Vụ ông 'Vũ Nhôm' nói gì về chính trị Việt Nam ?
Vụ Việt Nam tiếp nhận từ Singapore và bắt ông Phan Văn Anh Vũ (tức 'Vũ Nhôm') sẽ dẫn tới việc ông này có thể sẽ phải 'khai ra' những người liên quan, trong khi người đứng đầu ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam dường như tiếp tục củng cố được quyền lực của mình, theo một nhà phân tích và quan sát chính trị Việt Nam từ Hoa Kỳ.
Ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm, giữa) từng được biết tới như một đại gia về bất động sản ở Đà Nẵng, trước khi bị bắt
Trả lời phỏng vấn cuối tuần này về chính trị Việt Nam thông qua vụ ông 'Vũ Nhôm' bị bắt và một số nhân vật quan trọng khác trong đó có cựu Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Đinh La Thăng, hay nguyên Phó Chủ tịch Tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh, sắp được đưa ra xét xử, hôm 06/01/2018, từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nói :
"Tất nhiên là ông Vũ Nhôm sẽ bị đưa ra tòa án và ông sẽ phải khai ra những người quan hệ với ông, thành ra vụ này sẽ 'giằng dây' lên tất cả những người khác đó, nhưng đấy là nhìn đó trong hiện tại, còn nếu nhìn đó như một quá trình, chúng ta thấy đó là quá trình củng cố quyền lực của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, từ sau Đại hội vừa qua năm 2016.
"Họ đã bắt đầu nắm lại quyền đánh tham nhũng về Trung ương Đảng rồi, sự củng cố quyền lực bắt đầu ngay trước Đại hội, sau Đại hội, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng 'thắng' ông [Nguyễn Tấn] Dũng, nó bắt đầu ngay từ đó.
"Bây giờ nó chỉ là tiếp nối cuộc đánh tham nhũng và một cuộc thành trừng trong nội bộ mà thôi, cho nên năm 2018, chúng ta sẽ thấy tiếp tục nữa", người cũng là chuyên gia cao cấp từ Trung tâm về Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) của Mỹ nêu quan điểm riêng.
'Hai điểm nổi bật'
Theo nhà phân tích này, nhìn vào toàn bộ quá trình 'củng cố quyền lực' ở trên, trong năm 2017 nổi lên hai điểm, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói tiếp :
"Năm ngoái có hai điểm rất lớn, thứ nhất, họ 'đánh' vào Petro Vietnam và thứ hai, họ 'đánh' ngân hàng. Petro Vietnam đánh hết mọi người rồi, thì cuối cùng là đến ông Đinh La Thăng.
"Còn bây giờ, họ 'đánh' ngân hàng là đánh hết rất nhiều người trong hệ thống ngân hàng, thì bây giờ vấn đề đặt ra là ông chỉ huy ngân hàng lớn nhất, như kiểu ông Thăng, thì liệu có đụng đến không ?
Tòa án tại Việt Nam dự kiến sẽ đưa các ông Đinh La Thăng (trái) và Trịnh Xuân Thanh, cùng nhiều người khác ra xét xử từ ngày 08/01/2018
Theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng việc 'đụng hay không đụng' đến vị 'chỉ huy ngân hàng'này sẽ đặt ra một số câu hỏi, ông nói tiếp :
"Nó sẽ đặt ra một số câu hỏi cho việc đánh tham nhũng đến mức độ nào, nó có mục tiêu gì và nó sẽ chờ ai, thì đó là những điều mà dĩ nhiên những người quan sát Việt Nam sẽ để ý".
Tiến thoái lưỡng nan ?
Về 'logic' và mối quan hệ giữa việc 'đánh tham nhũng' này với điều được cho là quá trình 'củng cố' hay chuẩn bị 'chuyển giao quyền lực' nào đó, nếu có, trong nội bộ Ban lãnh đạo Việt Nam, ở tương lai ngắn và trung hạn tới đây, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận và cho rằng đang có một thế lưỡng nan đặt ra với giới lãnh đạo đảng cộng sản VN, ông nói :
"Về việc chính trị, việc làm này của Việt Nam cũng thường trong tất cả mọi nước thôi, thành ra người ta củng cố quyền lực là đúng. Và việc tìm cách chuyển giao quyền lực cho người thân tín của mình thì cũng là thường thôi, không có gì cả.
"Nhìn vào Việt Nam một cách cụ thể, chúng ta thấy là ông Nguyễn Phú Trọng đã tìm cách củng cố quyền lực của mình và của đảng Cộng sản Việt Nam từ ngay sau Đại hội của năm 2016, chuyện đó tiếp tục cho đến ngày nay.
"Nhưng bây giờ vấn đề đặt ra là một trong những phương cách để 'đánh' tham nhũng, và khi đánh tham nhũng, thì nó rắc rối lắm. Đánh tham nhũng càng đánh cao thì càng nhiều kẻ thù và càng nguy hiểm.
"Bây giờ đến mức độ này là ông nắm cái chóp nghĩa là bỏ tù, hiện nay tạm giam ông Đinh La Thăng là việc từ trước đến nay chưa có, chưa bao giờ mà có chuyện tước bỏ, đuổi ra khỏi Bộ chính trị, mà ngày xưa ông [Nguyễn Cơ] Thạch và [Trần Xuân] Bách 'bị đuổi' là vấn đề chính trị, còn lần này với ông Thăng là vấn đề không quản lý đúng (mismanagement), mà có thể có tham nhũng nữa...
"Và hơn nữa lại đi bắt giam nữa, vì thế đó là một trường hợp rất nguy hiểm, bây giờ, đụng đến chuyện cao như vậy mà không tiếp tục nữa, thì bị mang tiếng đánh tham nhũng chỉ đánh từ vai xuống thôi. Tức là bây giờ còn có một số người nghĩ là muốn đánh tới, phải 'đánh thêm' nhiều người nữa.
"Và đánh thêm kẻ thù thì gây thêm kẻ thù và thêm nguy hiểm, nhưng ông ấy [TBT Nguyễn Phú Trọng] trong tình trạng là ông đã tới đó, thì tiếng Mỹ gọi là 'point of no return', đến chỗ đó là chỗ không lùi được nữa, nếu mà lùi thì mất hết uy tín, người ta sẽ nói là 'đánh từ vai thôi', đây chỉ là 'thanh trừng nội bộ' mà 'không đánh tham nhũng' cả.
"Mà một trong những mục tiêu mà ông muốn đánh tham nhũng là ông muốn phục hồi cho đảng cộng sản, mà nếu chuyện này không tiến tới, tiến tới thì nguy hiểm, mà không tiến tới, thì sẽ mất uy tín", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nêu nhận định và quan sát từ quan điểm riêng với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt.
Nguồn : BBC, 06/01/2018
**********************
Quan điểm bất đồng bị ‘đàn áp chưa từng thấy’ ở Việt Nam trong năm 2017 (VOA, 06/01/2018)
Hai tổ chức nhân quyền quốc tế hôm thứ Sáu tố cáo năm 2017 chứng kiến một cuộc "đàn áp chưa từng có" ở Việt Nam nhắm vào quan điểm bất đồng chính kiến và kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng với Hà Nội về nhân quyền.
Nhà hoạt động Trần Thị Nga, 40 tuổi, trong phiên tòa phúc thẩm tại tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam vào ngày 22 tháng 12, 2017. Tòa y án 9 năm tù giam đối với bà về tội tuyên truyền chống nhà nước.
Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH) và tổ chức thành viên của họ, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR), nói trong năm 2017, nhà chức trách Việt Nam đã tùy tiện câu lưu hoặc bỏ tù ít nhất 46 nhà hoạt động và những người bảo vệ nhân quyền, trong đó có bảy người phụ nữ, vì thực thi quyền tự do biểu đạt và tự do tụ tập ôn hòa. Cuộc đàn áp tăng tốc vào cuối tháng 12 năm 2017 với 15 nhà hoạt động bị tuyên án tù, thông cáo chung của hai tổ chức này cho biết.
"Việc EU và Mỹ quan tâm tới chuyện ký kết các hợp đồng kinh doanh hơn là bàn về nhân quyền đã khiến Hà Nội bạo dạn đẩy mạnh những vụ tấn công nhắm vào các quyền dân sự và chính trị cơ bản", Tổng thư ký FIDH Debbie Stothard được dẫn lời nói. "Đã đến lúc cộng đồng quốc tế mạnh mẽ tái giao tiếp với Hà Nội về nhân quyền".
Thông cáo liệt kê những vụ việc như vụ lực lượng công an và an ninh tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 20 tháng 12 năm 2017 hành hung ít nhất 20 người và bắt giữ năm người trong số họ tham gia vào một cuộc biểu tình ôn hòa phản đối công ty Formosa của Đài Loan về thảm họa môi trường biển miền trung vào năm 2016, trong số những vụ việc khác.
"Cuộc đàn áp tăng tốc của Việt Nam vào cuối tháng 12 được hoạch định một cách chiến lược để trùng thời điểm với những thứ gây phân tâm trong dịp lễ cuối năm", Chủ tịch VCHR Võ Văn Ái nói trong thông cáo. "EU và Mỹ nên mở mắt và lên tiếng đòi phóng thích ngay lập tức tất cả các tù nhân chính trị và nhanh chóng thi hành những cải cách về thể chế và lập pháp ở Việt Nam".
FIDH và VCHR nói họ cũng lo ngại về hành động mới nhất của chính phủ Việt Nam nhằm thắt chặt việc giám sát nội dung trên internet. Ngày 25 tháng 12, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, cho biết
một đơn vị không gian mạng mới của quân đội bao gồm 10.000 người mang tên "Lực lượng 47" đã bắt đầu hoạt động "để chủ động đấu tranh chống các quan điểm sai trái".
FIDH và VCHR nhắc lại lời kêu gọi của họ phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị tại Việt Nam và bãi bỏ tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự bất nhất với các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.
Ít nhất 130 tù nhân chính trị vẫn bị giam giữ trong nhà tù trên khắp cả nước, hai tổ chức nhân quyền quốc tế đặt tại Paris cho biết.
********************
Trương Hòa Bình (Phó Thủ tướng) khi còn là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2011 – 2016) đã "phù phép" cho Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land) từ một bị can đầu mối, quan trọng nhất, có vai trò tích cực nhất biến thành nhân chứng trong vụ án tham nhũng kỷ lục hàng nghìn tỉ đồng tại dự án Thanh Hà - Cienco 5 ở Hà Đông, Hà Nội.
Trương Hòa Bình (Phó Thủ tướng) khi còn là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2011 – 2016)
Trương Hòa Bình ăn tiền của Nguyễn Ngọc Sinh để biến đen thành trắng
Ngược thời gian, để mở rộng điều tra vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" tại Công ty cổ phần Xây dựng 1-5, cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh tạm giam đối với Đào Duy Phong, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land) ; Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Tổng giám đốc PVP Land về hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 285 Bộ luật Hình sự và thực hiện lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc
Theo tài liệu của C46 Bộ Công an và được báo chí đăng tải, ngày 27/3/2010, Lê Hòa Bình (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty 1-5, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần xây dựng Minh Ngân) được Đặng Sỹ Hùng - Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch PVP Land bố trí gặp các cổ đông của Công ty cổ phần dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương (Công ty Xuyên Thái Bình Dương, chủ đầu tư dự án Nam Đàn Plaza với diện tích gần 9.600m2 trên đường Phạm Hùng, Hà Nội) gồm : PVP Land, Công ty cổ phần Bất động sản bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT Land), Công ty cổ phần Đầu tư Vietsan, Công ty TNHH Nam Hà Thành và ông Nguyễn Minh Qúy để thống nhất việc mua toàn bộ cổ phần của Công ty cổ phần Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương.
Các bên thỏa thuận thống nhất giá bán cổ phần là hơn 20.765 đồng/cổ phần, tương đương với 52 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza (thể hiện trong hợp đồng đặt cọc). Nhưng PVP Land do Nguyễn Ngọc Sinh làm Tổng giám đốc lại ký hợp đồng bán cho Lê Hòa Bình hơn 12 ngàn cổ phần chỉ với giá 13.578 đồng/cổ phần, 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá bán thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc ngày 27/3/2010 tới hơn 7 ngàn/cổ phần, tạo ra số tiền chênh lệch giá ghi trên hợp đồng và giá thanh toán thực tế tới hơn 87 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, Lê Hòa Bình khai số chênh lệch được chia chác cho Đào Duy Phong (Chủ tịch Hội đồng quản trị PVP Land) hưởng 6 triệu đồng/m2 ; Đặng Sỹ Hùng và Nguyễn Ngọc Sinh hưởng 12 triệu đồng/m2. Việc làm của Đào Duy Phong và Nguyễn Ngọc Sinh đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của PVP Land và Tổng Công ty PVC. Sau đó, Lê Hòa Bình đã chuyển lại cho các cá nhân tại PVP Land khoảng 66 tỉ đồng, trong đó Đặng Sỹ Hùng đã lấy 20 tỉ đồng và bỏ trốn. Cơ quan điều tra đã phong tòa 12 tỉ đồng của Đặng Sỹ Hùng gửi trong tài khoản của vợ tại ngân hàng.
Hành vi của Đào Duy Phong và Nguyễn Ngọc Sinh bị xác định là lừa đảo, không thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn của PVP Land tại công ty Xuyên Thái Bình Dương, đã quyết định bán hơn 12 triệu cổ phần của PVP Land gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho công ty, trong đó để Đặng Sỹ Hùng chiếm đoạt 20 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra đã xác định có gần 600 khách hàng của Công ty 1-5 bị nhóm Lê Hòa Bình lừa đảo, chiếm đoạt trên 800 tỉ đồng từ các dự án mua bất động sản, trong đó có gần 430 tỉ đồng nằm ngoài thỏa thuận.
Nguyễn Ngọc Sinh bị cáo buộc liên quan về hành vi lừa đảo bán đất khống tại dự án Thanh Hà – Cienco5. Cụ thể, Lợi dụng hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) - Bộ Giao thông vận tải với Công ty 1-5, trong đó Công ty 1-5 phải cho Cienco 5 Land vay 200 tỷ đồng với thời hạn 18 tháng. Nhưng do Công ty 1-5 không giao số tiền cho vay đúng hạn nên Cienco 5 đã chấm dứt hợp đồng vay vốn và các điều khoản ưu đãi cam kết theo hợp đồng này. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Sinh và Lê Hòa Bình vẫn ký các hợp đồng huy động tiền của khách hàng đặt cọc mua đất tại dự án Thanh Hà nhằm thu trên 695 tỷ đồng...
Dự án Thanh Hà
Dự án Thanh Hà Cienco 5 hiện nay đã thuộc về đại gia Lê Thanh Thản
Sau khi điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra kết luận điều tra khẳng định, Nguyễn Ngọc Sinh giữ vai trò đầu mối, chỉ đạo mọi hành vi của bộ sậu nhằm tham ô hàng trăm tỷ đồng. Để thoát tội, Nguyễn Ngọc Sinh đã đến nhà Trương Hòa Bình (lúc này là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) để đút lót, chạy tội. Với việc chia cho ông Trương Hòa Bình một khoản tiền khổng lồ, các thẩm phán của tòa án đã trở thành những con rồi dưới sự chỉ đạo của Trương Hòa Bình, rồi "phù phép" để Nguyễn Ngọc Sinh từ tội phạm nguy hiểm trở thành... nhân chứng trước sự ngỡ ngàng của người dân và ngay trong chính các bị cáo trong vụ án đình đám này.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số lượng 473/2013/HS-ST ngày 9.12.2013 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, bị can Lê Hòa Bình khai : Trước khi ký hợp đồng số 66 (mua bán cổ phần giữa Lê Hòa Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty 1/5 và Công ty PVP Land), Nguyễn Ngọc Sinh và Đặng Sĩ Hùng - Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch Công ty PVP Land, người được Nguyễn Ngọc Sinh ủy quyền ký hợp đồng đặt cộc với Công ty 1/5 - đã gặp và thống nhất với Lê Hòa Bình giá bán chỉ có 34 triệu đồng/m2, còn phần chênh lệch 18 triệu đồng/m2 (52 triệu đồng là giá đặt cọc – 34 triệu đồng = 18 triệu đồng) sẽ đưa riêng cho một số cá nhân, ông Lê Hòa Bình đã đồng ý.
Theo bút lục tại cơ quan điều tra, Đào Duy Phong khai : Phong đã thông báo lại với Nguyễn Ngọc Sinh phương án bán cổ phần chỉ với giá 34 triệu đồng/m2, Nguyễn Ngọc Sinh nói với Phong là khoản chênh 1 triệu đồng/m2 dùng để chi phí và Phong đã đồng ý. Phong cũng khai, trong số 10 tỉ đồng nhận nêu trên, Đào Duy Phong đưa cho Nguyễn Ngọc Sinh 2 tỉ đồng.
Đặng Sĩ Hùng khai tại cơ quan điều tra : Hùng đã báo cáo chi tiết với Nguyễn Ngọc Sinh về việc đàm phán và cùng các cổ đông ký hợp đồng đặt cọc bán cổ phần với giá 52 triệu đồng /m2.
Tất nhiên, khi đã được Trương Hòa Bình bảo kê nên Nguyễn Ngọc Sinh phủ nhận rằng : Không được Đặng Sĩ Hùng báo cáo và hoàn toàn không biết việc các cổ đông của Công ty Xuyên Thái Bình Dương ký hợp đồng đặt cọc bán cổ phần với giá thống nhất 52 triệu đồng/m2 ! Điều lưu ý đầu tiên là, 4/5 cổ đông đều biết hợp đồng đặt cọc và bán đúng với giá đó, thì chỉ riêng ông Nguyễn Ngọc Sinh - đại diện cho cổ đông lớn nhất - lại không biết ! Liệu ai có thể tin được lời ông Sinh ? Hơn nữa, Đặng Sĩ Hùng không được ủy quyền của Sinh thì ai cho phép một trưởng phòng ngồi vào bàn đàm phán bán cổ phần. Vậy mà, ông Nguyễn Ngọc Sinh vẫn chối phắt việc ủy quyền, dù ông Hùng đã khai.
Bị can Thái Kiều Hương và ông Han Gi Cheol (Tổng giám đốc Công ty Vietsan - bên bán cổ phần) khai : trước khi ký hợp đồng đặt cọc bán với giá 52 triệu đồng/m2, cả ông Han và Kiều Hương đã đến Công ty PVP Land gặp Nguyễn Ngọc Sinh tại phòng làm việc của Sinh thắc mắc việc bán với giá như vậy đã hợp lý chưa, vì với Vietsan, giá này vẫn còn lỗ.
Ông Nguyễn Minh Quý (một cổ đông trong Công ty Xuyên Thái Bình Dương cũng bán cổ phần cho Công ty 1.5) khai : Ông Nguyễn Ngọc Sinh gọi điện mời đến Công ty PVP Land để trao đổi về thắc mắc của ông Han Gi Cheol và Kiều Hương về việc bán cổ phần. Tại đây, Nguyễn Ngọc Sinh đề nghị Nguyễn Minh Qúy bù giá để hỗ trợ cho Công ty Vietsan. Với đề nghị này, Nguyễn Minh Qúy đã chấp thuận. Tài liệu cơ quan điều tra thu thập được cho thấy, những thỏa thuận giữa Nguyễn Minh Qúy và Nguyễn Ngọc Sinh đã được thực hiện. Thậm chí, Nguyễn Ngoc Sinh còn cho rằng khi ký hợp đồng số 66 thấy chữ ký nháy của Đặng Sĩ Hùng nên chỉ đọc phần nội dung mà không đọc các căn cứ nên không biết ? ! Những lời khai trên cho thấy, Nguyễn Ngọc Sinh không chỉ biết, mà còn biết rất rõ việc các bên bán cổ phần cùng ký hợp đồng đặt cọc với ông Bình giá 52 triệu/m2.
Trên cơ sở các chứng cứ đó, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố Nguyễn Ngọc Sinh cùng một số đối tượng khác về "tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ở giai đoạn đầu của vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đồng tình với kết luận của Cơ quan điều tra, cho rằng có đủ chứng cứ để truy tố Nguyễn Ngọc Sinh với tội danh trên. Bất ngờ là sau đó không lâu, chính Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Nguyễn Ngọc Sinh do có sự chỉ đạo từ Nguyễn Văn Bình và Trương Hòa Bình.
Tuy nhiên, một số thẩm phán tòa Hà Nội lại không dễ dàng để hai ông Bình sai khiến. Tại bản án phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao (ngày 16, 16 tháng 9, 2014), sau khi dẫn lại các lời khai của một số đối tượng, trong phần nhận xét ghi rõ : "Đây là lời khai của các bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và nhân chứng trong vụ án là chứng cứ đáng tin. Cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố Nguyễn Ngọc Sinh là có căn cứ. Viện kiểm sát nhân dân tối cao không truy tố ông Nguyễn Ngọc Sinh là bỏ lọt người phạm tội". Mặt khác, bản án phúc thẩm đã quyết định : "Hủy bản án hình sự sơ thẩm số 473/2013/HS-TS ngày 9/12/2013 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội".
Bản án phúc thẩm đã nêu rõ "không truy tố Nguyễn Ngọc Sinh là bỏ lọt người phạm tội". Đáng chú ý, trong phiên tòa phúc thẩm, Nguyễn Ngọc Sinh được triệu tập với tư cách làm chứng nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt.
Sáng 21/6/2016, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội một lần nữa đưa ra xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản này.
Vụ án được khởi tố từ năm 2010, đã nhiều lần được đưa ra xét xử và đã có bản án sơ thẩm với 2 án chung thân được tuyên. Tuy nhiên, vào tháng 9/2014, khi đưa ra xét xử phúc thẩm, Tòa phúc thẩm tại Hà Nội đã tuyên hủy án sơ thẩm, yêu cầu điều tra lại vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Người bị cho là cần phải xem xét lại hành vi phạm tội là Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Tổng giám đốc PVP Land.
Một lần nữa, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội khẳng định, Cơ quan điều tra cần điều tra Nguyễn Ngọc Sinh, quyết không để tên tội phạm này ngoài vòng pháp luật.
Cần lưu ý rằng, ở vụ án này, Trương Hòa Bình đã chỉ đạo cấp dưới đổ tội cho Trịnh Xuân Thanh, quy kết Trịnh Xuân Thanh tham ô 14 tỷ đồng. Với tội danh này Trịnh Xuân Thanh sẽ đối diện với bản án tử hình, bịt đường về của Trịnh Xuân Thanh để dễ bề lừa bịp dư luận, che dấu kẻ cầm đầu của vụ án là Nguyễn Ngọc Sinh.
Dư luận đặt câu hỏi : Tại sao một vụ án tham ô hàng trăm tỷ đồng, lớn như thế, rõ ràng như thế mà kẻ cầm đầu là Nguyễn Ngọc Sinh lại thoát tội ? Giai đoạn này ông Trương Hòa Bình với vai trò là Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, người đứng đầu ngành lại có qua lại rất nhiều lần và cấu kết với Nguyễn Ngọc Sinh, như vậy ông Trương Hòa Bình phải chịu trách nhiệm. Việc chứng minh tham ô, ăn đút lót của ông Trương Hòa Bình trong việc "tha bổng" cho Nguyễn Ngọc Sinh là không khó với Cơ quan điều tra nếu làm đến cùng.
Cần điều tra lại vụ án để lôi những kẻ như Trương Hòa Bình và Nguyễn Ngọc Sinh cùng đồng bọn ra chịu trách nhiệm trước pháp luật, bảo đảm công bằng xã hội.