Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

21/11/2018

Việt Nam còn phân vân với Bộ Tứ, Philipines chọn Trung Quốc

Tổng hợp

Việt Nam 'giữ vững quan điểm' về 'Bộ tứ' Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ (VOA, 21/11/2018)

Giới quan sát cho rng Vit Nam vn gi vng quan đim v chính sách "ba không", sau khi Hà Ni lên tiếng phn đi liên minh quân s khu vc, khi đ cp ti vic hình thành "B t", còn gi là "Quad", gm M, Nht, Úc và n Đ, trong bi cnh Trung Quc gia tăng ảnh hưởng khu vc Châu Á – Thái Bình Dương.

asean1

Tổng thng n Đ Ram Nath Kovind và Ch tch nước, Tng bí thư Nguyn Phú Trng hôm 20/11.

Tân Đại s Vit Nam n Đ, ông Phm Sanh Châu, mi đây tr li báo chí đa phương rng Vit Nam "không mun bt kỳ liên minh quân s nào vì nó không có li cho an ninh khu vc", nhưng "hoan nghênh bất kỳ sáng kiến nào đóng góp vào hòa bình khu vc".

asean2

Tân Đại s Vit Nam ti New Delhi, ông Phm Sanh Châu và Tng thng n Đ Ram Nath Kovind.

Trả li VOA tiếng Vit, ông David Brown, cu quan chc ngoi giao M Sài Gòn, nói rng phát biểu ca đi s Châu "không cho thy bt kỳ s thay đi nào ca Vit Nam".

"Nhiều năm qua, mt đim quan trng trong chính sách đi ngoi ca Vit Nam, đó là mun làm bn vi tt c các nước, và vì thế, nước này s không tham gia bt kỳ liên minh nào", nhà nghiên cứu v tình hình Vit Nam nói v quan đim "ba không" ca Vit Nam là "không tham gia các liên minh quân s, không cho bt c nước nào đt căn c quân s Vit Nam và không da vào nước này đ chng nước kia".

Ông Brown nói thêm : "Nhưng nguyên tc đó không cn tr Vit Nam tham gia s hp tác không chính thức vi mt s các nước, trong đó có tt c bn nước thành viên ca Quad, bt c khi nào Hà Ni thy cơ hi cng c kh năng bo v đt nước khi s xâm lược".

Tin cho hay, Thủ tướng Nht Bn Shinzo Abe năm 2007 khi xướng Đi thoi An ninh Bn bên mà nhiều người hay gi tt là "Quad" gia M, Nht, Úc và n Đ.

Trong khi có ý kiến cho rng nhóm "B t" này được hình thành nhm kim ta s tri dy ca Trung Quc, ông Patrick Murphy, nhà ngoi giao cp cao ca M chuyên trách v các vn đ Đông Á và Thái Bình Dương mi được t Bưu đin Hoa Nam Bui sáng trích li nói rng liên minh này không phi là mt cơ chế "tp trung vào quân s" mà là mt din đàn đa phương nhm chia s các giá tr và nn tng chung gia bn nước.

Hiện chưa rõ ông Châu đưa ra nhn đnh trên trong cuc phng vn riêng vi báo chí n Đ hay ti cuc hp báo chung New Delhi nhân chuyến thăm kéo dài hai ngày ca Tng thng n Đ Ram Nath Kovind ti Vit Nam.

Thông tấn xã Vit Nam đưa tin v cuc hp báo ca ông Châu ti Ấn Độ ngày 15/11, nhưng không đ cp ti ni dung v "B t" M, Nht, Úc và n Đ.

Về hp tác quc phòng - an ninh gia hai nước, ông Châu được trích li đánh giá rng đó là "tr ct quan trng, hiu qu ca quan h Đi tác Chiến lược Toàn din".

Trong chuyến thăm quc gia Đông Nam Á kết thúc hôm 20/11, ông Ram Nath Kovind cũng được trích li nói rng Vit Nam là "tr ct trong chính sách Hành động hướng Đông ca n Đ".

Trong khi đó, Ch tch nước, Tng bí thư Nguyn Phú Trng nhc li tuyên b ca ông Châu rng "quc phòng, an ninh là mt tr ct quan trng ca quan h Đi tác chiến lược toàn din gia hai nước".

https://youtu.be/TIpFKk-Egz8

Viễn Đông

***************

Trung Quốc và Philippines đồng ý cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông (RFI, 21/11/2018)

Nhân chuyến công du Philippines của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kết thúc hôm nay, 21/11/2018, Bắc Kinh và Manila đã ký kết tổng cộng 29 thỏa thuận hợp tác trên mọi mặt, trong đó có một bản ghi nhớ về đồng khai thác dầu khí trên Biển Đông. Nội dung cụ thể của thỏa thuận này không được công bố, nhưng nhiều tiếng nói tại Philippines phản đối hành vi "phản quốc" của chính quyền Duterte.

asean3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Philippine Duterte nâng ly trong buổi dạ tiệc tại Dinh Tổng Thống, Manila, ngày 20/11/2018. Mark Cristino/Pool via Reuters

Theo báo chí Philippines, buổi lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác đã được tổ chức long trọng vào tối hôm qua, 20/11 tại Manila, dưới sự chứng kiến của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Văn kiện về đồng khai thác Biển Đông nằm trong số 29 thỏa thuận ký kết và trao đổi giữa ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị.

Tuy nhiên, theo nhật báo Philippine Star, thỏa thuận về đồng khai thác chỉ là một bản ghi nhớ (MOU), tức là một văn kiện có tầm quan trọng thấp hơn một thỏa thuận đích thực. Cho dù vậy, đến hôm nay, 21/11/2018, chính quyền Manila vẫn không công bố nội dung bản ghi nhớ này, chứng tỏ rằng đây là một vấn đề rất nhạy cảm.

Theo một nguồn tin thông thạo, văn kiện này chỉ bao gồm "các nguyên tắc căn bản", nhưng không chỉ rõ những khu vực ở Biển Đông mà hai bên dự định khai thác chung. Thế nhưng, riêng việc chính quyền Duterte chấp nhận bắt tay với Trung Quốc để tìm kiếm năng lượng ở các vùng biển mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đã bị dư luận Philippines, đặc biệt là phe đối lập chính trị, lên án.

Theo nhật báo Anh Finacial Times, hai thượng nghị sĩ đối lập Antonio Trillanes IV và Francis Pangilinan đã kêu gọi ông Duterte không nên ký với Trung Quốc bất kỳ thỏa thuận nào "làm giảm các đặc quyền của Philippines", vì đó là điều vi phạm Hiến Pháp.

Còn Risa Hontiveros, một thượng nghị sĩ đối lập khác, thì nói thẳng là việc đồng khai thác Biển Đông với Trung Quốc là một điều "phi lý và phản quốc…, đảo ngược chiến thắng lịch sử của Philippines tại Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye và từ bỏ chủ quyền đất nước tại vùng Biển Tây Philippines (tên Philippines gọi Biển Đông)".

Cả hai nguyên thủ Tập Cận Bình và Duterte đều giảm mức độ quan trọng của vấn đề. Chủ tịch Trung Quốc cho rằng "Trung Quốc và Philippines có rất nhiều lợi ích chung ở Biển Đông" và hai bên sẽ "tiếp tục quản lý các tranh chấp và thúc đẩy trên biển".

Ông Duterte thì nói về "sự tin tưởng sâu sắc hơn" giữa hai quốc gia, và cho biết là ông "hài lòng với động lực tích cực hiện nay trong quan hệ Philippines-Trung Quốc".

Phải nói là với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, ông Duterte đã có thêm nhiều dấu hiệu chiều chuộng Bắc Kinh và xa rời Mỹ thêm nữa. Trong số các văn kiện hợp tác được ký hôm qua, có một thỏa thuận cho Trung Quốc xây dựng một khu công nghiệp tại Clark, căn cứ không quân trước đây của Mỹ ở Philippines.

Trọng Nghĩa

*********************

Philippines và Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác tìm kiếm dầu khí ở Biển Đông (RFA, 21/11/2018)

Hãng tin Bloomberg hôm 20/11 cho biết Trung Quốc và Philippines vừa ký thỏa thuận khung về tìm kiếm dầu khí ở Biển Đông nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines.

asean4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (phải) bắt tay tại buổi họp báo chung ở Manila hôm 20/11/2018 AFP

Lễ ký diễn ra tại Manila dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và được đưa tin trên truyền hình.

Phát biểu tại buổi hộp báo chung, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rwangf hai bên đã đồng ý nâng mối quan hệ hai nước thành hợp tác chiến lược toàn diện. Ông nói thêm là điều này đã gửi ra một thông điệp cho thế giới thấy là hai nước đang là đối tác và đang tìm kiếm sự phát triển chung.

Tuy nhiên, trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin nói với báo giới rằng thỏa thuận tìm kiếm dầu khí chung giữa hai nước không có tính ràng buộc về pháp lý và chỉ là một thỏa thuận khung cho những đàm phán sắp tới.

Trước đó, trong chuyến thăm tới Brunei hôm 19/11, Chủ tịch Tập Cận Bình và Quốc vương Brunei Sultan Hassanal Bolkiah cũng đã đồng ý sẽ thúc đẩy những hợp tác khai thác dầu khí ở khu vực Biển Đông.

Biển Đông là vùng nước tranh chấp giữa Trung Quốc với một số quốc gia láng giềng ở Châu Á bao gồm Việt nam. Trung Quốc từ lâu vẫn muốn hợp tác khai thác dầu khí chung với một số nước Châu Á đang có tranh chấp về chủ quyền trong khu vực. Tuy nhiên vẫn có những quan ngại về những hợp tác này. Philippines trước đây cũng từng ngừng hợp tác tìm kiếm dầu khí với Trung Quốc ở bãi Cỏ Rong sau khi đệ đơn lên Tòa Trọng Tài Quốc tế để làm rõ những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc cùng từng gây sức ép với các công ty nước ngoài và Việt Nam về những hoạt động tìm kiếm khai thác dầu khí ngoài khơi vì cho rằng những khu vực đó nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông. Trung Quốc gọi vùng nước trong đường đứt khúc 9 đoạn này là vùng nước lịch sử thuộc Trung Quốc. Tòa Trọng tài Quốc tế đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này trong một phán quyết vào năm 2016.

Quay lại trang chủ
Read 652 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)