Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đấu tranh đòi quyền tham dự phiên tòa xét xử luật sư Nguyễn Văn Đài và 5 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ

nvd1

Những bà vợ luật sư Nguyễn Bắc Truyển, kỹ sư Phạm Văn Trội, ký giả Trương Minh Đức, mục sư Nguyễn Trung Tôn và luật sư Nguyễn Văn Đài đang chờ ở phòng tiếp dân của tòa án Hà Nội sau khi đưa đơn yêu cầu cấp giấy phép tham dự phiên tòa 5/4/2018 xét xử chồng mình.

Câu hỏi của chị Lê Thi Kiều Oanh trên FB của mình :

"Có đất nước nào xử án người chồng mà vợ phải chầu chực xin tham dự phiên tòa không ? Nhân đạo là đây à ? Văn minh đó ư ?"

Liền tức thì chị Nguyễn Cẩm Vân đã phản hồi : "Chỉ có đất nước cộng sản mới có những tòa án như thế này !".

nvd2

Ảnh các bạn trẻ tại Luân Đôn đồng hành cùng Hội Anh em dân chủ"Dân Chủ Không Phải Là Tội !"

Chị Vũ Minh Khánh viết trên FB của mình :

Sáng nay ngày 03/4/2018, chúng tôi là vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài, kỹ sư Phạm Văn Trội, luật gia Nguyễn Bắc Truyển đã đến tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để đòi Giấy tham dự phiên tòa.

nvd4

Tinh thần các chị em cương quyết đấu tranh đòi gặp thẩm phán Ngô Thị Ánh, mãi đến 11g30 thì phòng tiếp dân của tòa án nói là phải làm đơn trình bày nguyện vọng. Chúng tôi đã viết đơn đề nghị được cấp giấy vào 14g chiều 03/4/2018 tại phòng tiếp dân tòa án nhân dân Hà Nội.

nvd3

Sáng nay mới có 3 chị em, chiều nay sẽ có thêm 2 người là vợ mục sư Nguyễn Trung Tôn, vợ ký giả Trương Minh Đức cũng đến tòa án (2 chị không có mặt sáng nay do nhà ở xa, chiều nay mới tới Hà Nội).

Trần Quang Thành tổng hợp

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 03/04/2018

Published in Video

Gần đây nhiều nhà đấu tranh dân chủ đã bộc lộ những trạng thái ủng hộ công khai hoặc ủng hộ gián tiếp với những phiên tòa mà chế độ cộng sản đã mở trong thời gian vừa qua. Liệu đó có phải là tín hiệu đáng mừng khi giới dân chủ và chế độ cộng sản đã có những điểm tương đồng ?

phientoa1

Vụ án của 15 người bị cáo buộc khủng bố khi đặt bom ở Tân Sơn Nhất của nhóm Đào Minh Quân, Lisa Phạm.

Phải chăng giới dân chủ đã dần có những áp lực khiến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải nhượng bộ và có những phiên tòa như vậy. ?

Đầu tiên chúng ta đến với vụ án của 15 người bị cáo buộc khủng bố khi đặt bom ở Tân Sơn Nhất của nhóm Đào Minh Quân, Lisa Phạm. Ở vụ án này, nhiều người trong giới đấu tranh dân chủ, thay vì bênh vực 15 người bị cộng sản Việt Nam mang ra xử, họ lại chửi mắng Đào Minh Quân là kích động bạo lực, nào những kẻ đặt bom như vậy ở sân bay là giết dân thường, vì ở sân bay chỉ có dân thường nhiều chứ làm gì có cảnh sát, quan đội ở đó mà đánh bom.

Hình như không ai trong số những người lên án ấy đọc kỹ thông tin về vụ án.

Đầu tiên phải xác định 15 người thuộc nhóm Đặng Hoàng Thiện sử dụng thứ gì để khủng bố ?

Bom xăng, đó là cái mà chế độ cộng sản Việt Nam gọi là vũ khí khủng bố.

Bom xăng là gì, nó thực ra là chai cháy của người Phần Lan trong cuộc chiến tranh với Nga, tên gọi của nó là chai cháy, về đến Việt Nam nó được gọi là bom xăng. Chính cái từ bom đó đã tạo ra ấn tượng đó là thứ vũ khí gây nổ sát thương và tạo cho người ta hình dung đến khủng bố.

Xin thưa nếu bom xăng là khủng bố, thế giới này tràn ngập khủng bố, chúng ta thấy vô số lần những cuộc biểu tình có những chai bom xăng như thế ném vào cảnh sát, ném tứ tung... nhưng chẳng thấy phiên tòa nào xét xử những kẻ ném bom xăng như vậy là khủng bố cả (1).

Theo như tờ báo của chế độ cộng sản Việt Nam đưa tin thì vị trí đặt bom là ở nhà xe và cột đỡ, khi kích nổ gây cháy ngùn ngụt khiến mọi người hoảng sợ, nhưng cơ quan chức năng đã dập tắt được ngay.

Vậy là chẳng ai chết, chẳng ai bị thương khi bom xăng nổ, thậm chí dù bị bất ngờ những cái đám sai nha ở sân bay chỉ quen vòi tiền, đòi hối lộ không hề có chuyên môn về cứu hỏa hay cứu nạn cũng dễ dàng xử lý đám cháy. Can xăng có dung tích nhỏ đến nỗi công an chả buồn điều tra xem nó là bao nhiêu lít, có thể lan cháy đến đâu, lúc nổ bán kính nguy hại thế nào.

Trái bom xăng như thế thì giết được ai, mà chưa gì một số nhà đấu tranh dân chủ đã phải gào toáng lên rằng đám 15 người kia làm thế là khủng bố, là giết người ? Liệu đã nhìn thấy những người nông dân cầm chai xăng ném vào đám cảnh sát cưỡng chế đất ở Văn Giang, lửa cháy bùng bùng trên những tấm khiên chắn vài chục giây rồi tắt, cả đám cảnh sát chẳng ai hề hấn gì.

Nếu đúng ra chế độ cộng sản Việt Nam chỉ khép được 15 người vào tội gây rối trật tự công cộng, phá hủy tài sản nhà nước. Hành vi như thế chưa thể gọi là khủng bố được, nhất là mục đích của những người này như tờ báo nói chỉ muốn gây chú ý chứ không hề có ý định sát thương ai. Nhưng cộng sản Việt Nam đã dễ dàng kết tội 15 người này vào tội khủng bố chống chính quyền nhân dân, buồn thay là một số nhà dân chủ có vẻ hả hê, tán đồng với tòa án cộng sản và chỉ trích 15 con người kia. Điều đáng nói nữa là trong số tích cực lên án nhóm 15 người này đều là những thành phần dân chủ có học, đã thế còn học luật nữa đằng khác.

Chính những người dân chủ có học luật này không những phiến diện khi lên án hành vi của 15 người trong nhóm trên, họ còn ủng hộ và tán đồng những phiên tòa xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh với lý do tham nhũng cần phải diệt trừ.

Đầu tiên công nhận với họ tham nhũng và khủng bố phải diệt trừ, nhưng diệt trừ trên cơ sở khoa học của pháp luật khẳng định hành vi phạm tội của họ công bằng và khách quan, hay bằng những phiên tòa không cho tranh luận, không làm rõ ràng chứng cứ lại là một điều khác hẳn. Những nhà dân chủ học luật này tán đồng với việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức về, một hành vi không thể chấp nhận trên phương diện luật pháp quốc tế, thế nhưng họ lấy lý do tán đồng rằng, bắt tham nhũng thì thế cũng được. 

Một trong những người này ở Hà Nội, có đôi ba lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc, anh ta lớn tuổi và chủ một nhà hàng ăn uống và luôn khoe mình học luật, đã nhận xét vụ 15 người ở sân bay Tân Sơn Nhất rằng, những kẻ đấu tranh khủng bố như thế này mà lên cầm quyền còn nguy hiểm hơn cộng sản, thà để cộng sản cứ cầm quyền còn hơn.

Không hiểu anh ta đánh giá trên tiêu chí nào để nhận xét như vậy, một cách hàm hồ có lợi cho chế độ cộng sản và gây bất lợi cho người đấu tranh đến vậy. Nếu anh ta xét trên góc độ nhìn việc này để đánh giá việc sau, anh ta phải rút ra rằng chính 15 còn người kia nếu lên cầm quyền sẽ đỡ nguy hiểm hơn cộng sản.

Vì sao ư ? Đơn giản vì cộng sản khủng bố bằng bom thật, đạn thật, chết dân thường thật, chết còn rất nhiều nữa đằng khác, cứ nhìn miền Nam Việt Nam trong quá khứ thì thấy hành động khủng bố của cộng sản, đánh bom nhà hàng, khách sạn, xe đò... không từ thứ gì. Nếu suy theo kiểu anh ta thì tất nhiên những kẻ đốt mấy chai xăng đỡ nguy hiểm hơn những kẻ đánh bom mìn kia rất nhiều mới đúng. Thế nhưng lạ thay anh ta lại kết luận ngược lại có lợi cho chế độ cộng sản.

Chúng ta thấy đặc điểm chung của những nhà dân chủ trên họ luôn chỉ trích, phê phán những quan chức cộng sản thất thế, hoặc đã bị bắt giam. Họ né tránh đụng chạm đến những lãnh đạo đương chức đầy quyền lực, ví dụ khôi hài nhất là trong phong trào phản đối BOT, lúc đầu họ tham gia hăng hái vì thấy báo chí có chiều hướng ủng hộ, tức có phe mạnh trong đảng đứng sau muốn xử lý BOT Cai Lậy. Nhưng khi bên trong đảng thỏa hiệp xong, Nguyễn Xuân Phúc đại diện cho phe mạnh nhất tuyên bố sẽ cho công an xử lý những kẻ nào gây rối ở các trạm thu phí. Ngay lập tức các nhà dân chủ này quay ngoắt sang chuyện khác như họ chưa hề phản đối việc thu phí ở BOT Cai Lậy bao giờ.

phientoa2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố sẽ cho công an xử lý những kẻ nào gây rối ở các trạm thu phí.

Với cái quan điểm theo cảm tính, theo định kiến mà bất chấp cơ sở pháp luật để tán đồng những phiên tòa bất công như vậy của chế độ cộng sản, hoặc nương theo chủ ý của phe phái đang mạnh trong đảng thể hiện quan điểm hùa theo, thì rõ ràng những điểm tương đồng giữa những nhà đấu tranh trên với chế độ cộng sản không phải là tín hiệu đáng mừng.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.nguoibuongio, 09/02/2018

(1) https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/ke-hoach-dat-bom-san-bay-tan-son-nhat-cua-nhom-khung-bo-3690149.html

Published in Diễn đàn

Hai bức hình đáng xấu hổ của báo Người Lao động (RFA, 29/06/2017)

Đề cập phiên tòa sơ thẩm xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chỉ thấy có vài trang báo điện tử của nhà nước nhắc đến qua loa như Thể thao văn hóa, Tiền phong. Có vẻ các báo "uể oải" không mặn mà gì với vụ án này. Có lẽ họ chờ kết quả rồi đưa ra một mẩu tin chăng. 

Riêng báo Người Lao Động điện tử có bài đưa lên vào lúc phiên tòa kết thúc buổi sáng "Đề nghị 8-10 năm tù đối với mẹ Nấm", tác giả Kỳ Nam.

Bài báo nhắc đến tội trạng của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo bản cáo trạng. Nếu chỉ thế thì cũng tạm chấp nhận. Điều muốn nói ở đây là bài báo đưa ra một số hình ảnh trong đó có hai hình gây nên sự bức xúc cho dư luận

Hình thứ nhất, bài báo lấy một cái ảnh chụp ở chỗ nào đó, rồi chú thích "Mẹ bị cáo Quỳnh tham dự phiên tòa" (chú thích viết sai lỗi chính tả - "toàn" thay vì "tòa" - và đã bị gỡ, xem bài đính kèm phía dưới).

Không may cho tác giả, bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì nhiều người biết nên việc gian dối này mau chóng bị lộ. 

menam1

Hình bà Nguyễn Tuyết Lan giả

menam2

Hình bà Nguyễn Tuyết Lan thật

Không hiểu tác giả Kỳ Nam có ý gì. Một facebooker cho rằng lấy một tấm ảnh có người đàn bà nào đó có gương mặt thiếu thiện cảm rồi bảo đấy là mẹ Quỳnh ; rồi đặt câu hỏi : "đây là hành động sai sót hay tiểu nhân của nhà báo ?".

Do bị cộng đồng lên tiếng vạch mặt, báo Người lao động đã gỡ tấm hình này sau đó.

Bức hình thứ hai chụp những người ngồi trong phiên tòa với ghi chú "Nhiều người dân tham dự phiên tòa công khai"

menam3

Thì bao giờ, họ chẳng rêu rao là công khai, trong khi thực tế lại khác hẳn. Những phiên tòa xử người đấu tranh bao giờ cũng được bảo vệ thật kỹ. Công an phong tỏa mọi ngả đường vào tòa từ hôm trước, an ninh mật vụ dày đặc. Ai đó chỉ cần giơ máy ảnh lên lập tức bị bắt về đồn. Những việc như thế không mấy ai lạ, chẳng lẽ tác giả Kỳ Nam vào đến trong tòa rồi mà lại không nhìn thấy. Đến người thân trong gia đình bị cáo như bố mẹ, anh em ruột nhiều khi còn không được vào nói chi đến mở cửa cho người dân tham dự. Những người có mặt trong phiên tòa không phải là ai khác ngoài người của nhà cầm quyền được bố trí đến theo nhiệm vụ. Bức hình trên với ghi chú như thế, tác giả muốn minh họa cho tính dân chủ trong phiên tòa xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hôm nay, hoàn toàn trái với thực tế.

Nhà báo phải tôn trọng sự thật. Bịa đặt, minh họa một cách sống sượng cho nhà cầm quyền không phải là thiên chức của người làm báo.

Bài báo đưa tin về phiên tòa xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hôm nay của tác giả Kỳ Nam, báo Người lao động điện tử sặc mùi bút nô, thật đáng xấu hổ.

Nguyễn Tường Thụy

**********************

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lãnh 10 năm tù vì tuyên truyền chống phá Nhà nước (Người Lao Động, 29/06/2017)

Lúc 17 giờ hôm nay (29/6), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức facebooker Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù vì tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Sau 1 ngày xét xử, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên án sơ thẩm 10 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh ngày 18/7/1979, ngụ tại 24A tổ 21, đường Đặng Tất (phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) vì phạm tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo các điểm a, b, c Khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

menam4

Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lãnh án 10 năm tù

Theo bản án, năm 2010 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tạo lập tài khoản facebook "Mẹ Nấm" sau đó nhiều lần đổi tên là Mẹ Nấm Gấu, Nguyen Nhu Quynh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Từ năm 2012 đến tháng 10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sử dụng facebook cá nhân soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc, đả kích, nói xấu đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

Năm 2014, Ngyễn Ngọc Như Quỳnh thu thập thông tin trên các báo chí về 31 trường hợp người chết sau khi làm việc với công an, làm ra tập tài liệu Stop police killing civilians (theo bị cáo Quỳnh có nghĩa là "Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường") với mục đích để người đọc hiểu sai bản chất vấn đề, đồng thời xúc phạm và làm hạ uy tín của lực lượng Công an nhân dân, xâm hại mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng công an.

Ngày 10/4/2015, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được một tổ chức dân sự ở Thụy Điển mang tên Civil Rights Defenders thỏa thuận gửi số tiền 50.000 euro cho tổ chức bất hợp pháp Mạng lưới Bloggers Việt Nam. Quỳnh là người đại diện cho tổ chức này. Quỳnh đã nhận 5 đợt chuyển tiền với số tiền trên 160 triệu đồng, số tiền này Quỳnh tiêu xài cá nhân.

Năm 2015, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng với 162 cá nhân, 27 tổ chức cùng đứng tên khởi xướng, kêu gọi mọi người tham gia Chiến dịch tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền 2015. Nội dung lời kêu gọi có lời lẽ công khai phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 2013 đến năm 2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn nhiều lần trả lời phỏng vấn của báo chí và truyền thông nước ngoài để xuyên tạc tình hình trong nước trên nhiều lĩnh vực, từ lịch sử, kinh tế, chính trị, quốc phòng, ngoại giao, pháp luật đến vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Ngoài ra, Quỳnh còn tàng trữ tại nơi ở của mình một tập thơ, CD nhạc có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đả kích chế độ xã hội chủ nghĩa, kích động nhân dân phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.

Như báo Người Lao Động đã thông tin, Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngày 10/10/2016 về hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước.

Kỳ Nam

****************

Đề nghị 8-10 năm tù đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Người Lao Động, 29/06/2017)

Sáng 29/6, TAND tỉnh Khánh Hòa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam" đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.

Bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh ngày 18/7/1979, ngụ tại 24A tổ 21, đường Đặng Tất (phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa), bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố, bắt tạm giam ngày 10/10/2016.

Theo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã có hành vi phạm tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo các điểm a, b, c Khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đề nghị Hội đồng xét xử với mức phạt tù từ 8 đến 10 năm.

Cáo trạng cho biết năm 2010, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tạo lập tài khoản facebook "Mẹ Nấm" sau đó nhiều lần đổi tên là Mẹ Nấm Gấu, Nguyen Nhu Quynh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Từ năm 2012 đến tháng 10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sử dụng facebook cá nhân soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc, đả kích, nói xấu đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

menam5

Bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trước vành móng ngựa

Năm 2014, Ngyễn Ngọc Như Quỳnh thu thập thông tin trên các báo chí về 31 trường hợp người chết sau khi làm việc với công an, làm ra tập tài liệu Stop police killing civilians (theo bị cáo, có nghĩa là Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường). Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ dựa vào thông tin ban đầu mà không tìm hiểu thông tin chính thức về kết quả giải quyết các vụ việc này từ các cơ quan chức năng. Tập tài liệu Stop police killing civilians có mục đích để người đọc hiểu sai bản chất vấn đề, đồng thời xúc phạm và làm hạ uy tín của lực lượng Công an nhân dân, xâm hại mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng công an.

Ngày 10/4/2015, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được một tổ chức dân sự ở Thụy Điển mang tên Civil Rights Defenders thỏa thuận gửi số tiền 50.000 euro. Ngày 10/10/2016, cơ quan An ninh điều tra phát hiện bản hợp đồng mang tên Civil Rights Defenders of the year award contract (Hợp đồng giải thưởng người bảo vệ công dân) giữa bị cáo với tổ chức này. Khoản tiền 50.000 euro thuộc về tổ chức bất hợp pháp Mạng lưới Bloggers Việt Nam sẽ được chuyển qua tài khoản ngân hàng của Quỳnh (là người đại diện cho tổ chức này) theo từng đợt từ ngày 1/1/2016 đến 31/12/2017.

Năm 2015, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng với 162 cá nhân, 27 tổ chức cùng đứng tên khởi xướng, kêu gọi mọi người tham gia Chiến dịch tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền 2015. Nội dung lời kêu gọi có lời lẽ công khai phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đối diện nguy cơ hiểm nghèo, đe dọa đến sự tồn vong của dân tộc, tương lai sẽ biến Việt Nam trở thành vùng tự trị của Trung Quốc.

Từ năm 2013 đến năm 2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn nhiều lần trả lời phỏng vấn của báo chí và truyền thông nước ngoài để xuyên tạc tỉnh hình trong nước trên nhiều lĩnh vực, từ lịch sử, kinh tế, chính trị, quốc phòng, ngoại giao, pháp luật đến vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Ngoài ra, Quỳnh còn tàng trữ tại nơi ở của mình một tập thơ của Bùi Chát có tiêu đề "Bài thơ một vần" và một đĩa CD nhạc có bài hát Viết về ngư dân Việt Nam, có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đả kích chế độ xã hội chủ nghĩa, kích động nhân dân phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.

menam6

Hội đồng xét xử xét hỏi bị cáo Quỳnh

menam7

Nhiều người dân tham dự phiên tòa công khai

Phiên tòa xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tuyên truyền chống Nhà nước được tuyên án vào ngày 30/6.

Kỳ Nam

*****************

Đưa "Mẹ Nấm" Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra xét xử (Người Lao Động, 19/06/2017)

"Mẹ Nấm" Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị truy tố về tội "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo khoản 1, điều 88 Bộ luật Hình sự.

Nguồn tin Báo Người Lao Động sáng 19-6, cho biết TAND tỉnh Khánh Hòa vừa quyết định đưa vụ án "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra xét xử tại tỉnh này vào ngày 29-6 tới. Bị cáo Quỳnh bị Viện KSND tỉnh Khánh Hòa truy tố về tội "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo khoản 1, điều 88 Bộ luật Hình sự.

menam8

"Mẹ Nấm" Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Ảnh trên trang cá nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh)

Có 4 luật sư sẽ tham gia bào chữa cho bị cáo Quỳnh, gồm: luật sư Nguyễn Hà Luân (Đoàn luật sư Hà Nội), luật sư Lê Văn Luân (Đoàn luật sư Hà Nội), luật sư Nguyễn Khả Thành (Đoàn luật sư Phú Yên) và luật sư Võ An Đôn (Đoàn luật sư Phú Yên).

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (SN 1979, ngụ phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), được biết đến nhiều dưới cái tên "Mẹ Nấm" trên mạng xã hội Facebook.

menam9

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị truy tố về tội "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Ảnh trên trang cá nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh)

Theo điều tra, từ năm 2012 đến nay, bà Quỳnh sử dụng Facebook thường xuyên soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bôi nhọ các cá nhân.

Bà Quỳnh bị Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố và bắt tạm giam vào tháng 10-2016 về hành vi "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Hồng Ánh

Published in Việt Nam