Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Với câu "sấm truyền" thuở dân Việt chỉ mới hai nhăm triệu, nay nhìn lại, Tản Đà vẫn xứng đáng là nhà tiên tri (1). Dẫu giờ đây dân ta đông gấp nhiều lần thuở ấy, song những người tài vẫn cứ phải rời bỏ đất nước...

tuonglai1

"Xá lợi tóc Đức Phật" trưng bày ở chùa Ba Vàng (trái), người mẫu Ngọc Trinh biểu diễn lái xe phân khối lớn trên phố - Chùa Ba Vàng/hình chụp video/RFA edit

Dân dư trăm triệu ai người lớn…

Chuyện cuối năm, lại giật mình về đám đông u mê. Phải chăng không u mê, không là dân Việt ? Mà chả riêng gì chuyện mê tín, khối thứ khác còn nặng hơn nhiều, như nghiện rượu, nghiện bia, bội thực hoa hậu và còn "háo" nhiều thứ vô bổ không kể xiết. Theo Trần Thanh Cảnh, tóc (và lông) được cấu tạo chủ yếu từ keratin, một hợp chất protein dạng chuỗi. Nghĩa là nó có bản chất hữu cơ, dễ phân hủy, đốt cháy và không thể tồn tại lâu dài trong điều kiện thông thường. Bởi vậy cái gọi "xá lợi tóc Phật" từ cách đây hơn 2.500 năm, đem ra ngọ ngoậy rồi cho dân tình sụt sùi chiêm bái, ngay từ đầu đã thấy là một trò bịp bợm khủng khiếp !" (2).

Vụ "Ba Vàng xá lị" này Nhà nước cần kiểm điểm về trách nhiệm liên đới của mình. Còn thái độ mũ ni che tai của các nhà báo, nhà chùa thì miễn bình luận. Facebooker Thông Cào đã dám "cào" luôn cả vào mặt Ban Tôn giáo, gọi Ban này của Đảng cộng sản Việt Nam là "đồ bị thịt, không làm gì suốt thời gian trò nhố nhăng diễn ra cho tới khi giật mình hoảng hốt, thì lại đổ vấy trách nhiệm cho địa phương". FB này lớn tiếng chất vấn : Vậy các ông bà lĩnh lương để làm gì ? Và yêu cầu hãy xét lại cái slogan của Giáo hội Phật giáo quốc doanh "đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội" (3). Từ bao lâu nay, họ đã biến đạo Phật chân - thiện - mỹ thành nơi buôn thần bán thánh… Cần dẹp ngay đám sư công an này. Để chúng tồn tại, đất nước sẽ tiến đến hồi mạt pháp.

Chuyện đáng bàn tiếp là đám văn nghệ sĩ háo danh và háo quyền lực. Những ai từng chê Táo Quân năm 2023 đều hiểu ra ngay câu chuyện "ngụ ngôn" của Xuân Bắc khi ông Giám đốc Nhà hát này ví "người mẹ gói bánh chưng" là ê kíp làm Táo quân, còn người con trai hỗn láo "ăn cháo đá bát" chê bánh chưng mẹ mình chính là "khán giả", những người đã dám phê phán chương trình Táo quân. Ai đã xem bài đăng này đều kinh ngạc khi thấy nghệ sĩ đăng ngụ ngôn vào hôm sau. Một bài đăng lên FB mà đầy những lời lẽ suồng sã, chợ búa rất khó nghe (4).

Tiến sĩ Đoàn Hương và nhiều nhà phê bình đã lên tiếng cảnh báo, thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến chuyện hành xử của một số nghệ sĩ, bởi những ồn ào này gây ấn tượng xấu trong dư luận (5). Có không ít nghệ sĩ, người nổi tiếng ảo tưởng về "quyền lực mềm" của bản thân nên ngông cuồng, tự cho mình được quyền hơn người, phán xét, thâm chí có những phát ngôn đe dọa, xúc phạm, miệt thị, công kích lẫn nhau, xem nhẹ các giá trị chuẩn mực khác, ảnh hưởng đến khán giả, đặc biệt là giới trẻ có cách nhìn lệch lạc (6). Không thể để cho một bộ phận những người mang danh nghệ sĩ ngang nhiên vi phạm chuẩn mực đạo đức. Không thể chấp nhận thỏa hiệp với cái xấu, đi ngược lại trách nhiệm mang đến cho xã hội những giá trị tốt đẹp.

tuonglai2

Người dân chiêm bái "xá lợi tóc Đức Phật" tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh năm 2023. Chùa Ba Vàng

Nước bốn nghìn năm vẫn… phải ra đi

Tình cảnh kể trên cũng thêm một nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ có tài đã rời bỏ đất nước, ngay thời điểm hiện tại. Người tài rời bỏ đất nước... hay bỏ đất nước mới có thể trở thành người tài ? Con gà hay quả trứng có trước ? Điều có phần gây ngạc nhiên là chính trang mạng "Xây dựng Đảng" từng đưa ra các con số : 40 năm qua, đất nước chúng ta có 228 lượt thí sinh đi tham gia Olympic Toán quốc tế, đoạt 52 Huy chương Vàng, 94 Huy chương Bạc và 67 Huy chương Đồng, bốn Bằng danh dự và một giải Đặc biệt. Nhìn những con số "biết nói" này, các nước trên thế giới có phần kính nể chúng ta. Nhưng điều đáng nói ở đây là những tài năng này, sau khi đoạt giải, sau đó được đào tạo ở nước ngoài, họ đã trở thành những giáo sư, tiến sĩ nhưng tên tuổi lại không gắn liền với đất nước, mà lại gắn liền với các trường đại học, các công ty, các doanh nghiệp… danh giá trên thế giới (7).

Thủ tướng Phạm Minh Chính cuối năm cũng phàn nàn, thật "xót ruột khi cứ mở tivi là thấy phim nước ngoài". Còn Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan thì cho biết, mỗi phim truyền hình Hàn Quốc quảng cáo trung bình khoảng 57 sản phẩm, bao gồm đồ nội thất, mỹ phẩm, công nghệ, một cách khéo léo (8). Chắc hẳn, hai nhà lãnh đạo đều biết, phải qua NetFlix, Amazon Prime… nhiều người Việt mới biết đến hàng trăm bộ phim của Việt Nam như Thanh Sói, Hai Phượng, Bí Mật Của Gió… và biết đến, ngay cả những bộ phim rất "chủ nghĩa anh hùng cách mạng" như Mùi Cỏ Cháy… Nhờ được đưa lên những nền tảng ấy, những phim này của Việt Nam mới có cơ hội đến được với hàng triệu thuê bao trên gần 200 quốc gia. FB Huy Đức đã chỉ rõ căn nguyên, phần lớn các kênh truyền hình quốc tế phải rút khỏi Việt Nam là vì cái "Nghị định 71" phi chính trị (9).

Trở lại câu thơ "sấm truyền" của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, báo Công an Nhân dân cũng thừa nhận, cái sự chơi của ông, rốt cuộc chính là biểu hiện cho cái tâm thế cùng đường của một mẫu hình nhân cách văn hóa phải tồn tại trong một môi trường xã hội mà hầu hết mọi khả năng cho sự phát triển lành mạnh của một mẫu hình có nhân cách đã bị triệt tiêu. Bất tuân phục, vùng vẫy, phản kháng, tìm mọi cách vượt qua những rào chắn để trình bày một "Cái Tôi" trung thành với nguyên bản nhất. Trên phương diện ấy, ở cả những nét cực đoan nhất, sự chơi và cách chơi của Tản Đà, do đó, mang một ý nghĩa tích cực. Đọc lại ông, cũng tức là nhận thức lại một bi kịch mà nhà Nho tài tử cuối cùng của văn học Việt Nam đã phải mang vác suốt cuộc làm người của mình (10).

Từ sự chơi ngông của người nghệ sĩ cách đây gần thế kỷ khiến ta nhớ lại sự kiện Ngọc Trinh bị bắt hồi tháng 10/2023 vừa qua. Nếu chuyện tương tự xảy ra ở một đất nước tự do xứ Âu Mỹ, theo tác giả Thanh Nguyễn, những đồng nghiệp trong giới showbiz hay người hâm mộ chắc chắn đã lên tiếng cho tới khi họ tìm được công lý cho Ngọc Trinh. Sự im lặng của giới showbiz Việt thật đáng sợ nhưng không khó hiểu. Chính quyền đã đạt được mục đích làm họ sợ hãi và điều này đi ngược với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh", mà họ luôn huênh hoang. Một số người cho rằng Ngọc Trinh đáng bị bắt vì cái ngông của cô. Nên nhớ rằng, xã hội loài người phát triển là nhờ những cái ngông. Tất nhiên không phải cái ngông nào cũng đáng hoan nghênh, nhưng nếu cứ ngông là diệt thì người Việt suốt đời chỉ ăn theo người ta mà thôi. Nhà cầm quyền luôn tuyên truyền mong muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" mà cứ hở ra là diệt thì chỉ còn cách sánh với Bắc Hàn hay Cuba mà thôi (11).

Trần Hiếu Chân

Nguồn : RFA, 06/01/2024

Trần Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.

Tham khảo :

(1) https://cand.com.vn/Nhan-dam/Choi-doi-thoi-i315810/  "Dân hai nhăm triệu ai người lớn? /Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con" (Tản Đà 1929)

(2) https://thuymyrfi.blogspot.com/2024/01/tran-thanh-canh-noi-not-chuyen-2023.html

(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02DejaS1FYfWQ3zgTU15S5B3wGgTBjuLkcpj5RMaMeBVLQYc3Vh7qD2zzWBWLEZD4gl&id=100024722048900

(4) https://tuoitre.vn/xuan-bac-mang-nguoi-che-tao-quan-la-an-chao-da-bat-20230124154810988.htm

(5) https://www.youtube.com/watch?v=01O6jRDzAC0 (Nghệ sĩ và sự ảo tưởng quyền lực | VTC1)

(6) http://baovanhoa.vn/giai-tri/artmid/521/articleid/63148/nang-cao-van-hoa-ung-xu-cua-nghe-si-bai-2160khong-the-thi-khong-phai-la-nghe-si

(7) https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/vi-sao-nguoi-tai-lai-phai-ra-nuoc-ngoai-dinh-cu-382183.html

(8) https://vnexpress.net/thu-tuong-xot-ruot-khi-cu-mo-tivi-la-thay-phim-nuoc-ngoai-4691996.html

(9) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/pfbid02ikaRgEgQcjQoKFnWTEJph7YafjehK78so7JFiab4T5C9MJF27DCZuQ9FbRvs31Kvl

(10) https://cand.com.vn/Nhan-dam/Choi-doi-thoi-i315810/  "Dân hai nhăm triệu ai người lớn? /Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con" (Tản Đà 1929)

(11) https://vietluan.com.au/111837/nhan-pham-cua-nguoi-viet-tren-que-huong-minh/

Published in Diễn đàn

Đất nước đã thống nhất 45 năm. Đây là thời gian đủ để Đài Loan vươn lên thành một nước phát triển phồn vinh, phong phú vốn liếng đầu tư sang các quốc gia khác, kể cả Trung Hoa lục địa. Không đầy 40 năm, kể từ 1964, quốc gia Nam Hàn đã trở thành cường quốc kinh tế vào thứ 9 trên thế giới.

lochuyentau1

Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, truyền cảm hứng về một đất nước thành công

Việt Nam ta thì sao ? Sau 45 năm thống nhất và rất nhiều công lao xây dựng đất nước, đất nước vẫn chưa thoát ra tình cảnh một xã hội nghèo túng, một nền kinh tế nhiều phần lệ thuộc vào sự cho thuê vốn, xuất khẩu lao động, và thiếu vắng một nền sản xuất công nghiệp cao cấp. Nguyên do của tình trạng tù đọng của đất nước chẳng ớ đâu xa : chính lề lối tổ chức xã hội, hệ thống quản lí đất nước phải chịu trách nhiệm cho sự trì trệ bao lâu nay. Hơn hai mươi năm đổi mới cũng không cởi trói đất nước khỏi những vòng tù hãm năng lực của một xứ sở giàu tiềm lực.

Hiện nay, trong bối cảnh trận đại dịch đang làm tê bại kinh tế toàn cầu, Việt Nam lại càng thêm khó khăn trong việc khởi động lại hoạt động kinh tế sau trận dịch. Cái khó ấy sẽ tăng gấp bội nếu đất nước không nhanh chóng chuyển đổi tư duy trước một xu thế đang hình thành một trật tự thế giới mới sau trận dịch Covid-19.

1. Trận đại dịch rồi sẽ qua đi

Cho đến lúc này, trận dịch Covid-19 đã kéo dài hơn 4 tháng, kể từ khi Trung Quốc chính thức công khai vào cuối tháng 12/2019. Theo nhiều nguồn tin khác nhau thì Vũ Hán đã có thể nhiễm vi trùng SARS-CoVid-2 từ tháng 9/2019 (1) nhưng thế giới bên ngoài không hề biết, và các chuyến bay hàng không từ sân bay Vũ Hán đi khắp thế giới trong suốt thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2019 đã mang vi trùng đi cấy khắp nơi. Đến khi nhà cầm quyền Trung Quốc công bố tình trạng dịch thì sự lây nhiễm đã lan tràn trên quy mô toàn cầu.

lochuyentau2

Các chuyến bay hàng không từ sân bay Vũ Hán đi khắp thế giới trong suốt thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2019 đã mang vi trùng đi cấy khắp nơi.

Sau những tuần lễ đầu tiên khi nạn dịch vừa bùng phát, hầu như các quốc gia Âu, Á, Úc, việc kiểm soát dịch bệnh đã theo một trình tự giống nhau : từ việc cách li các cá nhân có triệu chứng lây bệnh đến việc phong tỏa toàn xã hội để tránh sự lây nhiễm cộng đồng ; từ việc truy tìm dường dây lây lan đến việc xét nghiệm để xác định người cần cách li... Đến nay, sau mấy tháng theo dõi quan sát vi trùng SARS-CoVid 2, các nhà dịch tễ học quốc tế đã có thể tiến thêm một bước trong trị liệu : tìm thuốc chủng ngừa.

2. Còn lại những vấn đề của toàn cầu : kinh tế suy thoái nghiêm trọng

Có thể thấy là dịch Covid-19 là nạn dịch lớn nhất của thế kỉ XXI. Chỉ trong hơn bốn tháng, dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 nghìn người trên toàn thế giới (2). So với những trận dịch trước của thế kỉ này, như SARS (2003), dịch cúm gia cầm H5N1 (2009), hay dịch Ebola (2014), hệ quả của trận dịch lần này thật là nặng nề trên nhiều mặt sinh hoạt xã hội chứ chẳng riêng một khu vực địa lí nào trên địa cầu. Hệ lụy trước mắt là sự tê liệt các hoạt động kinh tế quốc gia do hậu quả của sự phong tỏa xã hội tại.

lochuyentau3

Sự tê liệt các hoạt động kinh tế quốc gia do hậu quả của sự phong tỏa xã hội tại. Tàu y tế USNS Comfort tại Hải cảng New York - Ảnh minh họa 

Hiện nay còn quá sớm để có thể lường trước những hệ quả của trận dịch Covid-19 trên quy mô toàn cầu ; nhưng có thể thấy là trận dịch này sẽ tác động nặng nề lên kinh tế thế giới. Quốc gia nào giàu hay nghèo cũng sẽ phải đương đầu những khó khăn trong việc khởi động kinh tế sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa xã hội. Trong suốt thời gian phong tỏa xã hội, nhà nước phải chi những khoản ngân sách vĩ đại chưa từng có tại nhiều nước để ứng phó với việc đình chỉ hoạt động kinh tế xã hội. Mặc dầu vậy, nhiều công ti kinh doanh phải đóng cửa, nhân viên lâm cảnh thất nghiệp, sản lượng kinh tế sút giảm nghiêm trọng. 

3. Còn lại những chấn động của lề thói ứng xử của những cường quốc

Hệ quả về kinh tế là hiển nhiên. Mọi quốc gia đang phải chịu trận với dịch Covid-19 sẽ cần một thời gian để phục hưng kinh tế. Tuy nhiên, qua trận dịch lần này, thế giới đã bàng hoàng nhận ra rằng mặc dầu thế giới đã đi sâu vào toàn cầu hóa từ lâu nhưng đã co cụm vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và thiếu sự chung tay giúp sức đáng lẽ cần phải có.

lochuyentau4

Việc che giấu thông tin về bệnh dịch mới là sự truy bức bác sĩ Li Wen Liang khi anh thông báo cho bạn bè đồng nghiệp về bệnh dịch khi mới phát hiện triệu chứng. Ảnh minh họa 

Trước tiên là sự che giấu có chủ ý của nhà cầm quyền Trung Quốc trong suốt thời gian hai tháng trời từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019, khi mới phát hiện dịch bệnh. Thế giới bên ngoài không được thông tin gì về dịch. Điển hình cho việc che giấu thông tin về bệnh dịch mới là sự truy bức bác sĩ Li Wen Liang khi anh thông báo cho bạn bè đồng nghiệp về bệnh dịch khi mới phát hiện triệu chứng. Đến khi chính thức công bố nạn dịch, nhà nước Trung Quốc lại cố ý che giấu những gì thế giới cần nên biết về coronavirus. Trong suốt tháng 01/2020, các chuyến bay từ Vũ Hán đi khắp thế giới vẫn thản nhiên đem Covid-19 phát tán khắp nơi. Nhà nước Trung Quốc cũng không tạo điều kiện cần thiết cho Tổ chức y tế thế giới WHO thu thập những thông tin trung thực và cần thiết về bệnh dịch mới để chia sẻ cùng thế giới.

Sự che giấu có chủ ý này đã dẫn đến những thắc mắc chính đáng của truyền thông quốc tế và các nhà lãnh đạo quốc gia phương Tây khi họ yêu cầu nhà nước Trung Quốc hãy minh bạch trong vấn đề thông tin. Những động thái vụng về của nhà nước Trung Quốc khi trục xuất những kí giả Hoa Kì, tung hỏa mù là đoàn đại biểu quân đội Hoa Kì đã đem Covid-19 vào Vũ Hán, đòi hỏi không gọi tên dịch là dịch Vũ Hán, chọc giận báo chí Đức, đã chỉ gây hoài nghi thêm nữa trong chính giới các nơi. Tổng thống Pháp, ngoại trưởng Anh, và nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã phát biểu lịch sự nhưng đủ cương quyết về những dấu hỏi cần có sự trả lời thỏa đáng của nhà nước Trung Quốc. Có vẻ là một đề án của nhiều quốc gia hợp kiện Trung Quốc đã gây tai họa trong việc để lây lan Covid-19 ra thế giới, làm suy sụp hoạt động kinh tế các nước với những thiệt hại to lớn không tiền khoáng hậu. 

Sự nghi ngờ của các nước dân chủ về thiện chí của Trung Quốc trong việc hợp tác quốc tế trong trận đại dịch lần này còn đươc tăng thêm nữa khi họ nghĩ đến mưu đồ mờ ám của Trung Quốc trong toàn bộ sự kiện dịch Covid-19 có thể không phải là một thiên tai mà chính là một tai nạn do sự bất cẩn của những người làm việc tại một Trung tâm nghiên cứu vũ khí sinh học Vũ Hán (3).

Có thể trong nước cờ dịch Covid-19 này, Trung Quốc đã muốn dùng vũ khí chiến tranh sinh học để lên chân cường quốc hàng đầu. Đảng cộng sản Trung Quốc đã chuẩn bị chu đáo cho nước cờ này : trong những thập niện vừa qua, Trung Quốc đã dần dà xâm thực thế giới bằng con đường thực dân trá hình để đặt chân lên các xứ sở có tài nguyên có thể phục vụ cho nhu cầu càng ngày càng to lớn của họ. Con đường mà có người đã gọi thẳng là con đường "tiền thuộc địa" này gần đây đã được khoác lên cái tên mĩ miều là "Một vành đai & một con đường", thực chất là chuẩn bị cho bước bành trướng của giấc mộng Trung Hoa bá chủ thế giới (4).

Trận dịch Covid-19 lần này là lời cảnh báo mới nhất về tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Thế giới đã có thể nhận ra những toan tính, những nước cờ chuẩn bị cho cuộc lấn sân của Trung Quốc qua những động thái đầy tính bạo động trên Biển Đông.

Hiện nay, lợi dụng tình trạng lúng túng của Hoa Kì và Châu Âu phải đối phó với trận dịch, Trung Quốc đã nhanh chóng xua lực lượng hải quân ra thao túng Biển Đông, uy hiếp các nước trong vùng. Động thái đầy tính bạo động này đã lật tẩy Trung Quốc về những hành vi gọi là nghĩa cử mới gần đây là những gói viện trợ nhân đạo gửi tặng Ý, Hoa Kì trong mùa dịch.

Và thế giới sẽ tỉnh ngộ về một đối tác nham hiểm trong quan hệ với Trung Quốc.

4. Những gì sẽ đến sau trận dịch ?

Bàn cờ thế giới còn đang trong tình trạng dở nước nhưng cũng đủ để các quốc gia dân chủ nhận ra chân tướng của Trung Quốc. Trận dịch hiện nay có thể sẽ là dấu mốc cho sự thức tỉnh của thế giới đối với hiểm họa Trung Quốc. Đó là hiểm hoa về một cường quốc đang lên và không từ tham vọng bá chủ thế giới bằng mọi phương cách, thủ đoạn bản thỉu, miễn là đạt được tham vọng.

lochuyentau5

Trận dịch hiện nay có thể sẽ là dấu mốc cho sự thức tỉnh của thế giới đối với hiểm họa Trung Quốc.

4.1. Hiện nay chưa thấy dấu hiệu của một mặt trận quốc tế để khống chế tham vọng bá chủ của Trung Quốc. Liên Hiệp Châu Âu đương còn bận đối phó với dịch. Hoa Kì cũng đang sa lầy trong cơn dịch vì những đối sách bất nhất và thất thường của giới lãnh đạo.

Mặc dầu vậy, khi các cường quốc kinh tế phương Tây đã nhận ra chân tướng giả hình của Trung Quốc trong quan hệ kinh tế và thương mại thì cũng là lúc họ nhìn ra cái bẫy nguy hại của thị trường 1,4 tỉ người kia. Hàng hóa rẻ tiền của Trung Quốc ồ ạt vào thị trường phương Tây đã làm các doanh nghiệp bản xứ khó khăn không ít trong việc duy trì sản xuất và tạo công ăn việc làm cho người dân sở tại. Nhưng mối hại lớn lao hơn nữa là hàng hóa phương Tây đã bị lấy cắp sở hữu trí tuệ các sản phẩm công nghiệp cao cấp, bị hàng nhái lũng đoạn. Sau ba bốn thập niên giao thương với Trung Quốc, phương Tây chỉ thấy họ bị người đối tác lừa đảo. Sự lừa dối mới nhất, sâu độc nhất là qua ứng xử của nhà cầm quyền Trung Quốc trong trận dịch hiện nay.

Những động thái sắp có của thế giới phương Tây sẽ như thế nào là còn tùy thuộc bản lĩnh của giới lãnh đạo các cường quốc kinh tế Châu Âu và Hoa Kì. Lớp người lãnh đạo dân túy rồi sẽ qua đi, để bài toán Trung Quốc sẽ được giải một cách xứng tầm với những mưu toan nham hiểm của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với thế giới. Dù thế nào đi nữa, một trật tự thế giới mới sẽ hình thành sau khi trận dịch này đi qua. Vì sự sống còn của các cường quốc kinh tế phương Tây. Vì sự phát triển lành mạnh của thế giới.

4.2. Trận dịch này cũng không cho Trung Quốc nhiều cơ may, khi mà nguy cơ tái phát dịch còn tiềm phục tại chính Trung Quốc. Bộ máy kinh tế là xương sống cho tham vọng cường quốc bá chủ của Trung Quốc thì cũng đang có những khó khăn do hậu quả của dịch. Ẩn dưới bộ mặt hào nhoáng của một cường quốc là một Trung Quốc có khá nhiều mầm loạn :

a) Một nhà nước tập quyền toàn trị, không chừa sức mạnh bạo lực để giữ yên sơn hà. Trong quá trình cai trị 70 năm của Đảng cộng sản Trung Quốc, đã có nhiều phen bộ máy cầm quyền sẵn sàng dùng bạo lực để giữ vững địa vị cai trị, từ cuộc đại nhảy vọt bi thảm những năm 1950 đến "cách mạng văn hóa" (1968), Thiên An Môn (1989), những trại lao cải giam cầm hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ hiện nay... Sự tàn ác của bộ máy tập quyền toàn trị đang là quả bom hẹn giờ của Đảng cộng sản Trung Quốc. Thế giới đã biết đến những dối trá của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với chính nhân dân họ. Sự dối trá kéo dài quá lâu nay đã bộc lộ sự gớm ghiếc của nó.

b) Trong tình hình còn phải đối phó với dịch hiện nay, bộ máy kinh tế Trung Quốc khó có thể khởi động như trước đây : thị trường rộng lớn của hàng hóa Trung Quốc là ở phương Tây, nay bị đình trệ hết cả, sẽ không giải gỡ sự ách tắc của sản xuất. Kinh tế khó khăn kéo theo nạn thất nghiệp lớn lao, khối nợ tài chính công càng lên cao... Đây là một quả bom hẹn giờ khác trong lòng xã hội Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ không thể khoanh tay chờ mầm loạn này nổ ra, vì nó sẽ kéo theo những đổ nát khôn lường của Trung Quốc, mà hệ quả lớn nhất sẽ là một nước Trung Quốc vỡ ra nhiều mảnh, như tình trạng Nam Tư sau Tito cuối thế kỉ trước.

c) Trận dịch hiện nay hẳn là sẽ bó tay Trung Quốc đối với những tham vọng bá quyền của họ. Sau trận dịch làm rung chuyển kinh tế toàn cầu này, thế giới sẽ không dễ dàng tham lợi mà quên mối nguy lớn lao của Trung Quốc. Ở trên đã nói đến một động thái của thế giới bên ngoài đối với sự dối trá của Trung Quốc trong thời gian khởi phát trận dịch Covid-19 : đơn kiện Trung Quốc. Đấy có thể gọi là lời cảnh báo về sự dối trá cố hữu của lề thói cai trị toàn trị mang nhãn hiệu cộng sản.

5. Trong bối cảnh lớn ấy, Việt Nam sẽ ra sao ?

Trong bối cảnh chung của thế giới nói chung và trong khu vực địa chính trị Đông Nam Á, Việt Nam sẽ hành xử như thế nào để khỏi trễ chuyến tàu về tương lai ?

lochuyentau6

Trận dịch Covid-19 được nhìn nhận như một cuộc diễn tập cho hành trình vào tương lai cho tất cả. Không trừ Việt Nam.

Hiện nay trận dịch Covid-19 được nhìn nhận như một cuộc diễn tập cho hành trình vào tương lai cho tất cả. Không trừ Việt Nam. Từ tháng 1/2020 đến nay, nhà nước Việt Nam đã nhanh chóng đề ra chủ trương "chống dịch như chống giặc". Nhà nước đã dùng phương pháp nhanh, rẻ, phù hợp với điều kiện của nước mình. Biện pháp cách li triệt để những cá nhân có thể là nguồn lây nhiễm, và sau đó là biện pháp giãn cách xã hội trong mấy tuần lễ đều là những biện pháp kiên quyết và đúng. Nhờ thế mà trong suốt thời gian ba tháng qua, tình hình lây lan dịch bệnh được khống chế tốt.

Tuy vậy, không thể tự mãn như một số quan chức ở Hà Nội khi cho rằng nhân dân đã một lòng tin theo đảng lãnh đạo và đã phát huy tình tương thân tương ái trong buổi khó khăn, thậm chí có người còn cường điệu một cách lố bịch là một lần nữa nhân dân đã phát huy lòng yêu nước (5) ! Trong suốt thời gian giãn cách, lực lượng lao động tự do là thành phần khốn khổ nhất. Chẳng qua là vì sợ dịch, sợ nhà nước trấn áp mà nhân dân đã chịu ép mình giãn cách dù phải chịu cảnh đói khổ trong suốt mấy tuần giãn cách xã hội. Chẳng vậy mà chỉ mới nghe phong thanh là sẽ nới lỏng giãn cách, người dân lao động đã túa ra đường đi kiếm sống, vì đó là đời sống của họ, nhà nước có lo nổi đâu !

Không thể dùng thành quả của ba tháng vừa qua làm công lao lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, và cũng khó có thể nói rằng người dân tuân phục chỉ thị giãn cách của nhà nước là vì họ một lòng tin vào Đảng cộng sản Việt Nam, và phát huy chủ nghĩa yêu nước. Nói quá sự thật sẽ trở thành dối trá như bao nhiêu thành tích dối trá ghi trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.

Vả chăng, không thể nhắm mắt tự ca ngợi đảng mà có thể xoay chuyển được tình hình cụ thể trước mắt, là : nguy cơ tái phát dịch Covid-19 vẫn còn treo lơ lửng trên đầu người dân, và không thể tiếp tục sử dụng biện pháp săn lùng cách li bằng khối nhân sự cồng kềnh lãng phí nặng tính chất áp chế, truy bức hơn là vì tôn trọng người dân. Giải pháp hữu hiệu và tiết kiệm nhân lực vẫn phải là giải pháp dịch tễ học : xét nghiệm virus trên từng người.

Trước mắt đã thế, nhìn về tương lai sau dịch, có thể thấy đất nước chúng ta đang trải qua một thời cơ rất tốt cho một cuộc thay đổi có tính quyết định cho tương lai : dứt khoát giã từ con đường lệ thuộc vào đế quốc Trung Hoa như suốt thời gian từ 1949 đến nay. Đó là con đường bạo ngược, dối trá và bá quyền. Ứng xử của Đảng cộng sản Trung Quốc trong trận dịch vừa qua đã nêu bật bản chất của đế quốc này. Đảng cộng sản Trung Quốc đang dẫn đưa đất nước Trung Hoa vào con đường bá đạo, đi ngược trào lưu tiến hóa của thế giới tiến bộ hôm nay.

Trong bao nhiêu năm nay, nhà nước Việt Nam chỉ tiếp tục chọn lựa con đường dễ dãi là trượt theo lối mòn của địa chính trị thời chiến tranh lạnh. Trong thời chiến tranh trước đây, Trung Quốc đã trao súng đạn vào tay con em Việt Nam tại miền Bắc để thay họ bắn giết anh em mình ở miền Nam, và Đảng cộng sản Việt Nam đã gọi đó là chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Mỉa mai thay, khi dứt chiến tranh, Đảng cộng sản Trung Quốc lại đòi lại chi phí chiến tranh mà họ cho miền Bắc "vay" trong chiến tranh. 

Khi đất nước đi vào đổi mới, Đảng cộng sản Việt Nam đã chọn lựa làm một xứ sở phiên thuộc, cuốn đất nước ta vào quỹ đạo một thị trường tiêu thụ, một xứ sở làm thuê. Đã 45 năm độc lập thống nhất, bỏ ra lượng vốn liếng cao hơn nhiều so với Nam Hàn và Đài Loan trong 30 năm đầu tư phát triển của họ. Kết quả thế nào thì thực tế cho ta câu trả lời hiển nhiên. Không thể trách ai, chỉ có thể trách là đảng cầm quyền đã không chọn lựa con đường độc lập dân tộc và phát triển.

Kể từ khi đất nước vào cuộc đổi mới, Đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đi theo chủ nghĩa tư bản thân hữu, trong đó liên minh giữa kẻ có quyền và bọn thương nhân có tiền, dẫn đến tệ nạn tham nhũng chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Đó là con đường của thứ chủ nghĩa tư bản chỉ nảy sinh trong những xã hội cộng sản hay độc tài toàn trị khắp nơi, từ Liên bang Nga sang Trung Quốc, từ Đông Nam Á sang Châu Mĩ La Tinh và Châu Phi. Mô hình tư bản chủ nghĩa hoang dã như thế đã không làm giàu cho đất nước mà chỉ phục vụ những nhóm lợi ích trong lòng thiểu số cầm quyền mà thôi.

Kết quả phải đến của mô hình gọi là phát triển này là : sau 45 năm thống nhất, đất nước ta vẫn rơi xuống thứ hạng của một quốc gia nghèo nàn lạc hậu. Bộ mặt phồn hoa xa xỉ của các thành phố từ Bắc vào Nam chỉ là bộ mặt giả tạo của một đất nước đã lỡ những chuyến tàu đi về dân chủ và phồn vinh.

6. Liệu sẽ lại trễ chuyến tàu lịch sử về tương lai ?

Việt Nam chúng ta đang phải đối mặt trước ngã ba đường : hoặc tiếp tục chọn con đường của Đảng cộng sản Việt Nam đi suốt 45 năm nay, chỉ dẫn đến nghèo đói lạc hậu của thân phận làm thuê ngay trên quê hương mình, hay là con đường độc lập dân tộc, dân chủ và phồn vinh.

lochuyentau77

Liệu Việt Nam sẽ lại trễ chuyến xe lịch sử về tương lai ? - Courtesy of 123RF.com - Ảnh minh họa

Có thể những thắng lợi của một thời chiến tranh giành độc lập thống nhất đã được Đảng cộng sản Việt Nam khoác lên những hào quang như là những điều thần kì, và hầu như lịch sử chưa đủ một độ lùi cần thiết để giải hoặc những hào quang thời chiến đó. Tuy nhiên, điều hiển nhiên là trong 45 năm qua, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với việc xây dưng đất nước trong hòa bình đã là một thất bại khó chối cãi. Bao nhiêu công của, bao nhiêu sức dân, bao nhiêu đầu tư vào xây dựng và phát triển đất nước xứng tầm thời đại đã không đưa đến những kết quả mong muốn. Nguyên nhân đầu tiên và cuối cũng vẫn là sự thao túng độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam đã triệt tiêu sức bật của đại khối dân tộc, lãng phí bao nhiêu trí tuệ sáng tạo của các tầng lớp xã hội khác nhau trong cộng đồng dân tộc.

Đã có nhiều tiếng nói trung trực của những công dân, những tổ chức chính trị yêu nước, cùng khuyến nghị đảng cầm quyền nên vì quyền lợi của dân và nước mà nhìn ra con đường về tương lai. Điển hình là Thư ngỏ của 61 đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đề ngày 27/04/2014 (6), gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, trong thời gian chuẩn bị Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam khóa XII. Đó là những tiếng nói của lương tâm đảng viên, cũng là phù hợp với tiếng nói của những người dân chủ Việt Nam khắp nơi.

Nay cục diện thế giới đã đổi thay, con đường của Trung Quốc chỉ dẫn nước ta tiếp tục làm thân phận lệ thuộc kinh tế, thân phận chư hầu. Dứt bỏ thân phận một đất nước chư hầu để mở rộng quan hệ với thế giới sẽ là lối thoát vinh quang cho đất nước của thế kỉ XXI. Con đường tương lai nhất thiết phải là con đường giữ vững độc lập dân tộc nhưng không chấp nhận làm phiên thuộc cho bất cứ thứ đế quốc nào. Hiện nay, cuộc cờ thế giới đang ngả theo hướng tranh giành ảnh hưởng của ba cường quốc có thế lực hiện nay : Hoa Kì, Nga và Trung Quốc. Cả ba quốc gia này đang trải qua những biến động khó lường trong thời đại dịch này. Cả ba nước này đều đang đi những bước khác nhau nhưng cùng chuẩn bị cho cuộc thư hùng tranh giành thế mạnh cho cuộc phân chia trật tự thế giới mới.

Việt Nam chúng ta cần chuẩn bị cho một chọn lựa tốt nhất cho hành trình về tương lai dân chủ và phồn vinh. Giải pháp tối ưu cho một cuộc lên đường về tương lai sáng láng cho đất nước sẽ không phải là đi xách cờ hiệu chạy theo một phe nào trong cuộc thư hùng không mấy hứa hẹn tốt đẹp cho đất nước mình. Con đường Việt Nam phải là con đường độc lập dân tộc và liên lập đa phương trong cuộc cờ thế giới. Kinh nghiệm của thế kỉ XX là một kinh nghiệm đắng cay của một quốc gia chư hầu.

lochuyentau8

Có đại đoàn kết quốc dân thì không khó huy động sức mạnh toàn diện của đại khối dân tộc.

Giữ vững con đường độc lập, đất nước chúng ta mới có cơ hội phát huy khối đại đoàn kết quốc gia, trong đó mọi tiếng nói đều được lắng nghe, mọi quan điểm khác nhau được tôn trọng. Có đại đoàn kết quốc dân thì không khó huy động sức mạnh toàn diện của đại khối dân tộc. Cần dứt khoát loại bỏ óc độc quyền chính trị, chuyên đoán trong quản lí đất nước. Huy động sức mạnh đại khối dân tộc không gì bằng đường lối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh trí tuệ toàn dân trong việc xây dựng đất nước sau thời hậu đại dịch này, trong một chiều hướng mới của trật tự thế giới đang hình thành từ hệ quả nặng nề của trận đại dịch này.

Chỉ có thế, đất nước chúng ta mới khỏi trễ thêm lần nữa chuyến tàu lịch sử tiến về tương lai độc lập dân tộc và phồn vinh.

Đoàn Xuân Kiên

(02/05/2020)

Chú thích :

(1) Newsweek, ngày 17/4/2020, "Coronavirus Outbreak May Have Started as Early as September, Scientists Say

(2) Theo Worldometers, ngày 26/4/2020, số tử vong : 205528 

(3) Xem : Trọng Thành, "Covid-19 : Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa", RFI 

(4) Xem : Maajid Nawaz, "Is China preparing for war ?", UnHerd  

(5) Xem : Chương trình thời sự VTV 1 ngày 23/04/2020Xem thêm : Nguyễn Ngọc Chu, "Có thật đúng như lời ông Hoàng Bình Quân ?

(6) Thư ngỏ của 61 đảng viên ngày 27/04/2014 trước thềm Đại hội XII Đảng cộng sản Việt Nam 

Published in Quan điểm

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 24

Thế là chúng nó y án xử "Mẹ Nấm" 12 năm tù. Cùng với sư y án của một bản án bỏ túi vô pháp, vô luân đó, chúng đã làm choViệt Nam tự phơi bày trước thế giới là một nước xấu xí, tự cô lập mình. Cần đặc biêt lưu ý là việc y án của một "bản án bỏ túi" nói trên diễn ra đúng chỉ một ngày trước cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam. Một sự sắp xếp rất xảo quyệt và thâm độc và liều lĩnh. Do ai, vì đâu, từ những toan tính gì chúng dám có sự liều lĩnh đó ! Hiện tình đất nước đang phơi bày ra đầy đủ dữ kiện khiến cũng không đnế nỗi quá khó để vạch ra.

doithoai1

Thế là chúng nó y án xử "Mẹ Nấm" 12 năm tù.

Hãy nghe bà cụ thân sinh blogger nói về nỗi đau và sự phẫn nộ của một người mẹ, người bà đang nuôi hai chúa nhỏ cho mẹ chúng đi ở tù : "Mẹ Nấm" bước ra khỏi phiên tòa trong nỗi thất vọng và uất ức tràn trề, tôi cùng Trịnh Kim Tiến và bạn bè của Quỳnh đã hô to : "Phản đối phiên tòa bất công Con tôi vô tôi, Phản đối phiên tòa bịt miệng những người đòi công lý"…

Ngay lập tức, tất cả chúng tôi bị những người an ninh thường phục xông vào đánh đập thô bạo. Trong lúc hỗn loạn, tôi đã bị họ đánh rất mạnh vào mặt và đầu. Trịnh Kim Tiến cũng bị bọn chúng đạp mạnh từ phía sau khiến cô ngã lăn xuống đất, rồi hàng chục viên an ninh Khánh Hòa – gồm cả nam lẫn nữ – xông đến tung những cú đá rất mạnh vào đầu và sườn của Tiến…. Em trai tôi vội chạy đến đỡ đòn cho cả tôi và Tiến thì cũng bị họ đánh hội đồng không hề nương tay. Cô Trần Thị Thu Nguyệt, cháu Nguyễn Peng cũng bị đánh như kẻ thù. Sau đó, họ bắt rất nhiều người lên xe mặc cho tiếng kêu gào vô vọng của tôi.

Khi viết lại những dòng này, khắp người tôi vẫn còn cảm thấy rất đau đớn, càng đau đớn hơn khi những kẻ đánh đập tôi hôm nay cũng chỉ đáng tuổi con, cháu của mình.

Trong mắt tôi bỗng chập chờn khuôn mặt vô hồn, và tim tôi tôi nhói lên bởi câu lừa mị tởm lợm của Nguyễn Phú Trọng "Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình ; không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình ; trái lại, rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật ; kỷ luật một vài người để cứu muôn người" [Tiền Phong, 24/2/2017]. Nhói trong tim vì đã có lúc tôi còn tí chút mơ hồ, đã phí phạm thời gian để viết thư ngỏ cho ông ta

Mà thật ra thì nào có chi phải khó hiểu. Điểm lại tiến trình lịch sử, vào những buổi mạt triều, bao giờ cũng hiện khá rõ những điều mà nhà bác học Lê Qúy Đôn từng đúc kết : "Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt". Xem ra những điều nói trên đâu còn là chuyện trong sử sách nữa, mà là chuyện đang diễn ra. Sách "Hoàng Lê Nhất Thống chí" chép lời của tên Trang, quyết trái lời thầy học là Lý Trần Quán ủy thác giúp Đoan Nam Vương Trịnh Tông chạy trốn, nem nộp ngay cho quân địch. Rồi thưa lại với thầy : "Sợ thầy chưa bằng sợ giặc, yêu Chúa chưa bằng yên thân mình, tôi không thể để cho quan lớn làm cho lầm lỡ đâu" [tr.105].

Chuyện lừa thầy phản bạn đang được nâng cấp lên cấp số nhân của thời buổi "kỹ thuật số", triệt hạ đối thủ nhanh như ngóe, lại có bậc quan thấy đi trước dạy bảo đường đi nước bước đẻ nhân danh chống tham nhũngmà lừa dân , điều mà thời cụ Lê Quý Đôn thế kỷ 18 chắc khó trải nghiệm được đủ, Còn "binh kiêu tướng thoái" thì chẳng dám phân tích vì ngồi nhà thiếu thông tin, chỉ gợi lên chuyện đất ở Đồng Tâm mà đến Đại tướng, Phó Bí thư quân ủy trung ương phải thân chinh đứng ra bênh vực Viettel, rồi chuyện sân bay sân golf tranh chấp rồi tử thủ vì đối phương có súng !

Còn chuyện sĩ phu ngoảnh mặt thì e là cứ hỏi các ông "gọi là sĩ phu", kể cả "sĩ phu Bắc Hà giàu lý luận mới làm được Tổng bí thư" nghe đâu do ông Lú nào đó nói. Nhưng tôi không tin, vì có lú thật cũng không ngu và dại như thế, và cả sĩ phu phía nam, bao gồm hai loại, một là miền bắc tập kết, hai là ở R về, và ba là những người vào sinh ra tử hoạt động nôi thành để tùy người mà họ nói cho nghe họ tin Tổng Trọng được mấy phần ?

Từ sự kiện "Mẹ Nấm" cũng như dồn dập những vụ tiếp theo như vụ Nguyễn Văn Hóa, người đã ghi hình các cuộc biểu tình của người dân phản đối Formosa xả thải độc hại ra biển, trên website của tòa án ghi là ngày 28/11 sẽ xét xử, nhưng ngày 27/11 thì anh Hóa cũng đã bị xử một cách vội vã, không luật sư, không người thân chứng kiến. Bản án dành cho anh là bảy năm tù, ba năm quản chế.

Thử đặt ra một câu hỏi : ai thích nhất và có lợi nhất trong chuyện đáng xấu hổ này sẽ càng thấy đất nước ta đang trong tình thế ngặt nghèo như thế nào trước nanh vuốt của Tập Cận Binh ? Nên nhớ là việc y án bản án bỏ túi được phê duyệt từ cấp cao nhất (chứ không chỉ thuộc ngành tòa án và các cơ quan bạo lực). Quan sát thật kỹ, những gì có động chạm đến yếu tố Trung Quốc đều bị xử rất nặng. Chẳng cần phải liệt kê ra đây thêm nữa, chỉ nói đến chuyện kỷ luật bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh ngay trước thềm APEC đủ nói lên mệnh lệnh của Bắc Kinh có uy lực đến cỡ nào ?

Cái tội nặng nhất chắc không chỉ là chuyện tham nhũng mà là có cái chi chi đây ! Nếu so với các quan tỉnh khác, mèng như Phạm Sĩ Quý em ruột bà chị Phạm Thanh Trà, Bí thư Yên Bái thì cũng chỉ là con muỗi mắt, mà bộ sậu Yên Bái từng nổ súng đùng đoàng ngay tại trụ sở tỉnh ủy hạ gục 3 mạng, người gồm bí thư, chủ tịch kiêm trưởng ban tổ chức và Chi cục trưởng Hải quan. Địa bàn này lại gắn với Quân khu 2 mà Tư lênh vừa nhâm chức đã "bị bệnh hiểm nghèo", dường như thành trì "bất khả xâm phạm" do phía "bạn" quan tâm bảo kê. Chuyện Đà Nẵng là chuyện thể diện quốc gia…Tàu ! Thời Nguyễn Xuân Anh không khai trương hoành trang được Tổng Lãnh Sự quán Trung Quốc. Thật ra, ho một tiếng, e có kẻ quắn đít chạy đi lo cấp tập và hành tráng cũng cấp tập. Nhưng xử như thế chưa oai ! Đã chưa biết điều thì phải cho biết thế nào là lễ độ. Kỷ luật bí thư xong, 3 ngày sau khai trương kịp đón khai mạc APEC, thề mới ngon ! Cho nên bản án 10 năm tù là dành cho những khẩu hiệu chống Tàu này đây : "Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạchĐả đảo Trung Quốc xâm lược ; Formosa cút khỏi Việt Nam". Nói rằng Formosa là công ty thép của Đài Loan nhưng thực chất là của Tàu Bắc Kinh với vốn lên đến 90% ! Động đến Tàu thì ông Trọng cho làm tới bến. Chuyện Tòa phúc thẩm bản án "Mẹ Nấm", và trước đó hai ngày là bản án Nguyễn Văn Hóa phải chăng cũng nằm trong quy trình chỉ đạo đó. Phải tỏ rõ "lập trường" trước ngày khai mạc "đối thoại nhân quyền Việt Nam - Liên Hiệp Châu Âu mà chắc là trong các buổi mật đàm quanh chén trà cho dù có dại miệng và thiểu năng khen trà Tàu chê trà ta cũng đã có chỉ thị. Các hãng tin phương Tây nghe đâu đã đưa tin là ông Vương Đình Huệ đã ngỏ ý gần xa về chuyện này nhưng không được chấp nhận.

Tuyên bố của bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức lập tức chỉ rõ : Trong năm 2017, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam và những người ủng hộ nó đã phải chịu đựng những sự tấn công của nhà nước theo cách thức mà chưa từng có…". Hình sự hóa tự do biểu đạt là không phù hợp với Hiến pháp 2013 của Việt Nam và những cam kết quốc tế mà Việt Nam là một bên tham gia, đặc biệt là Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự (ICCPR)".

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội ra thông cáo báo chí với tuyên bố của Đại biện lâm thời Caryn McClelland, nói rằng bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm) là "cáo buộc mơ hồ" trong lúc bà Quỳnh chỉ thực hiện các quyền tự do cơ bản. Bà McClelland kêu gọi Việt Nam hãy thả bà Quỳnh và các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức.

Đại sứ Anh, ông Giles Lever vừa bày tỏ sự thất vọng của chính phủ Anh trước tin tòa án tại Việt Nam giữ nguyên án tù 10 năm trong phiên phúc thẩm blogger Mẹ Nấm.

Trong tuyên bố gửi cho báo chí hôm 1/12/2017, một ngày sau khi bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị bác đơn kháng cáo, ông Lever viết :

"Chính phủ Anh vô cùng thất vọng về việc đơn kháng cáo của cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Mẹ Nấm, đã bị bác bỏ và bản án 10 năm tù cho blogger này vì tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’, vẫn giữ nguyên. "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam xem xét lại các chính sách của mình trong vấn đề này, và thả ngay Mẹ Nấm cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác", tuyên bố của Đại sứ Giles Lever viết.

Đại Sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái Đoàn Liên Hiệp Châu Âu (EU) tại Việt Nam viết rằng bản án hoàn toàn trái ngược với bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Chính Trị Và Dân Sự mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

Đại sứ Angelet còn trình bày thêm là blogger Mẹ Nấm bị bỏ tù, dù bà đưa ra những quan điểm ôn hòa về những vấn đề xã hội và môi trường, đồng thời nhắc lại việc chính quyền Việt Nam không cho phép đại diện phái đoàn EU và các đại sứ quan thành viên của Liên Hiệp Châu Âu tham dự phiên tòa, viết rõ điều này "đã đưa ra những câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình xử án". Vì thế, Trưởng Phái Đoàn Liên Hiệp Châu Âu (EU) tại Việt Nam tcho rằng blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh "phải được trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện". Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi phái đoàn EU phải gây áp lực lên chính quyền Việt Nam. "Tình hình nhân quyền Việt Nam xấu đi đáng kể trong năm 2017. Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục độc chiếm quyền lực và trừng phạt những người dám thách thức vị trí của mình. Tất cả các quyền chính trị cơ bản, trong đó có quyền tự do chính kiến, lập hội, nhóm họp và đi lại đều bị hạn chế. Các nhóm tôn giáo chỉ được hoạt động dưới sự quản lý của chính quyền".

Tổ chức Quan sát nhân quyền Human Rights Watch cũng nói đến trường hợp của luật sư Võ An Đôn bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên chỉ vài ngày trước khi phiên xử phúc thẩm diễn ra, nên ông không thể có mặt tại tòa trong tư cách luật sư bào chữa cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ủy ban Nhân quyền Việt Nam và Tổ chức Quan sát nhân quyền Human Rights Watch cũng nhắc lại sự kiện xảy ra ở ngoài tòa, khi những người ủng hộ bà Quỳnh bị công an đánh đập và bắt giữ trong nhiều giờ đồng hồ, trong đó có cả thân mẫu của bà Quỳnh.

Ấy thế mà, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ : "Về phiên phúc thẩm xét xử blogger Mẹ Nấm vừa kết thúc sáng nay, tôi cho rằng phiên tòa đã diễn ra công khai, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam". Sư nói dối có sách soạn sẵn kia của lũ phát ngôn và lũ rôbốt áp giải phạm nhân hình như có chút gì đó gượng gạo. Dẫu có thế, oái oăm thay, tuy là cái robot vô hồn được bấm nút, song nó lại hiện ra trong bản mặt một người phụ nữ Việt Nam [cho dù không đẹp, môi trề rất kém duyên] lai để nói về một người phụ nữ Việt Nam khác, bình thản hiên ngang một cách kín đáo trong dáng dấp thùy mị, tự tin đi giữa một lũ rô bốt, bước vào nơi sẽ y án tuyên bố bản án bỏ túi 10 năm tù, là một nét tương phản có thể là đề tài cho một bậc danh họa.

Nếu lại nhớ đến cái câu ông Donald Trump : "Ở Mỹ, chúng tôi hiểu rằng không có gì quý giá bằng quyền được sinh ra, độc lập và tự do. Chính nhận thức đó dẫn dắt chúng tôi trong suốt lịch sử đất nước. Nó tạo cảm hứng cho chúng tôi… Tiếp đó, ông khẳng định : "Những vị chủ nhà Việt Nam của chúng ta cũng từng trải qua cảm xúc đó không chỉ trong 200 năm mà là gần 2.000 năm. Vào độ năm 40 sau Công nguyên, lúc Hai Bà Trưng đánh thức tinh thần của người dân đất nước này. Đó là khi nhân dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập và tự hào của các bạn".

Không hiểu nếu ông Trump nhìn thấy hình ảnh Người phụ nữ Việt Nam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và tư thế hiên ngay, nụ cười khiêm nhường và đĩnh đạc cùng với trí tuệ minh triết về tù tội, về sống chết, về nhân quyền người mà phu nhân Melania Trump trao giải "Phụ nữ can đảm" vì "sự can trường của bà trong cuộc đấu tranh cho các vấn đề xã hội dân sự, vì đã truyền cảm hứng cho những thay đổi ôn hòa, kêu gọi một hệ thống chính quyền minh bạch hơn, cổ vũ cho hòa bình, công lý và quyền con người, và là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận" thì ông sẽ còn nói gì nữa, đặc biệt là những lời ấy ông Tổng thống Mỹ lại nói trước mặt Tập Cận Bình hậu duệ của Mã Viện và các tiên đế Thiên triều bành trướng, kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam trong dịp APEC.

Điều tôi muốn nói thêm là, trong trí nhớ của người viết bài này, những câu thơ hay nhất nói về những biểu tượng đẹp và sống động về khí phách của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến giành độc lộc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trong thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21, những hình ảnh đẹp nhất về hình tượng người phụ nữ Việt Nam đều có thể nói về "Mẹ Nấm" như trong một ý đã viết trước đây trong "mênh mông thế sự" về Mẹ Nấm trước phiên tòa. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam "Mẹ Nấm" có sức tỏa sáng mãnh liệt giục giã những người bình thường còn chút lương tri rồi sẽ từng bước dấn thân theo chị.

Bỗng trong óc tôi hiện ra hình ảnh cháu Phương Uyên tại phiên tòa Long An năm nao mà tôi đã viết trong bài "Biểu tượng Phương Uyên". Đôi mắt sáng ngời sau cặp kính cận, nét mặt thùy mị nhưng kiêu hãnh nhìn thẳng vào chủ tọa phiên tòa. Hình ảnh cô nữ sinh viên mặc áo trắng có phù hiệu nhà trường đứng trước vành móng ngựa xuất hiện trên các trang báo mạng, báo viết trong và ngoài nước có sức lay động mạnh mẽ xúc cảm và lương tri của nhiều người. Hôm vừa rồi tiễn cháu đi học theo một học bổng của một trường đại học Mỹ, ngồi trên xe, cháu nắm chặt tay tôi : Ông cứ tin ở cháu, cháu sẽ cố gắng sống và học như thế nào để khỏi phụ lòng tin cậy của ông, của Ông Báu, không phụ lời các ông đã căn dặn cháu. Rồi cháu mở balô, lấy cuốn sách của giáo sư Cao Huy Thuần đưa tặng tôi : cháu đọc thấy hay quá, ở giá sách của ông hình như cũng có, nhưng cháu cứ gửi ông như một kỷ niệm của cháu.

Tôi thầm nghĩ, hình ảnh cháu Phương Uyên cũng đẹp như hình ảnh "Mẹ Nấm", cũng đẹp như bao cô gái, chàng trai tôi đã gặp, đã biết, và đôi lúc gặp một bất ngờ thú vị. Qua điện thoại, một giọng phụ nữ đã đứng tuổi : "Thưa thầy, chắc là thầy không nhận ra em đâu. Em là Bùi Thị C… đây, và là mẹ của Đoan Trang đấy thầy ạ. Cách đây nửa thế kỷ em nghe thầy nói chuyện về lý tưởng và nay thì em nghe con gái em. Nghe rất say sưa và sung sướng. Em rất tự hào về cháu thầy ạ".

Tôi nói trong xúc động "chẳng phải chỉ em là mẹ đâu, mà tôi cũng đọc rất say sưa và đầy tự hào về Đoan Trang đấy cô C… ạ". Và cũng trong niềm xúc động trào dâng, tôi muốn nói với "Mẹ Nấm" [mà Đoan Trang cẩn thận chú thích tiếng Anh trong văn bản "Mother Mushroom", hoặc Nguyen Ngoc Nhu Quynh (a.k.a. Mother Mushroom) rằng nhiều, rất nhiều những cô gái, những chàng trai sẽ biết dấn thân theo gương chị, theo gương Phương Uyên, theo gương Đoan Trang và bao cô gái, chàng trai đang can trường không khuất phục trước bạo lực cường quyền, tù đầy hay lừa mị.

Vả chăng, đâu chỉ phải những người con gái con trai Việt Nam biết đến chị. Tôi đã được thấy New York Time, trên Le Monde, trên Asahi Shimbun, trên Time, trên Bloomberg, tên chị, hình ảnh chị. Truyền thống của báo chí phương Tây quan tâm đế tự do và quyền đâu chỉ phải bây giờ. Chỉ có điều, bây giờ thì tin đưa nhanh hơn, kịp thời hơn khắp hang cùng ngõ hẹp. Vì thế mà các chế độ độc tài càng chóng sụp đổ.

Và rồi, ngược về thế kỷ trước, tôi bỗng nhớ đến Louis Aragon, nhà thơ Pháp mà tôi yêu mến. Vào tháng 6 năm 1930, nhà thơ Pháp từ Paris đã đăng trên tờ Front Rouge : "Yên Bái, đây là cái từ nhắc nhở ta rằng, không thể bịt miệng một dân tộc mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ !". Không phải là Yên Bái của hai chị em dơ dáy và bẩn thỉu với biệt phủ của chúng nó mà chỉ mươi năm sau sẽ là lũ thân tài ma dại của lịch sử.

Mà là Yên Bái của Nguyễn Thái Học, người anh hùng yêu nước. Tại pháp trường Yên Bái, vào lúc hơn 5 giờ 5 phút, sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930, sau khi phải chứng kiến 12 đồng sự rơi đầu với 12 lời hô "Việt Nam vạn tuế" đứt đoạn dưới lưỡi máy chém ; đến lượt mình, Nguyễn Thái Học còn đọc thơ bằng tiếng Pháp :

Mourir pour sa patrie, c'est le sort le plus beau, la plus digne d'une vie (Chết cho đất nước của mình là cái chết cao đẹp nhất, cao quý nhất)

Còn chàng thanh niên Phó Đức Chính 22 tuổi đời (kém Nguyễn Thái Học 5 tuổi), người kỹ sư công chính, chỉ huy đánh Đồn Thông – Sơn Tây, bị bắt ra Tòa Đề hình của thực dân Pháp, cố đạo Méchet hỏi : "Cậu chết trẻ vậy có ân hận không ?". Phó Đức Chính trả lời : "Ở đời, mong làm lấy một việc lớn mà việc ấy không thành thì chết có gì ân hận ? Cho ta nằm ngửa để nhìn lưỡi dao tội ác của người Pháp !".

Tôi muốn gợi thêm hình ảnh hai người phụ nữ từng ngời sáng trong lịch sử

Cô Bắc (Nguyễn Thị Bắc) tại Tòa Đề hình Yên Bái ngày 23/3/1930, xử các nghĩa sĩ tham gia khởi nghĩa Yên Bái, trước viên Chánh án Osier, đã nói đanh thép rằng : "Này những người đại diện cho công lý của nước Pháp, nếu xử ta thì hãy về giật đổ tượng thánh nữ Jeanne d Arc, nữ thánh yêu nước Pháp chống ngoại xâm. Ta yêu Tổ quốc Việt Nam chống xâm lược, sao các ngươi lại đem xử ?".

Nguyễn Thị Giang (cô Giang, em ruột cô Bắc), người đồng sự, người tham mưu đắc lực, người vợ chưa cưới của Nguyễn Thái Học, sau khi chứng kiến cái chết oanh liệt của các nghĩa sĩ Yên Bái, đã về Thổ Tang quê chồng, thắp hương khấn tổ tiên và lễ sống bố mẹ chồng, rồi ra quán nước nơi hai người vẫn hò hẹn trước đây, dùng khẩu súng ngắn Nguyễn Thái Học tặng ở Đền Hùng mấy tháng trước, quyên thân.

Nguyễn Thị Giang đã để lại 2 câu thơ tuyệt mệnh cảm động :

Thân không giúp ích cho đời

Thù không trả được cho người tình chung…

Lịch sử rất công bằng và cũng rất sòng phẳng. Lịch sử sẽ xéo nát lũ hại dân, hại nước, đồng thời cũng tạc vào hồn thiêng sông núi hình ảnh bất khuất tuyệt vời những con người, những cô gái, chàng trai biết sống vì tổ quốc và dân tộc, biết đấu tranh cho tự do và những quyền thiêng liêng của con người, những giá trị vĩnh hằng mà thế hệ Việt Nam nào cũng đều trân trọng. Đã biết sống như thế, thì bạo lực và cường quyền chỉ là phương tiện thử thách để họ trưởng thành, và cái chết không làm cho họ sợ hãi. Mà khi họ đã vượt qua sự sợ hãi, thì các ngươi, lũ đang núng thế đang níu lấy quan thầy, chỉ còn dựa vào đàn áp và lừa mỵ sẽ biết cái gì đang đợi các ngươi !

Những người như Mẹ Nấm sẽ chiến thắng. Ngày chị trở về sum họp với hai con và sưởi ấm lòng người mẹ già kiên cường sẽ đến rất, rất gần.

Tương Lai

Nguồn : Tiếng Dân, 04/12/2017

Published in Diễn đàn

Phỏng vấn ông Trần Ngọc Thành về viẹc ra đảng của ông Tương Lai

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : TiengDanVietMedia, 29/09/2017

Published in Video
lundi, 26 juin 2017 12:51

Gối ôm Lịch sử

Nếu xem lịch sử như chiếc gối ôm vỗ về giấc ngủ thì tương lai sẽ là ác mộng bởi chẳng có tương lai tươi sáng nào tự đến với kẻ chỉ biết nằm ôm gối.

Thụy Điển là nước đứng đầu thế giới về tái chế rác thải (công nghiệp và sinh hoạt), công nghiệp tái chế của họ phát triển đến mức quốc gia này không đủ rác để tái chế, phải nhập khẩu thêm rác từ nước ngoài.

Dẫu có công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, dẫu có bỏ ra cả núi tiền thu gom thì vẫn có một thứ Thụy Điển không bao giờ có thể nhập khẩu cho công nghiệp tái chế của họ, đó là thời gian.

Nói cách khác, thời gian là thứ không thể tái chế.

Trên đời này không chỉ thời gian, nhiều thứ không thể tái chế, chẳng hạn tương lai, lịch sử…

Con người cho đến thời điểm hiện tại là sinh vật duy nhất trên hành tinh này kết hợp trong nó hai mặt đối lập : thông minh nhất và ngu xuẩn nhất.

Nếu một ai đó tuyên bố có thể "tái chế thời gian" thì chắc chắn kẻ đó phải là kẻ thuộc vào "nhóm lợi ích ngu", và biết đâu, khi đạt đến trình độ "ngu thượng thừa" thì lại có nghĩa là kẻ thông minh nhất ?

Xin biện minh một tí về "nhóm lợi ích ngu", tìm mãi trong tiếng Việt một từ phù hợp như "phe ngu", "tập đoàn ngu", "tầng lớp ngu", "bè lũ ngu", "giới ngu",… chẳng thấy có cụm từ nào phù hợp, trong khi đó báo chí suốt ngày nói về "nhóm lợi ích", xem đó là nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của thể chế, là nguy cơ mất nước.

Thế nên dùng cụm từ "nhóm lợi ích ngu" vừa đỡ công học mót, vừa phù hợp với trào lưu ném đá "nhóm lợi ích ". 

goi1

Thời gian là thứ không thể tái chế (Ảnh : vietq.vn)

Luận về thời gian, không thể không nhắc đến những câu thơ tuyệt vời của Tế Hanh trong "Bài thơ tình ở Hàng Châu" :

Mùa thu đã đi qua còn gửi lại

Một ít vàng trong nắng trong cây

Một ít buồn trong gió trong mây

Một ít vui trên môi người thiếu nữ…

Mùa thu qua đi, cái đọng lại với con người là nỗi cô đơn, là một ít vàng trong nắng, một ít buồn trong mây và một ít vui trên môi người thiếu nữ.

Sao khi mùa thu qua, người thiếu nữ ấy chỉ còn một ít vui chứ không phải là cả một mùa vui ?

Sự tiếc nuối những thân thương không trở lại có gì đó khiến người ta thẫn thờ, khiến người ta luôn tự hỏi "bao giờ cho đến tháng ba" ?

Đến tháng ba để làm gì ?

Để con ếch hiền lành có thể cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng, để con lợn vốn được người đời đưa vào câu thành ngữ "ngu như lợn" có thể quật ngã để rồi "liếm lông con hổ".

(Bao giờ cho đến tháng ba ; Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng ; Hùm nằm cho lợn liếm lông…).

Người xưa nói ra mơ ước này có lẽ cả thiên niên kỷ, ngày nay người đời vẫn nhớ.

Thời gian, thứ duy nhất mà con người không nhìn thấy nhưng lại luôn cảm thấy, thứ duy nhất chuyển động không có điểm dừng, cũng là thứ duy nhất có thể bị cong (trong không gian cong) nhưng không thể bị bẻ gãy.

Thời gian, thứ quý giá nhất và cũng là thứ dễ bị phung phí nhất trong cuộc đời mỗi con người.

Nhiều người mơ ước có cỗ máy thời gian để trở về quá khứ, để thay đổi lịch sử, cũng có người muốn nhờ cỗ máy thời gian bay đến tương lai để biết số phận mình sẽ như thế nào.

Mơ ước ấy nếu có thành sự thật thì cũng không có nghĩa là "tái chế thời gian".

Thời gian mất đi một cách vô ích không thể tái chế để trở nên có ích.

Khi dòng người kiên nhẫn nhúc nhích từng mét trên đường phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên gia quốc tế tính sự phí phạm thời gian ấy trị giá 1,2 tỷ USD riêng cho Thành phố Hồ Chí Minh [1].

Nếu cộng thêm Hà Nội và trên các trục giao thông quan trọng thì lượng thời gian không thể tái chế ấy quy thành tiền không dưới 2 tỷ USD mỗi năm, nói cách khác nó vào khoảng 45 nghìn tỷ đồng tiền Việt.

Người ta nói quá nhiều về các dự án thua lỗ hàng nghìn tỷ, cả Quốc hội, Chính phủ, cả người thường lẫn quan chức "nhiệt liệt" phê phán người và cơ quan, tổ chức liên quan.

Thực ra số tiền thua lỗ ở 12 dự án đã thống kê cũng không hơn những gì mà kẹt xe mang lại, có khác chăng là chuyện kẹt xe không thấy nhiều người lên án bởi theo lý luận của một quan chức Thành phố Hồ Chí Minh, còn nhúc nhích nghĩa là chưa bị kẹt, người ta cam chịu bởi mấy người phải bỏ tiền mua thời gian ?

Sau 10 năm kể từ khi Nghị quyết 3 khóa 10 được ban hành, đã có thêm Nghị quyết 4 khóa 11, Nghị quyết 5 khóa 12 liên quan đến phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Bước đầu đã thấy chuyển biến nhưng để nhìn thấy thành công trong cuộc chiến chống nội xâm này có lẽ người dân phải kiên nhẫn chờ đợi, thời gian nhiều lắm, dùng mãi không hết thế nên cứ hy vọng rồi sẽ đến tháng 3.

Thế hệ làm nên cuộc trường chinh vĩ đại giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước vào năm 1975 đang dần về với cát bụi.

Trong số gần 500.000 "liệt sĩ chưa biết tên" chỉ mới quy tập được khoảng 300.000 về nghĩa trang, còn tới 200.000 liệt sĩ chưa biết hy sinh ở chốn nào.

Để thêm một thời gian nữa, liệu có thể quay về quá khứ để tìm kiếm hay kêu gọi thời gian tạm ngừng trôi để còn "dự trù kinh phí" ?

Ngày nay, ngay cả chị gái làm Bí thư tỉnh còn không biết em trai Giám đốc sở có dinh cơ rộng hơn vạn mét vuông (ở Yên Bái) thì việc thiếu thông tin của nửa triệu liệt sĩ có nên ngạc nhiên ?

Hàng trăm (cũng có thể là hàng nghìn) biệt thự khủng của quan chức ngày nay vẫn còn bị "thiếu thông tin", hoặc thông tin vẫn cất trong ngăn kéo thì làm sao có thể tìm thông tin từ nửa thế kỷ trước ?

Bây giờ người ta sống với tương lai, mấy ai sống bằng quá khứ, chuyện mấy chục năm trước, thời gian xóa nhòa hết rồi chăng ?

Nói dòng chảy thời gian không có điểm dừng có người lập tức liên tưởng, rằng với một bộ phận (không biết có còn là nhỏ) quan chức ngày nay "tham" cũng không có điểm dừng.

Kêu gọi quan tham đừng tham nữa, hãy biết thương nước, thương dân, hãy biết tự phê bình, tự chuyển hóa bản thân thành người tốt, thành công dân có ích cho xã hội có làm quan tham tỉnh ngộ hay phải siết chặt kỷ luật, phải nghiêm trị bằng luật pháp chứ không phải bằng cách rút kinh nghiệm ?

Nếu không dùng luật, nếu chỉ phê bình và tự phê bình mà khiến "cán bộ hư" chuyển hóa thành "cán bộ ngoan" thì chắc chắn phải coi đó là công nghệ mới, sánh ngang với công nghệ nhốt thời gian vào lồng để tái chế !

Thực ra mọi sự so sánh đều khập khiễng, ngay cả khi có thể nhốt thời gian để tái chế thì những kẻ tham đến mức thoái hóa biến chất chẳng bao giờ dừng tham nếu còn cái để mà tham.

Khi không tham được nữa là lúc chúng nhập viện hoặc lưu vong, bên cạnh những cái tên như Trịnh Xuân ThanhVũ Đình Duy,… nghe nói còn có cả một cựu nữ trưởng phòng tỉnh Thanh Hóa. 

Trong khi Tổng Bí thư nhấn mạnh phải "kỷ luật vài người để cứu muôn người" thì bà Bí thư tỉnh ủy Yên Bái "ngơ ngác" không biết vì sao em trai ruột của bà và cán bộ dưới sự lãnh đạo của bà kiếm hàng vạn mét vuông đất làm nhà bằng cách nào, cũng là lúc đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên nêu câu hỏi "Chính phủ có cần đến niềm tin của người dân nữa hay không ?".

Những dân thường tin vào quảng cáo của đường sắt quốc gia mất cả buổi xếp hàng tại ga Hà Nội nhằm mua chiếc vé giá 10.000 đồng bị "ăn quả lừa" nhận được gì ?

Người ta chỉ việc đổ lỗi cho "thông tin chưa đầy đủ dẫn đến gây hiểu lầm cho hành khách", còn bao nhiêu thời gian tiêu tốn cho việc xếp hàng thì đó là lỗi của dân, không phải lỗi của doanh nghiệp nhà nước ?

Gây thiệt hại cho dân, doanh nghiệp vô can, phải chăng đó là đạo lý kinh doanh của doanh nghiệp ?

Những người làm công ăn lương, những người đang bán thời gian với giá rẻ mạt cho các ông chủ tư bản trong và ngoài nước liệu có ý thức được, rằng họ đang cầm cố cuộc đời mình để đổi lấy bát cơm, manh áo, ngoài con đường từ nhà trọ đến nhà máy, họ có gì thêm ?

Tổng thống Nga V. Putin có lẽ là người có câu trả lời rõ nhất về việc không muốn và không thể tái chế thời gian.

Nếu có cỗ máy thời gian, ông Putin chỉ muốn "là một nhà quan sát thụ động, không muốn thay đổi bất cứ thứ gì trong quá khứ cũng như trong tương lai".

Tuy nhiên ông "muốn chứng kiến thành phố St.Petersburg được dựng lên như thế nào và Cuộc chiến Vệ Quốc vĩ đại đã thắng lợi ra sao".

Có người "AQ" với chính mình rằng đạt được như hôm nay là tốt lắm rồi, mãn nguyện lắm rồi, chả cần gì hơn nữa, thành tựu đạt là đỉnh cao muôn trượng, không ai, không gì có thể sánh nổi.

Hào quang quá khứ có thể soi sáng con đường hiện tại và tương lai nếu đó là đường thẳng, nhưng không thể nếu có những khúc rẽ, những gập ghềnh.

Không thể tái chế thời gian có nghĩa là không thể thay đổi lịch sử. Tuy nhiên nếu xem lịch sử như chiếc gối ôm vỗ về giấc ngủ thì tương lai sẽ là ác mộng bởi chẳng có tương lai tươi sáng nào tự đến với kẻ chỉ biết nằm ôm gối.

Xuân Dương

Nguồn : GDVN, 26/06/2017

Tài liệu tham khảo :

[1] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140915/tphcm-ket-xe-gay-thiet-hai-12-ty-usd-nam/646060.html

Published in Diễn đàn
lundi, 13 février 2017 22:53

Tin ở tương lai

Lịch sử và lòng tin hiện tại

Theo ghi nhận của blogger Tuấn Khanh, mùng 7 Tết âm lịch hàng năm được nhiều gia đình người dân thành phố Huế dùng làm ngày giỗ cho những người thân của mình bị thảm sát trong cuộc tấn công Mậu Thân 1968 của quân đội cộng sản vào thành phố này. Đa số họ là dân thường.

tin1

Pano đánh dấu kỷ niệm 40 năm Tết Mậu Thân 1968 tại Hà Nội hôm 26/1/2008. AFP photo

Cuộc thảm sát dân thường này chưa bao giờ được nhà cầm quyền hiện nay công nhận. Tuấn Khanh, một người lớn lên tại miền Nam Việt Nam, viết rằng từ khi anh biết rằng trong lịch sử dân tộc có một cuộc thảm sát như vậy, mà lại là bởi những người cùng tiếng nói với nhau, những mùa xuân xứ Huế đối với anh luôn là những mùa xuân buồn :

Những mùa xuân thật buồn từ đó. Khi tôi đến Huế. Tôi lần bước đến sân vận động, ra trường Gia Hội cũ… và nghĩ về những ngày không bao giờ cũ. Mãi mãi không bao giờ cũ. Nếu người cầm quyền có lòng tự trọng và nhân cách, họ sẽ ghi chép sự thật và được mai sau nhìn nhận. Còn nếu không, chính nhân dân sẽ chép lại, lưu truyền ngàn đời bằng tất cả lòng khinh khi và oán hận.

Có những câu chuyện lịch sử khác được chính quyền ghi nhận. Nhưng sự ghi nhận này đi song hành với một khái niệm bạo lực cách mạng, vốn là xương sống của chủ thuyết cộng sản. Và người ta nói rằng chính cái nhìn bạo lực như một điều hiển nhiên của những người đang lãnh đạo xã hội đã dẫn tới một thực trạng bạo lực hiện nay của đất nước.

Blogger Điền Phương Thảo nhìn thấy quan hệ nhân quả đó trong những vụ chen lấn, cướp giật ở những nơi đáng lẽ là tôn nghiêm trong những ngày xuân vừa qua. Tác giả cho rằng những hành động đó là những hành động của một xã hội mất lòng tin, và so sánh những hành động cướp giật ngày nay với những từ cướp trong sách giáo khoa lịch sử :

Có thể nói cụm từ "khủng hoảng niềm tin" đã trở thành từ khóa quen thuộc trên các trang mạng xã hội. "Có vẻ như người Việt Nam không còn tin vào ai nữa". Không tin vào nơi được xem như những "ngôi đền thiêng" của xã hội bởi chức năng cao quý của nó như trường học, bệnh viện. Không tin vào nhà nước, vào nhà cầm quyền. Không tin vào những nơi thực thi công lý và cũng không tin vào những việc thiện. Bởi lẽ ở sự dối trá có mặt ở khắp nơi. Do vậy, CƯỚP và giành giật là phương thế hữu hiệu được nhiều người lựa chọn nếu muốn bảo vệ quyền lợi của mình.

Từ trước đến nay, khi nói về cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 trên sách báo cũng như một số kênh thông tin đại chúng, trên các văn kiện chính trị …thường dùng cụm từ "tham gia cướp chính quyền. "Cướp chính quyền từ tay Nhật ; "Việt Minh phát động công nhân, nông dân cướp chính quyền trên toàn quốc” ; "cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim ; "Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội…”

Phải chăng vì thế mà trong lịch sử phát triển của dân tộc, chưa có giai đoạn nào người dân Việt thích CƯỚP hơn bây giờ ?

Một điều nghịch lý là trong sự khủng hoảng mất lòng tin đó, một số người trẻ tuổi Việt Nam lại rất sùng bái thần tượng. Và thế là cảnh chen lấn cướp giật lại xảy ra khi họ muốn chiêm ngưỡng thần tượng, có thể là một ngôi sao ca nhạc ngoại quốc, hay là một bức tượng thờ để cầu may. Bảo Uyên viết trên trang blog của tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn :

Thêm một bước đến gần với thần tượng cũng là khi người trẻ thêm một bước rời xa khỏi những giá trị chung đã được thừa nhận ; trong khi người lớn vẫn lao vào cơn mê mưu cầu tài lộc. Giữa một rừng mơ ước về những thứ vô hình, có thể nhìn thấy rõ sự thiếu vắng niềm tin vào sự tử tế hữu hình ở đời thực. Sau tất cả, thứ niềm tin duy nhất còn sót lại chỉ là niềm tin vào quyền lợi bản thân mình.

VIETNAM-SKOREA-MUSIC-DIPLOMACY

Giới trẻ Việt Nam xem ban nhạc SKorean K-pop biểu diễn tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội vào ngày 29 tháng 11 năm 2012. AFP photo

Mất lòng tin và sùng bái thần tượng không phải là mâu thuẫn duy nhất trong xã hội Việt Nam hiện đại, một tương lai mờ mịt làm cho những người dân bình thường vùi đầu vào những cuộc vui hủy hoại thân mình, những báo cáo đầy màu hồng của nhà nước trái ngược với thực tế màu xám. Hãy nghe Bùi Văn Thuấn tả cảnh làng ông trong những ngày Tết :

Những người "đi làm ăn xa" của quê tôi khi về là cùng với những người ở nhà lao đầu vào hơi men, ca hát như một định mệnh. Những gương mặt đỏ gay hoặc tái dại đó đều tưởng mình là hạnh phúc, sung sướng lắm. Cả đất nước của tôi có lẽ cũng vậy, phần lớn những người "đi xa" khi về là lại cùng cả nước lao đầu vào hơi men, lao đầu vào ca hát nhảy múa, lễ hội. Tết về nhà nhà người người cả làng tôi và nước tôi đều chúc nhau "năm mới tiến tới, làm ăn phát đạt" nhưng ai cũng biết đó là những lời sáo rỗng như bao năm nay lãnh đạo chúc tết trên các phương tiện truyền thông của đảng.

Cả làng tôi và nước tôi cứ lặp lại cái vòng luẩn quẩn đó mà không biết ngày mai tương lai của bản thân của gia đình và con cháu mình sẽ sống ra sao ? Hầu như rất ít người làng quê tôi hoạch định được tương lai cho con cháu, tất cả như muốn phó mặc cho số phận. Đất nước này cũng vậy, những người "đi làm xa" và cả những người ở lại phần lớn cũng không hoạch định gì hoặc nghĩ gì cho tương lai. Tất cả chỉ biết ngày hôm nay phải vui cái đã.

Chuyện làng không phải chuyện nước nhưng có điểm tương đồng đến kỳ lạ. Trên đất nước này có bao nhiêu làng như làng tôi ? Có bao nhiêu xã như xã tôi ? Bao nhiêu người dù tương lai mù mịt, nguy cơ bệnh tật, nguy cơ bị cướp đất trắng tay và hàng tá nguy cơ, thảm họa nhân tai rình rập bản thân và con cháu nhưng vẫn tưởng mình hạnh phúc như làng tôi ?

Tin ở tương lai

Đứng trước cảnh hỗn độn của một ngôi chùa trong ngày Tết, blogger Viết từ Sài Gòn trấn an lòng tin của mọi người về những điều tốt đẹp của một tôn giáo thật sự vẫn còn hiện hữu :

Và bạn đừng buồn, bởi Đức Phật của bạn vẫn ở trong tâm hồn, trong trái tim và trong tâm linh của bạn đó, ngài vẫn ngự trị với tất cả sự tôn kính và niềm tin của bạn. Ở đó không có sự lợi dụng hay mạo phạm, bởi tất cả những ý đồ mạo phạm và hành vi lợi dung đều không phải là ý niệm hay niềm tin tôn giáo. Và người ta đã ngang nhiên lợi dụng, mạo phạm tôn giáo để thực hiện mưu đồ xây dựng đảng và bảo vệ đảng. Những thứ đó không phải là tôn giáo.

Những phản ứng tích cực của xã hội cũng đã bắt đầu để khôi phục những giá trị đã mất, khôi phục lại niềm tin. Người dân Việt Nam đã cất tiếng từ nhiều năm nay phản kháng bất công, đòi quyền dân sự của mình. Những cuộc biểu tình từ vài mươi người, cho đến hàng ngàn người cho thấy rằng ở Việt Nam đã có mầm mống của một phong trào dân sự đòi cải cách, đòi dân chủ.

tin3

Sinh viên Mỹ biểu tình chống tổng thống Trump tại Washington DC ngay sau ngày bầu cử, 15/11/2016. AFP photo

Tuy vậy blogger Kami nhận định rằng Việt Nam vẫn chưa có một phong trào đối lập thật sự để đòi hỏi thể chế toàn trị hiện nay cải cách xã hội mạnh mẽ hơn nữa. Tác giả cho rằng những người dấn thân cho dân chủ nên thay đổi não trạng, phải hình thành một lực lượng đối lập xã hội, chứ không nên đơn thuần là những hoạt động chống đối ồn ào. Kami nêu ra trường hợp ông Trần Huỳnh Duy Thức, một nhà đối lập có viễn kiến và tinh thần tổ chức chính trị, chính vì thế mà ông bị nhà cầm quyền kết án rất nặng nề. Tác giả viết tiếp rằng dù để thực hiện những hoạt động đối lập như vậy ở Việt Nam là khó những vẫn có thể thực hiện được :

Cần phải hiểu, đối lập có ba đặc điểm đó là : có sự bất đồng về chính trị, có tính tập thể và có tính cách hợp pháp được pháp luật công nhận. Trong hoàn cảnh Việt nam hiện nay, để có tính cách hợp pháp được pháp luật công nhận là điều hết sức khó, song không có nghĩa là không thể. Chính vì thế nó phải được coi trọng và là vấn đề mấu chốt, phải trở thành mục tiêu trước mắt, đồng thời bằng mọi cách phải đạt được.

Một khi khi chính quyền đã chấp nhận các tổ chức Xã hội Dân sự độc lập như thế, cũng có nghĩa là một cách họ đã gián tiếp thừa nhận các tổ chức hội, nhóm dù trong điều kiện chưa có Luật về Hội. Và tiếp tục như thế, về lâu dài là họ đã thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tự do chính trị.

Cũng trong niềm tin ở tương lai và một sự lạc quan như vậy, blogger Lang Anh viết một loạt bài rất công phu về chuyển biến xã hội tại Việt Nam, và kết luận rằng xã hội Việt Nam sẽ sớm nhận ra khuynh hướng độc tài của đảng cầm quyền mà từ bỏ nó :

Chiều hướng mà người Việt Nam từ bỏ việc công nhận tính chính danh của nền cai tri độc tài và hướng về các khao khát tự do là một chiều hướng không có sự đảo ngược. Đó là những tiến bộ xã hội bền vững. Tôi tin rằng khi số người Việt thức tỉnh đủ lớn và sẵn sàng xuống đường tuần hành đòi quyền tự do bầu cử, đó sẽ là lúc bình minh lên ở đất nước này.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh quan sát hàng ngàn sinh viên Mỹ xuống đường chống những sắc lệnh của vị Tổng thống mới đắc cử mà họ cho là vi phạm nhân quyền, anh nhớ lại chỉ cách đây hai năm các sinh viên Hà Nội cũng đã từng xuống đường, ký kiến nghị đòi cải cách gửi tới đảng cầm quyền

Ở đâu đó trên thế giới, có người trẻ tuổi dám công khai viết lên trán, từ chối quyền lãnh đạo của một tân tổng thống, thì ở đất Việt Nam nhỏ bé, cũng có những sinh viên đứng lên từ chối cách hành động vô pháp ở tòa án, và đòi xác lập những nguyên tắc đã được hiến pháp quy định.

Tuổi trẻ không có sự khác biệt về màu da và tổ quốc trong hành động yêu nước, yêu con người. Chỉ khác là ở các bản tin thời sự, người ta hay tấm tắc khen những người trẻ ở rất xa, và lãng quên những người trẻ ở ngay quê hương mình. Có thể vì thờ ơ, cũng có thể vì hèn.

Nhưng dù được nhớ hay không, được vinh danh hay bị lãng quên… tuổi trẻ Việt Nam cũng như Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Anh… vẫn luôn âm ỉ trong trái tim mình ngọn lửa của lẽ phải và sự thật, chờ một ngày tỏa sáng – tôi tin như vậy.

Anh tin rằng Việt Nam cũng phải có một thế hệ tuổi trẻ không ươn hèn.

Kính Hòa, phóng viên RFA

Nguồn : RFA tiếng Việt, 13/02/2017

Published in Diễn đàn