Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sư Thích Minh Tuệ lại xuất hiện trên VTV khi nhà đài 'phản đối luận điệu xuyên tạc'

Nhà sư Thích Minh Tuệ một lần nữa xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia với thông điệp từ nhà đài là để "phản đối các luận điệu xuyên tạc về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo tại Việt Nam".

vtv1

Sư Thích Minh Tuệ trong video mới phát hôm 31/7/2024 của VTV1

Chuyên mục Đối diện của VTV1 tối 31/7 phát một đoạn phim ngắn có sự hiện diện của sư Thích Minh Tuệ - người được cho là đã ẩn tu sau thời gian đi bộ khất thực thu hút hàng ngàn người theo dõi.

Trong đoạn phóng sự ngắn, phóng viên Liên Liên phỏng vấn sư Thích Minh Tuệ tại một địa điểm mà nhà đài không nêu rõ ở đâu, nhưng nhìn có vẻ hẻo lánh, được cho khá giống với quang cảnh tại Gia Lai quê ông.

Trong video, ông Minh Tuệ xưng "con". Ông nói :

"Chính quyền vẫn tiếp tục hỗ trợ cho con học tập. Họ vẫn tiếp tục hỗ trợ cho mình, bảo vệ cho mình được an toàn. Họ cũng tôn trọng mình".

Phóng viên trong đoạn video thì nói rằng :

"Hàng ngày đi khất thực, sức khỏe tốt và có nơi yên tĩnh để thực hiện mong muốn tu tập của mình... với điều kiện hiện tại, ông rất yên tâm".

"Hiện không còn tình trạng tụ tập đông người, gây mất an ninh trật tự và gây mất an toàn giao thông khi ông Thích Minh Tuệ đi khất thực và tại nơi ông tu tập".

'Thế lực thù địch'

Mở đầu chương trình, biên tập viên Quang Anh đã lên án "các thế lực lợi dụng hình ảnh sư Minh Tuệ để thêu dệt".

Biên tập viên này nói rằng, trong nhiều năm qua, với mưu đồ thực hiện diễn biến hòa bình tại Việt Nam, thì vấn đề quyền con người, trong đó có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng luôn là một trong những lĩnh vực luôn được thế lực phản động, thù địch lợi dụng để xuyên tạc nhiều nhất. Và đó là những thủ đoạn nhằm lợi dụng trường hợp của ông Lê Anh Tú, tên thật của sư Thích Minh Tuệ.

VTV cũng tóm tắt hành trình của "ông Lê Anh Tú" như sau :

Từ năm 2017 đến 2021, "ông Lê Anh Tú" tự tu, thực hành khất thực và đã ba lần đi bộ từ nam ra bắc rồi ngược lại.

Tuy nhiên, trong lần thứ tư khi "ông Lê Anh Tú" đi bộ đã xảy ra tình trạng tập trung đông người gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và cảnh quan môi trường.

"Ông Lê Anh Tú" không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của đức Phật.

Ông cũng nhiều lần bày tỏ mong muốn được một mình thực hiện tự do tín ngưỡng và không làm ảnh hưởng đến xã hội, không làm phức tạp thêm tình hình.

Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn tiếp tục đi theo ông, trong số đó có những người hiếu kỳ, người quay video, livestream câu like, câu view, những người lợi dụng để lửa đảo. Khi nhận thức được quyền và nghĩa vụ của công dân thì "ông Lê Anh Tú" tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực, vẫn theo lời dẫn của biên tập viên Quang Anh.

Biên tập viên Quang Anh kết luận : "Thế là các thế lực thù địch đã lợi dụng để xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, đưa tin sai sự thật về việc phân biệt đối xử, bịa đặt rằng ông Lê Anh Tú, hay Thích Minh Tuệ, bị cưỡng bức, buộc phải dừng việc tu tập, mà không cần biết thực tế ra sao".

"Và những gì chúng tôi được biết là những việc này đều phục vụ mục đích cá nhân hoặc nhằm chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam".

Xuất hiện tại chương trình, Giáo sư Đỗ Quang Hưng từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói rằng : Những thế lực đã lợi dụng triệt để, khai thác Việt Nam là một trong những nước ít ỏi vẫn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đối với thành phần phản động chống đối thì họ chưa bao giờ thay đổi cách nhìn. Cứ nghĩ đi theo xã hội chủ nghĩa là không có quyền tự do tự chủ, tự do nhân quyền, thậm chí chẳng có tự do tôn giáo. Họ luôn có một mặc định như thế thì rất khó để đối thoại với nhau".

VTV cũng đưa quan điểm rằng : Từ một nơi xa xôi có những cá nhân vốn không có liên quan gì với Việt Nam, luôn nhìn đất nước với những thái độ hằn học, bỗng nhiên bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới đất nước, tự vẽ ra những kịch bản về vi phạm tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo nghiêm trọng tại Việt Nam, rồi bày tỏ quan ngại. Để rồi từ đó có những đề nghị này thỉnh cầu kia lên chính quyền và một số tổ chức, tơ tưởng về một sự can thiệp nào đó đối với Việt Nam. Việc ông Thích Minh Tuệ lên tiếng sau bảy ngày ẩn tu là minh chứng rõ nhất cho thấy những kịch bản vụng về, những lời xuyên tạc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là hoàn toàn phục vụ mục đích chống phá.

VTV cũng nói trong những người đi theo sư Minh Tuệ có những người chỉ nhằm mục đích kiếm tiền và đã có những vấn đề nghiêm trọng khác như có người ngất, sốc nhiệt, thậm chí tử vong. Có người kêu gọi tiền từ thiện để trục lợi cá nhân trong khi các địa phương thì rất vất vả xử lý các vấn đề về an ninh trật tự, an toàn giao thông do đám đông đi theo ông Minh Tuệ mang lại.

VTV nhấn mạnh : Do đó ông Minh Tuệ đã tự dừng đi bộ, là mong muốn cá nhân và trách nhiệm của một công dân đối với xã hội, chứ không hề có sự ép buộc hay bắt bớ nào của chính quyền như luận điệu của các đối tượng phản động.

Tuy nhiên, theo VTV, khi Đài Truyền hình Việt Nam đưa ra các hình ảnh thực tế và phần trả lời phỏng vấn của sư Thích Minh Tuệ thì trên mạng xuất hiện các chuyên gia hình ảnh tự xưng, phân tích nhằm lái dư luận theo các hướng suy nghĩ rằng các hình đó là dàn dựng, ngụy tạo, để che giấu sự thực nào đó đằng sau.

Biên tập viên Quang Anh cũng nói rằng VTV lần này tiếp tục cung cấp những hình ảnh mới nhất về sư Minh Tuệ để cho thấy rằng chẳng có một sự thật nào đằng sau, và các thông tin sai lệch của các tổ chức, cá nhân trong thời gian qua đều nhằm để thực hiện ý đồ xấu.

Nhà sư trong chiến dịch tuyên truyền

Sau khi chuyến bộ hành khất thực của sư Thích Minh Tuệ bị dừng nửa chừng vào ngày 3/6, các cơ quan chính quyền và báo chí nhà nước đã nhiều lần sử dụng ông và phát biểu của ông để "phản bác các luận điệu xuyên tạc".

Đây là lần thứ ba sư Thích Minh Tuệ xuất hiện trên sóng Truyền hình Việt Nam kể từ đó.

Lần đầu tiên ông Minh Tuệ xuất hiện trên sóng VTV là vào tối 8/6.

Khi đó, VTV phát một đoạn phóng sự nói rằng ông Thích Minh Tuệ "tinh thần vẫn tốt".

Mục đích của phóng sự do VTV thực hiện được nêu rõ là để phản bác dư luận sai trái và tuyên truyền chính sách của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam.

Ngay sau khi phóng sự của VTV được lên sóng, nhiều trang báo trong nước cũng đăng tải bài các bài viết với nội dung tương tự, nhằm "phản bác các luận điệu xuyên tạc chính sách tôn giáo ở Việt Nam" đến từ "các đối tượng chống phá".

Lần mới nhất này, ông xuất hiện trong chương trình Đối diện của VTV1. Đây là chương trình chính luận với mục đích là "phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, phản động, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam".

Song song với việc sử dụng nhà sư Thích Minh Tuệ vào mục đích tuyên truyền, chính quyền Việt Nam tiếp tục xử phạt những người được cho là đưa tin xuyên tạc, lợi dụng hiện tượng nhà sư Thích Minh Tuệ trên mạng xã hội để trục lợi hoặc gây rối xã hội.

Trong số những người bị phạt có trường hợp hai người ở An Giang bị xử phạt mỗi người 5 triệu đồng vì so sánh một tảng đá giống hình sư Minh Tuệ.

Ngoài ra còn có một người ở Bình Định bị phạt 5 triệu đồng với cáo buộc "cung cấp thông tin sai sự thật về ông Thích Minh Tuệ" qua 25 video clip đăng trên kênh YouTube.

Nguồn : BBC, 02/07/2024

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Việt Nam

Sáng ngày thứ Sáu 12/7, một số tài khoản mạng xã hội lan truyền hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ xuất hiện trở lại bên cạnh người em trai Lê Thìn.

minhtue1

Cảnh trong video được cho là sư Thích Minh Tuệ trở lại được lan truyền trong ngày 12/7

Trả lời BBC News tiếng Việt qua điện thoại vào hôm nay 12/7, em trai của sư Thích Minh Tuệ là ông Lê Thìn cho biết nhà sư "thật sự đã xuất hiện trở lại và khỏe mạnh".

Ông Lê Thìn từ chối trả lời những câu hỏi của BBC về nguyện vọng của gia đình trong thời gian tới.

Ông Thìn nói rằng vì chưa xem clip trên mạng xã hội nên chưa thể bình luận là clip đang lan truyền có phải thật hay không.

Trước đó, trong một video trên YouTube được đăng ngày 1/7, có cảnh một người xưng tên là Lê Thìn nói là em trai của sư Thích Minh Tuệ, cho biết đang "lo lắng" sau khi nhà sư nói rằng sẽ quay trở lại sau 5 đến 7 ngày nhưng vẫn chưa thấy nên đã gửi đơn lên cơ quan chức năng.

Ông Lê Thìn hôm nay cũng xác nhận với BBC News tiếng Việt là gia đình đã có gửi đơn lên cơ quan chức năng.

Nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội niềm vui mừng khi thấy sư Thích Minh Tuệ quay trở lại với chiếc lõi nồi cơm điện quen thuộc cùng bước đi thong dong.

Hành tung sư Thích Minh Tuệ là chủ đề được quan tâm trên mạng xã hội trong những tuần qua. Nhiều người đặt ra câu hỏi ông có thật sự đang ẩn tu hay đang bị khống chế.

Trước đó, đã có những đồn đoán cho rằng sư Thích Minh Tuệ đã bị cơ quan an ninh bắt đi từ ngày 12/6 ở tỉnh Gia Lai.

Tiếp tục tranh cãi về cách tu tập của sư Thích Minh Tuệ

minhtue2

Sư Thích Minh Tuệ đã dừng cuộc bộ hành vào đầu tháng 6, nhưng ảnh hưởng của ông vẫn còn rất sâu rộng (ảnh chụp tại tỉnh Quảng Trị hồi cuối tháng 5/2024).

Hình ảnh sư Thích Minh Tuệ đi khất thực trên đôi chân trần đã trở thành một hiện tượng xã hội tại Việt Nam, là chủ đề tranh luận sôi nổi ở trên mạng xã hội.

Việc sư Minh Tuệ ngừng bộ hành vào ngày 3/6 để lại tiếc nuối cho nhiều người, dù được cho là một việc "được dự đoán sẽ phải xảy ra", theo nhận định của Sư Thích Đồng Long nói với BBC từ Sài Gòn hôm 4/6.

Sau khi sư Thích Minh Tuệ dừng đi bộ khất thực, vào ngày 8/6, Công an tỉnh Gia Lai đã trao căn cước công dân Lê Anh Tú (tên thật của nhà sư).

Ngày 8/6, sư Thích Minh Tuệ đã xuất hiện trong một video trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) có độ dài 3 phút 40 giây với nhan đề "Thông tin xuyên tạc ẩn tu của ông Thích Minh Tuệ".

Vào ngày 10/6, sư Thích Minh Tuệ đã về thăm cha mẹ tại tỉnh Gia Lai sau 6 năm, theo truyền thông Việt Nam.

Ngày 13/6, trước tình trạng nhiều người đổ về căn chòi nơi ông Tuệ ẩn tu, công an tỉnh Gia Lai đã bố trí lực lượng tại các ngả đường qua thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai để kiểm soát tình hình.

Sự nổi tiếng của sư Thích Minh Tuệ đã châm ngòi cho những tranh luận công khai về Phật giáo, đồng thời thúc đẩy sự quan tâm và phê phán của công chúng đối với các cơ sở Phật giáo được Nhà nước công nhận.

Bên cạnh những lời ca ngợi về sư Minh Tuệ, vào ngày 10/7, nhà báo Hoàng Hải Vân đã gây tranh cãi khi đăng bài viết bình luận về sư Minh Tuệ trên trang Facebook:

"Vị hành giả khất thực không vô minh đến mức không biết mình có rất đông công chúng, ông không thể không biết mỗi một bước chân ông đi, mỗi một lời ông nói đều được đám đông tôn thành 'chân lý'. Ông không thể không biết hành vi của ông được lòng rất nhiều người, nhưng cũng gây phiền nhiễu cho rất nhiều người khác".

Phản bác lại bài viết này, tác giả Thái Hạo viết trên Facebook :

"Cổ xúy, bảo vệ sự lương thiện, lên tiếng góp ý và phê phán những cái sai, cái xấu, đó là tinh thần trách nhiệm mà bất cứ người cầm bút tử tế nào cũng cần lấy làm tôn chỉ.

Nhưng thật khó hiểu. Ông Minh Tuệ, một kẻ tứ cố vô thân, chỉ có manh áo rách và cái lõi nồi cơm điện, 'ngủ lang' bên gốc cây, nhà hoang, nghĩa địa, một người đã luôn lặp lại rằng bản thân chỉ là phàm phu đang đi tập học, ông hết sức 'biết thân biết phận' và khiêm tốn, sống không hại đến ai, không nói xấu ai, một mực luôn chúc cho người khác được 'hạnh phúc tốt đẹp' dù họ có đánh, có chửi mình, nhưng sao lại có lắm kẻ ghen ghét, đố kỵ đến thế ? Không những vậy, người thô lỗ thì lồng lộn tức tối, hỏa bốc ra miệng không kìm được lời ; kẻ ranh mãnh thì dùng bút sắt bọc nhung, đâm người bằng chữ nghĩa không biết ghê tay. Thật lạ lùng !".

minhtue3

Hiện có nhiều hạn chế về thông tin, hình ảnh liên quan đến nhà sư Thích Minh Tuệ (ảnh chụp vào tháng 5/2024 tại tỉnh Quảng Trị).

Hiện chính quyền Việt Nam đang kiểm soát chặt chẽ thông tin liên quan đến nhà sư Thích Minh Tuệ.

Vào ngày 4/7, hai người dân ở tỉnh An Giang đã bị phạt tổng cộng 10 triệu đồng sau khi đăng video "tảng đá có hình người, giống ông Thích Minh Tuệ". Hành động này của chính quyền đã gây nhiều tranh cãi, trong đó có nhiều ý kiến phê phán chính quyền đang tìm cách kiểm soát suy nghĩ, trí tưởng tượng của người dân.

Không những vấn đề phạt người đưa ra so sánh, ví von về sư Thích Minh Tuệ, đã có những chỉ trích cho rằng những dấu ấn về nhà sư này dường như đang bị "âm thầm" tẩy trắng trên các phương diện khác, chẳng hạn trên sàn thương mại điện tử.

Trang thương mại điện tử Shopee Việt Nam đang bị nhiều người dùng phê phán vì bị cho đã bị kiểm duyệt, không bán các sản phẩm có hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ. Khi tìm kiếm bằng từ khóa "Thích Minh Tuệ" trên ứng dụng Shopee Việt Nam thì không cho ra kết quả, dù trước đó các mặt hàng "mang phong cách Thích Minh Tuệ" được bày bán rất nhiều.

Trong các nhóm trên Facebook, một số người đã lên tiếng phê phán động thái của Shopee, kêu gọi tẩy chay, hay đánh giá một sao... cho sàn điện tử này.

BBC News tiếng Việt đã email đến Shopee vào ngày thứ Năm 11/7 để có bình luận về vấn đề này.

Nguồn : BBC, 12/07/2024

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Việt Nam

Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ gì ?

Hôm 11/6/2024, Dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ Michelle Steel gửi thư kêu gọi Ngoại trưởng Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các "Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt" (CPC) về tự do tôn giáo. Lá thư này tiếp nối yêu cầu của bà Michelle Steel được gửi đi hồi tháng 3/2024. Tuy nhiên, lá thư lần này có một điểm khác là bà Michelle Steel đã nêu trường hợp khất sĩ Thích Minh Tuệ "biến mất" trong đêm 3/6/2024. Bà Dân biểu gọi con đường tu tập của ông Thích Minh Tuệ là thực hành các giá trị "buông xả" và "sự tối giản" của Phật giáo. 

video1

Sư Thích Minh Tuệ khi bộ hành dọc Việt Nam - Facebook Thinh Nguyen

Đêm hôm 3/6/2024, khi ông Thích Minh Tuệ và 72 khất sĩ khác đang ngủ thì cảnh sát Việt Nam ập vào, tách họ thành nhiều nhóm khác nhau, đưa đi mỗi nơi khác nhau. Ông Thích Minh Tuệ sau đó được đưa về Gia Lai, nơi cha mẹ ông ở, để làm căn cước công dân. Sau đó, người dân lại tiếp tục kéo về Gia Lai để bày tỏ sự kính ngưỡng với ông. Nhưng rồi hôm 14/6/2024, ông Thích Minh Tuệ lại được thông báo "ẩn tu" lần hai, và một số khất sĩ đang trên đường đến Gia Lai tìm ông đã "mất tích". 

Những tiếng nói từ nước Mỹ 

Trong đổi với RFA hôm 14/6/2024 về trường hợp ông Thích Minh Tuệ, bà Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel nhấn mạnh rằng "tự do tín ngưỡng là một quyền cơ bản của con người, và Đảng cộng sản Việt Nam đang học theo các chiến thuật đàn áp của Đảng cộng sản Trung Quốc bằng việc đàn áp lạnh lùng các thực hành tôn giáo". Theo bà Michelle Steel, "cách đối xử đối với ông Thích Minh Tuệ và những người đi theo ông là sai trái và không thể bào chữa. Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm cho điều đó". 

Trong thư gửi Ngoại trưởng Blinken hôm 11/6 về trường hợp ông Thích Minh Tuệ, bà Dân biểu Michelle Steel nhấn mạnh rằng "Nước Mỹ có nghĩa vụ đạo đức phải đứng lên bảo vệ quyền tự do tôn giáo trên toàn thế giới, và Bộ trưởng Blinken nên huy động toàn bộ quyền lực của Bộ Ngoại giao để đấu tranh chống đàn áp tôn giáo ở Việt Nam".

Ở Mỹ, Ủy hội Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) là cơ quan tư vấn cho Ngoại trưởng, Quốc hội, Tổng thống Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại liên quan đến tự do tôn giáo quốc tế. Ủy ban đã liên tục khuyến nghị đưa Việt Nam vào danh sách Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt (CPC) về tự do tôn giáo. Mức độ nghiêm trọng của danh sách này cao hơn danh sách các Quốc gia Cần Theo dõi đặc biệt. Hiện các quốc gia trong danh sách các Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt gồm Trung Quốc, Cuba, Iran, Bắc Triều Tiên và Nga. 

Ở Hoa Kỳ, BPSOS là một chức phi chính phủ thường xuyên tiến hành nghiên cứu và thông tin cho Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) về tình hình tự do tôn giáo ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Về vụ việc ông Thích Minh Tuệ đang thu hút sự quan tâm của công chúng Việt Nam gần đây, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng giám đốc của BPSOS cho RFA biết rằng tổ chức của ông vừa hoàn tất một nghiên cứu cho USCIRF ngay trước khi vụ ông Thích Minh Tuệ xảy ra. Nghiên cứu này nhấn mạnh vào một nhân vật là ông Thích Đức Thiện, người được ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, đưa sang Mỹ vào tháng 10 năm 2023 để vận động Mỹ đưa Việt Nam khỏi Danh sách Các Quốc gia cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo. Việt Nam không muốn việc này ảnh hưởng đến quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện" với Mỹ. 

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết chính ông Thích Đức Thiện cũng là người đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam kí văn bản nói ông Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo. Văn bản này gây ra nhiều phản ứng trái chiều trên mạng xã hội ở Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Thắng nói tiếp : 

"Tôi đã đưa văn bản đó của ông Thích Đức Thiện cho các cơ quan Mỹ mà ông này từng gặp. Ông ta là người vi phạm quyền tự do tôn giáo một cách ngang nhiên nhất. Tại sao phải được tổ chức giáo hội này cho phép thì mới được coi là tu sĩ. Trong khi tu sĩ đã có từ 2500 năm nay, còn cái tổ chức này mới chỉ ra đời từ 1981. Vì vậy, các cơ quan Hoa Kỳ như Bộ Ngoại giao, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, và bên Liên Hiệp quốc đều nhận ra ngay vấn đề".

Nếu Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC ? 

Nếu Việt Nam bị đưa vào danh sách các Quốc gia cần Quan ngại Đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) thì theo luật pháp Hoa Kỳ, điều này có khả năng sẽ dẫn đến những trừng phạt về kinh tế. Một số quan chức chính quyền và "quan chức" Giáo hội liên quan cũng có thể bị trừng phạt. Câu hỏi đặt ra là liệu những trừng phạt đó liệu có đủ sức tác động để Việt Nam thay đổi chính sách hay không. Trao đổi với RFA, bà Dân biểu Michelle Steel khẳng định nếu Việt Nam bị liệt vào danh sách Quốc gia Cần Quan ngại Đặc biệt, điều đó "sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng những người vi phạm quyền tự do tôn giáo sẽ bị truy tố và phải chịu trách nhiệm". Theo bà Michelle Steel, điều đó "sẽ cô lập Chính phủ Việt Nam trên trường quốc tế và gia tăng áp lực buộc họ phải chấm dứt đàn áp tôn giáo".

Bà Michelle Steel nêu ra hai bước tổng quát về mức độ trừng phạt mà quan chức liên quan đến đàn áp tôn giáo sẽ phải gánh chịu : "Trước hết, các chính sách trừng phạt, răn đe phi kinh tế sẽ được sử dụng một cách hợp lý. Sau khi các biện pháp này được sử dụng hết, các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể sẽ được áp dụng, nếu hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo vẫn tiếp tục diễn ra".

Trao đổi với RFA, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng phân tích rằng triển vọng đưa Việt Nam vào danh sách các Quốc gia cần Quan ngại Đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) thì rất thấp bởi vì phía hành pháp Mỹ không muốn làm điều đó, trừ khi xảy ra một cuộc đàn áp đẫm máu, như từng xảy ra ở Tây Tạng chẳng hạn. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Thắng, nếu Việt Nam muốn Mỹ rút tên mình ra khỏi danh sách "Các nước Cần Theo dõi Đặc biệt" (vốn thấp hơn về mức độ so với danh sách "Quốc gia cần Quan ngại Đặc biệt") thì rất khó vì những bước đi sai lầm của Việt Nam. Cho nên đến cuối năm nay thì khả năng là Việt Nam vẫn nằm trong danh sách này. Ông nói tiếp :

"Nếu vẫn ở trong danh sách này thì có một số hình thức trừng phạt, chế tài từ nhẹ đến nặng. Nhẹ thì có công văn kín, phản đối. Cái đó hoàn toàn vô dụng. Rồi đến công văn phản đối công khai. Rồi từ từ nâng lên là cắt đứt một số trao đổi văn hóa, rồi nâng lên là cắt đứt một số viện trợ. Và mức trừng phạt cao nhất là cấm bên Hành pháp Mỹ cho vay tiền từ một số định chế tài chính do Mỹ kiểm soát. Nhưng phải mất hàng chục năm thì mới đi đến biện pháp chế tài cao nhất đó và phải đi từng bước một".

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, luật pháp Hoa Kỳ còn những điều luật khác, dễ dàng đưa đến chế tài quan chức nước ngoài đàn áp tôn giáo ở xứ sở của họ. Có hai biện pháp chế tài : một là cấm nhập cảnh Hoa Kỳ vĩnh viễn ; hai là đóng băng tài sản tại Hoa Kỳ. Không chỉ đương sự bị cấm mà bố mẹ, thân nhân cũng bị cấm. Như vậy, biện pháp này rất nặng nề (đối với quan chức liên quan). Tiến sĩ Thắng cho biết : 

"Chắc chắn là nội trong một tuần tới, sẽ có một công văn rất dài từ Liên Hiệp Quốc, của các báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc, về lĩnh vực tự do tôn giáo và niềm tin, về lĩnh nhân quyền, sẽ được gửi đến Chính phủ Việt Nam". 

Nếu Việt Nam muốn chứng tỏ mình tôn trọng tự do tôn giáo ?

Trao đổi với RFA, bà Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel khẳng định "Chính phủ Việt Nam hết lần này đến lần khác cho thấy họ không tôn trọng các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo". Ông Thích Minh Tuệ sau khi xuất hiện trên truyền thông nhà nước nói muốn "ẩn tu", sau đó ông lại xuất hiện, rồi lại "ẩn tu" lần nữa. Bà Dân biểu Michelle Steel trao đổi với RFA rằng những vấn đề đó khiến bà "không khỏi lo lắng cho sự an lành của ngài và những người hành hương cùng ngài". Bà khẳng định "Việt Nam phải đưa ra câu trả lời rõ ràng về nơi ở của ông và cho phép các quan chức bên ngoài vào gặp gỡ những nạn nhân bị đàn áp tôn giáo này".

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho rằng nếu muốn chứng tỏ mình bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người dân trong trường hợp nhà tu hành Thích Minh Tuệ, chính quyền Việt Nam chỉ cần đơn giản thực thi đúng chức trách bảo đảm an ninh mà không can thiệp vào hoạt động của vị khất sĩ, các bạn đồng hành và người dân :

"Phải dẹp đường, phải giữ trật tự, bảo vệ cho mọi người đi, nhắc nhở người dân coi chừng dịch bệnh, không gây rối trật tự, không cản trở bước đi của các thầy".

Muốn chứng minh mình tôn trọng các quyền tự do tôn giáo cơ bản, theo bà Dân biểu Michelle Steel, Việt Nam "cần đưa ra câu trả lời rõ ràng về những gì đã xảy ra và Thích Minh Tuệ hiện ở đâu". Mặt khác, "Chính phủ Việt Nam đứng sang một bên và cho phép những người hành hương của ông được tự do tụ tập". Bà Michelle Steel cũng cảnh báo rằng "Nếu quan chức Việt Nam tiếp tục quản chế và phân biệt đối xử các cá nhân theo đuổi tín ngưỡng tôn giáo thì họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả quốc tế nghiêm trọng".

Nguồn : RFA, 16/06/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Nhà nước hôm 3 tháng 6 đã bất ngờ đưa tin sư Thích Minh Tuệ đã "tự nguyện" dừng việc đi bộ khất thực, khiến xã hội xôn xao. Tuy nhiên, việc chỉ cho phép đưa tin một chiều đã dấy lên nhiều nghi vấn xung quanh những tuyên bố do nhà nước đưa ra.

Đài Á châu Tự do tổ chức cuộc hội luận với ba vị khách mời gồm chuyên gia phật học Thành Đỗ, sư Thích Đồng Long, và nhà báo Nguyễn Hà Hùng, để cùng phân tích.

Nguồn : RFA, 03/06/2024

Additional Info

  • Author Trường Sơn, Thành Đỗ, Thích Đồng Long, Nguyễn Hà Hùng
Published in Video