Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Những điểm mới khi xét xử ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh (GDVN, 08/01/2018)

Phiên tòa có tất cả 44 luật sư tham gia, trong đó có 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng và 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Đúng kế hoạch, ngày 8/1 Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tiến hành xét xử vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam vào sáng nay, 8/1/2018.

Ngoài 22 bị cáo, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội còn triệu tập 7 người có quyền và nghĩa vụ liên quan (là những người nộp tiền khắc phục hậu quả cho các bị cáo) và 31 người làm chứng.

dlt1

Ngày 8/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm (ảnh nguồn giaoduc.net.vn).

Có tất cả 44 luật sư tham gia phiên tòa, trong đó có 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng và 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Hội đồng xét xử phiên tòa gồm 5 người, chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân.

Đặc biệt, kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa này có đến 3 người trong đó có Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội là ông Đào Thịnh Cường.

Một điểm mới tại phiên xét xử sơ thẩm lần này, ông Đinh La Thăng và các bị cáo khác sẽ không phải đứng trước vành móng ngựa.

Vì Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử theo Bộ luật Tố tụng Hình sự mới, có hiệu lực từ 1/1/2018.

Theo đó, phiên tòa sẽ không vành móng ngựa, đại diện viện kiểm sát ngồi đối diện các luật sư, đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội.

Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng với vai trò chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam trái quy định.

Sau đó, ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam để các bị can tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền hơn 119 tỉ đồng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 33 trái quy định để Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam được nhận tiền tạm ứng.

Ông Thanh còn chỉ đạo cấp dưới sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền hơn 119 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, ông Trịnh Xuân Thanh còn đề ra chủ trương, chỉ đạo thuộc cấp lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỉ đồng từ ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Trong đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỉ đồng.

Trước đó, Báo Điện tử Giáo Dục Việt Nam từng đưa tin, ngoài bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh thì, Cáo trạng số 09/VKSTC-V5 đồng thời quyết định truy tố ra trước Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội để xét xử các bị can :

Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) ; Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) ;

Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) ; Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam) ;

Nguyễn Anh Minh (Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam) ; Lương Văn Hòa (Giám đốc ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch) ; Bùi Mạnh Hiển (Chánh văn phòng Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam) ;

Ninh Văn Quỳnh (Kế toán trưởng – Trưởng ban Tài chính – Kế toán Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) ; Lê Đình Mậu (Phó Trưởng ban Tài chính kế toán Kiểm toán Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) ;

Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2) ; Trần Văn Nguyên (Kế toán trưởng Ban Quản lý dự án) ;

Nguyễn Ngọc Quý (Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam) ; Nguyễn Mạnh Tiến (Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam) ;

Phạm Tiến Đạt (Kế toán trưởng Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam) ; Nguyễn Thành Quỳnh ; Lê Thị Anh Hoa ; Nguyễn Đức Hưng (Kế toán trưởng Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch) ;

Lê Xuân Khánh (Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch của Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch).

Bạch Đằng

**********************

Phiên xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và cán bộ PVN bắt đầu (RFA, 08/01/2018)

Sáng ngày 8/1, tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu xét xử cựu ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng và 21 đồng phạm về tội gây thiệt hại và làm thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng tiền vốn và tài sản của nhà nước, trong thời gian từ 2005 đến 2011, lúc các bị cáo đang điều hành guồng máy lãnh đạo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, được gọi tắt là PVN, và Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam, tức PVC.

dlt2

Ông Đinh La Thăng (giữa) trong phiên tòa tại Hà Nội hôm 8/1/2018. AFP

Ông Đinh La Thăng, 57 tuổi, bị truy tố với tội danh cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, có thể lãnh bản án từ 10 đến 20 năm tù.

Trước khi bị truy tố, ông Thăng từng giữ những vai trò quan trọng trong đảng cũng như trong chính phủ, như ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Trong số 21 bị cáo cùng bị xét xử chung với ông Thăng, được chú ý đến nhiều nhất là ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, nguyên chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty cổ phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam PVC, nguyên phó chủ tịch Tỉnh Hậu Giang.

Ông Thanh bị truy tố 2 tội danh cố ý làm trài quy định của nhà nước và tội tham ô tài sản. Nếu bị tòa xác nhận có tội tham ô tài sản, ông có thể đối mặt với án tử hình.

Ông Thanh được thế giới biết đến vì hồi 2016 khi đang làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, ông bất ngờ bỏ trốn sang Đức xin tỵ nạn chính trị. Một năm sau đó, chính quyền Việt Nam cho biết ông Thanh tự ý quay về Hà Nội và ra đầu thú, trong khi chính phủ Đức khẳng định ông này bị công an từ Việt Nam sang bắt cóc đưa về nước.

Vụ việc vừa nêu khiến quan hệ Berlin-Hà Nội trở nên khó khăn. Chính phủ Đức đã ban hành một loạt quyết định cứng rắn như trục xuất nhân viên sứ quán Việt Nam về nước, và đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Theo trang Thông Tin Chính phủ, phiên tòa dự kiến kéo dài 2 tuần lễ, đến ngày 21 tháng Giêng 2018 mới kết thúc.

Tổng cộng có tới 44 luật sư bào chữa cho các bị cáo, trong đó có 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng và 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Đáng lý ra số luật sư đại diện cho ông Thanh còn đông hơn nữa, nhưng trước ngày phiên tòa diễn ra, có hai luật sư trong danh sách những luật sư bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh quyết định rút lui.

Một trong hai người này nói với đài BBC rằng đây là một vụ án quan trọng, nhưng vì không có đủ thì giờ nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, nên không thể nào bào chữa tốt nhất cho bị cáo.

Một điểm đáng chú ý khác là mới hôm thứ Năm tuần trước, tức ngày mùng 4 tháng Giêng 2018, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức là bà Petra Isabel Schlagenhauf vào Việt Nam với mục đích theo dõi phiên tòa, nhưng bị cấm nhập cảnh ngay tại phi trường Hà Nội, buộc bà phải rời Việt Nam chí ít giờ đồng hồ sau đó.

Bà Petra Isabel Schlagenhauf nói với báo chí rằng việc chính quyền Việt Nam không cho bà nhập cảnh là một hành động bất hợp pháp, xem đó là bằng chứng xác nhận thân chủ của bà sẽ không được xét xử đúng luật, pháp quyền không được tôn trọng.

Các bản tin chúng tôi ghi nhận được cho hay trong phiên tòa bắt đầu ngày hôm nay, tòa chấp thuận cho đại diện của EU và đại sứ quán Đức tham dự. Tuy nhiên Công chúng không được tham dự phiên tòa và an ninh được bảo vệ rất chặt chẽ.

Truyền thông Việt Nam đưa tin nói điểm đáng chú ý về mặt luật pháp là Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội áp dụng quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử theo đúng Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự mới, có hiệu lực kể từ ngày mùng 1 tháng Giêng 2018.

Nhờ áp dụng những quy định mới này nên tất cả các bị cáo không phải đứng trước vành móng ngựa, các đại diện của Viện Kiểm Sát giữ quyền công tố ngồi dối diện với các luật sư biện hộ cho những bị cáo.

Một nhà báo Việt Nam được cắt cử săn tin ở tòa nói với chúng tôi rằng khi ban hành Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự mới, Việt Nam muốn thực hiện đúng nguyên tắc pháp lý quốc tế là bị cáo không có tội cho đến khi tòa xác nhận là có tội, và phía công tố lẫn phía luật sư biện hộ được đối xử ngàng hàng, bình đẳng với nhau.

Cũng về mặt pháp lý, luật pháp Việt Nam quy định những người bị truy tố về tội tham ô tài sản có thể lãnh án tử hình, nhưng sẽ thoát bản án này nều tự ý nộp trả ít nhất ba phần tư số tiền bị cáo buộc tham nhũng và tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn .

3 ngày trước khi phiên tòa bắt đầu, thân nhân của bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đến Cục Thi Hành Án Dân Sự Thành Phố Hà Nội để nộp 2 tỷ đồng, được gọi là tiền nộp "khắc phục hậu quả".

*******************

Việt Nam xử án Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh (VOA, 08/01/2018)

Việt Nam hôm th Hai 8/1 bt đu x án ông Đinh La Thăng và ông Trnh Thanh cùng vi 20 lãnh đo ca Tng Công ty PetroVietnam trong v làm tht thoát hàng trăm triu đôla.

dlt3

Ông Đinh La Thăng (trái) và ông Trịnh Xuân Thanh xut hin trước tòa ti Hà Ni, ngày 8/1/2018. (nh : Việt NamA/Doan Tan via  Reuters)

Phiên xử các lãnh đo PetroVietnam ti Tòa án Nhân dân thành ph Hà Ni không cho công chúng tham dự và an ninh được tht cht, theo tin ca hãng thông tn Reuters.

Các hình ảnh do Thông tn xã Vit Nam loan ti cho thy các b cáo b còng tay khi b gii đến phòng x án.

Trong số 22 lãnh đo Petro Vietnam b đưa ra xét x, 12 người b truy t "vi phm các quy đnh ca nhà nước v qun lý kinh tế gây hu qu nghiêm trng". Theo cổng thông tin ca chính ph, 8 người b truy t ti danh "tham ô", và hai b cáo b truy t c hai ti danh va k.

Ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên B Chính tr, b bt vào tháng trước, là quan chc cao cp nht b truy t. Ông b mt chc Ủy viên B Chính trị và bí thư thành y thành ph H Chí Minh, do gây tht thoát nghiêm trng khi lãnh đo PetroVietnam.

Cũng trong phiên tòa này, ông Trịnh Xuân Thanh, người mà Đc cáo buc đã b Hà Ni bt cóc ti Berlin vào năm ngoái và đưa v Vit Nam đ xét x do gây thiệt hi hơn 150 triu đôla ti mt chi nhánh ca PetroVietnam.

Ông Thanh bị buc ti tham ô và vi phm các quy đnh ca nhà nước v qun lý kinh tế.

dlt4

Ông Trịnh Xuân Thanh và ông Đinh La Thăng (nh chp t VTV)

Trong cùng ngày, đài truyền hình nhà nước VTV1 loan tin mc pht tù ti đa đi vi các vi phm có ch ý v qun lý nhà nước là 20 năm tù.

Báo Việt NamExpress nói rằng vi c hai ti danh b truy t, ông Trnh Xuân Thanh có th đi mt vi án t hình.

Báo Tiền Phong cho biết, hai ngày trước khi din ra phiên sơ thm, chiu 5/1, gia đình ông Thanh đã đến Cc thi hành án Dân s TP Hà Nội nộp 2 t đng và cơ quan này đã nhn s tin trên.

Các nhà phê bình lên tiếng nghi ng rng chiến dch chng tham nhũng này có đng cơ chính tr, và nhm vào nhng người thân tín vi cu Th tướng Nguyn Tn Dũng, người b ht khi chính trường trong cuộc đấu đá ni b năm 2016.

Vụ x theo d kiến s kéo dài đến ngày 21/1.

********************

Việt Nam bắt đầu xét xử các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh (RFI, 08/01/2018)

Đúng như đã loan báo, phiên tòa xét xử vụ án gọi là "cố ý làm trái" và "tham nhũng" gây lỗ nghiêm trọng tại tập đoàn dầu khí Nhà Nước Việt Nam PetroVietnam đã mở ra tại Hà Nội vào ngày 08/01/2018. Trong số 22 bị cáo, nổi bật nhất là ông Đinh La Thăng, cựu Ủy Viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, và ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị PetroVietnam, nguyên bí thư tỉnh ủy Hậu Giang.

dlt5

Các bị cáo trong vụ án. Ảnh của báo Tuổi Trẻ

Trong số hai cựu lãnh đạo cao cấp bị truy tố, giới quan sát chú ý đặc biệt đến trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, nhân vật đã từng trốn qua Đức, trước khi xuất hiện trở lại tại Việt Nam, một sự kiện đã gây căng thẳng trong bang giao Việt-Đức. Trong phiên tòa mở ra ngày 08/01, ông Thanh còn bị buộc tội "tham ô tài sản", một tội danh có thể dẫn đến án tử hình.

Từ Thành Phố Hồ Chí Minh, Frédéric Noir, thông tín viên RFI, đã điểm lại các diễn biến liên qua đến ông Trịnh Xuân Thanh :

"Vụ việc chẳng khác gì một tiểu thuyết gián điệp, và là nguyên do một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Đức và Việt Nam. Sự kiện ông Trịnh Xuân Thanh bị những người có võ trang bắt cóc hồi tháng 7/2017 tại một công viên ở Berlin đã làm dấy lên phản ứng phẫn nộ từ phía Đức.

Trong khi Berlin khẳng định rằng họ không một chút nghi ngờ gì về sự can dự của các cơ quan tình báo Việt Nam vào vụ bắt cóc, thì phía Việt Nam đã phủ nhận mọi liên can.

Vài ngày sau vụ bắt cóc, cựu nhân vật quyền chức này đã xuất hiện trên đài truyền hình Nhà Nước Việt Nam, để củng cố lập luận của chính quyền Hà Nội về việc ông đã tự nguyện hồi hương. Một số quan sát viên tuy nhiên lại xem đấy là những lời thú nhận bị ép buộc.

Cho đến năm 2013, ông Trịnh Xuân Thanh đã đứng đầu một đại tập đoàn dầu khí quốc doanh, và ông phải ra tòa hôm nay cùng với một cựu lãnh đạo khác của tập đoàn đó, cũng như một cựu Ủy Viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nếu hai người này chỉ phải đối mặt với bản án 20 năm tù về tội quản lý kém cỏi, riêng ông Trịnh Xuân Thanh có thể bị kết án tử hình, vì còn bị truy tố thêm về tội tham ô công quỹ.

Trong những năm gần đây, chính quyền Cộng Sản tại Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch "bàn tay sạch", và không ngần ngại trừng phạt nặng nề những lãnh đạo bị quy tội tham nhũng.

Tuy nhiên, đằng sau chiến dịch thanh trừng đó, nhiều người nhìn thấy bàn tay của lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, có vẻ như là tiếp tục tấn công vào những người bị ông coi là đồng minh của đối thủ lớn của ông là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".

Theo chính quyền Việt Nam, phiên tòa dự kiến kéo dài hai tuần lễ, cho đến hôm 21/1/2018. Báo chí Việt Nam ngày 08/01 đã loan tin rộng rãi về phiên tòa. Tuy nhiên, theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, báo chí ngoại quốc không được vào dự.

Trọng Nghĩa

********************

Luật sư Đức của ông Thanh nêu đích danh Tổng bí thư Trọng (VOA, 08/01/2018)

Nữ lut sư người Đc ca ông Trnh Xuân Thanh lo ngi thân ch ca mình "không được xét x công bng" vì các phát ngôn trước đây ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng.

dlt6

Ông Trịnh Xuân Thanh ti tòa hôm 8/1.

Sau khi trở v Đc, bà Petra Isabel Schlagenhauf cho biết rng bà ti sân bay Ni Bài Hà Ni ti 4/1, nhưng không được cho nhp cnh, và "sau nhiu ln yêu cu, bà được trao mt văn bn nói v Điu 21".

Theo ghi nhận ca VOA tiếng Vit, mt trong các mc trong Điu 21 v nhng trường hp chưa cho nhp cnh thuc Lut nhp cnh, xut cnh, quá cnh và cư trú ti Vit Nam có "vì lý do quc phòng, an ninh, trt t, an toàn xã hi".

Nữ lut sư người Đc nói rng có l Vit Nam "s" s hin din ca bà ti Hà Ni đúng dp din ra phiên x cu quan chc tnh Hu Giang.

Bà nói thêm : "Tôi nghĩ rằng chính quyn Vit Nam không hiu rng nhim v chính đáng ca mt lut sư là bo v quyn li ca thân chủ ca mình, và có l h s s hin din ca lut sư người Đc ca ông Thanh Vit Nam. Trên cương v lut sư, rõ ràng tôi luôn phi tuân th lut pháp".

VOA Việt Ng không th liên lc được vi Cc Qun lý Xut Nhp cnh đ hi v trường hp ca bà Schlagenhauf.

Nữ lut sư cho hay rng mc đích chuyến đi ca bà ti Vit Nam là đ "trao đổi vi các đng nghip ti đó v hin trng thc tế" ca ông Thanh.

"Rõ ràng, hành động trái pháp lut ca chính ph Vit Nam mt ln na là bng chng cho thy rng thân ch ca tôi s không được x mt cách công bng theo đúng pháp lut và pháp quyn", bà Schlagenhauf nói.

Cùng với hơn hai chc người khác, trong đó có c cu y viên B Chính tr Đinh La Thăng, ông Thanh được đưa ra tòa xét x hôm 8/1 v ti "C ý làm trái quy đnh ca nhà nước v qun lý kinh tế gây hu qu nghiêm trng" và "Tham ô tài sản".

Bà Schlagenhauf nói thêm rằng bà "lo ngi thân ch ca mình s phi nhn hình pht nng" và bà "không kỳ vng s có mt phiên tòa công bng vì thân ch ca tôi đã b ông Trng (Tng bí thư Đng Cng sn Vit Nam) công khai tuyên có ti t lâu".

Nữ lut sư cũng cho rằng "công vic ca các lut sư trong điu kin hin nay Vit Nam rt khó khăn do h thng [chính tr] ca Vit Nam".

VOA Việt Ng không th liên lc được vi ông Trng v quan đim ca bà Schlagenhauf.

Tổng bí thư kiêm Trưởng Ban Ch đo trung ương v phòng, chng tham nhũng, năm ngoái tng nói rng ông Thanh "ghê gm, móc ngoc, dây d ri b trn đi nước ngoài, nhưng không trn được đâu".

Sau khi ông này "tái xuất hin" Vit Nam, ông Trng yêu cu "khn trương" đưa v Trnh Xuân Thanh ra "xét xử công khai trước Tết", tc trước tháng Hai năm nay.

dlt7

Nữ lut sư Schlagenhauf.

Nữ lut sư người Đc cho biết rng thân ch ca mình nói vi bà rng ông "lo ngi cho tính mng" và s "không được đm bo về lut pháp".

Quan hệ Vit – Đc sóng gió sut nhiu tháng qua sau khi Berlin cáo buc Hà Ni "bt cóc" ông Thanh trên đt nước mình, trong khi phía Vit Nam nói ông "t thú".

dlt8

Ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh (trái) xut hin trước tòa ti Hà Ni, ngày 8/1/2018. (nh : VietnamNet)

Về v x hôm 8/1, nhiu t báo ca Đc đã đăng tin vi nhng hàng tít như "Phiên x giám đc điu hành du khí bị bt cóc Đc bt đu Hà Ni" hay "Giám đc điu hành du khí Vit Nam b bt cóc Đc ra tòa".

Trong khi đó, truyền thông trong nước dường như "quên" không nhc ti cáo buc ca phía Berlin.

Khi được hi mun gi thông đip gì cho phía Vit Nam, bà Schlagenhauf nói : "Chính phủ Vit Nam nên tìm cách khôi phc quan h bình thường vi Đc, và điu đó đng nghĩa vi vic tìm ra mt gii pháp cho thân ch ca tôi. Chính ph Đc đã nhiu ln tuyên b rng Vit Nam biết rõ cn phi làm gì. Tôi ng h bt c điu gì chính ph Đc đã làm và s làm trong tương lai v vn đ này".

Viễn Đông

******************

Phiên tòa Đinh La Thăng : liệu có bất ngờ X nào ? (RFA, 08/01/2018)

Một hình ảnh Đinh La Thăng hơi mệt mỏi, nhưng điềm tĩnh. Một Trịnh Xuân Thanh với những bước chân nhanh nhẹn, hoạt bát chứ không rệu rã lù khù như hình ảnh lên VTV "tự thú".

dlt9

Nhưng :

Không phải ở bản án tử hình hay chung thân, 30 năm hay 20 năm dành cho những bị cáo như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, điều dư luận đang ngóng là liệu có bất ngờ X nào trong những ngày xét xử tiếp tới ?

Cùng với khả năng X trong vụ Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thanh ; vụ Phạm Công Danh – Trầm Bê, nếu có thêm những bất ngờ dạng anh em con cháu X nữa, sẽ thật sự đốt cháy chính trường Việt.

Biết đâu đấy. Chỉ việc nhìn hình ảnh một Ủy viên Bộ Chính trị, ứng viên Thủ tướng cho một triều X thứ hai như Đinh La Thăng bị còng tay hầu tòa sáng nay, đủ cho thấy : điều tưởng như không thể vẫn trở thành có thể. 

Trương Duy Nhất

*******************

Trịnh Xuân Thanh đã từng tuyệt thực vì bị ép cung (Tiếng Dân, 08/01/2018)

Trịnh Xuân Thanh đã từng tuyệt thực vì bị ép cung và phải nằm trong bệnh viện nhiều ngày. Trung tướng Đường Minh Hưng có thể bị Chính phủ Đức truy nã quốc tế.

dlt10

Trịnh Xuân Thanh bị công an còng tay và áp tải ra tòa án hôm 8/1/2018 tại Hà Nội. Ảnh : internet

Đó là tin mới nhất của tờ Süddeutsche Zeitung, nhật báo có tầm vóc Liên bang và lớn nhất nước Đức. Trong bài báo mang tựa đề "Dẫn độ" và ngay dưới tựa đề là hàng tít phụ : "Tại Việt Nam phiên tòa xét xử một cựu quan chức bắt đầu, mà người này bị mật vụ Việt Nam bắt cóc giữa ban ngày ở Berlin. Ông ta đang đối diện với một bản án kết tội. Đức đang vận động trả tự do cho ông".

Bài báo của tờ Süddeutsche Zeitung có nêu ra một chi tiết mới : Trong nhà tù B14 ở Việt Nam, tù nhân Trịnh Xuân Thanh bị ép buộc phải thú nhận tội lỗi. Vì thế ông Thanh hình như đã phản đối bằng cách tuyệt thực và phải nằm trong bệnh viện nhiều ngày. Cuối cùng ông Thanh đã cự tuyệt, không thú tội.

Tin này phù hợp với những điều được tờ Thoibao.de nêu ra trong bài báo vừa qua, xin trích lại :

Lần đầu tiên kể từ ngày bị bắt cóc áp tải về nước hơn 5 tháng nay, thân nhân đã được cho vào thăm Trịnh Xuân Thanh trong trại giam B14.

Sau khi vào thăm, ông Trịnh Xuân Giới cha của ông Thanh cho DPA biết, con trai ông bác bỏ những cáo buộc [trong Bản cáo trạng]. Đồng thời ông trích dẫn lời nguyên văn lời nói của Trịnh Xuân Thanh : "Là người đứng đầu của công ty tôi phải chịu trách nhiệm, nếu cấp dưới của tôi đã gây ra thiệt hại cho công ty bởi những hành động của họ ".

Đây là một chỉ dấu cho thấy những lời đồn đoán từ bấy lâu nay trong dư luận nói rằng, Trịnh Xuân Thanh đã khai báo ra tất cả, là không đúng sự thật.

Một chỉ dấu khác, lý do tại sao trong số 22 bị can, chỉ có Trịnh Xuân Thanh bị Viện Kiểm sát Nhân dân đề nghị áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc ?

Để trả lời câu hỏi này xin trích nguyên văn từ bản tin của tờ Tiền Phong : "Cáo trạng của Viện KSND Tối cao kết luận, bị can Trịnh Xuân Thanh khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội ; sau khi phạm tội đã bỏ trốn, gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra, đề nghị áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc".

Vậy những đồn thổi từ trước đến nay cho rằng, những nhân vật khác, thí dụ như Đinh La Thăng bị bắt là do những lời cung khai của Trịnh Xuân Thanh, là có phù hợp với sự thật hay không ?

Trong bài báo mới nhất của tờ Süddeutsche Zeitung cũng đề cập đến Trung tướng Đường Minh Hưng :

dlt11

Trung tướng Đường Minh Hưng- Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục an ninh, Bộ Công an. Ảnh : internet

Về vụ việc Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin đã tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sâu đậm đến mức độ như thế nào, thì đã được tờ Süddeutsche Zeitung, đài truyền hình NDR và WDR tiết lộ trong bài tường thuật hồi đầu tháng 12/2017. Tiết lộ này rõ ràng đã gây ra sự chú ý ở Việt Nam. Theo tin nhận được, nhà cầm quyền ở Hà Nội đã giật mình hoảng sợ về một bí mật đã bị lộ ra : "Trung tướng Đường Minh Hưng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục an ninh, Bộ Công an đã sang Berlin trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh". Có lẽ Chính phủ Đức giờ đây có thể truy nã quốc tế Trung tướng Đường Minh Hưng.

Ngoài ra, như Thoibao.de đã đưa tin, Việt Nam không cho báo chí quốc tế tham dự phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và 21 bị can. Và hôm Thứ Sáu 5/1/2018, Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng lên để trao đổi về yêu cầu của phía Đức mong muốn Đại sứ quán Đức ở Hà Nội được tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên.

Tin mới vừa nhận được, một đại diện Đại sứ quán Đức ở Hà Nội và một người phiên dịch đã tham dự phiên tòa khai mạc hôm nay ngày 08/01, và sẽ tham dự toàn bộ phiên tòa kéo dài trong 2 tuần.

Ngoài ra, Đại sứ Bruno Angelet, trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam, cho biết đại diện của EU cũng tham dự toàn bộ phiên tòa với tư cách quan sát viên.

Hiếu Bá Linh

Published in Việt Nam