Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đại diện Ngoại giao Úc gởi thư cho Dân biểu Chris Hayes về trường hợp ông Châu Văn Khảm (RFA, 31/01/2019)

Đại diện cục chuyên trách công tác lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao và thương mại Úc vào ngày 31 tháng 1 có thư trả lời cho dân biểu Chris Hayes về trường hợp của ông Châu Văn Khảm, công dân Úc gốc Việt, được nói hiện đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ.

viet1

Ông Châu Văn Khảm, công dân Úc gốc Việt, được nói hiện đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ. Courtesy VietTan.org

Thư do ông Peter Truswell, quyền trợ lý cho trưởng Cơ quan Công tác Lãnh sự của Bộ này, ký và trả lời nhân danh đại sứ Úc tại Việt Nam mà dân biểu Chris Hayes viết thư cho hôm 23 tháng 1.

Trong thư, ông Peter cảm ơn Dân biểu Chris Hayes hôm 23 tháng 1 năm 2019 đã gửi thư cho Đại sứ Úc tại Việt Nam về ông Châu Văn Khảm.

Ông Peter Truswell cho biết ông rất coi trọng vai trò lãnh sự và nhằm mục đích cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho người Úc gặp khó khăn ở nước ngoài.

Ông Peter đảm bảo với Dân biểu Chris Hayes rằng đang rất quan tâm đến việc công an Việt Nam bắt giữ ông Châu Văn Khảm. Tuy nhiên ông Peter thừa nhận, như được nêu trong qui định, có những giới hạn đối với những gì Lãnh sự Úc có thể làm để hỗ trợ ông Châu.

Ông Peter cũng cho biết, chính phủ Úc không thể tham gia vào các vấn đề pháp lý hoặc can thiệp vào các quy trình pháp lý của một quốc gia khác, cũng giống như Úc sẽ không tha thứ cho một quốc gia khác khi can thiệp nội bộ của nước Úc.

Ông Peter Truswell dẫn chứng Đạo luật Quyền riêng tư 1988, cho biết không thể chuyển thông tin cụ thể hoặc chi tiết liên quan đến trường hợp của ông Châu Văn Khảm.

Cuối thư ông Peter cho biết, các viên chức lãnh sự Úc gần đây đã đến thăm ông Châu trong lúc bị giam giữ và Bộ Ngoại giao và Thương mại đã liên hệ với các thành viên gia đình của ông Châu về thông tin hỗ trợ.

*********************

Công an Việt Nam khoe phá vỡ được âm mưu trước tết của Việt Tân (RFA, 31/01/2019)

Mạng Báo Công an Nhân dân (Công an nhân dân) ngày 30/1/2019 loan tin, Công an Việt Nam "đã phát hiện và ngăn chặn thành công đối tượng là thành viên cốt cán của tổ chức khủng bố Việt Tân xâm nhập, tìm cách hoạt động chống phá" trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, qua đó thừa nhận đã bắt ông Châu Văn Khảm, đảng viên Việt Tân người Úc gốc Việt và ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên của Hội Anh em dân chủ và Dân chủ Việt.

viet2

Ảnh chụp màn hình. Ông Châu Văn Khảm trên truyền hình SBTN - Courtesy viettan.org, SBTN

Cụ thể là vào lúc 23 giờ ngày 12/1/2019, Cục An ninh nội địa Việt Nam phối hợp với Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành bắt giữ ông Nguyễn Văn Viễn (48 tuổi) và ông Châu Văn Khảm (70 tuổi) khi đang lưu trú tại khánh sạn Vàng Anh, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tờ báo là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam tiết lộ, tại cơ quan điều tra ông Khảm khai nhận nhập cảnh vào Việt Nam ngày 10/1/2019 bằng đường bộ từ Campuchia theo chỉ đạo của ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân.

Trước đó ông Châu Văn Khảm được cho là đã gửi lại toàn bộ hành lý gồm 1 hộ chiếu, 1 điện thoại và 1 thẻ tín dụng cho một thành viên Việt Tân khác tại Campuchia cất giữ và sử dụng một chứng minh nhân dân Việt Nam mang tên Chung Chính Phi để qua cửa khẩu Hà Tiên với nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và tổ chức huấn luyện cho ông Nguyễn Văn Viễn ; khảo sát tuyến xâm nhập bất hợp pháp qua biên giới đường bộ từ Campuchia về Việt Nam.

Quá trình gặp gỡ, ông Viễn được ông Khảm bồi dưỡng các kiến thức về Việt Tân và được cho 300 USD. Sau khi huấn luyện, Ông Nguyễn Văn Viễn được kết nạp vào tổ chức Việt Tân.

Theo Mạng báo Công an Nhân dân, ông Châu Văn Khảm dự kiến vào ngày 14/1 trở lại Campuchia để xuất cảnh về Úc, cùng với đó đảng viên Việt Tân người Úc gốc Việt cũng khai nhận đã liên lạc với ông Viễn đầu năm 2018 khi đang tham gia Hội Anh em dân chủ và đề nghị ông này kiếm người cho Việt Tân nhưng không được.

Hôm 25/1/2019, trang web của đảng Việt Tân đăng tải Thông cáo báo chí cho biết ông Châu Văn Khảm, đảng viên Việt Tân đã bị bắt cùng với ông Nguyễn Văn Viễn vào ngày 13/1.

Theo thông cáo, ông Châu Văn Khảm là một khuôn mặt quen thuộc và tích cực trong cộng đồng người Việt tại Sydney, Úc Châu và mặc dù biết rằng việc đi về Việt Nam của ông sẽ "có nhiều rủi ro và bị chế độ cộng sản Việt Nam ngăn chặn, ông Khảm vẫn không ngần ngại trở về để thu thập dữ kiện và lượng định thực trạng nhân quyền tại quê nhà".

Mạng Báo Công an nhân dân cũng cho biết ông Khảm có nhiều hành động gần đây, cụ thể là vào tháng 6/2018, Đảng bộ Việt Tân Úc Châu liên kết cùng Cộng đồng người Việt tự do tổ chức biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra.

Cũng theo Công an nhân dân tại buổi biểu tình, "Châu Văn Khảm đại diện ban tổ chức phát biểu, xuyên tạc Nhà nước Việt Nam ra dự án luật nhằm phục vụ cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam".

Hay trong buổi tưởng niệm "31 năm anh hùng đông tiến", ông Châu Văn Khảm đã phát biểu, "ca ngợi hoạt động chính nghĩa của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn".

Bài báo ký tên tác giả Xuân Mai quy kết rằng, hiện nay Việt Tân "tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin ; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại. Đồng thời tán phát lên mạng Internet các tài liệu kích động biểu tình, hoạt động khủng bố, phá hoại…".

Hôm 31/1, trên trang mạng change.org xuất hiện Thư ngỏ gửi Thủ tướng Úc Scott Morrison với đề nghị "Hãy Đoàn Tụ Ông Châu Văn Khảm Với Gia Đình" đồng thời kêu gọi chính phủ Úc can thiệp để trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho công dân Úc Châu Văn Khảm cũng như ông Nguyễn Văn Viễn quốc tịch Việt Nam.

Published in Việt Nam

Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị dọa trục xuất (RFA, 07/06/2017)

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vào ngày 7 tháng 6 ra thông cáo bày tỏ quan ngại về ý định được công bố của nhà cầm quyền Hà Nội sẽ trục xuất ông Phạm Minh Hoàng, một blogger công khai lên tiếng về các vấn đề tại Việt Nam. Ông Phạm Minh Hoàng là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch Pháp nên Phóng viên Không biên giới kêu gọi phía Pháp hỗ trợ cho ông Phạm Minh Hoàng.

pmh1

Giáo sư Phạm Minh Hoàng (ở giữa) bị dẫn ra khỏi phòng xử án tại Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2011. AFP photo

Vào ngày 1 tháng 6 vừa qua, Lãnh sự Pháp tại Sài Gòn thông báo cho ông Phạm Minh Hoàng rằng có thể ông sẽ bị trục xuất trong những ngày tới. Biện pháp trục xuất sẽ được tiến hành theo quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng mà ông chủ tịch nước Trần Đại Quang ký.

Trước thông báo bị tước quốc tịch Việt Nam mà Lãnh sự quán Pháp ở Sài Gòn cho biết, ông Phạm Minh Hoàng cho đăng lên mạng xã hội facebook tâm thư bày tỏ ước nguyện được ở lại cùng gia đình tại Việt Nam và tiếp tục ôn hòa lên tiếng về những vấn đề của đất nước. Ông Hoàng cũng mong muốn cộng đồng quốc tế và chính phủ Pháp ủng hộ ông trong ước nguyện được ở Việt Nam.

Thông cáo của Phóng viên Không Biên giới cho biết ông Phạm Minh Hoàng là một giáo sư đại học và được nhận quốc tịch Pháp trong thời gian ở Pháp. Bản thân ông này cũng là một thành viên của đảng ủng hộ dân chủ Việt Tân.

Trang blog của ông Phạm Minh Hoàng cho đăng những bài viết về giáo dục, môi trường và mối nguy Trung Quốc đe dọa chủ quyền đất nước Việt Nam. Những bài viết trên blog như thế được cho là nguyên nhân khiến ông bị tuyên án 17 tháng tù và 3 năm quản chế hồi năm 2011.

Gia đình ông cũng là mục tiêu của những đe dọa.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho rằng họ thấy kinh hãi trước biện pháp mới nhất của đảng cộng sản Việt Nam đe dọa và bịt miệng các tiếng nói đối lập. Biện pháp trục xuất được công bố là phi lý và quá mức. Cơ quan chức năng Việt Nam phải bãi bỏ quyết định vừa nêu ; mà đó là cách thức tiêu biểu để sách nhiễu tất cả những ai dám nêu ra những vấn đề gây tranh cãi tại Việt Nam.

Việt Nam tiếp tục là nhà nước độc đảng cấm đoán quyền tự do bày tỏ. Những nạn nhân gần đây gồm có luật sư nhân quyền cũng là blogger Nguyễn Văn Đài ; ông này bị bắt giam tùy tiện hơn một năm rồi với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.

Trước tết âm lịch Đinh Dậu vừa qua, Việt Nam cho bắt giữ ba blogger và một nhà báo công dân.

Việt Nam là một trong những quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ. Trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của Phóng viên Không Biên giới thì Việt Nam xếp hạng 175 trên 180.

********************

Blogger Phạm Minh Hoàng có nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam (RFI, 07/06/2017)

pmh2

Giáo sư Phạm Minh Hoàng và con gáiDR

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) hôm nay 07/06/2017 ra thông cáo cho biết hết sức quan ngại trước nguy cơ blogger mang hai quốc tịch Việt-Pháp Phạm Minh Hoàng có nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam, và kêu gọi chính quyền Pháp hỗ trợ cho ông Hoàng.

Thông cáo của RSF cho biết, hôm 1/6, ông Phạm Minh Hoàng đã được Tổng lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo là phía Việt Nam đã tước quốc tịch của ông, quyết định này do chủ tịch nước Trần Đại Quang ký. Như vậy ông có nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam trong những ngày tới.

Theo RSF, ông Phạm Minh Hoàng, giảng viên đại học và là thành viên đảng Việt Tân, đã nhiều lần bị sách nhiễu. Các bài viết về giáo dục, môi trường và chủ quyền biển đảo trước Trung Quốc đã khiến ông bị lãnh án 17 tháng tù và 3 năm quản thúc – một bản án đã được tòa phúc thẩm giảm nhẹ nhờ sự đấu tranh của các tổ chức nhân quyền và sự can thiệp của chính phủ Pháp.

Được biết ông Phạm Minh Hoàng đã làm đơn xin từ bỏ quốc tịch Pháp, với mong muốn ở lại Việt Nam.

RSF cực lực phản đối việc tước quốc tịch ông Phạm Minh Hoàng và kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ quyết định này. Nêu ra trường hợp luật gia Nguyễn Văn Đài bị cầm tù và ba blogger bị bắt vào trước Tết, RSF nhắc nhở Việt Nam hiện đứng thứ 175/180 trong bảng xếp hạng tự do báo chí của tổ chức này năm 2017.

Trước đây vào năm 2015, Tòa Bảo hiến Pháp đã chấp nhận cho tước quốc tịch của Ahmed Sahnouni, một quân thánh chiến song tịch Pháp-Maroc bị kết án vì tội khủng bố. Luật Dân sự Pháp quy định năm trường hợp cụ thể có thể bị tước quốc tịch, chủ yếu là gián điệp, khủng bố và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc này chỉ áp dụng với các công dân mang hai quốc tịch, để tránh tạo ra những người vô tổ quốc, theo tinh thần Công ước New York năm 1961 và Công ước Châu Âu về quốc tịch năm 1997.

Thụy My

******************

Đảng viên Việt Tân đối mặt với nguy cơ trục xuất khỏi Việt Nam (VOA, 05/06/2017)

Một thành viên Vit Tân b tước quc tch Vit Nam và đi mt vi nguy cơ b trc xut khi Vit Nam.

pmh1

Ông Phạm Minh Hoàng (gia), trong phiên x vào tháng 10, 2011, trước Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Hôm 6/5, nhà tranh đấu vì dân ch Phm Minh Hoàng ở thành ph H Chí Minh cho VOA – Vit ng biết ông va được thông báo rng Ch tch nước Trn Đi Quang đã ký lnh tước quc tch Vit Nam ca ông hôm 17/5 và ông phi đi mt vi nguy cơ b trc xut khi Vit Nam.

Nhà giáo từng b chính quyn Việt Nam giam cầm 17 tháng nói rng ông là người song tch Pháp – Vit, và vic tước quc Vit Nam ca ông, nếu đúng như thông báo ca Tng Lãnh s quán Pháp vào ngày 1/6, là điu hoàn toàn sai lut :

"Luật sư đã xem tt c h sơ ca tôi và h cho rng vic tước quc tch Vit Nam ca tôi là vi phm pháp lut Vit Nam, vi phm Lut Quc tch Vit Nam".

Ông Hoàng cho biết thêm s vic din ra trước đó như sau :

"Ngày 1/6, Tổng Lãnh s Pháp Sài Gòn mi tôi đến đ thông báo mt tin rt xu là Vit Nam mun trc xut tôi ra khi Vit Nam. H cho biết Ch tch nước Trn Đi Quang đã ký một văn bn tước quc tch Vit Nam ca tôi".

Tuy nhiên, ông Hoàng nói thêm rằng cho đến ngày 5/6, bn thân ông, cũng như đi din chính ph Pháp và c lut sư ca ông vn chưa nhn bt kỳ văn bn nào v vic ông b tước quc tch Vit Nam".

pmh2

Người dân biu tình phn đi v bt nhà hoạt đng Hoàng Đc Bình, Din Châu, Ngh An, 15/5/2017

Ông Hoàng cho rng chính quyn mun tước quc tch nhm "tr thù" cho các hot đng c súy ôn hòa vì dân ch và nhân quyn ti Vit Nam ca ông và ca đng Vit Tân :

"Tôi là đảng viên Vit Tân. Tôi đã được cnh giác là an ninh Vit Nam đã chun b bt tôi ln na. Nhng gì tôi làm cũng rt đơn gin, không h xâm phm an ninh quc gia như h nói. Tôi nghĩ h tr thù tôi. Cách đây 4-5 tháng, B Công an Vit Nam t cáo đng Vit Tân, mà tôi là mt thành viên, là một t chc khng b. K t đó tôi nhn thy vic đàn áp các anh em Vit Tân, đc bit nhng người có án như tôi, càng lúc càng nhiu. Vic đàn áp không ch riêng Vit Tân và nhm vào tt c nhng người đng lên nói tiếng nói cho t do và dân ch".

Nhà tranh đấu cho biết ông rt đau bun khi mt quc tch Vit Nam, và rng ông mun gi c quc tch Vit Nam và quc tch Pháp.

Việc can thip ca chính ph Pháp, nếu có, s đến t "bên trong". Ông Hoàng cho VOA biết thêm :

"Dĩ nhiên khi nghe tin bị tước quốc tch thì tôi rt bàng hoàng. Tôi đã hi xem phía chính ph Pháp có th giúp đ được gì cho tôi hay không, h nói vic tước quc tch là theo lut ca Vit Nam, phía chính ph Pháp không th làm gì được c. Tuy nhiên, chính ph Pháp có làm gì, cũng n tt c các chính ph khác, thì h có nhng can thip t phía trong".

Tháng 3/2016, công an đã đột ngt xông vào mt lp hc v k năng mm do ông hướng dn ti mt quán café Sài Gòn, và cách ly học viên vi thy Hoàng và thm vn tng người trong nhiu gi lin.

Trước đó, ông Phm Minh Hoàng b bt năm 2011 khi đang ging dy ti Đi hc Bách khoa Sài Gòn.

Tháng 1/2012, Blogger Phạm Minh Hoàng đã được tr t do, sau khi được gim phân na bản án 3 năm tù v ti "hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân", theo điu 79 B lut Hình s vì các bài viết th hin quan đim cá nhân trái vi nhà nước.

Gần 30 năm đnh cư ti Pháp, vào năm 2000, ông Phm Minh Hoàng, đã quyết đnh v Vit Nam sinh sống đ theo đui ước mơ đóng góp xây dng đt nước qua vic truyn đt tri thc cho các thế h tr. Sau án tù vì các bài viết c xúy dân ch ca mình, nhà trí thc trăn tr vì hin tình đt nước vn kiên quyết li Vit Nam đ tiếp tc tham gia cuc đu tranh kêu gọi dân ch - nhân quyn cho người dân trong nước.

Nhà nước Vit Nam t cáo ông là thành viên ca đng Vit Tân, mt t chc b chính quyn Vit Nam đt ra ngoài vòng pháp lut. Ông Hoàng xác nhn ông là đng viên ca đng Vit Tân nhưng không làm gì sai với pháp lut Vit Nam.

*********************

Giáo sư Hoàng 'khủng hoảng vì bị tước quốc tịch' (BBC, 05/06/2017)

Giáo sư Hoàng, người hiện mang song tịch Việt Nam và Pháp, nói rằng ông được Đại sứ quán Pháp thông báo tin trên vào hôm 1/6.

pmh3

Ông Phạm Minh Hoàng (phải) trong một cuộc biểu tình phản đối Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam

"Tôi không còn đầu óc làm việc gì cả và chỉ biết giao phó chuyện này cho các luật sư", ông Hoàng nói với BBC hôm 4/6.

Tháng 3/2016, vị giáo sư từng là giảng viên môn Toán học ứng dụng tại Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã bị câu lưu tại Thành phố Hồ Chí Minh do tổ chức lớp học về lịch sử các cuộc đấu tranh ở Việt Nam và về Hiến pháp.

Ông cho hay Tổng lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã ký văn bản tước quốc tịch đối với ông vào hôm 17/5, "nhưng đến nay văn bản này vẫn chưa được công bố".

"Tôi muốn nhờ các luật sư trợ giúp pháp lý nhưng chính họ và Sứ quán Pháp cũng đang đợi tham khảo văn bản tước quốc tịch để xem họ lấy lý do nào trục xuất công dân".

'Sống và chết trên quê hương'

"Hiện tại, vì chỉ có nguyện vọng sống và chết trên quê hương, tôi đang xin thôi quốc tịch Pháp, nhưng không rõ là thủ tục này sẽ diễn ra bao lâu".

"Tất nhiên, với một người hoạt động ở Việt Nam, việc có một quốc tịch nước ngoài sẽ có đôi chút lợi thế là khi có vấn đề, mình sẽ được sứ quán trợ giúp, can thiệp".

"Tuy vậy, sự trợ giúp ấy bao giờ cũng đến sau".

"Tôi tự xét thấy những gì mình làm đều mang tính chất ôn hòa, không vi phạm an ninh quốc gia, không lăng mạ ai và không có gì nguy hiểm đến mức phải bị tước quốc tịch".

Đề cập về mối liên hệ của ông với Đảng Việt Tân, ông nói : "Tôi bị kết án là theo Việt Tân, là thành viên của một tổ chức bị ghép tội khủng bố".

"Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là mình làm gì chứ không phải mình là ai".

Hồi tháng 8/2010, ông Phạm Minh Hoàng bị bắt và sau đó bị án tù 17 tháng tại Việt Nam, thêm ba năm quản chế với tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

"Việc nhà cầm quyền Việt Nam muốn trục xuất tôi trong bối cảnh gia đình neo đơn, anh tôi là thương phế binh, tôi còn mẹ già, vợ con ở Việt Nam là một hành động phi nhân", ông Hoàng nói.

Hôm 5/6, Luật sư Hà Huy Sơn, công ty luật Hà Sơn, nói với BBC từ Hà Nội :

"Tôi chưa được tiếp xúc với hồ sơ của ông Phạm Minh Hoàng nên cũng khó đưa ra bình luận".

"Tuy vậy, nếu ông ấy quyết định hủy bỏ quốc tịch Pháp và chỉ còn quốc tịch Việt Nam thì không thể bị trục xuất đi đâu được".

Hôm 5/6, BBC liên hệ Tổng lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng chưa nhận được phản hồi.

************************

Một cựu tù nhân lương tâm nhận thông báo bị tước quốc tịch Việt Nam (RFA, 03/06/2017)

pmh4

Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng. RFA PHOTO

Không có văn bản rõ ràng

Trong nội dung bức Tâm thư do Giáo sư Phạm Minh Hoàng, cựu tù nhân lương tâm, chia sẻ trên trang mạng xã hội ngày 1 tháng 6 cho biết, ông đã bị nhà nước Việt Nam ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam vào ngày 17 tháng 05, 2017. Điều này đồng nghĩa với việc từ người mang song tịch Việt Nam và Pháp, ông sẽ chỉ còn là công dân của nước Pháp.

Từng là du học sinh, sinh sống ở Pháp từ năm 1973, đến cuối thập niên 1990 ông trở về nước dạy học tại Đại học Bách Khoa Sài Gòn cho đến khi bị bắt vào tháng 8 năm 2010 với tội danh lật đổ chính quyền Việt Nam theo điều 79 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Sau khi mãn hạn 17 tháng tù giam, ông được trả tự do vào Tháng Giêng năm 2012 và chịu ba năm quản chế. Dù không được các trường đại học ở Việt Nam nhận giảng dạy, ông tiếp tục những gì đã làm trước đó là mở những lớp dạy tiếng Pháp và kỹ năng mềm cho các em học sinh tại Sài Gòn.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do vào sáng ngày 3 tháng 6, Giáo sư Phạm Minh Hoàng kể lại sự việc xảy ra cách đây 2 ngày :

"Ông Tổng lãnh sự Pháp có mời tôi lên để trao đổi một số chuyện, thì ông nói là có một tin rất xấu cho tôi, là nhà nước Việt Nam, qua trung gian là chủ tịch nước Trần Đại Quang vào ngày 17 tháng 5 đã ký một văn bản tước quốc tịch của tôi, và chuyện này chắc chắn sẽ dẫn đến việc trục xuất tôi ra khỏi Việt Nam vì tôi có song tịch Pháp – Việt".

Cũng theo lời giáo sư Hoàng, phía Đại sứ quán Pháp đã đặt vấn đề với Bộ Ngoại giao Việt Nam liệu có cách nào để hoãn, hoặc hủy quyết định này không ? Câu trả lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam là một khi chủ tịch nước đã ký thì phải thi hành.

Tuy nhiên, cho đến khi diễn ra cuộc nói chuyện giữa ông Phạm Minh Hoàng và ông Tổng lãnh sự Pháp vào khoảng 8g30 tối ngày 3 tháng 6, thì cá nhân giáo sư Hoàng và Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội vẫn chưa nhận được văn bản chính thức có chữ ký của chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Theo lời nói của ông Tổng lãnh sự Pháp, Đại sứ Pháp tại Hà Nội chỉ nhận được một tờ giấy do đại diện của Bộ Ngoại giao tại Hà Nội gửi đến thông báo rằng ngày 17 tháng 5, ông đã bị tước quốc tịch Việt Nam và chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký.

"Đến ngày hôm nay, qua nhiều lần đòi hỏi phía Việt Nam cũng chưa cung cấp cho phía Pháp cũng như cho tôi cái văn bản chính thức có chữ ký của ông Trần Đại Quang về việc tước quốc tịch của tôi".

Từ bỏ quốc tịch Pháp !

Giáo sư Phạm Minh Hoàng chia sẻ rằng đến ngày hôm nay, ông và gia đình vẫn chưa biết sẽ phải như thế nào, vì những gì liên quan đến quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông chỉ được thông tin qua hai lần nói chuyện với ông Tổng lãnh sự Pháp.

pmh5

Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng. RFA PHOTO

Tuy nhiên, ông cho biết ông và gia đình đã gặp luật sư để nhờ sự can thiệp về khía cạnh pháp lý.

"Sau những giây phút bối rối thì tôi đã liên hệ với luật sư để họ trợ giúp pháp lý. Tôi đã đưa hết tất cả những giấy tờ chứng minh tôi có quốc tịch Việt Nam như thế nào, vì cái đó cũng khá quan trọng. Họ trả lời cho tôi là việc của tôi cũng tương đối thuận lợi nhưng cái quan trọng là họ phải có văn bản của chủ tịch nước ký. Vì văn bản đó sẽ nói nhiều thứ trong đó lắm, và mình phải căn cứ vào những điều đó thì mới có những phản ứng nhất định.

Và ngay cả ông Tổng lãnh sự Pháp cũng nói với tôi là phía Pháp cũng yêu cầu Việt Nam cho họ xin cái văn bản đó để họ có những luật sư của họ, tiến hành những bước có thể làm được gì cho tôi".

Giáo sư Phạm Minh Hoàng cho chúng tôi biết hai vị luật sư ông nhờ can thiệp về mặt pháp lý là luật sư Hà Huy Sơn ở Hà Nội và luật sư Đặng Đình Mạnh ở Sài Gòn. Đặc biệt, cựu tù nhân lương tâm, luật sư Lê Công Định cũng đã liên lạc với giáo sư Hoàng và cho biết cá nhân ông sẽ theo đuổi vụ việc này.

Cả hai luật sư, Đặng Đình Mạnh và luật sư Lê Công Định đều cho rằng có một vấn đề pháp lý trong hồ sơ chứng minh quốc tịch Việt Nam của giáo sư Phạm Minh Hoàng. Riêng luật sư Hà Huy Sơn có đưa ra một cách giải quyết mà giáo sư Hoàng cho rằng khá độc đáo. Ông kể lại :

"Anh Hà Huy Sơn bảo rằng chúng ta có thể xin từ bỏ quốc tịch Pháp luôn, tôi chỉ còn một quốc tịch thôi. Khi đó chính phủ Việt Nam sẽ không làm gì được cả. Bây giờ họ có quyền bởi vì tôi có hai quốc tịch. Hiến pháp và luật pháp Việt Nam cũng như tuyên ngôn trong các bản quốc tế nhân quyền đều cho phép như thế. Nhưng khi tôi không còn quốc tịch nào ngoài quốc tịch Việt Nam thì nhà nước làm việc này sẽ vi phạm các điều cam kết".

‘Mong được chết trên quê hương’

Ngay trong ngày 3 tháng 6, giáo sư Phạm Minh Hoàng đã viết trên trang cá nhân của ông rằng ông sẵn sàng từ bỏ quốc tịch Pháp. Chia sẻ với chúng tôi, ông nói rằng ông ao ước được "thực hiện giấc mơ của một người Việt Nam bình thường đó là được sống và được chết trên quê hương của mình".

Và ông biết ao ước này chỉ trở thành hiện thực khi không ai có thể dung biện pháp pháp lý nào để trục xuất ông.

"Tôi nghĩ là tôi không mất mát gì cả. Cái ước vọng được sống trên quê hương, sống gần gia đình nó quá lớn. Tôi không còn trẻ nữa, tôi cũng không ham muốn tiến thân gì nữa. Tôi chỉ mong được sống và phục vụ ở Việt Nam. Tôi đã suy nghĩ và không có gì phải đắn đo.

Tuy nhiên cũng phải như mình nghĩ, có nhiều thế lực hợp tác với nhau để tống tôi ra ngoài. Tôi chỉ là 1 con người nhỏ bé, không quyền hạn gì cả. Mình đứng về lẽ phải nhưng đôi khi phải chịu thua".

Giáo sư Phạm Minh Hoàng có nhắc lại lời luật sư Lê Công Định khi nói về sự việc này, cho rằng trường hợp này sẽ gây rất nhiều chú ý cho giới luật sư cả nước.

Những luật sư đại diện pháp lý cho Giáo sư Phạm Minh Hoàng có ý kiến thế nào về trường hợp được cho là chưa từng xảy ra từ trước đến nay ?

Vấn đề này sẽ được luật sư bên Đại sứ quán Pháp và luật sư Việt Nam can thiệp thế nào ?

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng, người có song tịch Pháp – Việt và gửi đến quí vị những diễn tiến mới nhất.

Cát Linh, phóng viên RFA

Published in Việt Nam