Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng thống Putin : Nếu Mỹ phát triển tên lửa bị cấm, Nga cũng làm như vậy (VOA, 05/12/2018)

Tổng thng Nga Vladimir Putin hôm 5/12 cnh báo rng nếu Hoa Kỳ rút khi mt hip ước vũ khí quan trng và bt đu phát trin loi tên lửa bị cm, Nga cũng s làm như vy.

nga1

Tổng thng Nga Vladimir Putin hôm 5/12/2018

Phát biểu ca ông Putin được đưa ra vi các cơ quan thông tn Nga hôm 5/12, mt ngày sau khi Ngoi trưởng M Mike Pompeo tuyên b ti mt cuc hp ca NATO rng Washington s đình ch các nghĩa v ca mình nêu trong Hip ước Lc lượng Ht nhân Tm trung (INF) trong 60 ngày ti, vi lý do là Nga "gian ln".

Hoa Kỳ đã chia sẻ bng chng tình báo vi các đng minh NATO, mà theo li M, bng chng đó cho thy tên la hành trình phóng t mt đt SSC-8 mi ca Nga có th mang lại cho Moscow khả năng tiến hành tn công ht nhân Châu Âu mà hu như không du hiu báo trước nào. Nga đã ph nhn nhng cáo buc đó.

Hôm 5/12, ông Putin cáo buộc Hoa Kỳ đang "ba ra lý do" đ rút khi hip ước, nói rng trước hết Hoa Kỳ quyết đnh ri khi hip ước ri sau đó mi "bt đu tìm kiếm lý do bin minh cho vic h nên làm điu đó".

Đức, đng minh ca Hoa Kỳ, mun duy trì hip ước và đã kêu gi Nga c gng cu hip ước khi vn còn thi gian.

(FOX, Sputnik)

********************

NATO cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước tên lửa (BBC, 05/12/2018)

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Nato đã chính thức lên tiếng cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước Vũ khí Tên lửa Hạt nhân Tầm trung năm 1987 (INF), vốn cấm các tên lửa hạt nhân mặt đất ở Châu Âu.

nga2

Nga phủ nhận xây dựng các loại tên lửa vi phạm hiệp ước

Các bộ trưởng ngoại giao của NATO vừa ban hành một tuyên bố ủng hộ Mỹ cáo buộc các vi phạm của Nga theo sau một buổi họp.

Hoa Kỳ từng đe dọa rút khỏi hiệp ước này vì các hành động của Nga.

Nga phủ nhận việc đã vi phạm thỏa thuận INF, nói rằng Moscow "nghiêm túc tuân theo" các điều kiện của Hiệp ước.

Hiệp ước này cấm các loại tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500km.

"Các nước đồng minh đã kết luận rằng Nga đã phát triển và đưa ra 9M729, một hệ thống tên lửa vi phạm Hiệp ước INF và tạo những rủi ro đáng kể đối với an ninh vùng Âu-Đại Tây Dương", tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao Nato viết.

"Chúng tôi mạnh mẽ ủng hộ kết luận của Hoa Kỳ rằng Nga vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước INF.

"Chúng tôi kêu gọi Nga phải khẩn trương trở lại việc tuân thủ hiệp ước một cách đầy đủ và có thể kiểm chứng được. Hiện tại, trọng trách bảo tồn INF là của Nga".

Tên lửa tầm trung mới mà Hoa Kỳ - và bây giờ NATO - cáo buộc là Nga đã triển khai có thể khiến cho Nga bắn ngay vào các quốc gia Nato trong một thời gian rất ngắn.

Giới phân tích nói rằng Nga thấy vũ khí này là một lựa chọn tiết kiệm hơn các vũ khí thông thường.

Phát biểu sau tuyên bố của NATO, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Nga có 60 ngày để tuân thủ hiệp ước trở lại, sau thời gian đó Mỹ cũng sẽ đình chỉ sự tuân thủ.

nga3

Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký Hiệp ước INF vào 1987

"Trong 60 ngày này, chúng tôi sẽ vẫn không thử nghiệm hay sản xuất hoặc triển khai bất kỳ hệ thống nào và chúng tôi sẽ xem điều gì sẽ xảy ra trong khoảng thời gian 60 ngày này", ông Pompeo nói.

"Chúng tôi đã đối thoại với phía Nga rất nhiều. Chúng tôi hy vọng họ sẽ thay đổi, nhưng cho đến giờ không có dấu hiệu nào cho thấy họ có ý định làm như vậy".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã được hãng tin Interfax trích lời đáp : "Nga tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản của hiệp ước [INF], và phía Mỹ biết điều này".

Trước đó vào 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF sau khi có cáo buộc Nga đã thử nghiệm một tên lửa hành trình trên mặt đất.

Obama nói ông quyết định không rút khỏi hiệp ước vì các áp lực từ các nhà lãnh đạo Châu Âu, những người cho rằng động thái này có thể tái khởi động một cuộc chạy đua vũ trang.

Lần cuối cùng Hoa Kỳ rút khỏi một hiệp ước vũ khí lớn là vào 2002, khi Tổng thống George W. Bush kéo Mỹ ra khỏi Hiệp ước Vũ khí chống Tên lửa đạn đạo.

Chính quyền của ông Bush muốn thiết lập một lá chắn tên lửa ở Châu Âu và điều này đã đánh động điện Kremlin. Chính quyền Obama đã loại bỏ kế hoạch này vào 2009 và thay thế bằng một hệ thống phòng thủ khác vào năm 2016.

'Thế là quá đủ'

Phân tích của phóng viên quốc phòng Jonathan Marcus, tại trụ sở Nato ở Brussels

Hiệp ước INF là điểm nhấn quan trọng trong việc kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh lạnh vì nó bãi bỏ toàn bộ một loại tên lửa dựa trên đất liền.

Nhưng trong nhiều năm nay, Hoa Kỳ ngày càng quan ngại rằng Nga đang vi phạm hiệp ước này. Theo Mỹ, Nga hiện đã triển khai nhiều tiểu đoàn tên lửa mới đang đe dọa các mục tiêu ở Châu Âu.

Và bây giờ Washington đã quyết định rằng thế là đã quá đủ, và cho Moscow 60 ngày để tuân thủ trở lại hoặc Mỹ sẽ tự chấm dứt cam kết của nó với INF.

Các đồng minh của NATO cũng chia sẻ mối quan tâm của Washington và ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ, cũng hy vọng trong thời gian ngắn này, Nga sẽ thay đổi ý định.

Nhưng cơ hội đó rất mỏng manh. Và mối lo sợ là sự sụp đổ của thỏa thuận INF có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống hiệp ước kiểm soát vũ khí, vốn rất quan trọng trong việc duy trì ổn định chiến lược.

Được ký kết năm 1987 bởi Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Hiệp ước INF cấm các loại tên lửa hạt và không hạt nhân có tầm bắn ngắn và trung, trừ các vũ khí trên biển.

Vào 1991, gần 2.700 tên lửa đã bị phá hủy. Hai quố gia cũng được phép kiểm tra việc hệ thống lắp đặt của nhau.

Đến 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng hiệp ước này không còn phục vụ cho lợi ích của Nga.

Published in Quốc tế