên thế giới (đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ) do hít thở không khí chứa nhiều hạt bụi nhỏ. Con số này còn lớn hơn cả số nạn nhân cộng dồn từ tiểu đường (1,6 triệu), lao (1,4 triệu), tai nạn giao thông (1,3 triệu), và sida (1,1 triệu). Hằng ngày, 9 trên 10 người tiếp xúc với không khí ô nhiễm nặng. Sau đây là những con số kinh hoàng do Maria Neira, giám đốc sức khỏe cộng đồng và môi trường của OMS, công bố tháng 12/2017 : 36% chết vì ung thư phổi, 34% do AVC và 27% do nhồi máu cơ tim, liên quan đến ô nhiễm không khí. Ở Liên minh Châu Âu, người ta thống kê 400.000 người chết trẻ mỗi năm, với nguyên nhân đến từ 43 triệu ô tô diesel thải oxit ni-tơ quá mức cho phép.

Với những biện pháp mạnh, Trung Quốc muốn đưa chất lượng không khí thành ưu tiên hàng đầu và giải quyết tình trạng ô nhiễm. Theo Bắc Kinh, những biện pháp đầu tiên đã cho phép giảm 30% số bệnh nhân nhập viện. Đã từ nhiều năm, người Việt Nam ở những thành phố lớn, cũng như dân Trung Quốc, ra đường phải đeo mặt nạ, nhưng điều này cũng không bảo vệ được hoàn toàn.

Giới hạn hằng năm theo khuyến cáo của OMS là 10 µg (microgrammes)/m³ đối với các phân tử mịn PM2,5 (đường kính nhỏ hơn 2.5 micromètres). Những phân tử mịn không những đi vào đường hô hấp mà cả hệ thống tim mạch.

Nam An : Nếu Giáo sư còn lời cảnh báo gì quan trọng xin Giáo sư cho biết ?

Nguyễn Khắc Nhẫn :Việt Nam thuộc vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất nhì về biến đổi khí hậu.

Đất nước chúng ta có thể phát triển kinh tế mà không tàn phá môi trường bằng cách thực hiện chính sách sản xuất và tiêu thụ sạch hơn và không lãng phí.

Cần nhanh chóng thiết lập nền kinh tế ít carbon. Nếu chúng ta càng trì hoãn một giải pháp tổng thể thì ta càng khó khăn đối mặt với những hiểm họa, và thiệt hại càng lớn và rất khó quản lý.

Tất nhiên, đó là thách thức dài hạn. Nhưng xét đến tốc độ tăng khí thải nhà kính, chúng ta cần phải hành động ngay. Đừng quên rằng phần lớn khí thải này tồn tại rất lâu trong khí quyển. Một lượng CO2 thải ra tại một thời điểm nào đó thì phải cần 100 năm sau mới giảm đi một nửa !

Sự tích lũy khí thải nhà kính là vô cùng to lớn kể từ ít nhất là 800.000 năm qua. COP 21 dự kiến phải giảm sự tăng nhiệt độ bằng cách giới hạn ở mức dưới 2°C (hay 1,5°C) so với giai đoạn trước cách mạng công nghiệp, trong khi mức hiện nay đã gần 1°C. Nếu tiếp tục tốc độ, cái ngưỡng 1,5°C sẽ bị vượt qua trong khoảng giữa năm 2030 và 2052, và nhiệt độ có thể sẽ tăng 3,2°C, thậm chí là 5,5°C, vào cuối thế kỉ. Tuy nhiên, trong báo cáo đặc biệt trình bày vào ngày 8/10/2018 tại Hàn Quốc, GIEC hi vọng rằng vẫn còn có cơ hội để giới hạn sự tăng nhiệt độ ở mức 1,5°C. Nhưng để đạt được điều đó cần phải có những biến đổi hết sức mạnh mẽ chưa từng có trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Măc khác, cũng cần phải đạt được sự trung hòa (neutralité) carbone vào năm 2050, đó là điểm cân bằng giữa lượng khí thải nhà kính phát ra trên thế giới và khả năng trái đất thu hồi và lưu trữ CO2.

Theo Al Gore, đồng nhận giải Nobel hòa bình với GIEC* năm 2007, khí quyển như một cái cống lộ thiên bởi nó nhận mỗi ngày gần 100 triệu tấn khí thải ô nhiễm tức gần 41 tỉ tấn/năm (con số 2017). Ba phần tư khí thải độc hại là do các nguồn năng lượng hóa thạch : than, dầu, khí.

Các thảm họa gây nên bởi hiện tượng thời tiết bất thường trở nên thường xuyên hơn và kinh hoàng hơn.

Theo nhà khí hậu học Jean Jouzel, cựu phó Chủ tịch GIEC, giả thiết về vai trò của CO2 đối với hiệu ứng nhà kính được đưa ra từ năm 1824 dựa vào những tính toán lí thuyết của Jean Baptiste Joseph Fourier, nhà toán học nổi tiếng người Pháp và cựu Chủ tịch Đại học Grenoble. Nhiệt độ trái đất hiện nay cao hơn nhiệt độ của phần lớn thời gian trong 11 ngàn năm qua. Thách thức thực sự chính là khả năng thích nghi của chúng ta trước tốc độ thay đổi đáng sợ. Tại Pháp, dự kiến có thể sẽ đưa vào hiến pháp qui định bắt buộc về đấu tranh chống biến đổi khí hậu.

Ngày 19/9/2018, Kristalina Georgiera, giám đốc Ngân hàng thế giới, đã tuyên bố rằng chúng ta là thế hệ cuối cùng để có thể làm được điều gì đó chống biến đổi khí hậu. Theo bà, điều đó đưa đến đánh thuế việc thải khí nhà kính, tức là carbon. Ngày 19/12/2017, Trung Quốc đã chính thức đưa ra thị trường carbon ở phạm vi quốc gia.

Theo lý thuyết kinh tế, cần lựa chọn giải pháp ưu tiên của toàn xã hội, tức là toàn bộ người dân (mà ưu tiên mỗi người thường ngược nhau). Nhưng trong các vấn đề môi trường, rất khó có các ưu tiên mang tính tập thể. Cái giá của sự yên lặng là rất lớn. Một số ngưỡng, một khi đã bị vượt qua, sẽ tạo nên những tình huống nguy hiểm vì không thể đảo ngược. Nếu chính quyền Việt Nam chậm trễ trong việc tái định hướng mô hình kinh tế trước biến đổi khí hậu thì nay mai sẽ là quá trễ. Đầu tư vào một thế giới mới với giải thuật, thông minh nhân tạo, robot, công nghiệp 4.0 … là xu hướng thời thượng, nhưng ở Việt Nam, cũng như những nước có nguy cơ cao, trước mắt, cần bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân.

Nam An : Xin cảm ơn Giáo sư đã dành thời gian.

Published in Việt Nam