Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sư Thích Minh Tuệ, người thực hiện cuộc đi bộ khất thực khắp Việt Nam, đang trở thành một hiện tượng thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận.

ditu1

Mỗi chặng đường đi qua của nhà sư Thích Minh Tuệ đều có nhiều người đi theo

Hình ảnh sư Thích Minh Tuệ chân đất, trên người khoác một bộ y làm từ các mảnh vải vụn chắp vá, tay cắp lõi một chiếc nồi cơm điện, lang thang trên các nẻo đường để "tu học" khiến nhiều người xúc động, gọi ông là "bậc chân tu".

Nhận định về sư Thích Minh Tụê, sư Thích Đồng Long thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói với BBC rằng "đây là một trường hợp hiếm có".

"Trong lịch sử, kể từ thời đức Phật hơn hai ngàn năm trăm năm trước đến nay, tôi nghĩ cũng có nhiều vị đã từng thực hành những hạnh như thế.

"Nhưng trong thời kỳ 4.0 này thì trường hợp của thầy Minh Tuệ là rất hiếm".

Trong nhiều video trên mạng xã hội, có thể thấy hàng trăm người dân đã đổ ra đường để được tận mắt chứng kiến "hiện tượng" sư Minh Tuệ.

Trong một video được quay tại Thành phố Thanh Hóa mới đây, nhiều người dân đã tổ chức quét đường để chờ sư đi qua.

Một video khác quay cảnh hàng chục YouTuber, TikToker quây quanh sư Tuệ để quay phim, chụp ảnh nhất cử nhất động của ông.

Rất nhanh chóng, tiểu sử của sư Minh Tuệ cùng con đường tu học của ông tràn ngập trên mạng xã hội.

Theo các mô tả được phổ biến đến nay, sư Minh Tuệ từng là lớp trưởng thời phổ thông. Ông bắt đầu con đường tu hành từ năm 2015. Thoạt tiên ông tu tại gia, sau đó xuất gia. Đến năm 2018, ông rời chùa, khởi sự tu 13 hạnh đầu đà và bộ hành khất thực từ nam chí bắc.

Trong các video trên mạng xã hội, sư Minh Tuệ luôn xuất hiện với nụ cười hiền lành và dáng vẻ, cách nói chuyện khiêm nhường.

Ông nói ông không phải là sư, không tu ở bất cứ chùa nào, ông đi bộ để rèn luyện sức khỏe và làm theo lời Phật dạy.

"Con là người Việt Nam đi tập học theo lời Phật dạy, không nhận tiền bạc của ai dưới bất kỳ hình thức nào, họ cho ngày một bữa vào buổi sớm rồi thì con không nhận nữa.

"Con không phải là sư hay thầy gì cả, không thuộc giáo hội gì, không Nam tông hay Bắc tông…," ông Thích Minh Tuệ nói trong một video do người dân ghi lại, đăng trên TikTok.

Khi có người hỏi tại sao ông không tu ở một chùa nhất định nào đó, ông Minh Tuệ trả lời :

"Có người đang ở nhà yên lành thì bỏ nhà đi vào chùa. Có người vào chùa rồi thì lại bỏ chùa mà đi, không còn mê đắm gì nữa…"

Không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

ditu2

Một buổi sinh hoạt của các Phật tử ở Lâm Đồng

Sự cuốn hút của sư Thích Minh Tuệ đã khiến các hội đoàn Phật giáo do nhà nước quản lý lên tiếng.

Ngày 16/5, thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã gửi công văn đến ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh, thành phố.

Công văn viết :

"Trong những ngày vừa qua, trên mạng xã hội TikTok, Facebook, YouTube, Instagram, Twitter xuất hiện nhiều hình ảnh, clip về người đàn ông mang hình dáng nhà sư đi bộ hành dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại.

"Qua tìm hiểu xác minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam".

Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam cũng ra thông báo : "Ông Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam".

Đây là hai phản ứng chính thức của một giáo hội Phật giáo do nhà nước quản lý và một cơ quan nhà nước phụ trách tôn giáo về trường hợp nhà sư Thích Minh Tuệ.

Công văn của thượng tọa Thích Đức Thiện đã vấp phải sự phê phán của nhiều người.

Một trong số những câu hỏi được đặt ra là : Liệu Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quyền và có tư cách để công nhận một ai đó là tu sĩ Phật giáo hay không ?

Thế nào mới là tu ?

Trả lời BBC từ Sài Gòn, tu sĩ Thích Đồng Long, một thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và không được nhà nước Việt Nam công nhận, chia sẻ :

"Quan niệm không theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì không phải tu là một cách nhìn rất sai lầm, thể hiện sự thiếu tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

"Vì người tu thật sự thì không nhất thiết phải theo một tổ chức nào cho dù tổ chức đó có chính danh hay không".

"Thời Đức Phật hoàn toàn không có giáo hội nào cả. Chỉ có tinh thần chánh pháp và những lời dạy của Phật.

"Bất cứ người nào hành trì theo những lời Phật dạy thì đều là người tu thật.

"Còn nếu người đó có tham gia bất kỳ một tổ chức nào, hay là với vai trò gì, nhưng đi ngược lại lời Phật thì đó là người giả tu, người không tu hành chân chính".

Việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành văn bản nói trên, sư Thích Đồng Long nhận định rằng "có phần không thiện cảm và hơi ác ý đối với vị sư Minh Tuệ".

Theo sư Thích Đồng Long, sư Minh Tuệ chỉ đang tự tu học chứ hoàn toàn không xâm phạm đến những lợi ích của giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng không tự đề cao mình, không tư lợi gì.

"Giáo hội Phật giáo Việt Nam không biết vì những cái lý do gì mà lại có công văn như vậy," sư Thích Đồng Long nói với BBC.

Phật giáo Việt Nam đang ở đâu ?

Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, chính phủ Việt Nam đã cho thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là tổ chức Phật giáo duy nhất được coi là đại diện hợp pháp cho Phật giáo tại Việt Nam, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tổ chức này hiện có gần 5 triệu thành viên Phật tử, theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Nhiều nhà sư thuộc tổ chức này có "chân" trong chính quyền Việt Nam, là thành viên của Đảng cộng sản Việt Nam.

Chẳng hạn, sư Thích Quảng Phục ở chùa Long Khánh (Phú Yên) được mô tả là người có "47 tuổi đời, 25 tuổi đạo" và là "một đảng viên gương mẫu".

Sư Quảng Phục được báo chí của chính quyền Việt Nam ca ngợi là đã "nỗ lực tích cực tuyên truyền phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước đến các tín đồ, góp phần đấu tranh ngăn chặn những âm mưu diễn biến hòa bình, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xuyên tạc, kích động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc", theo báo Công an Nhân dân vào tháng 2/2024.

ditu3

Các nhà sư tại chùa Vĩnh Nghiêm ở Thành phố Hồ Chí Minhcầu nguyện cho cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người qua đời vào năm 2018

Báo chí cũng nhiều lần đưa tin các nhà sư được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam, tích cực trong hoạt động tuyên truyền đường lối của Đảng, chẳng hạn trường hợp hòa thượng Thạch Huôn 64 tuổi vào năm 2009. Hòa thượng Thích Thanh Sam khi viên tịch vào năm 2018 được chứng nhận có "50 năm tuổi đảng".

Phật Giáo "chính thống", tức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong những năm qua, kể từ sau thống nhất đất nước năm 1975, đã phát triển mạnh về hình thức và quy mô.

Chùa chiền đồ sộ được xây dựng tại nhiều tỉnh thành. Nhiều chùa có doanh thu khổng lồ, như chùa Ba Vàng của sư Thích Trúc Thái Minh thu tới 4,1 tỷ đồng/tháng tiền công đức.

Với sự phát triển của mạng xã hội, nhiều chùa và sư có các kênh truyền thông riêng, quảng bá hình ảnh rất chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng Phật giáo Việt Nam đang khủng hoảng, thậm chí suy thoái.

Trong một bài viết trên Thư viện Hoa sen tháng 4/2022, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm  viết :

"Tăng sĩ thì rất đông, chùa chiền lớn và nhiều, nhưng đời sống tinh thần theo giáo lý thì nông cạn và thoái hóa.

"Đối với thể loại Ngã thức của đại đa số dân tộc Việt Nam rất non yếu ngày nay thì dòng đạo lý ngoại thân - tức là sự cứu độ đến từ bên ngoài - như Thiên Chúa giáo với hệ Công giáo, Hồi giáo, hay Phật Giáo Tịnh độ tông, sẽ thích hợp và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và giúp họ trưởng thành hơn.

"Khi Ngã thức còn non nớt, thiếu bản lãnh nội tại, thì cá nhân không thể là ngọn đuốc để có thể thắp sáng chính mình..".

Trong một bài viết khác trên BBC tiếng Việt, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm nhận định :

"Hiện trạng mở cửa tu hành quá rộng, quá dễ, để cho hầu như bất cứ ai cũng có thể trở nên tăng sĩ Phật giáo, là cả một thảm họa".

Một số nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng thời hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam là từ trước 1975, khi Phật giáo luôn có một tầm ảnh hưởng chính trị nhất định.

Tác giả Nguyễn Khoa cho rằng "Sự hồi phục của Phật giáo Việt Nam chấm dứt với chiến thắng của những người cộng sản vào ngày 30/4/1975", theo một bài viết của ông trên Việt Studies vào tháng 8/2022

"Thiền sư Trí Quang bị giam lỏng, các vị Huyền Quang, Quảng Độ bị vào tù ra khám, nặng nề nhất là thiền sư Tuệ Sỹ suýt bị chế độ cộng sản xử tử hình..," ông nêu ví dụ.

"Với quan điểm tự nhận mình là vô thần, và mô hình toàn trị, những người cộng sản không bao giờ muốn những loại triết học, tư tưởng, tâm linh… ngoài cộng sản, cùng tồn tại với mình".

Đứng bên ngoài giáo hội chính thống

ditu4

Song song với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vẫn tồn tại các tổ chức tôn giáo độc lập khác, bất chấp việc không được chính phủ Việt Nam thừa nhận.

Là thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất - một tổ chức tôn giáo thành lập năm 1964 và được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công nhận nhưng không được nhà nước Việt Nam hiện nay công nhận - sư Thích Đồng Long chia sẻ với BBC rằng tổ chức của ông gặp rất nhiều rắc rối với chính quyền.

Ông nói : "Thực ra thì chính sách tôn giáo của Việt Nam rất là khắt khe và độc tài.

"Đối với những người, những tổ chức, những cá nhân không sinh hoạt với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chẳng hạn như giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của chúng tôi đây, thì sau năm 1975, bị đàn áp, bị kiềm tỏa hay bị khống chế cô lập cho đến bây giờ.

"Chúng tôi sinh hoạt với một hoàn cảnh rất khó khăn.

"Những tổ chức tôn giáo độc lập khác cũng đồng với số phận như vậy.

"Ví dụ như họ không cho chúng tôi tổ chức các buổi lễ để tu học. Nếu chúng tôi tổ chức thì họ đến đàn áp, gây rối. Hoặc họ vận động các quần chúng Phật tử để tạo sự chia rẽ, ác cảm đối với những nhà chùa hoặc với những cá nhân, tổ chức không theo giáo Hội Phật giáo Việt Nam. Họ nói đây là giả tu, là chống đối chính quyền, v.v. Họ quy chụp rất nhiều những cái vô căn cứ.

"Họ cô lập để cho quần chúng Phật tử không đến sinh hoạt, tu học tại các chùa độc lập, không thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam, để cho các chùa bị khó khăn không thể sinh hoạt được.

"Họ cũng vận động, tuyên truyền, lôi kéo để mong sao các chùa có thể đăng ký gia nhập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, để họ quốc doanh hóa Phật giáo".

BBC từng đưa tin về các vụ việc thành viên các tổ chức tôn giáo độc lập bị chính quyền gây khó dễ, thập chí bắt bớ.

Chẳng hạn các thành viên Đạo Tràng Út Trung (thuộc Phật giáo Hòa Hảo) từng bị bắt và bị tù nhiều năm.

Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, ông Martin Patzelt, nay đã nghỉ hưu, từng bảo trợ và giúp đỡ trường hợp của cha con ông Bùi Văn Trung của Đạo Tràng Út Trung khi cả hai còn ngồi tù, nói với BBC Tiếng Việt hồi tháng 7/2023 rằng "có một sự sợ hãi lớn của những nhà cầm quyền độc tài đối với những người có suy nghĩ khác biệt, trong trường hợp này là những người theo đạo Phật".

"Tất cả những người không tuân theo học thuyết của nhà nước cộng sản dường như bị xem là một mối đe dọa đối với những người cầm quyền," ông Martin Patzelt nói.

BBC tiếng Việt cũng liên hệ với một nhà sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam – một người từng đăng video trên YouTube chia sẻ suy nghĩ của ông về hiện tượng sư Thích Minh Tuệ - để hỏi ý kiến của ông về tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên vị sư này từ chối trả lời với lý do ông không muốn gây căng thẳng trong nội bộ giáo hội – nơi vừa có văn bản về ông Tuệ.

13 hạnh đầu đà là gì ?

ditu5

Sư Thích Minh Tuệ trên đường "tu học" đang thu hút sự quan tâm chưa từng có

Trong hàng đệ tử Phật, tôn giả Đại Ca Diếp đã trọn đời giữ hạnh đầu đà.

Theo tài liệu đạo Phật, pháp hạnh đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh để tôi luyện thân tâm, trừ bỏ phiền não, với 13 hạnh đầu đà bao gồm :

1. Hạnh mặc y phấn tảo : nghĩa là vải may y nhặt ở lề đường, nghĩa địa, đống rác...

2. Hạnh ba y : nghĩa là sử dụng những miếng vải chắp vá lại thành y. Chỉ dùng ba y không nhận thêm y thứ tư.

3. Hạnh khất thực : nghĩa là dùng thức ăn bằng cách đi xin. Xin ngày nào ăn ngày đó không để dành.

4. Hạnh khất thực từng nhà : nghĩa là đi khất thực theo thứ tự, không phân biệt giàu nghèo.

5. Hạnh nhất tọa thực : nghĩa là ngồi ăn chỉ một lần, khi đã đứng lên rồi thì không ngồi xuống ăn lại. Hoặc không ăn nhiều lần trong ngày.

6. Hạnh ăn bằng bát : Chỉ ăn những thức ăn xin được trong bình bát, không nhận bát thứ hai.

7. Hạnh không để dành đồ ăn : không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong.

8. Hạnh ở rừng : nghĩa là chỉ ở rừng không ở làng xóm.

9. Hạnh sống bên gốc cây : nghĩa là chỉ ở gốc cây, không sống ở nhà.

10. Hạnh ở giữa trời : nghĩa là chỉ ở ngoài trời không sống trong nhà, dưới tán cây.

11. Hạnh ở nghĩa địa : nghĩa là chỉ sống ở nghĩa địa.

12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng được.

13. Hạnh ngồi không nằm : nghĩa là chỉ ngồi không nằm, khi ngủ cũng trong tư thế ngồi.

Nguồn : BBC, 24/05/2024

Published in Việt Nam

Đấu tranh và tù tội ! (RFA, 11/02/2017)

Thống kê của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho thấy hiện có hơn 110 người đang bị giam tù ở Việt Nam chỉ vì công khai lên tiếng đòi hỏi quyền con người và quyền lợi chính đáng cho bản thân, gia đình họ cũng như những người khác. Những người còn trong nhà tù hay sau khi mãn án đều khẳng định họ không làm gì sai ; chuyện bị cáo buộc và bỏ tù của nhà cầm quyền không hề làm họ nản lòng, nhụt chí.

dautranh1

Nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, 43 tuổi, tại Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 1 năm 2010. Anh bị kết án 16 năm tù. AFP photo

Kiên định

Sẽ có hai tù nhân lương tâm trong số hơn 110 người được thống kê sẽ mãn án trong vài ba ngày tới. Một trong hai người là bà Bùi thị Minh Hằng. Bà này được biết đến với hoạt động tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, cũng như phổ biến về quyền con người.

Bà bị bắt cùng một nhóm hơn 20 người khác với cáo buộc gây rối trật tự công cộng khi đang trên đường đến thăm một thân hữu là cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển ở Đồng Tháp.

Tuy nhiên cuối cùng chỉ có 3 người bị bắt giam và đưa ra tòa gồm bà Bùi Hằng bị kết án 3 năm tù, cô Nguyễn thị Thúy Quỳnh 2 năm và ông Nguyễn Văn Minh 2 năm rưỡi tù giam.

Cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển, người hiểu rõ vụ việc và từng được tiếp điện thoại của bà Bùi thị Minh Hằng từ nhà tù gọi về gia đình cho biết sự kiên định trong đấu tranh của bà này :

"Tôi thấy rằng tin thần của chị Hằng vẫn rất mạnh mẽ. Chị Hằng có nói với tôi rằng khi chị ra khỏi tù thì chị vẫn là chị Minh Hằng ngày xưa chứ không có thay đổi".

Tù tội rèn ý chí

Cô Nguyễn Thúy Quỳnh thuộc thế hệ 8X, tuổi đời còn rất trẻ nhưng phải ngồi tù hai năm, thừa nhận trong những ngày tháng cùng ở trong tù với bà Bùi Thị Minh Hằng đã học được một số điều từ người phụ nữ lớn tuổi đó :

"Quỳnh học hỏi được ở chị là sự dám đương đầu. Khi ở trong tình thế đó, tất cả người đấu tranh trong nước đều phải biết vững một điều : việc mình làm là không hề sai, không hề có tội, mà đó là một việc làm yêu nước, yêu dân tộc".

dautranh2

Cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh tham gia phong trào Chúng tôi Muốn Biết ngày 31 tháng 8 năm 2014. Photo : RFA

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một cựu tù nhân cùng vụ án với anh Đoàn Huy Chương bị kết án 7 năm tù và mãn hạn vào đầu tuần tới, cho biết giá trị của thời gian bị nhà cầm quyền giam tù :

"Bạo hành không phải là vấn đề khiến người ta sợ hãi, mà bạo lực, bạo hành khiến cho con người ta trở nên lì hơn, chai cứng hơn, và mạnh mẽ hơn. Tôi cho rằng cuộc đời của tôi may mắn khi được vào tù để tôi biết được những gì đang diễn ra ở trong nhà tù, và cho tôi hiểu được giá trị của cuộc sống, cho tôi khả năng để tôi ứng phó với những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Nói chung ở đấy là nơi có thể luyện được một tinh thần thép".

Bản thân cô Nguyễn Thúy Quỳnh khẳng định sau khi ra tù cô trở nên chững chạc hơn và đường lối tranh đấu nay cũng được điều chỉnh cho hiệu quả hơn :

"Ngọn lửa nhiệt huyết trong tâm tưởng của Quỳnh lại càng mạnh mẽ hơn. Nhưng việc làm của Quỳnh giờ sẽ không theo chiều hướng như trước nữa mà chú trọng vào kết quả công việc hơn. Ở đây chúng tôi không tuyên truyền chống phá, cũng không lật đổ chế độ. Tại vì các anh có quân sự, có vũ khí, còn chúng tôi là những người "tay không tấc sắt". Chúng tôi chỉ có trong tay cây viết và trái tim nhiệt huyết thôi. Chúng tôi nói lên sự thật để các anh thay đổi, để đất nước thay đổi, không đi lùi lại với văn minh của thế giới thôi".

Cũng như trường hợp tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án đến 16 năm và có sự can thiệp của quốc tế để ông được ra khỏi nhà tù nhưng với điều kiện mà nhà cầm quyền Hà Nội đặt ra là phải đi sống lưu vong ở nước ngoài ; bà Bùi Hằng cũng kiên quyết từ chối điều kiện đó.

Một tù nhân chính trị khác từng bị tù và sau khi mãn án tiếp tục hoạt động mạnh mẽ hơn nữa cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam là luật sư Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội. Ông bị bắt lại vào tháng 12 năm 2015 ; gần nhất là hôm ngày 19 tháng giêng vừa qua, cựu tù nhân Nguyễn Văn Oai ở Nghệ An lại bị bắt khi đang đi trên đường.

Vợ người bị bắt, cô Nguyễn thị Châu, dù rất đau buồn vì cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu và cô đang mang thai con đầu lòng hai tháng, tỏ rõ sự thông hiểu với trường hợp chồng bị bắt đi đồng thời bày tỏ sự can trường, sẵn sàng chấp nhận thử thách, trở nên mạnh mẽ để là chỗ dựa tinh thần cho người chồng đang phải chịu tù đày lần thứ hai.

Thông tín viên Việt Nam

*********************

Nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng ra tù (VOA, 11/02/2017)

dautranh3

Nhà hoạt đng Bùi Th Minh Hng chào bn bè ngay khi ra khi tri giam Gia Trung, Gia Lai, ngày 11/2/2017.

Nhà hoạt đng Bùi Th Minh Hng va mãn án, ra khi tri giam Gia Trung ca B Công an Gia Lai ngày 11/2, con trai bà Hng cho VOA Vit ng biết.

Anh Bùi Trung Nhân nói thêm rằng vic đu tiên m anh làm là s d mt thánh l nhà th.

Trong một video lưu truyn trên mng xã hội cho thy có rt đông đo các nhà hot đng nhân quyn đến Gia Lai đ chào đón bà Hng mãn hn tù như ông Nguyn Bc Truyn, bà Dương Th Tân, các đi din các nhóm xã hi dân s và mt s tín đ Pht giáo Hòa Ho.

Đoạn video cho thy khi đng bên cạnh ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyn Th Thúy Quỳnh, hai người tng b xét x chung trong v án, bà Hng ví von rng bà "đã tt nghip" loi ưu "trường đào to dành cho nhng người đu tranh".

Trong tuần, ông Nguyn Bc Truyn, mt người tranh đu cho nhân quyền và t do tôn giáo thành ph H Chí Minh cho VOA biết bà Hng dù được B Công an Vit Nam khuyên nên đi M nhưng đã nht mc t chi.

Trong phiên tòa sơ thm ngày 26 tháng 8 năm 2014, tòa án tnh Đng Tháp đã kết án bà Bùi Th Minh Hng như mt b cáo chính, với 3 năm tù giam, ông Nguyn Văn Minh, 2 năm 6 tháng tù giam, và bà Nguyn Th Thúy Quỳnh, 2 năm tù giam, v ti danh ‘gây ri trt t công cng’ theo điu 245 B Lut Hình s.

Cả 3 người đu kháng cáo kêu oan, nhưng ngày 12/12/2014 mt tòa án phúc thẩm ca chính quyn Vit Nam gi y án sơ thm.

Bà Hằng b bt vào ngày 11/2/2014 khi trên đường ti thăm nhà bt đng chính kiến Nguyn Bc Truyn ti huyn Lp Vò, tnh Đng Tháp. Cùng đi vi nhà hot đng này còn có nhiu người khác, trong đó có bà Quỳnh, mt nhà hot đng tr và ông Minh, mt tín đồ Phật giáo Hòa ho.

Con trai bà, anh Trần Bùi Trung, tng sang M vn đng chính gii Hoa Kỳ can thip vi chính quyn Vit Nam phóng thích m mình vào tháng 8/2014.

Bà Minh Hằng nm trong danh sách dài gm các nhà hot đng và bt đng chính kiến b b tại Vit Nam theo các điu lut như 88 ‘tuyên truyn chng nhà nước’, 79 ‘âm mưu lt đ chính quyn’, 258 ‘li dng các quyn t do dân ch xâm phm li ích nhà nước’, hay 245 ‘gây ri trt t công cng’,

Cùng với các t chc bo v nhân quyn trên thế gii, đi S quán Hoa Kỳ ti Vit Nam tng lên tiếng bày t "quan ngi sâu sc" v các bn án Hà Ni dành cho nhà hot đng Bùi Th Minh Hng. Hoa Kỳ nói "vic chính quyn Vit Nam s dng lut v trt t công cng đ b tù nhng người ch trích chính ph bày tỏ quan đim chính tr mt cách ôn hòa là ‘đáng báo đng’".

Hà Nội lâu nay khng đnh không giam cm ai vì bt đng chính kiến mà ch x lý nhng người vi phm lut pháp Vit Nam.

******************

Bà Bùi Thị Minh Hằng mãn án (RFA, 11/02/2017)

dautranh4

Bà Bùi Thị Minh Hằng ra khỏi trại giam sáng 11/2/2017 và được người thân, bạn bè, anh chị em đấu tranh đón trước cổng trại giam. Photo : RFA

Sáng hôm 11 tháng 2 bà Bùi Thị Minh Hằng đã được hơn 20 người hoạt động dân chủ, nhân quyền đến trại giam Gia Trung tỉnh Gia Lai đón khi mãn hạn tù 3 năm với tội danh "gây rối trật tự công cộng".

Lúc 6 giờ chiều, ông Nguyễn Bắc Truyển, một trong những bạn bè đi đón bà Hằng cho chúng tôi biết diễn tiến như sau :

- Sáng ngày 11 tháng 2 năm 2017, vào khảng 8 giờ thì trại giam Gia Trung đã thả chị Hằng tại cổng trại giam và các nhà hoạt động đã đón được chị Hằng và bây giờ chúng tôi đang trên xe đi từ trại giam về Sài Gòn và chỉ còn cách Sài Gòn khoảng hai tiếng đồng hồ nữa.

Mặc dù rất mệt trên đoạn đường khá xa và sức khỏe còn yếu bà Bùi Thị Minh Hằng cho chúng tôi biết :

- Sức khỏe thì tương đối ổn định nhưng có điều là ở trong đó lâu quá, nói chung là ra đây giống như mình mơ ước được thở, từ cổng trại ra đây mình thở không khí cũng như khi bị cầm tù thôi chứ ở Việt Nam thì chả có nơi nào được tự do.

Bà Minh Hằng bị bắt ngày 11 tháng 2 năm 2014 khi từ Sài Gòn về Lấp Vò, Đồng Tháp cùng với một nhóm nhà hoạt động Phật giáo Hòa Hảo thăm gia đình ông Nguyễn Bắc Truyển lúc đó đang bị công an Lấp Vò sách nhiễu. Bà và nhiều người bị bắt giữ, có ba người bị câu lưu và truy tố với tội danh "gây rối trật tự công cộng" theo điều 245 Bộ luật hình sự.

Cùng bị tuyên án với bà Hằng là ông Nguyễn Văn Minh với hai năm 6 tháng tù và chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh hai năm tù giam. Vụ án đã gây sôi động trong dư luận đặc biệt là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.

***********************

Bà Minh Hằng : Thư gởi Bộ Ngoại Giao Mỹ ‘bị chặn’ (VOA, 12/02/2017)

dautranh5

Bà Bùi Thị Minh Hng và nhng người ng h bà khi bà va mãn hn tù, ngày 11/2/2017 (FB Phaolo Hoang)

Ngay khi mãn hạn tù ngày 11/2, bà Bùi Th Minh Hng khng đnh ‘tiếp tc đu tranh đòi quyn li cho dân oan’.

Từ Sài Gòn, bà Hng nói vi VOA Vit Ng rng khi quyn li người dân chưa được đáp ng thì bà sn sàng tranh đu :

"Kể c lúc trong tri cũng như lúc ra ngoài, tôi vẫn nói anh ch em là mc đích là đi đòi quyn li. Trong khi bây gi quyn li chưa h đòi được mà b vào tù ri. Mt cái này chưa đòi được thì mt cái khác. Quyn li ca chúng tôi chưa được đáp ng thì chúng tôi tiếp tc đi đòi".

Thông qua VOA, bà Hằng mong mun gi li tri ân đến các cơ quan quc tế và bn bè đã lên tiếng ng h bà :

"Khi bước ra khi nhà tù vi bn án oan khut, cho tôi gi li cm ơn đến nhng t chc, cá nhân, các cơ quan quc tế đã không ngng đu tranh đòi t do cũng như ng hi tôi trong cuc đu tranh này, và nht là bn án oan khut mà tôi phi chu trong 3 năm qua".

Khi hỏi v vic B Công An khuyên bà đi M, bà Hng nói rng :

"Khi sức khe n đnh, tôi s post toàn b lá thư cm ơn B Ngoi giao M và chính quyền M. Lá thư mà tri đã gi li. H đã không cho chuyn. Phía tri đã ngăn chn t do ngôn lun, h đã vi phm chính sách t do thư tín. Đến ngày hôm qua, khi ra tri thì tôi có mang bc thư đó ra".

Bà Hằng cho biết bà s công b chi tiết các thông tin liên quan đến bc thư này trong thi gian sm nht, cũng như quyết đnh không đi M ca bà.

Ngoài ra, bà Hằng cho biết sc khe ca bà không được n đnh, mt phn do điu kin tri giam, mt phn do bà đã tuyệt thc đ phán đi bn án "bt công" mà bà phi "chu oan" :

"Về đến đây thì hin ti sc khe cũng mt. Sau mt thi gian tuyt thc nhiu, sc khe không n đnh. Tình trng đi x vi tù nhân trong tri giam thì có nhiu vn đ lm".

Kết thúc cuộc phỏng vn vi VOA, bà khng đnh ln na, s tiếp tc con đường đu tranh đòi quyn li cho dân oan.

Bà Hằng cho biết trước hết bà s lên tiếng kêu cu cho người bn tù ca bà là bà Nguyn Th Trí, ng tnh Bình Dương, người đang chu án tù 3 năm ti trại giam Gia Trung, theo điu 88 ca B Lut Hình s "Truyên truyn chng nhà nước" :

"Kêu cứu cho tù nhân, dân oan Nguyn Th Trí, người đang b khng b v tinh thn trong tri giam do cài cm ca cơ quan an ninh, gây chia r, cô lp đến mc mà dân oan Nguyễn Th Trí đòi t t. Điu này tôi và ch Cn Th Thêu đu chng kiến".

Bà Bùi Thị Minh Hng b tuyên án 3 năm tù vì "gây gi trt t công cng" theo điu 245 ca B Lut Hình s. Bà b bt vào ngày 11/2/2014 khi trên đường ti thăm nhà bt đng chính kiến Nguyn Bc Truyn ti huyn Lp Vò, tnh Đng Tháp. Có hai người khác cùng b xét x trong v án này.

Đại s Hoa Kỳ ti Liên Hip Quc, bà Samantha Power, tng vinh danh và kêu gi phóng thích bà Bùi Th Minh Hng trong s 20 n tù nhân chính tr năm 2016.

************************

Giới đấu tranh chào đón Bùi Thị Minh Hằng ra tù (RFA, 11/02/2017)

dautranh6

Anh chị em giới đấu tranh đón chị Bùi Thị Minh Hằng ra tù

Ngày 11/2, trên mạng xã hội tràn ngập thông tin và hình ảnh đón chị Bùi Thị Minh Hằng ra tù. Được biết, việc đón chị Hằng mãn hạn tù được anh em dân chủ Sài Gòn tổ chức khá kỹ lưỡng từ nhiều ngày nay. Mọi phương án đều được tính đến.

Khoảng 20 người đã tới trại giam Gia Trung đón Bùi Thị Minh Hằng trong niềm vui vỡ òa và tình thương yêu vô bờ bến. Chị được trả tự do từ trại giam Gia Trung vào lúc 8 giờ sáng nay. Bùi Thị Minh Hằng đã nói lời cảm ơn, và chuyển lời cảm ơn đến tất cả tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã luôn ủng hộ chị.

Bùi Thị Minh Hằng bị bắt vào ngày 11/2/2014 trong một vụ dựng án rất thô thiển. Vụ án này được công luận mai mỉa là vụ án 2 xe đi hàng ba để qui cho chị tội "gây rối trật tự công cộng".

dautranh7

Hình ảnh đoàn lưu thông trên đường trước khi bị bắt gọn về "tội gây rối trật tự công cộng" được gọi là vụ án 2 xe đi hàng 3

Vào lúc 11 giờ 30 phút trưa ngày 11/2/2014, Bùi Thị Minh Hằng cùng 20 bà con tín đồ Hòa Hảo đi trên 11 xe máy đã bị công an đón sẵn bắt khi đến đến thăm gia đình chị Bùi Thị Kim Phượng vợ anh Nguyễn Bắc Truyển tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Đoàn đi thăm này đến để chia sẻ với vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển. Vào ngày 9 tháng 2 năm 2014 cách đám cưới của anh chị 9 ngày, dự kiến tổ chức vào 18 tháng 2 thì hàng trăm công an mật vụ tỉnh Đồng Tháp và huyện Lấp Vò Đồng Tháp đã xông vào nhà chị Phượng bắt anh Truyển áp giải anh về Sài Gòn nhằm phá đám cưới của anh chị.

Tất cả 21 người bị nhốt lên xe bịt bùng đưa về công an huyện Lấp Vò. Nhiều người bị đánh. Chúng dùng gậy ba trắc đánh thẳng vào đầu, từ trên xuống. Thiết bị thông tin của mọi người đều bị cướp, trừ một vài điện thoại còn giấu được.

Bùi Hằng bị đánh chảy máu đầu. Nhiều người bị đánh rất đau. Công an Lấp Vò đã phải đưa những nạn nhân của chúng đi bệnh viện.

Sau đó, chúng thả ra 18 người, còn giữ lại 3 người rồi đưa ra xử theo đúng kịch bản thô thiển sắp sẵn :

- Bùi Thị Minh Hằng, bị cáo chính 3 năm tù giam, 

- Nguyễn Văn Minh 2 năm 6 tháng tù giam 

- Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù giam.

Phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận trong và ngoài nước. Riêng phiên sơ thẩm đã có tới 20 người từ Hà Nội vào Cao Lãnh. Khoảng 100 người từ Hà Nội, Sài Gòn và các tỉnh tới ủng hộ các bị cáo bị bắt gọn vào các đồn công an ở Đồng Tháp.

Trước đó, Bùi Thị Minh Hằng từng bị bắt đi trại cải tạo Thanh Hà. Chị bị bắt ngày 27/11/2011 khi phản đối cuộc biểu tình cùng ngày tại Hà Nội bị đàn áp, tất cả người biểu tình bị bắt lên trại Lộc Hà. Ngày 28/11, chị bị áp giải ra Hà Nội. Nguyễn Thế Thảo khi đó là chủ tịch Hà Nội đã ký giấy phi pháp đưa chị vào trại cải tạo 2 năm. Tuy nhiên, dưới áp lực của công luận và áp lực đấu tranh của chị, nhà cầm quyền phải cưỡng bức chị ra khi mới vào trại được 5 tháng. Sau khi ra trại, Bùi Thị Minh Hằng đã khởi kiện Nguyễn Thế Thảo, đã đóng trước án phí nhưng vụ án này bị dập đi.

Bùi Thị Minh Hằng là người đấu tranh kiên cường bất khuất, luôn là ngòi nổ trong các cuộc đấu tranh phản đối Trung Cộng cũng như đấu tranh đòi nhân quyền.

Ngày hôm nay, Hằng từ chối các cuộc phỏng vấn mà dành cho các cuộc gặp gỡ. Một cuộc gặp gỡ rất đông vui và cảm động được tổ chức tại Dòng Chúa cứu thế 38 Kỳ Đồng vào tối nay. Chị nói : "Cái thiện làm cho người ta giàu thêm tâm hồn còn cái ác sẽ khiến cho người ta thêm nghị lực". Nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam cũng có mặt trong buổi gặp gỡ. Chị Dương Thị Tân, thay mặt Hội Nhà báo độc lập Việt Nam tặng quà cho Bùi Thị Minh Hằng. Tất nhiên, còn rất nhiều hoa và quà tặng cho chị.

Tối ngày kia, 13/2/2017 sẽ có một Thánh lễ tại Dòng Chua cứu thế 38 Kỳ Đồng dành cho Bùi Thị Minh Hằng để chị cảm ơn mọi cá nhân, tổ chức đã lên tiếng, ủng hộ, giúp đỡ chị. 

Như lời Bùi Thị Minh Hằng nói khi ra tù sáng nay, chị vừa được tôi luyện trong trường "đánh trâu" (đấu tranh). Chắc hẳn, qua 5 tháng vào trại cải tạo và 3 năm trong tù, Bùi Thị Minh Hằng sẽ là một Bùi Thị Minh Hằng khác, kiên cường và mạnh mẽ dày dạn kinh nghiệm hơn. 

Chúc mừng Bùi Thị Minh Hẳng trở về trong vòng tay ấm áp của đồng đội.

Nguyễn Tường Thụy

Published in Việt Nam