Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam mới đây lại có bài viết kêu gọi các đảng viên phải nêu gương.

dang-vien-dang-cong-san-viet-nam - 1

Lễ kết nạp đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam - Ảnh minh họa

Thực tế có như vậy ? Cựu trung tá Vũ Minh Trí, một đảng viên đã từ bỏ đảng, khi trả lời RFA hôm 11/10 cho rằng, hiện nay Đảng không lãnh đạo bằng vai trò gương mẫu của đảng viên :

"Bản thân tôi cũng từng là đảng viên 20 năm, từ lúc vào Đảng cho đến lúc ra Đảng trong 20 năm đấy, Đảng cộng sản Việt Nam đã thay đổi một cách rất cơ bản. Thay đổi từ điều lệ, tiêu chuẩn đảng viên và đặc biệt là phần nêu gương của đảng viên. Khi tôi mới vào Đảng được người ta tuyên truyền Đảng lãnh đạo chủ yếu trước hết là thông qua sự gương mẫu của đảng viên, sau đó mới lãnh đạo bằng nghị quyết, mà thực hiện nghị quyết suy cho cùng cũng thông qua sự gương mẫu của từng cán bộ đảng viên. Cho nên lúc bấy giờ, những đoàn viên, quần chúng nào ưu tú nhất, gương mẫu nhất, được tập thể thừa nhận thì mới được xét kết nạp vào đảng".

Tuy nhiên ông Trí cho biết, sau thời điểm đó thì họ kết nạp đảng một cách ồ ạt, đồng loạt, có những người không tưởng tượng nổi là có thể được kết nạp. Ông Trí nói tiếp :

"Thế hệ trước chúng tôi còn rõ hơn nữa, từ thời các cụ, bậc cha chú có câu "đảng viên đi trước, làng nước đi sau"… Tức là những việc gì khó khăn phức tạp hay nguy hiểm, thì bao giờ những người đảng viên cũng là những người xung phong đi đầu. Tôi chưa nói là tấm gương, vì có thể đúng, có thể sai, nhưng có nhiều câu chuyện dẫn chứng như vậy. Đến bây giờ có câu trong quần chúng hay nói đùa, thậm chí trong đảng cũng nói đùa… tức là ‘kết nạp thằng đấy vào Đảng để trong sạch quần chúng’. Tức là thành phần quần chúng xấu thì nó mới vào Đảng. Đến bây giờ, thời điểm này tôi thấy sự gương mẫu trong đảng là hoàn toàn không có".

Theo ông Trí, bây giờ chủ yếu Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo bằng công cụ bạo lực và trấn áp, chứ không lãnh đạo bằng vai trò gương mẫu của cán bộ đảng viên :

"Từ các cấp cơ sở cho đến cấp cao nhất ví dụ như Ban chấp hành Trung ương, Ban Bí thư, Bộ chính trị… là nơi tập trung những cái gọi là tinh hoa, tấm gương tiêu biểu nhất về phẩm chất đạo đức và năng lực của Đảng cộng sản Việt Nam… nhưng mới qua Đại hội vừa rồi chưa được một nửa nhiệm kỳ, thì đã có khoảng gần 1/10 Ủy viên Trung ương sai phạm phải bị kỷ luật, rồi Bộ chính trị cũng có đến hai Ủy viên sai phạm phải cho nghỉ. Tôi không hề tin câu nói đùa ‘người đó đảng viên nhưng tốt’… Tôi có thể khẳng định ‘đã là đảng viên là không tốt’…".

Bài viết về ‘trách nhiệm nêu gương của đảng viên’ của Ban Tuyên giáo cũng nhắc lại Nghị quyết số 08-QĐ/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về ‘Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương’. Theo đó mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi vào bản thân mình, đề cao trách nhiệm nêu gương và gương mẫu đi đầu…

Luật sư Trần Quốc Thuận, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, người có gần 50 năm tuổi đảng, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này, cho biết :

"Ban chấp hành trung ương đảng thông qua là Nghị quyết nêu gương, tập trung vào các vị có chức vụ cao của đảng và đất nước này, cụ thể là ủy viên bộ chính trị, ủy viên ban bí thư, ủy viên ban chấp hành trung ương… phải sống gương mẫu trong đời sống bình thường, làm gì cũng phải gương mẫu, nhất là trong đời sống tiền bạc".

Anh Đệ, một người dân tại thành phố Hồ Chí Minh khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, cho biết ý kiến của mình :

"Lãnh đạo luôn luôn nêu gương mẫu, đó chỉ là một khẩu hiệu thôi, còn vấn đề thực hiện điều đó là rất khó. Tại vì không có gì để mà ràng buộc được họ để họ gương mẫu, họ không có gì phải sợ để mà gương mẫu, có gương mẫu hay không thì cũng chẳng sao".

Đây không phải là lần đầu tiên lời kêu gọi về đạo đức lối sống được Đảng cộng sản Việt Nam nêu lên. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề là phải kiểm soát từ ‘gốc’, chứ không phải từ ‘ngọn’.

Nhà văn Phạm Đình Trọng, nguyên đại tá quân đội đã từ bỏ Đảng, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do từng cho rằng, nêu gương chỉ là một việc làm luẩn quẩn, quan trọng nhất của một quốc gia là pháp luật. Theo ông Trọng, cứ làm theo pháp luật thì không cần nêu gương gì cả và cán bộ nhà nước thì lại càng phải làm theo pháp luật. Chứ còn nêu gương chỉ là vấn đề đạo đức của một cá nhân. Ông Trọng cho rằng, đảng cộng sản kêu gọi như vậy là do bế tắc, trong tình hình sa sút hiện nay của đội ngũ lãnh đạo, đảng viên, chứ không giải quyết được gì.

Nguồn : RFA, 11/10/2023

Published in Việt Nam

ntb1

Bà Nguyễn Thị Bình ký văn bản Hiệp định Paris 1973 trong cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Nam Việt Nam

Nhân năm mới 2017, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình đất nước và 'phương thức lãnh đạo' của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong bài 'Một vài suy nghĩ về xây dựng Đảng' đăng trên báo Nhân Dân hôm 03/01/2017, bà không bắt đầu bằng lời ca ngợi chung chung về thành tựu Việt Nam đạt được mà nêu ra các khó khăn :

"Năm 2016, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn, chủ quan và khách quan".

"Nếu năm 2017, không vượt được những thách thức to lớn, ta có nguy cơ bị thụt lùi ; và thành tựu quan trọng của 30 năm đổi mới sẽ mất ý nghĩa của nó.

Bà đặc biệt tỏ ý lo lắng về con số đông đảo đảng viên Cộng sản không đi cùng chất lượng.

"Hiện nay số đảng viên của ta có lẽ đông đứng thứ hai trong các Đảng cộng sản, chỉ sau Trung Quốc".

"Nếu số đông đảng viên là những người đúng tiêu chuẩn như Điều lệ Đảng đề ra, những công dân tốt, gương mẫu, những cán bộ có trách nhiệm, làm việc vì đất nước, vì nhân dân, v.v… thì chắc chắn tình hình của đất nước tốt hơn nhiều so với hiện nay".

"Vừa qua, có phải ta chú trọng phát triển về số lượng, không quan tâm đầy đủ về các tiêu chuẩn cần có của đảng viên".

Bà thẳng thắng đặt câu hỏi về "chính sách cán bộ của ta cũng có sơ hở để cho nhiều người không tốt, cơ hội, tìm cách vào Đảng để vào các cơ quan lãnh đạo hay quản lý của Đảng, Nhà nước".

Thời gian qua, dư luận Việt Nam chú ý đến một số vụ "quan chức Đảng" được phong hoặc bổ nhiệm mà ngay cơ quan của họ không biết.

Chống tham nhũng là 'tự ta đánh ta' ?

Điển hình là một vụ phó tại Ban Chỉ đạo Miền Tây, ông Vũ Minh Hoàng, nhận chức khi còn đi học ở nước ngoài.

ntb2

Chủ tịch Mao Trạch Đông của Trung Quốc đón Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình và Đại sứ Nguyễn Văn Quang tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh

Một nhân vật khác, hiện đang bị truy nã, ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch Hậu Giang, từng được 'cơ cấu' để lên làm thứ trưởng.

'Tình đồng chí' từng một thời được ca ngợi nay bị thách thức qua các vụ như tại Yên Bái hồi tháng 8/2016 khi chỉ trong một ngày ba cán bộ tỉnh, gồm cả bí thư tỉnh ủy và chủ tịch ủy ban nhân dân thiệt mạng vì nổ súng.

Hiện tượng 'chạy chức chạy quyền', đưa con cháu vào bộ máy cũng được nói đến công khai.

Tuy không đề cập cụ thể đến các trường hợp trên, bà Nguyễn Thị Bình đề nghị "chủ trương về phát triển Đảng cũng cầm xem xét và chấn chỉnh".

Về quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền với xã hội và nhân dân, bà Bình viết :

"Những lễ hội rầm rộ, những lễ kỷ niệm lớn gây tốn kém, một số dự án cao xa, v.v… một số địa phương và ngành đề xuất, cho thấy Đảng chưa làm cho mọi người hiểu tình hình khó khăn nghiêm trọng của đất nước, mà mỗi người đều có trách nhiệm của mình".

Theo bà, vấn đề là nằm ở "phương thức lãnh đạo của Đảng".

"Từ lâu, các đồng chí lãnh đạo cũng đã nêu ra phương thức của Đảng là "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", nhưng đến nay chưa được thể chế hóa, chưa có một văn bản nào quy định rõ ràng về phương thức lãnh đạo nói trên".

"Có phải đó là một nguyên nhân quan trọng làm chủ trương của Đảng không được quán triệt và thực hiện nghiêm túc ?", nguyên Phó Chủ tịch nước đặt câu hỏi.

"Thiếu những quy định rõ ràng về sự phân công trách nhiệm nên có những lỗ hổng, không xác định được ai là người chịu trách nhiệm để có biện pháp khắc phục".

'Tôi mong xã hội tốt đẹp hơn'

Bà Nguyễn Thị Bình nguyên là Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam và đã tham gia đàm phán hiệp định Paris năm 1973.

Sau năm 1975, bà tiếp tục được trọng dụng và giữ chức Phó Chủ tịch nước từ năm 1992 đến 2002.

Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt hồi 2008, bà Nguyễn Thị Bình đã chia sẻ nhiều ưu tư về xã hội và giáo dục Việt Nam.

Giải thích vì sao dù đã nghỉ hưu khỏi các chức vụ cao bà vẫn chăm lo cho Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, mà khi đó bà là Chủ tịch, bà Bình nói :

"Khi nhận thức đó là việc phải làm, cho đất nước, cho bản thân mình, thì không cứ gì hồi trẻ đã làm, bây giờ không tiếp tục làm. Tôi vẫn hăng hái như thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp".

"Dĩ nhiên sự hăng hái của mình bây giờ vì mục tiêu khác. Đã độc lập, thống nhất, tôi mong nhân dân được hạnh phúc hơn, xã hội tốt đẹp hơn".

ntb3

Bà Nguyễn Thị Bình nói chuyện với ông Jacques Chirac, Tổng thống Pháp

Một cuốn từ điển về những phụ nữ quốc tế (The Northeastern Dictionary of Women's Biography của Jennifer S. Uglow và Maggy Hendry) có mục riêng về bà Nguyễn Thị Bình.

Tài liệu này viết bà sinh năm 1927 tại Sài Gòn trong một gia đình tư sản và là cháu của nhà cách mạng Phan Chu Trinh.

Bà bị thực dân Pháp cầm tù từ 1951 đến 1954 và sau đó đóng vai trò quan trọng trong Hòa đàm Paris, chấm dứt chiến tranh ở Nam Việt Nam, cuốn từ điển viết.

Các nguồn chính thống hiện ở Việt Nam như Tạp chí Cộng sản (23/01/2013) thì nói bà Nguyễn Thị Bình tên thật là Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ra tại Điện Bàn, Quảng Nam "trong gia đình cách mạng".

Các báo này ca ngợi bà là "nhà ngoại giao nhân dân" của chính quyền Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Published in Việt Nam