Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

20/11/2018

Chơi với Trung Quốc chỉ bị lợi dụng và cho gặm đá

Tổng hợp

Sau hai năm "xoay trục" sang Bắc Kinh, Duterte vẫn chưa được đền đáp (RFI, 20/11/2018)

Ngay sau khi lên nắm quyền vào năm 2016, tổng thống Rodrigo Duterte đã tuyên bố "chia tay" với Hoa Kỳ, đồng minh truyền thống của Manila, vì theo ông, Philippines đã không hưởng được gì nhiều từ liên minh với cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu thế giới.

philippines1

Philippines-Trung Quốc : Rodrigo Duterte tiếp Tập Cận Bình tại Manila ngày 20/11/2018. Reuters/Erik De Castro

Duterte đã "xoay trục", quay sang tìm cách cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, với hy vọng sẽ được trợ giúp để phát triển quốc gia 105 triệu dân của ông. Ngược lại với người tiền nhiệm Benino Aquino, tổng thống Duterte đã không hề đề cập với Bắc Kinh phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực bác bỏ cái gọi là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên 90% diện tích Biển Đông trong phạm vi đường "lưỡi bò" do Bắc Kinh tự vạch ra. Trong khi đó, tổng thống Philippines lại cố đạt một thỏa thuận với Trung Quốc về việc cùng khai thác khí đốt ở Biển Đông.

Sau khi lên cầm quyền, tổng thống Duterte đã đề ra một kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển kinh tế, dự trù tổng cộng 75 dự án lớn, trong đó phân nữa là với vốn đầu tư và tín dụng của Trung Quốc. Khi ông sang thăm Bắc Kinh cách đây 2 năm, Trung Quốc đã hứa sẽ bơm tổng cộng 24 tỷ đôla vốn đầu tư và tín dụng vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn, nhưng cho tới nay, chỉ một phần rất nhỏ, tức là tổng cộng khoảng 167 triệu đôla là đến Philippines.

Theo nhà phân tích Philippines Richard Heydarian, những lời hứa của Bắc Kinh đã thuyết phục được Manila dịu giọng trên vấn đề Biển Đông, nhưng Trung Quốc đã không vội thực hiện những lời hứa đó. Ông nói với hãng tin AFP : " Chúng ta biết là Bắc Kinh vẫn có những tính toán địa chính trị. Việc gì mà Trung Quốc phải vội khi mà Duterte đã trao cho họ tất cả những gì mà họ yêu cầu".

Theo AFP, bộ trưởng Ngân Sách Philippines Benjamin Diokno giải thích rằng những chậm trễ trong việc triển khai các dự án một phần là do phía Trung Quốc không nắm rành những thủ tục gọi thầu của Philippines, nhưng ông hy vọng là mọi việc sẽ tiến nhanh hơn.

Vào tháng trước, tại Manila, Ngoại trưởng Vương Nghị thông báo là đầu tư ngoại quốc trực tiếp của Trung Quốc ở Philippines đã tăng hơn gấp năm lần trong sáu tháng đầu năm nay, sau khi đã tăng 67% năm 2017. Nhưng theo một nhà phân tích của công ty PSA Philippines Consultancy, Gregory Wyatt, những đầu tư đó thường là tập trung vào các lĩnh vực địa ốc, cờ bạc trên mạng và vào các công ty hiện có, trong khi tín dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng lại chưa đến.

Nhưng đối với một bộ phận công luận Philippines, Bắc Kinh trên thực tế đang giương ra một "bẫy nợ" với Manila, giống như họ đang làm với nhiều nước khác. Nhiều người cũng chỉ trích tổng thống Duterte đồng lõa trong việc để Trung Quốc đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ của Philippines.

Theo dự đoán của nhà phân tích Heydarian, nếu sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình mà đầu tư của Trung Quốc vẫn chưa ồ ạt đổ đến, nếu Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa và bồi đắp các đảo tranh chấp ở Biển Đông, áp lực lên tổng thống Duterte sẽ còn gia tăng. Phe đối lập Philippines sẽ càng có cớ để gọi Duterte và các đồng minh của ông là "đầy tớ" của Bắc Kinh. Vị thế của Duterte sẽ bị suy yếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2019, được xem là một cuộc trắc nghiệm về nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Thanh Phương

*******************

Bỏ đồng minh Mỹ xoay sang TQ, 2 năm sau Duterte được gì ? (VOA, 20/11/2018)

Hai năm sau khi Tổng thng Philippines Rodrigo Duterte rung b đng minh M và xoay sang Trung Quc đ đi ly các li lc kinh tế, ông Duterte vn chưa mang về cho nước ông nhng li lc đáng k, theo Reuters.

philippines2

liu- Ch tch Trung Quốc Tp Cn Bình, phi, bt tay Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trước cuc gp song phương ti Diễn đàn Vành đai Con Đường Bc Kinh, ngày 15/5/2017.

Sau chuyến đi Bc Kinh năm 2016, ông Duterte v nước vi nhng cam kết ca Bc Kinh s cho vay cũng như đu tư khong 24 t USD, k c cho các d án quy mô đy tham vng ca ông Duterte đ canh tân cơ s h tng Philippines. Lúc đó, ông Duterte không tiếc li ch trích M, thm chí nói Washington đi x t vi Philippines ‘như mt con chó’, và vì vy xoay sang Trung Quc s tt hơn cho nước ông.

Nhưng cho ti gi, ch có mt phn nh các cam kết ca Trung Quốc cho Philippines tr thành hin thc, khiến ông Duterte b ch trích là đã đng lõa đ cho phép Trung Quc tr thành mi đe da đi vi ch quyn quc gia, và rng ông đã b Bc Kinh ‘s mũi’.

Richard Heydarian, một nhà phân tích quc phòng và an ninh ở Manila, nói khi Ch tch TQ đi thăm Philippines tun này, ông Duterte s cn ông Tp chi tin ra thc hin nhng cam kết đ ông có th bin minh cho nhng nhượng b có tính cách đa chính tr ca ông.

Ông Heydarian nói :

"Nếu không, chc chn chúng ta có thể kết lun rng nhng ha hn và cam kết đó ch là nhng li nói rng, và Philippines đã b Bc Kinh la đo. S ngây ngô ca ông Duterte vi Trung Quc là mt v chiến lược cho Bc Kinh, không còn nghi ng gì na. "

Bộ trưởng Tài chính Philippines Benjamin Diokno nói kỳ vọng rng tt c các cam kết ca Trung Quc s tr thành hin thc ch sau hai năm, là không hp lý, nhưng các gii chc Manila hy vng s can thip ca ông Tp sau chuyến công du Philippines có th giúp đy mnh các d án đó.

Kế hoch quy mô của ông Duterte đ xây dng h thng cơ s h tng "Build, Build, Build", là trng tâm ca chiến lược kinh tế ca Tng thng Philippines, bao gm 75 d án ưu tiên, trong đó khong phân na dành riêng cho các khon vay, tr cp hoc đu tư ca Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các tài liệu ca chính ph Philippines có th được truy cp mà Reuters đã xem qua, ch có 3 d án, hai chiếc cu và mt cơ s thy li, tr giá chung là 167 triu đng, là đã bt đu được xúc tiến.

Phần còn li, gm ba d án đường st, ba đường cao tc và chín cây cu, vn nằm trong giai đon quy hoch và phân b ngân sách, hoc đang ch Bc Kinh phê duyt tài chính, hoc là đang trong giai đon chn nhà thu Trung Quc.

Cam kết đu tư vào Philippines ca Trung Quc trong na đu năm nay ch lên ti 33 triu USD, khong 40% của Hoa Kỳ và khong 1/7 các cam kết ca Nht Bn, theo S Thng kê Philippines, theo xu hướng tương t như năm trước đó.

Giao thương gia Trung Quc và Philippines đã tăng đáng k, nhưng d liu cho thy phn ln ch có li cho Trung Quc.

Áp lực tăng

Ông Duterte không tiếc li ca tng Trung Quc, ngay c nói ông "yêu" ông Tp, thm chí có lúc còn đùa rng Philippines là "mt tnh ca Trung Quc".

Nhiều người dân thường Philippines cũng như các lut sư quc tế và các nhà ngoi giao đu bày t phn n v vic ông Duterte t khước ngay c nêu lên vi Trung Quc vic Philippines đã thng trong v kin Trung Quc ra trước Tòa án Trng tài quc tế (PCA) năm 2016, khi tòa án quc tế ti La Haye ra phán quyết trao phn thng cho Philippines, và khng đnh các tuyên bố ch quyn ca Bc Kinh trên hu hết Bin Đông là "vô căn c".

Ngoài ra, ông Duterte còn chống li vic các nước Đông Nam Á đưa ra mt lp trường thng nht chng hành đng quân s hóa ca Bc Kinh ti mt hi ngh thượng đnh khu vc tun trước, ông Duterte cảnh báo ch nên gây him khích, bi vì, theo li ông, Bin Đông "bây gi đã nm trong tay ca Trung Quc".

Nhà phân tích Heydarian nói nếu ông Duterte không chng minh được là chiến lược xoay sang Trung Quc ca ông đã mang v li ích kinh tế cho Philippines, thì vị thế ca ông s b suy yếu trước các cuc bu c gia kỳ năm 2019, mà kết qu có th đnh đot s thành công hay tht bi ca nhim kỳ tng thng ca ông.

***************

Trung Quốc và Brunei tuyên bố thúc đẩy việc đồng khai thác Biển Đông (RFI, 20/11/2018)

Thăm Brunei ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Papua New Guinea, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah ngày 19/11/2018 cho biết là hai nước đồng ý đẩy mạnh việc đồng khai thác dầu khí tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp giữa Bắc Kinh và 4 nước Đông Nam Á trong đó có Brunei.

philippines3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah tại cung điện Nurul Iman. Ảnh ngày 19/11/2018. Reuters

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã tăng cường hợp tác với Brunei, nước nhỏ nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, để thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng, nhấn mạnh rằng công cuộc hợp tác đó "không ảnh hưởng gì trên các tuyên bố chủ quyền của mỗi bên".

Sau cuộc gặp thượng đỉnh hôm qua giữa lãnh đạo hai bên, cả Trung Quốc lẫn Brunei đều cho biết họ hài lòng với tiến trình hợp tác về năng lượng và sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực trong lãnh vực đó.

Vào năm 2013, nhân dịp quốc vương Brunei thăm Trung Quốc, hai bên đã nhất trí thành lập một liên doanh giữa tổng công ty dầu khí hải ngoại Trung Quốc CNOOC và tập đoàn dầu hỏa quốc gia Brunei BNPC.

Một năm sau, liên doanh mang tên PBS-COSL đã được đăng ký tại Bandar Seri Begawan, thủ đô Brunei, và bắt đầu xây dựng sáu cơ sở khai thác bao gồm giàn khoan và nhà máy nén khí. Tuy nhiên, công cuộc hợp tác Brunei Trung Quốc rất chậm chạp.

Gần đây, sau khi ASEAN và Trung Quốc quyết định thúc đẩy việc hình thành bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông, hy vọng đẩy mạnh được việc đồng khai thác đã gia tăng.

Theo hãng tin Pháp AFP, là một nước mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu hỏa, trong những năm gần đây, Brunei đã quay sang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc để đối phó với các khó khăn xuất phát từ việc giá dầu thế giới sụt giảm, còn mỏ dầu Brunei bắt đầu cạn đi. Dù là một trong 4 nước Đông Nam Á (cùng với Việt Nam, Philippines, Malaysia) mà tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông bị Trung Quốc tranh chấp, Brunei hầu như tránh lên tiếng trên vấn đề này.

***************************

Thủ tướng Hun Sen : Cam Bốt không cho lập căn cứ quân sự nước ngoài (RFI, 19/11/2018)

Phản ứng về một bức thư của phó tổng thống Mỹ Mike Pence tỏ ý lo ngại khả năng Trung Quốc được phép lập căn cứ hải quân tại Cam Bốt, thủ tướng Hun Sen hôm nay, 19/11/2018, tuyên bố Phnom Penh sẽ không cho lập căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình.

philippines4

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du Cam Bốt 2016. Reuters/Samrang Pring/File Photo

Trong một cuộc họp nội các, mà nội dung được phổ biến trên facebook, ông Hun Sen nói rằng : "Hiến Pháp Cam Bốt cấm sự hiện diện của quân đội nước ngoài hay căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình" và "Cam Bốt không cần bất kỳ nước nào gây chiến tranh trên đất của mình như trong quá khứ".

Theo các nguồn tin báo chí, Bắc Kinh đã gây áp lực với Phnom Penh để được lập một cảng tại Koh Kong ở phía tây nam đất nước. Cảng này được sử dụng như một căn cứ hải quân nằm bên bờ vịnh Thái Lan, cho phép tàu bè dễ dàng vào khu vực Biển Đông. Trước các thông tin như vậy, phó tổng thống Mỹ đã gửi thư cho thủ tướng Hun Sen đề cập đến chủ đề trên.

Thủ tướng Cam Bốt khẳng định đó là những thông tin không đúng sự thật. Ông tố cáo có nhiều người đang "sử dụng sự có mặt đông đảo của các nhà đầu tư và du khách Trung Quốc như là một cái cớ nhằm vu khống Cam Bốt".

Vài năm gần đây, Trung Quốc đã bơm vào Vương Quốc Cam Bốt hàng tỷ đô la đầu tư, cũng như tín dụng và nhanh chóng trở thành một đồng minh của chính quyền Hun Sen.

Anh Vũ

Quay lại trang chủ
Read 823 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)